Tổng vốn thực tế đầu tư cho Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 8 pptx (Trang 26 - 28)

lực khác được bỏ ra để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu phát triển của ngành trong một thời kỳ, giai đoạn nhất định. Vốn đầu tư có thểđược huy động từ các nguồn khác nhau như: ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương), ODA (vay và không hoàn lại), các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, hộ gia

đình…) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vốn đầu tư cho lâm nghiệp chủ yếu được chi cho các hoạt động phát triển rừng (trồng, chăm sóc, khoanh nuôi…); sử dụng rừng (khai thác, chế biến); bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên; phát triển cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; khoa học – công nghệ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, v.v..

Đầu tư từ ngân sách Nhà nước chủ yếu tập trung cho các hoạt động: Qui hoạch các loại rừng, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, hỗ trợ giống cho trồng rừng sản xuất

ở các địa bàn thuộc vùng sâu vùng xa và hỗ trợ trồng cây phân tán, đầu tư cho giáo dục, đào tạo và hoạt động khuyến lâm, đầu tư cho xây dựng hệ thống đánh giá và giám sát ngành, chương trình giống cây lâm nghiêp, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trong đó có đường lâm nghiệp và một số hạng mục khác. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trong giai đoạn 2006-2010 giảm 6% so với giai đoạn 2000-2005.

Biểu đồ 50: Tổng vốn đầu tư lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2009

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn

Chỉ tiêu 4.1.1 4.1.1

Tổng vốn thực tế đầu tư cho Lâm nghiệp nghiệp

Nhn xét

Nguồn vốn cho trồng rừng sản xuất, chế biến lâm sản, làm giàu rừng, chứng chỉ

rừng, ... được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước như tín dụng, lĩnh vực tư nhân, FDI, ODA, các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn khác.

Tổng nguồn vốn đầu tư tài chính thực hiện trong giai đoạn 2005 – 2009 vào khoảng 25.333.186 triệu đồng, bình quân 5.066 tỷđồng/ năm, tăng hơn 50% so với giai đoạn trước. Cơ cấu vốn thực hiện giai đoạn 2005 – 2009 như sau:

Vốn FDI trong lĩnh vực lâm nghiệp: 12.026.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (48%);

Vốn đầu tư cho Dự án 661: 6.922.746 triệu đồng, đứng vị trí thứ hai (27%);

Vốn ODA: 4.414,916 triệu đồng, chiếm vị trí thứ ba (17%);

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho lâm nghiệp (phần Bộ NN&PTNT quản lý): 1.762.215 triệu đồng, chiếm 17%, tập trung chủ yếu vào đầu tư cho các vườn quốc gia thuộc Bộ quản lý, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị lâm nghiệp thuộc Bộ (Cục, viện, trường, …);

Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ ngành lâm nghiệp chỉ chiếm vị trí khiêm tốn với khoảng 204.309 triệu đồng (xấp xỉ 1%).

Vốn đầu tư hàng năm trong giai đoạn 2005 – 2009 cho Dự án 661, xây dựng cơ

bản lâm nghiệp (phần Bộ quản lý) và khoa học – công nghệđều có xu thế giảm và đi vào ổn định trong một vài năm trở lại đây (xem Biểu đồ 51).

Biểu đồ 51: Diễn biến vốn đầu tư hàng năm giai đoạn 2005 – 2009

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT (2010).

Đặc biệt, vốn đầu tư xây dựng cơ bản lâm nghiệp (phần Bộ quản lý) tuy chiếm tỷ trọng không lớn (7%, tương đương với 1.762 tỷđồng) nhưng cũng có xu thế giảm từ năm 2005 đến 2009 (Biểu đồ 52).

Biểu đồ 52: Đầu tư xây dựng cơ bản lâm nghiệp 2005 – 2009 (phần Bộ quản lý)

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT (2010).

Ngun nh: Trn Hiếu Minh, TCLN, B NN&PTNT

Một phần của tài liệu Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 8 pptx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)