Bài tập kinh tế nuôi trồng thủy sản pot

10 1.2K 22
Bài tập kinh tế nuôi trồng thủy sản pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. Tính một sộ chỉ tiêu kinh tế cho 1 ha ao nuôi trồng thủy sản Bảng 1: Mức độ đầu tư và kết quả thu được theo các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh Khánh Hòa, năm 2000. Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Q/C cải tiến Bán thâm canh Thâm canh 1. Diện tích điều tra ha 117,99 42,6 56,3 19,09 2. Số ao điều tra cái 216 56 119 41 3. Số lượt nuôi vụ 360 89 221 50 4. Tổng sản lượng kg 222.250 19.570 122.990 79.690 5. Tổng thu nhập Triệu 22.030,1 1.732,5 11.510,8 8.786,8 6. Tổng chi Triệu 12.617,4 1.146 7.004,9 4.466,5 + Chi v/c và dịch vụ - 11.485,7 1.013,3 6.353,2 4.119,2 -Giống - 1.218,3 214,3 698,4 305,6 -Thức ăn - 6.817,9 528 3.835,1 2.454,8 -Phòng bệnh - 740,4 52,2 376,7 311,5 -Năng lượng - 808 60,3 363,7 384 -KH TSCĐ - 982,4 105 560,1 317,3 -Chi vật chất khác - 703,1 41 388,1 274 -Chi dịch vụ khác - 215,6 12,5 131,1 72 + Chi lao động - 834,1 96,7 488,6 248,8 -Lao động thuê - 141,9 31,5 80,4 30 + Chi khác - 297,6 36,0 163,1 98,5 Anh, chị hãy tính: A. Các chỉ tiêu các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của một ha ao nuôi, lập bảng và cho nhận xét : 1. Diện tích trung bình /một ao nuôi 2. Số vụ nuôi / năm 3. Năng suất 4. Giá hòa vốn (giá thành 1 kg tôm thương phẩm) 5. Doanh thu (Giá trị sản xuất), Giá trị gia tăng; Thu nhập hỗn hợp; Lợi nhuận / ha ao nuôi B. Tính chi phí và cơ cấu chi phí cho 1ha ao nuôi 1. Chi phí sản xuất / ha ao nuôi 2. Phân tích chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất / ha ao nuôi 2. Bài tập tính khấu hao TSCĐ. Bài số 1: Để phục vụ cho sản xuất tôm giống, xí nghiệp nuôi trồng thủy sản khánh Hòa mua về 05 máy bơm nước, Giá mua mỗi máy ghi trên hóa đơn là 3.500.000 đồng, chi phí vận chuyển mỗi máy là 50.000 đồng, chi phí lắp đặt 05 máy hết 400.000 đồng. Để thuận tiện trong sản xuất doanh nghiệp có lắp đặt thêm hệ thống đường ống dẫn nước đến các ao ương hết 3.000.000 đồng. Trong quá trình sử dụng mỗi máy phải sửa chữa lớn 2 lần mỗi lần chi hết 200.000 đồng. Thời gian sử dụng là 3 năm, giá trị TSCĐ khi đào thải là 1000.000 đồng. Anh chị hãy tính khấu hao TSCĐ nói trên cho doanh nghiệp ? Bài số 2 Để phục vụ cho sản xuất tôm giống, doanh nghiệp A mua về 06 máy bơm nước Ấn Độ, cụ thể thời gian như sau: 25/9/2006 nhập về 01 máy 6/3/2007 nhập về 02 máy 27/6/2007 nhập về 03 máy Giá mua mỗi máy ghi trên hóa đơn là 3.500.000 đồng, chi phí vận chuyển mỗi máy là 30.000 đồng, chi phí lắp đặt 06 máy hết 500.000 đồng. Để thuận tiện trong sản xuất doanh nghiệp có lắp đặt thêm hệ thống đường ống dẫn nước đến các ao ương hết 5.000.000 đồng. Trong quá trình sử dụng mỗi máy phải sửa chữa lớn 2 lần mỗi lần chi hết 250.000 đồng. Thời gian sử dụng là 3 năm, giá trị TSCĐ khi đào thải là 1000.000 đồng. Anh chị hãy tính khấu hao TSCĐ nói trên cho doanh nghiệp ? (năm 2007) Bài số 3 Để phục vụ cho sản xuất tôm thịt, công ty TNHH mua về 05 máy bơm nước Ấn Độ, cụ thể thời gian như sau: 30/12/2006 nhập về 01 máy 3/6/2007 nhập về 02 máy 6/7/2007 nhập về 02 máy Giá mua mỗi máy ghi trên hóa đơn là 4.500.000 đồng, chi phí vận chuyển mỗi máy là 50.000 đồng, chi phí lắp đặt 05 máy hết 600.000 đồng. Trong quá trình sử dụng mỗi máy phải sửa chữa lớn 2 lần mỗi lần chi hết 300.000 đồng. Thời gian sử dụng là 5 năm, giá trị TSCĐ khi đào thải là 500.000 đồng. Anh chị hãy tính khấu hao TSCĐ nói trên cho doanh nghiệp ? (năm2007) II/. BÀI TẬP TÍNH LƯƠNG: Bài số:1 Cấp bậc công việc yêu cầu là bậc 4, định mức sản lượng quy định cho mỗi giờ là 3 sản phẩm, hệ số cấp bậc tiền lương ở bâc 4 là 2,19 ; mức lương giờ của công nhân bậc 1 là 1.500 đồng ; phụ cấp khu vực là 10% ; phụ cấp độc hại là 5%. Một ngày người công nhân làm được 20 sản phẩm. Anh chị hãy tính tiền lương cho người công nhân Bài số:2 Một tổ sản xuất hoàn thành một đợt cho cá đẻ yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 4, mức lương giờ của công nhân bậc 4 là 4.800 đồng, định mức thời gian để hoàn thành đợt cho cá đẻ là 180 giờ, phụ cấp khu vực là 10%; phụ cấp độc hại là 5%, phụ cấp trách nhiệm 5% Giả sử tổ sản xuất trên hoàn thành đợt cho cá đẻ theo số liệu sau: Cấp bậc công nhân Số công nhân Thời gian công tác của một công nhân Hệ số bậc lương ở các bậc 3 2 25 2,01 4 2 40 2,19 5 1 30 2,37 Anh chị hãy phân phối tiền lương cho tổ sản xuất trên ? Bài số:3 Nuôi tôm sú (P. monodon) yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 4. Mức lương giờ của công nhân bậc 4 là 2800 đồng, định mức thời gian để hoàn thành một đợt cho tôm đẻ là 1600 giờ; phụ cấp khu vực 10%; phụ cấp trách nhiệm 5%; phụ cấp độc hại 5% . Tổ sản xuất hoàn thành đợt cho tôm để theo số liệu sau: Giả sử tổ sản xuất trên hoàn thành đợt cho cá đẻ theo số liệu sau: Cấp bậc công nhân Số công nhân Thời gian công tác của một công nhân Hệ số bậc lương ở các bậc 2 2 200 1,83 3 1 500 2,01 4 2 400 2,19 Anh chị hãy phân phối tiền lương cho tổ sản xuất trên Bài số:4 Một tổ sản xuất hoàn thành một đợt cho cá đẻ yêu cầu cấp bặc công việc là bậc 5, mức lương giờ của công nhân bậc 4 là 2.400 đồng, định mức thời gian để hoàn thành đợt cho cá đẻ là 220 giờ, phụ cấp khu vực là 15% ; phụ cấp độc hại là 5%, Giả sử tổ sản xuất trên hoàn thành đợt cho cá đẻ theo số liệu sau: Cấp bậc công nhân Số công nhân Thời gian công tác của một công nhân Hệ số bậc lương ở các bậc 3 1 25 2,01 4 2 35 2,19 5 3 20 2,37 6 1 20 2,55 Anh chị hãy phân phối tiền lương cho tổ sản xuất trên Căn cứ vào số liệu điều tra của 118 ha nuôi tôm ở tỉnh Khánh Hòa theo các mô hình khác nhau: quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh chúng tôi tính doanh thu, chi phí sản xuất, năng suất, lợi nhuận …bình quân cho 1ha ao nuôi (xem bảng 47) Bảng 47: Một số chỉ tiêu kinh tế của 1 ha ao nuôi tôm sú ở tỉnh Khánh Hòa, năm 1999. Chỉ tiêu ĐVT Q/ canh cải tiến Bán thâm canh Thâm canh Bình quân chung 1. Tiền mua đất Tr đồng 50-70 100-150 100-150 100 2. Giá đầu tư XDCB - 30-50 50-100 150-200 100 3. Diện tích trung bình Ha 0,76 0,47 0,47 0,55 4. Số vụ nuôi Vụ 1,6 1,9 1,2 1,7 5. Doanh thu Tr đồng 40,67 204,45 460,28 186,71 6. Chi phí sản xuất - 26,9 124,42 233,97 106,94 7. Lợi nhuận - 13,77 80,03 226,31 79,775 8. Năng suất Kg/ha 459,39 2.184,55 4.174,44 1.883,63 9. Giá hòa vốn đồng 58.560 56.950 56.050 56.770 - Diện tích trung bình nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh và thâm canh là 0,47 ha và quảng canh cải tiến là 0.76 ha. - Hệ số sử dụng ruộng đất của mô hình nuôi tôm bán thâm canh là cao nhất gần 2 vụ/ năm và thâm canh là thấp nhất 1,2 vụ/năm - Năng suất trung bình cho 1ha ao nuôi tôm là 1.880 kg/ha, mô hình nuôi thâm canh đạt cao nhất 4.174 kg/ha, bán thâm canh là 2.184 kg và quảng canh cải tiến là 459 kg/ha - Chi phí sản xuất bình quân cho 1ha ao nuôi quảng canh cải tiến là 26,9 triệu đồng, bán thâm canh là124,42 triệu đồng, thâm canh là 233,97 triệu đồng. - Doanh thu của 1ha nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến là 40,67 triệu đồng, bán thâm canh là204,45 triệu đồng, thâm canh là 460,28 triệu đồng và trung bình cho 1ha nuôi tôm trong toàn tỉnh là 186,71 triệu đồng. - Lợi nhuận thu được của 1ha nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến là 13,77 triệu đồng, bán thâm canh là 80,03 triệu đồng, thâm canh là 226,31 triệu đồng và trung bình cho 1ha nuôi tôm trong toàn tỉnh là 79,775 triệu đồng. - Giá hòa vốn (Giá thành sản phẩm) có sự khác nhau rất ít giữa các mô hình nuôi tôm biến động từ 56000 –58000 đồng/kg. Và để thấy rõ được sự thay đổi các khoản mục chi phí sản xuất của các mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh chúng tôi phân tích kết cấu các yếu tố chi phí sản xuất theo bảng 48. Bảng 48: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của 1 ha ao nuôi tôm sú ở tỉnh Khánh Hòa, năm 1999. Chỉ tiêu Q/C, cải tiến Bán thâm canh Thâm canh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % + Chi v/c và d/v 23,78 88,4 112,84 90,7 215,78 92,2 - Giống 5,03 18,7 12,40 10,0 16,01 6,8 - Thức ăn 12,39 46,1 68,12 54,8 128,59 55 ,0 - Phòng bệnh 1,23 4,6 6,69 5,4 16,32 7,0 - Năng lượng 1,42 5,3 6,46 5,2 20,12 8,6 - KH TSCĐ 2,46 9,1 9,95 8,0 16,62 7,1 - Chi vật chất khác 0,96 3,6 6,89 5,5 14,35 6,1 - Chi dịch vụ khác 0,29 1,1 2,33 1,8 3,77 1,6 + Chi lao động 2,27 8,3 8,68 7,0 13,03 5,6 -Lao động thuê 0,74 2,8 1,43 1,1 1,57 0,7 + Chi phí khác 0,85 3,2 2,90 2,3 5,16 2,2 Tổng chi phí 26,90 100% 124,42 100% 233,97 100% -Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các mô hình nuôi tôm, tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối: quảng canh cải tiến là 12,39 triệu đồng/ha chiếm 46,1%, bán thâm canh là 68,12 triệu đồng/ha chiếm 54,8%, thâm canh là 128,59 triệu đồng/ha chiếm 55,0%. -Chi phí về tôm giống cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao tăng dần về giá trị tuyệt đối và giảm đần về giá trị tương đối theo các mô hình nuôi từ quảng canh cải tiến đến thâm canh; quảng canh cải tiến là 5,03 triệu đồng/ha chiếm 18,7%, bán thâm canh là 12,4 triệu đồng/ha chiếm 10% và thâm canh là 16,01 triệu đồng/ha chiếm 6,8% -Phòng trừ dịch bệnh, năng lượng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối; Phòng trừ dịch bệnh tôm cho mô hình quảng canh cải tiến là 1,23 triệu đồng/ha chiếm 4,6%, bán thâm canh là 6,69 triệu đồng/ha chiếm 5,4%, thâm canh là 16,32 triệu đồng/ha chiếm 7,0%; Chi năng lượng, nhiên liệu chạy máy cho mô hình quảng canh cải tiến là 1,42 triệu đồng/ha chiếm 5,3%, bán thâm canh là 6,46 triệu đồng/ha chiếm 5,4%, thâm canh là 20,12 triệu đồng/ha chiếm 8,6% -Khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tất cả các mô hình nuôi tôm, tăng về giá trị tuyệt đối và giảm về giá trị tương đối: quảng canh cải tiến là 2,46 triệu đồng/ha chiếm 9,1%, bán thâm canh là 9,95 triệu đồng/ha chiếm 8,0%, thâm canh là 16,62 triệu đồng/ha chiếm 7,1%. -Chi tiền công lao động cho 1ha ao nuôi tôm tăng về giá trị tuyệt đối và giảm về giá trị tương đối: quảng canh cải tiến là 2,27 triệu đồng/ha chiếm 8,3%, bán thâm canh là 8,68 triệu đồng/ha chiếm 7,0%, thâm canh là 13,03 triệu đồng/ha chiếm 5,6%. 3.5.5. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất Qua bảng phân tích kết cấu chi phí sản xuất theo khoản mục giữa các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh Khánh Hòa chúng tôi cũng tính được chi phí trung gian (IC), khấu hao tài sản cố định (KH), tiền công lao động gia đình (CL:trực tiếp và quản lý tính theo giá thuê lao động), tổng chi phí sản xuất (IC+CL+KH) và các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến bán thâm canh và thâm canh (xem bảng49) Bảng 49: Chi phí và kết quả sản xuất của 1 ha ao nuôi tôm sú ở tỉnh Khánh Hòa, năm 1999. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Q/C cải tiến Bán thâm canh Thâm canh 1. Chi phí trung gian (IC) 22,91 107,22 205,89 2. KHTSCĐ (KH) 2,46 9,95 16,62 3. Tiền công lao động gia đình(CL) 1,53 7,25 11,46 4. Tổng chi phí (IC+CL+KH) 26,90 124,42 233,97 5. Giá trị sản xuất (GO) 40,67 204,45 460,28 6. Giá trị gia tăng (VA) 17,76 97,23 254,39 7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 15,30 87,28 237,77 8. Lợi nhuận (Pr) 13,77 80,03 226,31 -Một ha ao nuôi tôm trong 1 năm sẽ tạo ra giá trị sản xuất (Doanh thu) là: 40,67 triệu đồng cho hình thức nuôi quảng canh cải tiến, 204,45 triệu đồng cho hình thức nuôi bán thâm canh va ø460 triệu đồng cho hình thức nuôi thâm canh - Một ha ao nuôi tôm trong 1 năm sẽ tạo ra giá trị gia tăng (VA) là: 17,76 triệu đồng cho hình thức nuôi quảng canh cải tiến, 97,23 triệu đồng cho hình thức nuôi bán thâm canh va ø254,39 triệu đồng cho hình thức nuôi thâm canh - Một ha ao nuôi tôm trong 1 năm sẽ tạo ra giá trị thu nhập hỗn hợp là: 15,30 triệu đồng cho hình thức nuôi quảng canh cải tiến, 87,28 triệu đồng cho hình thức nuôi bán thâm canh va 237,77 triệu đồng cho hình thức nuôi thâm canh -Lợi nhuận trên 1 ha ao nuôi tôm thu được cũng rất cao13,77 triệu đồng cho hình thức nuôi quảng canh cải tiến, 80,03 triệu đồng cho hình thức nuôi bán thâm canh và 226,31 triệu đồng cho hình thức nuôi thâm canh Như vậy lợi nhuận thu được trên 1 ha diện tích mặt nước nuôi theo hình thức thâm canh gấp 2,8 lần bán thâm canh và gấp 16,4 lần quảng canh cải tiến. 3.5.6. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi tôm . Để đánh giá hiệu quả của đồng vốn đầu tư đối với từng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh chúng tôi đã so sánh giữa chi phí sản xuất và kết quả thu được đối với từng mô hình; (với định mức lao động cho hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến là 2 lao động/1ha; bán thâm canh là 3 lao động/ha; thâm canh là 5 lao động/ha). Chúng tôi thu được kết quả qua bảng 50 a/-Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu -Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 177 đồng doanh thu (Giá trị sản xuất) đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 190 đồng doanh thu đối với mô hình bán thâm canh và 224 đồng đối với mô hình thâm canh -Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 151 đồng doanh thu (Giá trị sản xuất) đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 164 đồng doanh thu đối với mô hình bán thâm canh và 197 đồng đối với mô hình thâm canh -1 lao động trong năm tạo ra 20,335 triệu đồng giá trị sản xuất đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 68,15 triệu đồng đối với mô hình bán thâm canh và 115 triệu đồng đối với mô hình thâm canh. Bảng 50: Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi tôm sú ở tỉnh Khánh Hòa, năm 1999. Chỉ tiêu Q/C cải tiến B/thâm canh Thâm canh 1.Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) 1,77 1,90 2,24 -Giá trị sản xuất/tổng chi phí SX, (GO/TC) 1,51 1,64 1,97 -Giá trị sản xuất/1 lao động (GO/LĐ) 20,335 68,15 115,00 2.Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) 0,78 0,91 1,24 -Giá trị gia tăng/tổng chi phí SX,(VA/TC) 0,66 0,78 1,09 -Giá trị gia tăng/1 lao động (VA/LĐ) 8,88 32,41 63,60 3.Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC) 0,67 0,81 1,15 -Thu nhập hỗn hợp/tổng chi phí SX (MI/ TC) 0,57 0,70 1,02 -Thu nhập hỗn hợp/1 lao động (MI/LĐ) 7,65 29,0 59,4 4.Lợi nhuận/ chi phí trung gian (Pr/IC) 0,6 0,75 1,1 -Lợi nhuận/ tổng chi phí SX (Pr/ TC) 0,51 0,64 0,97 -Lợi nhuận/1 lao động (Pr/LĐ) 6,9 26,7 45,2 b/Giá trị gia tăng (VA) -Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được 78 đồng giá trị gia tăng đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 91 đồng đối với mô hình bán thâm canh và 124 đồng đối với mô hình thâm canh -Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 66 đồng giá trị gia tăng đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 78 đồng đối với mô hình bán thâm canh và 109 đồng đối với mô hình thâm canh -1 lao động trong năm tạo ra 8,88 triệu đồng giá trị gia tăng đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 32,41 triệu đồng đối với mô hình bán thâm canh và 63,60 triệu đồng đối với mô hình thâm canh. c/Thu nhập hỗn hợp (MI). -Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 67 đồng thu nhập hỗn hợp đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 81 đồng đối với mô hình bán thâm canh và 115 đồng đối với mô hình thâm canh -Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 57 đồng thu nhập hỗn hợp đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 70 đồng đối với mô hình bán thâm canh và 102 đồng đối với mô hình thâm canh -1 lao động trong năm tạo ra 7,65 triệu đồng thu nhập hỗn hợp đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 29 triệu đồng đối với mô hình bán thâm canh và 59,4 triệu đồng đối với mô hình thâm canh. d/ Lợi nhuận (Pr) Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 60 đồng lợi nhuận đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 75 đồng đối với mô hình bán thâm canh và 110 đồng đối với mô hình thâm canh -Các nông hộ nuôi tôm cứ bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 51 đồng lợi nhuận đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 64 đồng đối với mô hình bán thâm canh và 97 đồng đối với mô hình thâm canh -1 lao động trong năm tạo ra 6,9 triệu đồng lợi nhuận đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; 26,7 triệu đồng đối với mô hình bán thâm canh và 45,2 triệu đồng đối với mô hình thâm canh. . BÀI TẬP KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. Tính một sộ chỉ tiêu kinh tế cho 1 ha ao nuôi trồng thủy sản Bảng 1: Mức độ đầu tư và kết quả thu được theo các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh. Phân tích chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất / ha ao nuôi 2. Bài tập tính khấu hao TSCĐ. Bài số 1: Để phục vụ cho sản xuất tôm giống, xí nghiệp nuôi trồng thủy sản khánh Hòa mua về 05 máy bơm nước,. phẩm) 5. Doanh thu (Giá trị sản xuất), Giá trị gia tăng; Thu nhập hỗn hợp; Lợi nhuận / ha ao nuôi B. Tính chi phí và cơ cấu chi phí cho 1ha ao nuôi 1. Chi phí sản xuất / ha ao nuôi 2. Phân tích chi

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài số:3

    • a/-Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan