1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 8 pptx

28 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 199 Tính đến năm 2005, cả nước có 365 Lâm trường Quốc doanh (LTQD) và công ty lâm nghiệp, trong đó có 110 LTQD hạch toán phụ thuộc và 245 LTQD, công ty lâm nghiệp là doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty. Tính đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển LTQD, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổng công ty Nhà nước có lâm trường thành viên đã xây dựng Đề án “Sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh” và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bảng 77: Kết quả sắp xếp LTQD STT Nội dung Lâm trường/Công ty lâm nghiệp I Truớc khi sắp xếp (12/2005) 365 - Doanh nghiệp độc lập 243 - Số doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc 25 - Số đơn vị phụ thuộc 97 II Sau sắp xếp (2009) 1 Doanh nghiệp được sắp xếp lại 157 - Công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó: + Doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc + Số đơn vị phụ thuộc 136 17 62 - Trung tâm lâm nghiệp 4 - Công ty TNHH 1 thành viên 14 - Công ty cổ phần 3 2 Ban quản lý rừng 96 - Do chuyển đổi từ lâm trường, công ty lâm nghiệp thành ban quản lý rừng 68 - Tách rừng phòng hộ từ các lâm trường, công ty lâm nghiệp thành lập mới 28 3 Giải thể 14 Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009 Chỉ tiêu 3.5.3 Số lâm trường đã được chuyển sang công ty/ doanh nghiệp lâm nghiệp (theo Nghị định 200) và diện tích quản lý Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 200 Theo đó, có 157 LTQD chuyển thành công ty lâm nghiệp, trong đó 17 công ty có đơn vị thành viên phụ thuộc; số đơn vị thành viên phụ thuộc là 62 đơn vị; 14 công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) một thành viên 100% vốn Nhà nước; 03 công ty cổ phần; 4 trung tâm lâm nghiệp, 96 Ban quản lý rừng được thành lập hoạt động như đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có 68 Ban quản lý rừng được thành lập từ 68 LTQD chuyển đổi sang và 28 ban quản lý rừng được hình thành do tách diện tích rừng phòng hộ từ các LTQD, công ty lâm nghiệp; giải thể 14 LTQD. Kể từ ngày 1/7/2010, nhiều Công ty Lâm nghiệp đã chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu vốn. 1.1 Diện tích rừng và đất rừng LTQD/ công ty lâm nghiệp đang quản lý: Tính đến năm 2005, 365 LTQD, công ty lâm nghiệp quản lý 4.081.150,43 ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp: 3.914683 ha, trong đó đất rừng sản xuất: 2.114.933 ha (chiếm 54% diện tích đất lâm nghiệp); đất rừng phòng hộ: 1.686.543 ha (chiếm 43%); đất rừng đặc dụng: 32.483 ha (chiếm 3%). Tính đến năm 2009, 157 công ty lâm nghiệp quản lý: 2.190.400 ha; 96 Ban quản lý rừng được thành lập sau khi sắp xếp lại LTQD quản lý 1.140.145 ha. Như vậy, bình quân 1 công ty lâm nghiệp quản lý khoảng 14.471 ha đất tự nhiên. Diện tích đất chuyển giao cho địa phương, sau khi sắp xếp lại LTQD (2005-2009), khoảng 0,5 triệu ha và chuyển giao cho các ban quản lý rừng mới là 1,2 triệu ha. Bảng 78 : Diện tích đất đai sau khi sắp xếp lại LTQD trong toàn quốc Đơn vị Đơn vị Diện tích đất (ha) Số đơn vị LT phụ thuộc Tổng diệ n tích đất Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm Nuôi trồng thủy sản Khác Đất rừng SX Đất rừng PH Đất rừng Đặc dụng Đất khác TỔNG CỘNG 257 68 3.332.457 54.163 27.262 19.740 100.964 1.932.989 1.105.260 30.714 61.366 Công ty LN 157 68 2.190.400 49.212 22.057 8.551 57.900 1.651.849 361.237 6.550 33.045 BQL rừng 96 0 1.140.145 4.926 5.157 11.188 43.064 280.602 743.001 23.945 28.262 Trung tâm, trạm 4 0 1.912 26 49 1 0 538 1.022 219 58 Nguồn: Bộ NN và PTNT (Ban đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp), năm 2009 1.2 Nhận xét:  Về cơ bản, các LTQD trong toàn quốc đã được sắp xếp lại theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, chuyển thành các công ty lâm nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp quản lý từ 3.914683 ha xuống còn 2.272.102 ha. Nếu theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến 1/1/2009 diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng là 14,76 triệu ha, thì diện tích đất lâm nghiệp các công ty lâm nghiệp đang quản lý chỉ chiếm 15,5%. Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 201  Một số công ty lâm nghiệp đã đi vào ổn định sản xuất kinh doanh, vốn và tài sản của doanh nghiệp được quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp được thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, các công ty có rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc loại rừng giầu, rừng trung bình có chỉ tiêu khai thác, có đủ quỹ đất để phát triển rừng trồng sản xuất, hoạt động có hiệu quả với việc đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh.  Khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ:  Các công ty lâm nghiệp chưa thích ứng được đầy đủ với việc chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, thiếu chính sách tài chính, tín dụng thích hợp với kinh doanh rừng tự nhiên (kinh phí để bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển rừng tự nhiên nghèo kiệt), lúng túng trong việc định giá rừng làm căn cứ giao vốn.  Hầu hết các công ty lâm nghiệp chưa có kế hoạch quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao hoặc đã có kế hoạch quản lý rừng (phương án điều chế rừng đơn giản) nhưng chưa được sử dụng như một công cụ pháp lý để quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao.  Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, hạn chế khai thác gỗ một cách cứng nhắc đã làm cho doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư vào rừng, nhưng vay vốn lại rất khó khăn. Rừng giao cho doanh nghiệp gọi là rừng sản xuất, nhưng doanh nghiệp không có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.  Chưa hoàn toàn tách bạch giữa hoạt động sản xuất kinh doanh với việc thực hiện nhiệm vụ công ích.  Các lâm trường chỉ có quyết định thành lập, theo đó, phạm vi đất được giao quản lý chỉ xác định trên bản đồ kèm theo mà không được chỉ rõ ngoài thực địa. Thực tế ngay bản thân nhiều tổ chức, công ty cũng không biết được cụ thể ranh giới, phạm vi, diện tích rừng quản lý của mình.  Ở nhiều tỉnh, công ty lâm nghiệp, không có quyền tự chủ tài chính trong kinh doanh rừng tự nhiên vì chính sách của địa phương quy định tiền bán đấu giá cây đứng do ngành tài chính thu và cấp phát lại cho công ty cũng chẳng khác gì như một đơn vị sự nghiệp bảo vệ rừng.  Các công ty lâm nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì không có tiền chi trả cho việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, mặc dù Nghị định 200/2004/NĐ- CP quy định ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí này cho các công ty lâm nghiệp. Thêm vào đó, các công ty phải trả tiền thuê đất hàng năm, trong khi vốn sản xuất kinh doanh còn không có, nên không thể chi trả cho việc thuê đất này.  Nhiều công ty lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh trên một diện tích rất lớn về đất đai (bình quân 14.000 ha/ Cty), chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, liên quan tới cả an ninh quốc phòng. Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 202  Hiện nay, các công ty lâm nghiệp đều ở tình trạng thiếu vốn đầu tư xây dựng rừng. Theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, các công ty lâm nghiệp được giao quản lý những diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, đang trong thời kỳ nuôi dưỡng, phục hồi, chưa được phép khai thác gỗ (địa bàn công ty đóng ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số) thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để quản lý, bảo vệ các khu rừng này theo cơ chế như đối với rừng phòng hộ nhưng trên thực tế họ không nhận được hỗ trợ gì.  Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công nhân viên hạn chế. Họ chưa có hỗ trợ nào đáng kể về mặt khoa học công nghệ và đào tạo nâng cao năng lực quản lý và sản xuất. 1.3 Đề xuất  Tiếp tục rà soát, chuyển các công ty lâm nghiệp sang thực hiện cơ chế kinh doanh theo hướng chỉ nên duy trì và củng cố ở những nơi quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu tập trung (rừng trồng, rừng tự nhiên) phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.  Tổ chức lại công ty lâm nghiệp theo hướng thành lập các tổng công ty lâm nghiệp kinh doanh tổng hợp lâm công nghiệp mà công ty lâm nghiệp là các đợn vị thành viên hạch toán độc lập.  Thể chế hoá cơ chế quản lý có tính đặc thù của công ty lâm nghiệp. Cụ thể:  Nhà nước chỉ giao quỹ rừng và đất theo đúng khả năng quản lý (về nhân lực, vốn…) của công ty lâm nghiệp hiện có, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty lâm nghiệp.  Hoàn thiện cơ chế chính sách giao rừng tự nhiên theo hướng giao rừng rõ ràng, cụ thể, đồng thời với quyền hạn, quyền lợi cũng rõ ràng, minh bạch. o Lựa chọn 1: Thực hiện cơ chế giao rừng tự nhiên cho các công ty lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh có định giá trị rừng và có thu hồi lại giá trị rừng đã sử dụng thông qua thực hiện chính sách giá cây đứng. o Lựa chọn 2: Thực hiện cơ chế chính sách thuê rừng tự nhiên để sản xuất kinh doanh  Công ty lâm nghiệp phải có quyền tài sản đối với rừng tự nhiên được giao hoặc thuê. Rừng tự nhiên là tài nguyên quốc gia, nhưng rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản xuất, mà Nhà nước đã giao cho công ty phải trở thành tài sản của công ty, một loại vốn quan trọng nhất mà Nhà nước giao, công ty được sử dụng vốn này theo nguyên tắc bảo toàn vốn và có hoàn trả. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ mối quan hệ giữa thuế tài nguyên, tiền thuê rừng, tiền giá cây đứng đối với rừng tự nhiên.  Thực hiện chế độ thuê đất (có đấu thầu), đặt các công ty lâm nghiệp vào thế cạnh tranh sử dụng đất, vì nếu không có cạnh tranh, người ta không thể nào khai thác tối đa các lợi thế so sánh, không thể nào có động lực tạo lập những lợi thế so sánh mới. Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 203  Bãi bỏ việc quy định hạn mức khai thác gỗ rừng tự nhiên và xét cấp hạn ngạch khai thác cho các công ty, chuyển sang chế độ khai thác theo phương án điều chế rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (5 năm điều chỉnh một lần) và có chế tài nếu vi phạm phương án điều chế rừng.  Hỗ trợ vốn đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất vay cho khoản vốn đầu tư vào rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng phục hồi để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng rừng.  Việc cổ phần hoá công ty lâm nghiệp chỉ nên tiến hành đối với rừng trồng. Đối với rừng tự nhiên không nên cổ phần hoá, vì chưa có điều kiện để định giá rừng một cách chính xác (đo đếm chính xác trữ lượng rừng, định giá lâm sản ngoài gỗ, tính toán các dịch vụ môi trường của rừng) nên dễ dàng lợi dụng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Nguồn ảnh: FSSP CO Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 204 Doanh nghiệp lâm nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp với đặc trưng cơ bản nhất là lấy rừng và đất rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu. Tài sản cố định trong công ty lâm nghiệp chủ yếu là nhà làm việc, các công trình lâm sinh, thiết bị vận chuyển, thiết bị máy móc trong xưởng sơ chế lâm sản… Doanh nghiệp lâm nghiệp được chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Phân loại theo sở hữu vốn trong doanh nghiệp, có doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước (chủ yếu là công ty lâm nghiệp từ LTQD chuyển đổi sang), doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp doanh. Hiện nay, không có số liệu chính xác về vốn cố định của các công ty lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc. Doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp doanh trong ngành lâm nghiệp rất ít và hầu hết có vốn cố định nhỏ. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2005, tổng số vốn của các LTQD là 671.895 triệu đồng, trong đó vốn cố định 428.849 triệu đồng, bình quân vốn cố định của 01 LTQD là 1.165 triệu đồng. Căn cứ vào số liệu của đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc sắp xếp, đổi mới và quản lý sử dụng đất đai nông, lâm trường quốc doanh tại Công văn số 2102/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 11/7/2008 của Bộ NN&PTNT, vốn cố định trong các công ty lâm nghiệp dao động từ 500 triệu - 4 tỷ đồng. Nhận xét: Giai đoạn 2005-2009, về cơ bản, đã chuyển đổi các LTQD sang công ty lâm nghiệp, nhưng quy mô vốn cố định của các công ty tăng lên rất chậm, khoảng 1/3 số công ty lâm nghiệp trong toàn quốc có khai thác rừng trồng nên có điều kiện đầu tư thêm về tài sản cố định trong doanh nghiệp. Hiện nay, không có chỉ tiêu thống kê về giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp lâm nghiệp nói chung. Chỉ tiêu 3.5.4 Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp lâm nghiệp Nguồn ảnh: FSSP CO Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 205 Hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp được hình thành và phát triển từ khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2005, Nhà nước đã giao cho khoảng 1,1 triệu hộ gia đình, cá nhân với diện tích 3.473 triệu ha đất lâm nghiệp, bằng 23,7% diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng trong toàn quốc (14,6 triệu ha). Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng và đất trống với cơ cấu như sau: 45% là rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng thứ sinh phục hồi; 25% là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn của Nhà nước giao lại cho dân và dân tự trồng); 30% là đất trống đồi núi trọc. Hộ gia đình chủ yếu được giao diện tích đất rừng sản xuất (1,8 triệu ha), đất rừng phòng hộ (1.595 triệu ha); rừng đặc dụng (68.277ha). Đến năm 2008, Nhà nước đã giao cho khoảng 1,3 triệu hộ gia đình, cá nhân với diện tích 3.826 triệu ha đất lâm nghiệp, bằng 26,2% diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng trong toàn quốc. Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng và đất trống với cơ cấu như sau: 60,6% là rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng thứ sinh phục hồi; 26,4% là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn của Nhà nước giao lại cho dân và dân tự trồng); 12,8% là đất trống đồi núi trọc. Hộ gia đình chủ yếu được giao diện tích đất rừng sản xuất (2.317.504 ha), đất rừng phòng hộ (1.466.510 ha); rừng đặc dụng (42.025 ha). Nhận xét: Từ năm 2005-2008, số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp chủ yếu là hộ gia đình tăng khoảng 200 ngàn hộ. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 50 ngàn hộ. Diện tích đất lâm nghiệp các hộ kinh tế cá thể quản lý tăng 353.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 88.250 ha. Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp bình quân 1 hộ lại giảm, năm 2005 là 3,157 ha, vào năm 2008 chỉ còn 2,943 ha. Diện tích đất lâm nghiệp bình quân 1 hộ giảm, chủ yếu là do những hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp trong vài năm gần đây với diện tích nhỏ, trong đó có hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp do các LTQD chuyển giao cho địa phương. Diện tích đất trống mới có xu hướng giảm do một phần diện tích đất đã được trồng rừng. Chỉ tiêu 3.5.5 Số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp và diện tích quản lý Nguồn ảnh: FSSP CO Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 206 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2006), đến năm 2005, cả nước có 2.547 trang trại lâm nghiệp với diện tích 56.276 ha. Trang trại lâm nghiệp phân bố tập trung ở miền Bắc: 66,31% tổng số trang trại lâm nghiệp cả nước, miền Nam: 33,69%; 2 vùng có nhiều trang trại nhất là Đông Bắc (786) và Bắc Trung Bộ (759). Bình quân cả nước 1 trang trại quản lý 22,9 ha (20,8 ha đất lâm nghiệp), hơn gấp 4 lần diện tích đất lâm nghiệp bình quân của 1 hộ gia đình và bằng 2/3 mức hạn điền về đất lâm nghiệp của 1 hộ. Về cơ cấu trang trại theo quy mô diện tích sản xuất, trang trại có quy mô dưới 10 ha là 200 (chiếm 7,8% tổng số trang trại); từ 10 đến dưới 20 ha là 1.666 (61,8%), từ 20 đến dưới 50 ha là 667 (26,2%) và từ 50 ha trở lên là 107 trang trại (4,2%). Lực lượng lao động: 18.862 lao động, bình quân 1 trang trại sử dụng 7,7 lao động, trong đó 3,5 lao động thường xuyên. Bảng 79: Trang trại lâm nghiệp năm 2005 Vùng Tổng số trang trại Diện tích (ha) Lao động (người) Đất tự nhiên Trong đó đất lâm nghiệp Tổng số Lao động thường xuyên I. Cả nước 2,547 56,276 51,308 16,862 8,680 1. Miền Bắc 1,694 41,101 37,050 13,002 6,053 ĐB sông Hồng 90 2,122 2,056 1,004 278 Đông Bắc 786 15,755 12,995 4,809 2,778 Tây Bắc 59 1,465 1,374 431 269 Bắc Trung Bộ 759 21,760 20,665 6,758 2,728 2. Miền Nam 763 15,175 13,988 5,860 2,672 Duyên hải Trung bộ 386 7,620 7,393 2,817 1,301 Tây Nguyên 46 1,122 1,072 431 204 Đông Nam Bộ 181 4,215 3,563 1,288 636 ĐB sông Cửu Long 150 2,217 1,961 1,324 486 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Chỉ tiêu 3.5.6 Số lượng các trang trại lâm nghiệp, số lao động và diện tích đất quản lý Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 207 Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước (2008) có khoảng 3.300 trang trại lâm nghiệp với diện tích quản lý: 61.050 ha. 2 vùng có nhiều trang trại nhất là Đông Bắc (886) và Bắc Trung Bộ (859). Bình quân cả nước 1 trang trại quản lý 18,5 ha. Về quy mô trang trại lâm nghiệp, số trang trại dưới 10 ha là 200 (78%), số trang trại), từ 10 ha đến dưới 20ha là 1.666 (51,8%), từ 20 đến dưới 50 ha là 667 (26,2%) và từ 50 ha trở lên là 197 (4,2%). Bảng 80: Quy mô diện tích đất lâm nghiệp bình quân 01 trang trại theo vùng Đơn vị tính: ha/ trang trại Các vùng Năm 2005 2008 I. Cả nước 20.8 18.5 1. Đồng bằng Sông Hồng 22.8 22.1 2. Đông Bắc Bộ 16.5 16.9 3. Tây Bắc Bộ 23.3 15.8 4.Bắc Trung Bộ 27.2 20.2 5.Duyên hải Nam Trung Bộ 19.2 18.5 6. Tây Nguyên 23.3 18.8 7. Đông Nam Bộ 19.7 21.7 8. Đồng bằng Sông Cửu Long 13.1 14.9 Nguồn: Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê năm 2006, 2008 Bảng 81: Cơ cấu trang trại lâm nghiệp phân theo quy mô sản xuất năm 2008 Các vùng Cơ cấu trang trại lâm nghiệp (%) Dưới 20 ha Từ 20- <50ha 50-<100ha Trên 100ha I. Cả nước 70.7 25.3 3.4 0.6 1. Đồng bằng Sông Hồng 56.9 35.3 7.8 - 2.Đông Bắc Bộ 75.2 22.0 2.4 0.4 3.Tây Bắc Bộ 71.8 23.4 4.8 - 4. Bắc Trung Bộ 69.8 25.4 3.6 1.2 5.Duyên hải Nam Trung Bộ 67.5 28.4 3.9 0.2 6.Tây Nguyên 66.7 28.6 4.7 - 7. Đông Nam Bộ 61.0 31.0 6.0 2.0 8.Đồng bằng Sông Cửu Long 78.9 21.2 - - Nguồn: tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008 Đến nay, có khoảng 55% trang trại lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về nguồn gốc đất cho phát triển trang trại, đa số các trang trại sử dụng đất từ quỹ đất lâm nghiệp giao sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân. Một số chủ trang trại thuê đất của các chủ sử dụng đất khác hoặc nhận khoán đất của LTQD (công ty lâm nghiệp). Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 208 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005, giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trong toàn quốc khoảng 42,9 triệu đồng/ năm; thu nhập bình quân 1 trang trại rất thấp 22,3 triệu đồng/ năm. Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị sản lượng hàng hoá bán ra và thu nhập bình quân 1 trang trại cao nhất toàn quốc. 25 tỉnh có giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trên 50 triệu đồng/ năm, trong đó chỉ có 2 tỉnh có giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại vượt trên 100 triệu đồng/ năm (Đồng Nai, Tây Ninh). Về thu nhập bình quân 1 trang trại, chỉ có 2 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang trại trên 50 triệu đồng/ năm (Đồng Nai, Bình Phước), 18 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang trại trên 30 triệu đồng/ năm. Từ năm 2005-2009, giá trị sản lượng hàng hoá bán ra và thu nhập bình quân 1 trang trại có xu hướng tăng lên. Năm 2005, giá trị hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trong phạm vi toàn quốc 42,9 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 87,1 triệu đồng, tăng khoảng 2 lần so với năm 2005. Năm 2009, giá trị sản lượng hàng hoá bán ra đạt 151,3 triệu đồng tăng hơn 3 lần so với năm 2005 và tăng 35% so với năm 2008. Về thu nhập bình quân 1 trang trại, năm 2005 đạt 22,3 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 39,6 triệu đồng tăng 77% so với năm 2005; năm 2009 đạt 60 triệu đồng, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2005 và tăng 5% so với năm 2008. Năm 2009, 39 tỉnh có giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trên 50 triệu đồng/ năm, trong đó 14 tỉnh có giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trên 100 triệu đồng/ năm (trong khi đó năm 2005 chỉ có 2 tỉnh). Về thu nhập bình quân 1 trang trại, 19 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang trại trên 50 triệu đồng (năm 2005 chỉ có 2 tỉnh), 28 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang trại trên 30 triệu đồng (năm 2005 có 18 tỉnh). 1.1 Nhận xét chung Giai đoạn 2005-2009, kinh tế trang trại lâm nghiệp phát triển đã góp phần khai thác thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc đưa vào sản xuất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung cung cấp cho công nghiệp chế biến lâm sản. Đồng thời, góp phần huy động lượng tiền trong dân để đầu tư cho phát triển sản xuất lâm nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho lao động ở nông thôn cũng như cải thiện môi trường sinh thái. Chỉ tiêu 3.5.7 Doanh thu của các trang trại lâm nghiệp [...]... ng Sông H ng 2 ông B c 36,2 20,7 52,4 30,5 81 ,6 46,3 88 ,1 88 ,3 52,2 30,1 91,6 54,6 1 98, 7 62,2 144,0 92,9 50,7 26,0 65,7 38, 3 81 ,6 44,3 91,3 30,3 30 ,8 13,1 53,3 26 ,8 69,7 39 ,8 68, 6 45,9 231 ,8 60,7 115,0 63,0 331,4 28, 9 63,7 36,4 151,7 73,9 299,7 112,3 93,7 47,4 145,2 102,7 140,0 60,5 B 3 Tây B c B 4.B c Trung B 5.Duyên h i Nam Trung B 6 Tây Nguyên 7 ông Nam B 8 ng 47,0 24,6 b ng Sông C u Long Ngu n: Tính... c lâm nghi p i v i d án có v n trái phi u chính ph , ngân sách t p trung trong nư c, sau khi ư c B trư ng quy t nh cho phép l p d án, T ng c c Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 221 Chương 11 Chương trình i m i th ch , chính sách, k ho ch và giám sát ngành Lâm nghi p ch trì th m nh i v i các d án lâm nghi p (d án lâm sinh, d án gi ng lâm nghi p, các công trình ph tr cho công trình lâm. .. n lý r ng theo mô hình lâm nghi p qu c doanh trư c ây - Ch m ưa ra các chính sách phù h p và kiên quy t lâm trư ng qu c doanh Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 i u ch nh c i m lâm t ai c a các 219 Chương 11 Chương trình i m i th ch , chính sách, k ho ch và giám sát ngành - Thi u chính sách khuy n khích phát tri n ch bi n lâm s n - Thi u chính sách v th trư ng lâm s n, h i nh p kinh t... hành Quy ch u tư xây d ng công trình lâm sinh Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 222 Chương Ti n th c hi n u tư tài chính cho ngành Lâm nghi p Các ch tiêu ánh giá v Ch s 4.1.1: T ng s v n th c t 12 u tư tài chính u tư cho Lâm nghi p Ch s 4.1.2: S d án ODA trong Lâm nghi p ư c ký k t, th c hi n và v n h tr Ch s 4.1.3: S d án và t ng s v n FDI trong lâm nghi p (ký k t, th c hi n) Ch s 4.1.4:... ngh Lâm nghi p Ch s 4.1.5: Giá tr th c hi n v n Các ch tiêu ánh giá v Ch s 4.2.1: Kinh phí Ch s 4.2.2: S lao Ch s 4.2.3: Kinh phí lai) Báo cáo ti n u tư lâm sinh u tư ngu n nhân l c u tư cho Khuy n lâm ng trong tu i có kh năng lao ng nông thôn u tư cho giáo d c và ào t o trong Lâm nghi p (ch s tương ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 223 Chương 12 T ng v n th c t 4.1.1 nghi p Ch tiêu u tư cho ngành Lâm. .. t v t li u ph tr cho ngành ch bi n g cho th trư ng trong nư c và xu t kh u - Khuy n khích ch bi n lâm s n ngoài g xu t kh u Báo cáo ti n ng qu n lý r ng và lâm nghi p c ng ng i v i r ng tr ng ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 g xu t kh u sang các th 220 Chương 11 Chương trình - i m i th ch , chính sách, k ho ch và giám sát ngành Khuy n khích hình thành t h p tác, h p tác xã lâm nghi p; hình thành... n: V K ho ch, T ng c c Lâm nghi p, V Khoa h c, Công ngh và Môi trư ng, B NN&PTNT (2010) Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 225 Chương 12 u tư cho ngành Lâm nghi p c bi t, v n u tư xây d ng cơ b n lâm nghi p (ph n B qu n lý) tuy chi m t tr ng không l n (7%, tương ương v i 1.762 t ng) nhưng cũng có xu th gi m t năm 2005 n 2009 (Bi u 52) Bi u 52: u tư xây d ng cơ b n lâm nghi p 2005 – 2009... có s li u chính xác v trang tr i lâm nghi p (s lư ng, quy mô di n tích, v n u tư, v n s n xu t, lao ng, doanh thu, l i nhu n…) ngh c n b sung ch tiêu trang tr i lâm nghi p trong niên giám th ng kê hàng năm Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 211 Chương 11 Chương trình i m i th ch , chính sách, k ho ch và giám sát ngành S lư ng HTX LN tham gia qu n lý 3.5 .8 b o v r ng và di n tích qu n lý... HTX lâm nghi p trong ch tiêu chung th ng kê v h p tác xã Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 212 Chương 11 Chương trình i m i th ch , chính sách, k ho ch và giám sát ngành S c ng ng thôn b n tham gia Ch tiêu qu n lý b o v r ng và di n tích 3.5.9 qu n lý Hi n nay, không có s li u chính xác v di n tích r ng và t lâm nghi p c ng ng dân cư thôn b n tham gia qu n lý Di n tích r ng và t lâm. .. và t lâm nghi p c ng ng ang tham gia qu n lý bao g m 3 lo i như ã c p trên có s li u chính xác, làm cơ s cho vi c xây d ng các chương trình, k ho ch, chính sách liên quan n lâm nghi p c ng ng Vi t Nam Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 217 Chương 11 Chương trình i m i th ch , chính sách, k ho ch và giám sát ngành S lư ng văn b n pháp quy ư c xây d ng trong 5 năm qua liên quan n Lâm nghi . hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 204 Doanh nghiệp lâm nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp với đặc trưng. hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 201  Một số công ty lâm nghiệp đã đi vào ổn định sản xuất kinh doanh, vốn và tài sản của doanh nghiệp được quản. kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 199 Tính đến năm 2005, cả nước có 365 Lâm trường Quốc doanh (LTQD) và công ty lâm nghiệp, trong đó có 110

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN