1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 10 ppt

19 444 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 7,6 MB

Nội dung

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 255 Xu thế toàn cầu Mức độ tàn phá rừng có dấu hiệu giảm nhưng vẫn cao ở mức đáng báo động. Việc phá rừng - chủ yếu do chuyển đổi rừng nhiệt đới sang đất nông nghiệp – có dấu hiệu giảm ở nhiều nước nhưng lại tiếp tục tăng ở nhiều nước khác. Hàng năm khoảng 13 triệu ha rừng bị chuyển đổi hoặc bị mất trong thập niên 2000 - 2010 so với 16 triệu của thập niên 1990 - 2000. Brazin và Indonesia là hai nước bị mất nhiều rừng trong thập niên 1990 đã giảm mất rừng đáng kể trong thập niên này, ngược lại Australia do hạn hán nghiêm trọng và cháy rừng lại bị mất nhiều rừng hơn từ năm 2000. Châu Phi và Nam Mỹ vẫn dẫn đầu trong việc mất rừng. Trong 2 thập kỷ qua Châu Phi đã mất gần 75 triệu ha rừng, còn Nam Mỹ cũng đã mất trên 82 triệu ha. Biểu đồ 68: Tỷ lệ diện tích rừng bị mất trên toàn cầu Nguồn: FAO Biểu đồ 68 cho thấy rừng toàn cầu bị mất 0,2%, 0,12% và 0,14% tương ứng với các thời kỳ 1990-2000, 2000-2005 và 2005-2010. Rừng Châu Á giảm 0,10% thời kỳ 1990 - 2000, sau đó tăng 0,48% và 0,29% thời kỳ 2000 - 2005 và 2005 - 2010. Rất đáng chú ý là việc liên tục tăng diện tích rừng ở vùng Ca-ri-bê trong suốt hai thập kỷ qua với mức 0,87%, 0,90% và 0,60%. 13.2 Mức độ tàn phá rừng Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 256 Xu thế ASEAN và Việt Nam Biểu đồ 69: Tỷ lệ diện tích rừng bị mất ở ASEAN Nguồn: FAO Trong ASEAN, Indonesia là nước mất nhiều rừng nhất trong thời gian qua, nhất là thời kỳ 1990-2000 khi hàng năm Indonesia mất trung bình trên 1,9 triệu ha tương đương 1,75% tổng diện tích rừng, thời kỳ 2000-2005 giảm xuống 310.000 ha/năm tương đương 0,31%, nhưng lại tăng lên 685.000 ha/năm thời kỳ 2005-2010 tương đương 0,71%. (biểu đồ 13.4). Kết quả là trong 20 năm qua Indonesia đã mất trên 24 triệu ha rừng. Trong 3 thời kỳ đánh giá nói trên ASEAN mất 1,08%, 0,32% và 0,51% tổng diện tích rừng với tổng diện tích bị mất trong 2 thập kỷ là hơn 33 triệu ha. Nước mất nhiều rừng thứ 2 trong ASEAN là Myanmar, với mức 1,17%. 0,90%, 0,95% cho các thời kỳ 1990-2000, 2000- 2005 và 2005-2020 với tổng diện tích rừng bị mất trong 2 thập niên vừa qua là 5,9 triệu ha. Trong các thời kỳ này chỉ có 2 nước ASEAN tăng được diện tích rừng. Đó là Việt Nam với mức tăng 2,28%, 2,21% và 1,08%; và Philippines với 0,80%, 0,76% và 0,73%. Trong thập kỷ tới, diện tích rừng bị mất có thể sẽ giảm đi nhưng vẫn sẽ còn là con số tuyệt đối và tỷ lệ % đáng kể, ngay cả việc tăng cường trồng rừng ở một số nước. Diện tích rừng Việt Nam tăng trong 2 thập kỷ qua không có nghĩa là rừng tự nhiên của Việt Nam không bị mất. Thực tế là trong 2 thập kỷ qua Việt Nam đã mất mỗi năm vài chục ngàn ha rừng tự nhiên. Số diện tích rừng tự nhiện bị mất này, khi tính vào tổng diện tích rừng, đã được bù trừ bởi diện tích trồng rừng mới hàng năm trên dưới khoảng 200.000 ha. Do đó, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng mới Việt Nam cần coi trọng việc bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là tránh việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên tùy tiện, thiếu căn cứ vững chắc. Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 257 Trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên ở một số nước và khu vực đã bù lại đáng kể diện tích rừng toàn cầu bị mất. Rừng trồng và cây trồng đa mục đích, đến năm 2010 là 264 triệu ha, tương đương 7% tổng diện tích rừng toàn cầu. Từ năm 2000 đến 2010 mỗi năm có khoảng 5 triệu ha rừng được trồng mới, trong đó khoảng ba phần tư là trồng cây bản địa, một phần tư là cây nhập nội. Theo đánh giá của FAO, có 33 nước có diện tích rừng trồng, tính đến 2010, trên 1 triệu ha. Việt Nam là nước thứ 15 trong 33 nước này với diện tích rừng trồng, đến 2010, là trên 3,5 triệu ha. Bảng 88: Diện tích rừng trồng của 15 nước đứng đầu về diện tích rừng trồng Số TT Nước Diện tích rừng trồng (1 000 ha) 1990 2000 2005 2010 1 Trung Quốc 41,950 54,394 67,219 77,157 2 Hoa Kỳ 17,938 22,560 24,425 25,363 3 Nga 12,651 15,360 16,963 16,991 4 Nhật 10,287 10,331 10,324 10,326 5 Ấn độ 5,716 7,167 9,486 10,211 6 Canada 1,357 5,820 8,048 8,963 7 Ba lan 8,511 8,645 8,767 8,889 8 Xu đăng 5,424 5,639 5,854 6,068 9 Phần lan 4,393 4,956 5,904 5,904 10 Đức 5,121 5,283 5,283 5,283 11 Ukraine 4,637 4,755 4,787 4,846 12 Thailand 2,668 3,111 3,444 3,986 13 Thụy điển 2,328 3,557 3,613 3,613 14 Indonesia - 3,672 3,699 3,549 15 Việt Nam 967 2,050 2,794 3,512 Nguồn: FAO Trong các nước ASEAN, có 4 nước có trên 1 triệu ha rừng trồng, đứng đầu là Thái Lan với gần 4 triệu ha, tiếp theo là Indonesia với 3,55 triệu ha, Việt Nam đứng thứ ba với 3,51 triệu ha, Malaysia đứng thứ tư với 1,81 triệu ha (biểu đồ 70). 13.3 Trồng rừng quy mô lớn Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 258 Biểu đồ 70: Diện tích rừng trồng ở các nước ASEAN Nguồn: FAO Hiện tại rừng trồng của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm, gỗ rừng trồng chủ yếu để sản xuất dăm gỗ, ít có gỗ kích thước đủ lớn và chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất đồ gỗ. Trong thập kỷ tới khi nhu cầu bảo vệ rừng tự nhiên tiếp tục gia tăng, nhu cầu sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng mở rộng, có thể nhận thấy xu thế tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng ở nhiều nước. Việt Nam cũng sẽ đi theo xu thế này cộng với việc nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, để bên cạnh việc cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy sẽ đáp ứng ngày càng lớn hơn nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ. Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 259 Đánh giá của FAO năm 2010 chỉ ra rằng rừng toàn cầu chứa trong sinh khối của nó 289 gigatonne cac-bon. Nếu quản lý rừng bền vững, trồng rừng mới và phục hồi rừng tăng khả năng chứa cac-bon thì ngược lại phá rừng, làm rừng suy thoái hoặc quản lý rừng yếu kém sẽ làm giảm khả năng này của rừng. Trên quy mô toàn cầu khả năng chứa các-bon trong thời kỳ 2005-2010 giảm khoảng 0,5 gigatonne trên năm, chủ yếu là do mất rừng. Rừng Việt Nam năm 2010, theo đánh giá của FAO, có sức chứa 992 triệu tấn các-bon trong sinh khối tươi, tăng 214 triệu tấn so với năm 1990, tương đương 28%. Trong cùng kỳ, Malaysia tăng 390 triệu tấn tương đương 14%, Philippines tăng 22 triệu tấn tương đương 3%. Tất cả các nước còn lại, không kể Singapore và Đông Timor, đều giảm. Trong đó Indonesia giảm 20% tương đương 3.318 triệu tấn, Campuchia giảm 24% tương đương 145 triệu tấn, Lào giảm 9% tương đương 112 triệu tấn, Myanmar giảm 23% tương đương 476 triệu tấn. Trong các nước ASEAN, sức chứa của 1 ha rừng Việt Nam (72 tấn/ha) đứng thứ 4, sau Malaysia (157 tấn/ha), Indonesia (138 tấn/ha), Philippines (82 tấn/ha). Biểu đồ 71: Khối lượng các bon trên 1 ha rừng Nguồn: FAO Bảng 89: Sức chứa các-bon của rừng ASEAN Đơn vị tính : triệu tấn các-bon Nước 1990 2000 2005 2010 Căm-pu- chia 609 537 485 464 Indonesia 16,335 15,182 14,299 13,017 Lào 1,186 1,133 1,106 1,074 Malaysia 2,822 3,558 3,362 3,212 Myanmar 2,040 1,814 1,734 1,564 Philippines 641 655 660 663 Thailand 908 881 877 880 Việt Nam 778 927 960 992 Nguồn: FAO 13.4 Rừng là bể chứa các-bon Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 260 Toàn cầu Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là một xu thế nổi trội của lâm nghiệp thế giới và khu vực trong thời gian qua. Đòi hỏi ngày một cao của thị trường về gỗ có nguồn gốc bền vững là động lực mạnh mẽ cho xu thế này. Từ năm 2005 đến 2010, diện tích rừng được cấp chứng chỉ đã tăng gấp đôi. Cho đến cuối năm 2010, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ, theo những bộ tiêu chuẩn khác nhau, là 383 triệu ha (bảng 90), bằng 9% tổng diện tích rừng toàn cầu và khoảng 18% tổng diện tích rừng sản xuất toàn cầu. Xu thế này dự kiến sẽ tiếp tục với tốc độ cao hơn trong thập niên tới. Bảng 90: Diện tích rừng được cấp chứng chỉ tính đến tháng 12/2010 Hệ thống chứng chỉ Quản lý rừng Chuỗi cung cấp Diện tích rừng được chứng chỉ (triệu ha) Số nước có diện tích được chứng chỉ Số chứng chỉ CoC Số nước có đơn vị được cấp chứng chỉ CoC FSC 134 81 19,173 105 AFTS 10 1 PEFC 232 34 7,522 34 MTCC 5 1 1 LEI 2 1 6 1 Tổng 383 118 26,701 Nguồn: FSC, PEFC, MTCC, LEI, AFTS Biểu đồ 72: Phân bố diện tích rừng được cấp chứng chỉ. Nguồn: FSC, PEFC, MTCC, LEI, AFTS 13.5 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 261 ASEAN và Việt Nam Hiện ASEAN đã có trên 8 triệu ha rừng được cấp các loại chứng chỉ khác nhau. Trong đó Malaysia chiếm 62,4%, Indonesia 36,4%, Lào 1,0%, Việt Nam với diện tích rừng được chứng chỉ 15.720 ha chỉ chiếm 0,2%. Biểu đồ 73: Phân bố rừng ASEAN đã được chứng chỉ Nguồn: FSC, PEFC, MTCC, LEI Trong hơn một thập niên vừa qua, quản lý rừng bền vững (QLRBV) luôn là ưu tiên trong chương trình nghị sự của Chính phủ, đặc biệt được nhấn mạnh trong chương trình tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và Chiến lược Lâm nghiệp. Tiếp nối chủ trương này, Chiến Lược Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã được ban hành với 5 chương trình, trong đó QLRBV là một trong ba chương trình chủ đạo với mục tiêu đạt chứng chỉ FSC cho 30% diện tích rừng sản xuất vào năm 2020. Cho đến nay đã có ba đơn vị được cấp chứng chỉ FSC FM quản lý rừng bền vững với tổng diện tích 15.720 ha. Để đạt được mục tiêu 30% diện tích rừng sản xuất (khoảng 2,5 triệu ha) được cấp chứng chỉ vào năm 2020 thì Việt Nam cần sớm thực hiện: (i) phân tích những nhân tố thực tế liên quan đến mục tiêu, (ii) xây dựng kế hoạch và (iii) thực hiện kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết để đạt mục tiêu nói trên. Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 262 Trong mấy năm gần đây số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ FSC CoC đã có bước nhảy vọt rất lớn. Tính đến tháng 12/2010 trên toàn thế giới đã có 19.173 chứng chỉ FSC CoC. Trong đó Việt Nam có 231 chứng chỉ, bằng 1.2% tổng số chứng FSC CoC toàn cầu. Trong thời gian này số lượng các doanh nghiệp có chứng chỉ FSC CoC của Việt Nam có tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của Việt Nam là rất chậm so với các nước trong khu vực. Từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2010 số lượng chứng chỉ FSC CoC của Việt Nam chỉ tăng có 1,6 lần trong khi, cùng kỳ này, Trung Quốc đã tăng 4,2 lần, Nhật Bản tăng 2,4 lần, Indonesia 3,7 lần, Malaysia tăng 2, 2 lần, Hàn Quốc tăng 24,6 lần, Singapore tăng 4,8 lần, Đài Loan tăng 4,8 lần, Ấn Độ tăng 39 lần, Thái Lan tăng 6,3 lần. Như vậy, nếu so với các nước trong khu vực, trừ một số nước chưa có sự hiện diện đáng kể trên thị trường đồ gỗ toàn cầu, thì Việt Nam trong thời gian qua có bước tụt lùi rất lớn. Nếu ở thời điểm tháng 1 năm 2008, Việt Nam có nhiều chứng chỉ hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại, thì tới thời điểm tháng 12 năm 2010 vị trí này đã mất. Nếu tính thêm 160 chứng chỉ PEFC CoC của Malaysia thì tổng số chứng chỉ CoC của Malaysia là 298, đã vượt Việt Nam rất xa. Với số lượng chứng chỉ CoC như hiện nay, Việt Nam sẽ gặp những bất lợi trên thị trường thế giới. Do vậy, Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn để lấy lại đẳng cấp đã mất của mình trong lĩnh vực này. Bảng 91: Số chứng chỉ FSC COC được cấp Nước Thời điểm tháng 1/2008 Thời điểm tháng 12/2010 Mức tăng (lần) Trung Quốc 369 1,562 4.2 Nhật Bản 578 1,379 2.4 Hong Kong 94 398 4.2 Việt Nam 148 231 1.6 Indonesia 48 176 3.7 Malaysia 64 138 2.2 Hàn Quốc 7 172 24.6 Singapore 23 111 4.8 Đài Loan 16 76 4.8 Ấn Độ 4 156 39.0 Thái Lan 7 44 6.3 Philippines 4 3 Lào 0 1 Căm-pu- chia 0 1 Brunei 0 0 Myanmar 0 0 Nguồn: FSC 13.6 Sự phát triển nhảy vọt số lượng các doanh nghiệp có chứng chỉ CoC Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 263 Trong vài năm gần đây thế giới đã chứng kiến những biến đổi to lớn từ phía thị trường, tác động đến các mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, chống lại việc khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Tiêu biểu nhất trong lĩnh vực này là việc ban hành và thực hiện chính sách mua sắm công (xanh) của các chính phủ, chính sách mua hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ và đồ gỗ vào thị trường EU và Hoa Kỳ. Đỉnh cao của xu thế này là việc bổ sung Luật Lacey của Hoa Kỳ và chương trình FLEGT của EU. 13.7 Biến đổi thị trường đồ gỗ toàn cầu Nguồn ảnh: FSSP CO Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 264 Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là những thay đổi khí hậu theo thời gian, gồm cả thay đổi tự nhiên và những thay đổi do hoạt động của con người gây ra. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện ở: (i) sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất, (ii) sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất, (iii) sự dâng cao của mực nước biển do tan băng dẫn tới ngập úng ở các vùng đất thấp và các hải đảo, (iv) sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người, (v) sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác, (vi) sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển. Kết quả nghiên cứu của WB cho biết Việt Nam sẽ là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1 m, sẽ có 5.000 km 2 của Đồng bằng sông Hồng bị chìm trong nước biển. Trong điều kiện tương tự, diện tích bị ngập của Đồng bằng sông Cửu Long ước tính từ 15.000 – 20.000 km 2 . Sự ngập lụt như vậy sẽ là thảm họa môi trường, kinh tế và xã hội chưa từng có, ở Việt Nam, từ trước tới nay. Sản lượng lương thực mất do diện tích ruộng đất bị ngập là 12% (khoảng 5 triệu tấn). Nhưng nghiêm trọng hơn thế là đất đai bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn làm cho năng suất lúa và cây trồng bị suy giảm nặng nề. Kết quả theo tính toán của WB, trong điều kiện nước biển dâng cao thêm 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất, 10% thu nhập GDP và 10,8% dân số phải chịu những tác động trực tiếp. Biến đổi khí hậu là do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa biến đổi khí hậu chính là giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Điều này được thể hiện trong Công ước Kyoto sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012 mà, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công ước mới thay thế. 13.8 Biến đổi khí hậu, REDD và quản lý rừng bền vững Nguồn ảnh: FSSP CO [...]... NN&PTNT Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2 010 265 Chương K t lu n và khuy n ngh Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2 010 14 266 Chương 14 K t lu n và khuy n ngh K t lu n v ti n tri n c a ngành Lâm nghi p trong giai o n 14.1 2006-2 010 Sau 4 năm th c hi n Chi n lư c phát tri n Lâm nghi p và k ho ch 2006-2 010, ngành Lâm nghi p ã t ư c nhi u thành t u quan tr ng Các ho t ng lâm nghi... 117/2 010/ N -CP ngày 24/12/2 010 v t ch c và qu n lý h th ng r ng c d ng v i các chính sách u tư và h tr cho công tác qu n lý r ng c d ng Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2 010 268 Chương 14 K t lu n và khuy n ngh 14.2 Các v n t nt i Tăng trư ng c a ngành Lâm nghi p còn th p và chưa b n v ng, l i nhu n ít, s c c nh tranh y u, ti m năng c a r ng chưa ư c khai thác h p lý nh t là g l n, lâm s... khăn bao trùm c a ngành Lâm nghi p là thi u các ngu n v n u tư và tín d ng ưu ãi cho c 3 lo i r ng Ngu n u tư t ngân sách cho ngành Lâm nghi p th p và chưa th c s công b ng so v i các ngành khác, nhi u t nh v n ph i d a vào ngu n v n ngân sách c a t\Trung ương và v n ODA Ngu n v n vay ưu ãi dài h n v n chưa n ư c các doanh nghi p và h gia ình Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2 010 269 Chương... dư ng…v.v Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2 010 272 Chương 14 K t lu n và khuy n ngh i u tra cơ s kinh t , hành chính và s nghi p, i u tra thương nghi p, khách s n, nhà hàng, du l ch và d ch v , i u tra m c s ng h gia ình … có các thông tin v ngành Lâm nghi p y hơn D án FORMIS c n h tr th c hi n các nghiên c u này làm cơ s cho vi c cung c p và chia s thông tin dài h n gi a các ngành Tương... có hi tr ng vai trò c a c ng ng, chính quy n a phương và l tác b o v r ng và b o t n DSH Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2 010 ng (FPES, REDD+), cói ó là tham gia qu n lý b o v r ng u qu và có tính kh thi và coi c lư ng Ki m lâm trong công 270 Chương 14 K t lu n và khuy n ngh • Xây d ng các t ng công ty lâm nghi p s n xu t và kinh doanh a d ng các t nh có nhi u r ng làm nòng c t cho tr ng... sát ngành và thu th p s li u, xây d ng báo cáo ti n cho giai o n 2011-2015 14.4 a) Th ng nh t nh nghĩa v ngành Lâm nghi p: Theo nh nghĩa c a FAO ã ư c nhi u qu c gia trên th gi i th a nh n thì Lâm nghi p là m t ngành kinh t bao g m các ho t ng ch y u g n v i s n xu t hàng hoá có liên quan n g (g tròn cho công nghi p, c i, than c i, g x , ván nhân t o, b t gi y, gi y và m c), s n xu t ch bi n lâm s... Phát tri n Lâm nghi p 2006-2020 ã ưa ra m t quan ni m y hơn v ngành Lâm nghi p, phù h p v i i u ki n Vi t Nam cũng như phù h p v i nh nghĩa c a FAO: Lâm nghi p là m t ngành kinh t k thu t c thù bao g m t t c các ho t ng g n li n v i s n xu t hàng hoá và d ch v t r ng như gây tr ng, khai thác, v n chuy n, s n xu t, ch bi n lâm s n và cung c p các d ch v môi trư ng1 có liên quan n r ng; ngành lâm nghi... tính hi n nay c a T ng c c Th ng kê có th hi u là giá tr lâm nghi p thu n tuý” v m t th ng kê không th ng kê trùng l p và giá tr s n xu t y c a ngành Lâm nghi p theo nh nghĩa trong Chi n lươc phát tri n Lâm nghi p b) Xây d ng k ho ch ph i h p liên ngành trong vi c cung c p và chia s thông tin Nhi u ch tiêu liên quan n ngành lâm nghi p do các B , ngành khác thu th p c bi t là các ch tiêu v dân s , lao... 2004 xu ng 31,6% năm 2008, B c Trung B và Duyên h i mi n Trung t 25,9% năm 2004 xu ng 18,4% năm 2008 và Tây nguyên t 33,1% năm 2004 xu ng 24,1% năm 2008 Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2 010 267 Chương 14 K t lu n và khuy n ngh Trong ngành Lâm nghi p, nhi u ti n b khoa h c k thu t m i, nh t là trong tuy n ch n, t o gi ng m i, nhân gi ng b ng công ngh mô, hom c ưa vào s n xu t, góp ph n c i... p v i m c tiêu c a CLPTLN ra vào năm 2 010 và có m c tăng trư ng bình quân g n 20%/năm trong 5 năm qua Trong giai o n 2006-2 010, che ph r ng ã tăng t 37,0% năm 2005 lên 37,7% năm 2006, 39,1% năm 2009 và d ki n lên 39,5% năm 2 010, bình quân tăng 0,4%/ năm Ch tiêu k ho ch ra là 42,6% vào năm 2 010 là không th t ư c, tuy nhiên k t qu này là c g ng r t l n c a ngành lâm nghi p, c bi t c a D án tr ng m i 5 . tiến triển của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2 010 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2 010 268 Trong ngành Lâm nghiệp, nhiều tiến. luận và khuyến nghị Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2 010 267 Sau 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp và kế hoạch 2006-2 010, ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều. hành động cụ thể, chi tiết để đạt mục tiêu nói trên. Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2 010

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN