Do đó các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả sức lao động của cán bộ công nhân viên để tiết kiệm chi phí tiền lương trong tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
GVHD: Ths Trần Văn Việt SVTH: Thái Thị Ngọc Phượng LỚP: KT1_2006/TNTC
HỆ: Tại chức
Niên khóa 2006 - 2009
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta có một nền kinh tế năng động, phát triển và đã đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trong những năn qua Góp phần trong sự thànhcông đó không thể không kể đến các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp làmột tế bào quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước Một doanhnghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường thì mụctiêu hàng đầu của họ là lợi nhuận Một trong những biện pháp doanhnghiệp đạt lợi nhuận cao đó là tiết kiệm chi phí Để đạt được điều nàydoanh nghiệp có thể sử dụng được những biện pháp như tìm nguồn vật tưđầu vào hợp lý hoặc giảm tối đa các chi phí không đáng có
Song có một khoản chi phí không thể cắt giảm được đó chính làtiền lương của người lao động, tiền lương vừa là chi phí đối với doanhnghiệp nhưng đồng thời là thu nhập đối với người lao động Tiền lương cótác dụng động viên khuyến khích người lao động hăng say làm việc, tíchcực trong lao động và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Tiền lương là đònbẩy kinh tế quan trọng để tăng năng suất lao động nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của một doanh ngiệp, vì vậy tiền lương là một trongnhững vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Koda International emcàng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của tiền lương cũng như các khoản
trích theo lương nên em quyết định chọn đề tài : KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY KODA INTERNATIONLAL
Trang 4mà em mắc phải trong quá trình thực tập, trang bị cho em kiến thức quýbáu là hành trang không thể thiếu để em vững tin bước vào tương lai.
Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình hiệu quả của ban lãnh đạo và cácanh chị trong công ty Koda đặc biệt là phòng kế toán Sự hướng dẫn nhiệttình của các anh chị đã tạo điều kiện cho em bước đầu được làm quen vớimôi trường thực tế công việc kế toán, đã giúp em có thêm kinh nghiệm để
tự tin bước ra khỏi ghế nhà trường
Trong quá trình học tập và thực tập với kiến thức và kinh nghiệmcòn non kém, ví vậy em không thể tránh khỏi những thiếu sót em rấtmong được quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo công ty bỏ qua những sai sót
và đóng góp ý kiến giúp em hòn thiện hơn Em kính chúc quý Thầy Cô vàcác anh chị trong Ban Lãnh Đạo công ty luôn vui, khoẻ, thành công trongcông việc cũng như trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!!!
.
Trang 5Nhận xét của Ban Lãnh Đạo
Đơn vị thực tập
Trang 6
Nhận xét của quý thầy cô Hướng dẫn luận văn thực tập
Trang 7
Chuyên đề tốt nghiệp Ths Trần Văn Việt
1.1.1.Giới thiệu về công ty Koda International:
Công ty TNHH KODA INTERNATIONAL là công ty 100% vốn
nước ngoài Được thành lập theo giấy phép thành lập số
36/GP-KCN-KCX ngày 15/10/1999 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: KODA INTERNATIONAL
CO.,LTD
-Trụ sở giao dịch: Lô số 8, đường số 1, khu công nghiệp TânTạo, Bình Tân,TPHCM
-Số điện thoại: (84)87505793-4-6-Fax: (84)87505795
-Email: KodaInternational @fmail.vnn.vn
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Koda International:
Hoà vào làn sóng đầu tư ra nước ngoài, công ty KODA WOODCARFT PTE
LTD, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ
gỗ và trang trí nội thất tại Sigapore đã chính thức đầu tư vào Việt Nam
Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam: 500,000 USD
Trong đó vốn cố định chiếm 183,580 USD
Vốn lưu động chiếm 316,420 USD
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là 48 năm kể từ ngày cấp giấy phép
đầu tư Ít nhất 85% sản phẩm của công ty sản xuất ra để xuất khẩu theo giấy
phép đầu tư số 36/GPDC-KCN-HCM, số sản phẩm còn lại được tiêu thụ tại Việt
SVTH: Thái Thị Ngọc Phượng Trang 1
Trang 8Nam Doanh nghiệp phải tự đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài bằng xuất khẩu
sản phẩm của mình và bằng các nguồn thu hợp pháp
Lĩnh vực hoạt động: công ty được phép sản xuất đồ dùng gia đình bằng gỗ,
sắt bọc nệm, bọc da, can đá hoa cương trên các sản phẩm gỗ, trang trí nội thất
nhằm phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Canada, United Kingdom, Trung Đông,
-Phòng kế toán
-Phòng đặt hàng-Phòng XNK-Phòng Maketing-Phòng kiểm tra chất lượng
Giám đốc sản xuất
Giám đốcTổng giám đốc
-Bộ phận thiết kế
-Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Trang 9Ghi chú: Trực tiếp1.2.2 Chức năng từng bộ phận:
Bộ máy của công ty Koda được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng baogồm:
Tổng giám đốc: người giám sát tình hình hoạt động của công ty thông
qua các báo cáo định kỳ, đề ra phương hướng, lập kế hoạch hoạt động củacông ty
Giám đốc: người chịu trách nhiệm trước pháp luật trong mọi hoạt động
của công ty, là người triển khai các kế hoạch do Tổng giám đốc đề ra giámsát quá trình sản xuất kinh doanh
Giám đốc nhân sự: quản lý mọi thủ tục hành chính, tổ chức tuyển dụng
lao động và tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện các chế độ chínhsách đối với lao động Lập kế hoạch cung ứng trang trí thiết bị văn phòng,cung ứng các loại văn phòng phẩm cho các phòng ban khác.Tổ chức côngtác PCCC , bảo vệ công ty, tổ chức quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, hànghoá của công ty về mặt hiện vật
Giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý quá trình sản xuất tại
xưởng, giám sát từng công đoạn sản xuất sản phẩm Trực tiếp quản lý các
tổ chuyên môn thông qua quản đốc xưởng
Phòng kế toán: chịu trách nhiệm lập ngân sách, lên kế hoạch thu chi,
quản lý chặt chẽ tài chính về việc thu chi mọi khoản Báo cáo kiểm kê tàisản cố định, tài sản lưu động, báo cáo thuế theo định kỳ Bảo quản lưu trữ
sổ sách kế toán theo quy định, tổng hợp phân tích số liệu kế toán hoạtđộng tài chính của đơn vị Lập báo cáo từng tháng theo định kỳ lên Bangiám đốc để Ban giám đốc theo dõi hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai
Phòng marketing: chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
trong và ngoài nước, giữ vững thị trường hiện tại, tìm kiếm thị trường vàkhách hàng mới, chuyển tải mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm đếncác phòng ban liên quan nhằm hoàn thiện sản phẩm
Trang 10 Phòng đặt hàng: đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với chất
lượng cao ổn định và đúng thời gian theo yêu cầu của bộ phận sản xuất
Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng bán thành
phẩm, thành phẩm tại các vệ tinh ( Sub-contractors) và trong suốt quátrình sản xuất tại xưởng công ty Koda Kiểm tra các nguyên vật liệu đầuvào cung cấp cho quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
1.3.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Koda International:
Sơ đồ bộ máy kế toán: (H2)
1.3.2 Chức năng từng bộ phận:
Kế toán trưởng: người có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ công tác
hạch toán trong doanh nghiệp Bên cạnh đó kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng
dẫn các chế độ kế toán tài chính cho mỗi nhân viên trong công ty
Đồng thời xác định kết quả kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán TSCD
Kế toán
Vật tư
Kế toán Tiền lương
Kế toán Thanh toán
Kế toán tổng hợp giá thành
Thủ quỹ
Trang 11+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Báo cáo luân chuyển tiền tệ
Kế toán tổng hợp TSCĐ: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ
kịp thời số tài sản hiện có và tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty,tính và phân bổ chính xác chi phí khấu hao và các đối tượng sử dụng tài sản cốđịnh
Đồng thời tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh trong tháng nhằm báo cáo với kếtoán trưởng
Kế toán vật tư: có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ
tình hình cung cấp vật liệu về số lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.Bên cạnh đó kế toán kế toán vật tư phải tính toán và phân bổ chính xác kịp thờitrị giá vật liệu xuất cho các đối tượng khác nhau
Kế toán tiền lương: nhằm khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động
và yên tâm sản xuất, đòi hỏi kế toán phải tính đúng và tính đủ Kế toán cónhiệm vụ tính lương và BHXH cho nhân viên theo đúng chế độ quy định
Kế toán thanh toán: kế toán này có nhiệm vụ phân công nghiệp vụ có liên
quan thanh toán hằng ngày bằng cách thu, chi theo đúng mục đích, đúng quyđịnh và theo do các khoản tiền gửi vào ngân hàng trong hoạt động sản xuất kếtoán của công ty
Trang 121.4 HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KODA INTERNATIONAL
1.4.1 Các phương pháp kế toán:
a Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Công ty Koda sử dụng phương pháp kề toán hàng tồn kho theo phương pháp kêkhai thường xuyên
b Phương pháp kế toán xuất kho vật liệu, thành phẩm, hàng hoá :
Công ty Koda sử dựng phương pháp kế toán xuất kho vật liệu, thành phẩm hànghoá theo phương pháp bình quân gia quyền
c Phương pháp kế toán tính thuế giá trị gia tăng:
Công ty Koda sử dụng phương pháp kế toán tính thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ
1.4.2 Tổ chức luân chuyển chứng từ:
- Đơn vị sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung, sử dụng song song nguyên tệ
và ngoại tệ USD để hạch toán
- Công tác tổ chức luân chuyển chứng từ tại công ty Koda thực hiện tốt và cóquy định chặt chẽ đối với từng loại chứng từ Từ khi lập chứng từ đến khi ghi sổ
kế toán và lưu trữ, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của từng nhân viên từng
bộ phận có liên quan đến quá trình luân chuyển Khi sai sót các bộ phận liênquan phải có trách nhiệm xử lý, ghi sổ, lưu trữ chứng từ một cách nhanh chống
và hợp lý Do đó khi nhận chứng từ phải ký tên xác định để làm cơ sở quy tráchnhiệm về sau
a Hệ thống tài khoản:
- Công ty Koda sử dụng hệ thống tài khoản kế toán năm 2006 (có sửa đổi và bổsung theo TT 15 ban hành ngày 20/03/06 của Bộ tài chính)
Trang 13b Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán: (H3)
Ghi chú :
Ghi chú hàng ngày
Ghi vào tháng
Đối chiếu, kiểm tra
c Mục đích: hình thức là hình thức kế toán khá phức tạp và phù hợp với công
ty vì công ty áp dụng kế toán bằng máy vi tính và phần mềm kế toán
d Quy trình: hình thức nhật ký chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo trình tự thời gian vào một quyển sổ gọi là sổ Nhật Ký Chung.Sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái Mỗi bút toán phản ánh trong
sổ Nhật Ký Chung được chuyển vào sổ cái ít nhất hai tài khoản có liên quan.Đối với các tài khoản chủ yếu phát sinh nhiều nghiệp vụ có thể mở các Nhật Kýphụ lấy số liệu ghi vào sổ Nhật Ký Chung hoặc ghi thẳng vào sổ Cái
Sổ cái
Sổ quỹ, kiêm báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Sổ quỹ, kiêm báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ chi tiết
Báo cáo tài chính
Nhật ký chứng từ Bảng kê
Trang 14CHƯƠNG 2 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
2.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG :
2.1.1 Tiền lương và các khoản trích theo lương:
• Khái niệm:
- Tiền lương:Là biểu hiện bằng tiền mà người lao động được hưởng để bù đắp
cho toàn bộ sức lao động, về số lượng lẫn chất lượng mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động sản xuất
- Bảo hiểm xã hội: là khoản tiền dùng để trợ cấp cho người lao động có tham
gia đóng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như:
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, hưu trí mất sức
- Bảo hiểm y tế: là khoản tiền dùng để đai thọ cho người lao động có tham gia
đóng bảo hiểm y tế trong các trường hợp khám chữa bệnh
- Kinh phí công đoàn: là khoản tiền dùng để duy trì, tài trợ cho hoạt động của
các tổ chức công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên Các tổ chức này hoạt độngnhằm bảo vệ
• Ý nghĩa:
- Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động giúp họ trang trải
các chi phí trong gia đình và tích lũy Tiền lương được sử dụng để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, đồng thời là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động
- Đồng thời tiền lương cũng là một phần chi phí cấu thành nên giá trị của sản
phẩm, dịch vụ Do đó các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả sức lao động của cán bộ công nhân viên để tiết kiệm chi phí tiền lương trong tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 15• Phân loại lao động:
Nếu căn cứ vào thời gian làm việc thì lao động gồm có 2 loại : lao động có hợp đồng và lao động thời vụ
- Lao động có hợp đồng: là những những người làm việc có hợp đồng lao động
có thời hạn 1 năm hoặc vô thời hạn
- Lao động thời vụ: là những người làm việc không có hợp đồng lao động và làm việc khi doanh nghiệp có nhu cầu
Căn cứ vào tính chất của công viêc và nhiệm vụ của từng người lao động được chia thành:
- Lao động thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính
- Lao động thuôc hoạt động sản xuất kinh doanh phụ
- Lao động thuộc các ngành khác
• Nội dung quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng
để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng Quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản: tiền lương phải trả cho người lao động theo thời gian làm việc, tiền lương phải trả cho người lao động theo sốlượng sản phẩm hay công viêc hoàn thành: tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian ngưng việc vì thiếu nguyên vật liệu hoặc nghỉ phép theo qui định hay đi học, các khoản phụ cấp được tính vào lương ví dụ như: phụ cấp tiền cơm, tiền tăng ca, thâm niên
Theo mối quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh, việc hạch toán quỹ lương được chia thành 2 loại:
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở nhiệm vụ được giao như: tiền lương theo thời gian , lương sảnphẩm và các khoản phụ cấp (thường xuyên) được tính vào lương
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc theo quy định của nhà nước như: nghỉ lễ, nghỉ phép
Trang 162.1.2 Nội dung quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn:
Quỹ bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là một nguồn quỹ được hình thành nhằm thực hiện quá trình phân phối lại cho người lao động Mục đích của quỹ BHXH là trợ cấp cho người lao động trong môi trường đặc biệt như: ốm đau , thai sản, tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, hưu trí, mất sức lao động Để được hưởng khoản trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sảnxuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ BHXH theo quy định
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và phụ cấp thường xuyên của người lao động trong từng kỳ kế toán Trong 20% này:
- Người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và được tính vào chi phí sản xuất
- Người lao động nộp 5% trên tổng quỹ lương bằng cách trừ vào thu nhập của người lao động
Hàng quý doanh nghiệp phải nộp 20% tổng quỹ lương của quý cho cơ quan bảohiểm xã hội Khi có phát sinh các trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp
BHXH thì doanh nghiệp phải lập hồ sơ và tính ra khoản trợ cấp BHXH theo từng chế độ ốm đau, thia sản, tai nạn lao động, hưu trí để thanh toán với cơ quan BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam
Đồng thời cuối mỗi quý , đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH tiến hành đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương để lập bảng xác nhận số nộp BHXH Nếu có sự chênh lệch giữa số đã nộp với số phải nộp thì phải nộp tiếp trong quý sau hoặc coi như là số nộp trước cho quý và sẽ được quyết toán trongnăm
Quỹ bảo hiểm y tế:
Nhằm xã hội hóa viêc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về việ phí , thuốc men khi bị ốm đau, Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất
Trang 17tiền thì họ phỉa có thẻ bảo hiểm y tế Thẻ BHYT được mua từ tiền trích quỹ BHYT.
Quỹ được hình thành trên mức trích lập quỹ BHYT là 3% theo tổng quỹ lươngcấp bậc trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% và được tính vào chi phísản xuất kinh doanh Người lao động phải chịu 1% bằng cách trừ vào thu nhập của họ
Quỹ kinh phí công đoàn:
Nhằm phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí công đoàn Quỹ này nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống cho người lao động
Mức quỹ trích lập là 2% trên tổng quỹ lương phải trả cho người lao động và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh
Thông thường doanh nghiệp phải nộp một nửa KPCĐ 1% cho công đoàn cấp trên, phần còn lại 1% dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở tại đơn vị
2.1.3 nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
Tính toán chính xác số tiền lương và các khoản thanh toán khác phải trả cho từng người lao động đúng theo chế độ quy định, tổ chức thanh toán lương kịp thời đến người lao động Kiểm tra chấp hành chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đàon và các khoản chi trả khác cho cán bộ công nhân viên
Theo dõi phản ánh đầy đủ tình hình về:
- Tính phân bổ chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn cho đối tượng được phân bổ phải chính xác
- Phản ánh và kiểm tra chặc chẽ quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm đúng chế độ hiệnhành, lập báo cáo về tình hình thanh toán lương, thực hiện chế độ tiền lương tại đơn vị
2.2 HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG:
Trang 18- Hiện nay tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Hiện nay việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo 02 hình thức chủ yếu : Hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm
2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian:
Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc của người lao động
Theo hình thức này, tiền lương của người lao động được tính theo thời gian làmviệc , cấp bậc và thang lương của từng người thoe quy định của Nhà NướcTùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp việc tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn:
Lương theo thời gian giản đơn bao gồm : lương tháng, lương tuần,lương ngày, lương giờ
- Lương tháng: là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trongcác thang bảng lương, lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế
Công thức tính như sau:
Tiền lương
= Mức lương cơ x (Hệ số lương + Hệ số các khoản phụ
cấp)Tháng Bản (tối thiểu)
- Lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiềnlương tháng
Công thức tính như sau:
Mức lương tuần = Mức lương tháng x 12
52
- Lương ngày: là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số
Trang 19ngày làm việc thực tế trong tháng Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho lao động theo hợp đồng ngắn hạn.
Công thức tính như sau:
Mức lương ngày = Mức lương tháng
Công thức tính như sau:
Mức lương giờ = Mức lương ngày
8
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Thực chất của hình thức trả lương này là trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với tiền thưởng khi công nhân vượt mức chỉ tiêu số lượng và chất lượng quy định Trong sản xuất như: thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm thúc đẩy công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Nhưng hình thức này vẫn chưa gắn được thu nhập với kế quả sản xuất lao động còn mang nặng tính bình quân
2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động – khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy địnhvà đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ đó
Trang 20Tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp mà việc trả lương theosản phẩm có thể tiến hành theo các hình thức sau:
Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá trả lương đã quy định, không chịu một sự hạn chế nào
Đây là hình thức được áp dụng phổ biến để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất, hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ
2.2.3 Trả lương theo sản phẩm có thưởng:
Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định
Trang 21như thưởng chất lượng sản phẩm, thưởng tăng năng suất lao động , tiết kiệm nguuyên vật liệu
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho từng người lao động hay cho tập thể người lao động Cách tính này có tác dụng kích thích người lao động quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm , tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguuyên vật liệu
o Trả lương theo sản phẩm lũy tiến:
Theo hình thức này ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp , căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỉ lệ vượt lũy tiến Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều
Áp dụng hình thức này doanh nghiệp phải tổ chức quản lý tốt định mức lao động, kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm
o Trả lương khoán theo công việc:
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định
Khi thực hiện cách tính lương này cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc hoàn thành nghiệm thu
o Trả lương tính theo sản phẩm cuối cùng:
Hình thức này có thể áp dụng cho bộ phận sản xuất ( của phân xưởng , của dây chuyền) nhằm khuyến khích tập thể lao động cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất , tăng năng suất lao động
Tiền lương trả cho từng bộ phận công nhân được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng
Trang 222.3 HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG:
2.3.1 Hạch toán về số lượng lao động:
- Thường có sự biến động về sự tăng giảm trong từng đơn vị , bộ phận cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp Sự biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động và do đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao động trongtừng đơn vị, doanh nghiệp sử dụng “ sổ danh sách lao động” Việc ghi chép vào
“sổ danh sách lao động” phải đầy đủ kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý cấp trên
2.3.2 Hạch toán về thời gian lao động:
Có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân viên kế toán sử dụng “ Bảng chấm công”
Bảng chấm công : được lập hàng tháng cho từng tổ, ban phòng nhóm, bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên
Bên cạnh bảng chấm công , kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để phản ánh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong một số trường hợp sau:
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH: phiếu này được lập để xác nhận số ngày được nghỉ
do ốm đau , thai sản, tai nạn lao động , nghỉ trông con ốm, của người lao động, làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định
- Phiếu báo làm thêm giờ: là chứng từ để xác nậhn số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho người lao động
Trang 23- Biên bản điều tra tai nạn lao động
Tất cả các chứng từ trên phải được lập theo đúng chế độ và kế toán phải kiểm tratrước khi tính các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên
2.3.3 Hạch toán về kết quả lao động:
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ánh vào cácchứng từ
Sau khi tiếp nhận kiểm tra các chứng từ có liên quan kế toán tiến hành tính lương , tính thưởng và các khoản trợ cấp cho công nhân viên theo hình thức trả lương , trả thưởng đang áp dụng tại doanh nghiệp và lập bảng thanh toán tiền lương , bảng thanh toán với người lao động.Trong đó:
Bảng thanh toán tiền lương:
Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương và là căn cứ để thống kê tình hình lao động tiền lương
Bảng này được lập hàng tháng theo từng bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm ) tương ứng với bảng chấm công Sau khi lập xong bảng thanh toán tiền lương thì chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương.Bảng thanh toán tiền thưởng:
Là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người và ghi sổ kế toán
Bảng này dùng chủ yếu trong các trường hợp thưởng theo lương, có tính chất thường xuyên, không dùng trong các trường hợp thưởng đột xuất Bảng này được lập cho từng bộ phận và phải có chữ ký của kế toán thanh toán và kế toán trưởng
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội:
Là căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao động, lập quyết toán bảo hiểm xã hội với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội cấp trên
Tùy thuộc vào số người phải thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương trong tháng của đơn vị, kế toán có thể lập bản này cho từng bộ phận , phòng,
Trang 24ban hoặc cho toàn đơn vị Sau khi lập xong bảng này được chuyển cho trưởng ban bảo hiểm xã hội của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng đơn vị duyệt chi.
Việc thanh toán cho người lao động được chia làm 2 kỳ:
Hợp đồng giao khoán là bảng ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán
về khối lượng công việc, thời gian làm việc, tra1hc nhiệm và quyền lợi của mội bên khi thực hiện công việc đó Hợp đồng được lập thành 3 bảng , sau khi có đầy
đủ chữ ký của 2 bên nhận, giao khoán và của kế toán thanh toán sẽ được chuyển
về phòng kế toán để theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm cơ
sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán
Căn cứ vào chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán lập sổ tổng hợp kết quả lao động nhằm tổng hợp kết quả lao động của từng cá nah6n, bộ phận và toàn đơn vị làm cơ sở cho việc tính toán năng suất lao động và tính tiền lương theo sản phẩm cho công nhân viên
2.4 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.4.1 Chứng từ và thủ tục kế toán.
Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả khác phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp lớn công việc này có thể giao cho các nhân viên hạch toán phân xưởng hoặc bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc đảm trách dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng doanh nghiệp
Trang 25Thời gian tính lương, tính thưởng và cá khoản khác phải trả cho người lao động
là tính theo tháng trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian, kết quả lao động
và các chứng từ khác có liên quan như:
- Bảng chấm công
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành
- Phiếu báo làm thêm giờ
TK 334 “ Phải trả người lao động” dùng để phản ánh các khoản phải trả cho
công nhân viên
Kết cấu tài khoản 334 như sau:
- Bên Nợ: phản ánh các khoản đã chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền
thưởng, BHXH đồng thời phản ánh các khoản đã khấu trừ vào lương như: thuế thu nhập, tiền nộp BHXH, BHYT
- Bên Có: phản ánh các khoản phải trả cho người lao động về tiền lương , tiền
thưởng, BHXH trường hợp số đã chi trả lớn hơn số phải trả thì số vượt phải thu sẽ được phản ánh vào bên có của tài khoản này
- Số dư có: phản ánh các khoản còn phải trả cho người lao động hiện còn cuối
kỳ
Đối ứng với tài khoản 334 là các tài khoản sau:
TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”
TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”
TK 641 “ Chi phí bán hàng”
Trang 26TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
TK 431 “ Quỹ khen thưởng phúc lợi”
TK 333 “ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”
Kế toán tiền lương cho người lao động gồm một số bút toán chủ yếu sau:
Trong kỳ, khi tạm ứng lương và thanh toán lương cho người lao động
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng
Cuối kỳ, khi tính lương phải trả cho người lao động ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí công nhân trực tiếp
Nợ TK 627– Chi phí nhân viên phân xưởng
Nợ TK 641 – Chi phí nhân viên bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí nhân viên quản lý
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Các khoản khấu trừ vào lương
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 138 - Phải thu khác ( các khoản bồi thường, phạt)
Có TK 141 - Tạm ứng (thu hồi)
Có TK 338 - Phải trả khác ( BHXH, BHYT, KPCĐ)
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp