Cũng như bao làng quê khác trong khu vực, người dân ở đây lấy nghề nông làm chính, tuy nhiên, vào tháng chạp, họ lại rộn ràng sản xuất các loại hoa giấy dùng trong tín ngưỡng, trang trí
Trang 1Huế - Hoa giấy Thanh tiên
Làng Thanh Tiên cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km về phía Đông - Bắc Cũng như bao làng quê khác trong khu vực, người dân ở đây lấy nghề nông làm chính, tuy nhiên, vào tháng chạp, họ lại rộn ràng sản xuất các loại hoa giấy dùng trong tín ngưỡng, trang trí nhân dịp Tết của người dân xứ Huế Chỉ có khoảng 100 hộ gia đình, nhưng họ là chủ nhân của hàng chục loại hoa giấy phục
vụ cho nhu cầu của người Huế và vùng phụ cận: hoa quỳ, tường vi, hoa lan, hoa chùm, hoa búp, hoa cúc, bông lùng, bông đũa
Hoa giấy tuy đơn giản nhưng lại không dễ làm, bởi ngoài sự khéo tay, người thợ cần phải có sự tài hoa, óc thẩm mỹ mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế Giấy làm hoa do người thợ tự nhuộm bằng những loại màu pha chế từ cây
cỏ Đầu tiên, người thợ cắt giấy ngũ sắc theo hình hoa để tạo cánh, sau đó cắt giấy thiếc bạc hoặc gương thủy tinh để làm nhụy hoa (táng chần), tiếp đến chẻ tre làm cuốn hoa (tăm), cành hoa (chông), cuối cùng ghép chúng lại thành cành hoa (gọi là lên cây)
Trong các sản phẩm của làng hoa Thanh Tiên, bông lùng, bông đũa có thể xem là tác phẩm tạo hình đầy thú vị Bông lùng được làm từ ruột một loài cây thân thảo - cây lùng; bông đũa được vót từ thanh tre thân xơ tua tủa Hoa Thanh Tiên được dùng để cắm trên bàn thờ, trang thờ bổn mạng của nhiều gia đình ở Huế, hoặc
Trang 2trang trí trên vách giữa - tô vẽ, điểm xuyết phần nào cho sự trống trải của ngôi nhà
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thờ cúng hoa giấy đã giảm nhiều, tuy thế, Thanh Tiên vẫn duy trì hoạt động của mình trên quy mô đáng kể Bên cạnh nguồn gốc - giá trị sâu xa về mặt tín ngưỡng trong nếp sống cổ truyền, làng quê này hàng năm vẫn mang lại cho Huế không khí rạo rực; những hình ảnh thật vui mắt trong dịp Tết với những bó hoa sắc màu sặc sỡ cắm trên một thân tre - phần đầu bó bằng rơm hoặc chổi được mang đi rao bán khắp nơi
- Làng chài Thuận An
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km, tọa lạc trên dải đất xung yếu, có tính chiến lược về mặt biển của thủ phủ xứ Đàng Trong và kinh đô Huế, làng chài Thuận An ngày nay bao gồm phần đất của làng Thai Dương Thượng và Hạ - ngôi làng tồn tại hơn 5 thế kỷ và gắn liền với truyền thuyết về
vị nữ thần gốc Chămpa - Thai Dương Phu Nhân
Làng chài Thuận An trải dài theo bờ biển Đông, trước mặt là hệ sinh cảnh
riêng có của dải đất miền Trung - phá Tam Giang, sau lưng là biển Đông, nên ngư nghiệp, từ bao đời vẫn là sinh kế của người dân nơi đây Cũng chính bởi cuộc sống gắn liền với con nước thủy triều, bấp bênh trước sự đe dọa của biển
cả bao la, nên bên cạnh những cung cách, kinh nghiệm ứng xử với môi trường sống qua nhiều thế hệ, những điều kiêng kỵ, công cụ đánh bắt, hay phương
Trang 3thức khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện địa hình người dân làng chài thường có cuộc sống tín ngưỡng phong phú: lễ trình nghề, ăn tết cả, lễ cúng
bến nước, lễ tang cá ngài, cúng phòng long những lễ tiết liên quan nghề
nghiệp và đặc biệt là lễ hội cầu ngư hay còn gọi là đua trải cầu ngư
Cứ “tam niên đáo lệ”, vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngư dân làng chài
Thuận An lại tưng bừng chuẩn bị tổ chức lễ hội cầu ngư, ngoài phần lễ cầu
quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, an cư lạc nghiệp ; phần hội gồm nhiều trò diễn vui nhộn, tái diễn cuộc sống với những hoạt động trên sông nước,
đồng thời cũng chuyển tải ước mơ của cộng đồng đến một vụ mùa bội thu,
cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Thuận An, ngoài là mảnh đất còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, còn là hình ảnh của bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của người Huế và du khách và cũng là địa phương được triều Nguyễn phong tặng bốn chữ “văn
vật danh hương”
- Làng đệm Phò Trạch
Phò Trạch là một làng cổ hình thành từ giữa thế kỷ XV, nay thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, cách Huế khoảng trên 30km về phía Tây Bắc Địa hình nơi đây, ngoài đồng lúa còn có những vùng đất trũng mọc đầy cây cỏ năn, cỏ bàng, là loại
cỏ thân ống, mọc cao có thể lấy về phơi phong, làm thành sợi để đan đệm Đó là loại nghề phụ gắn liền với cư dân làng này, nên tên làng được gọi là làng Phò Trạch đệm
Trang 4Suốt thời chúa Nguyễn đến triều Nguyễn, nông dân làng này đã tranh thủ lúc nông nhàn, sử dụng lao động phụ như đàn bà, trẻ em để đan lát Loại hình sản phẩm quen thuộc là chiếc đệm để trải giường, lót nôi trẻ con và làm giỏ xách đựng hàng hóa, được bán khắp các chợ ở Thừa Thiên Huế
Loại hình sản phẩm đơn điệu, ít thích hợp với xã hội ngày nay, vì thế không còn phát triển như xưa Hiện nay chỉ còn rải rác một ít nhà tiếp tục làm nghề
Từ thế kỷ XIX, nhà thơ Đặng Huy Trứ đã mô tả chiếu đệm làng Phò Trạch với những lời thơ trân trọng, đánh giá:
Thôn xã điền tang nhật dữ thân
Đảm duy Phò Trạch tối triêm tân
Hoàn bồ, hữu ý tứ dân dụng
Sáng tháp tương y quán thế trần (…)
(Nghề làm ruộng, trồng dâu ở nhà quê ngày càng thân thiết Chỉ có chiếu đệm làng Phò Trạch là khéo mới
Cây cỏ năn, cỏ lác mà có ý thức chế biến cũng đủ dùng cho dân
Giường, phản nhờ đó mà coi thường bụi bặm)
Dịch thơ: Nông trang thôn dã trở nên gần,
Đệm làng Phò Trạch khéo và xinh
Cỏ năn, cỏ lác giúp dân dụng
Giường phản quản chi lấm bụi trần
Trang 5Thực hiện chủ trương khôi phục các ngành nghề truyền thống, địa phương tổ chức cho bà con dân làng học tập kiểu đan lát miền Bắc, mở rộng loại hình sản phẩm, như mũ đệm, tấm đệm ngồi…đáp ứng nhu cầu mới của xã hội và duy trì thu nhập kinh tế phụ gia đình của người dân