Huế - Bánh tét làng Chuồn Nổi tiếng từ bao đời nay, không chỉ mọi người dân ở Huế mà còn nhiều người trong cả nước đều biết đến bánh tét làng Chuồn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bánh tét nơi đây, đã đưa hương vị của làng quê ấm áp, hòa cùng niềm vui xuân mới đến với mỗi gia đình. Bánh tét làng Chuồn là nghề truyền thống từ xưa đến nay, từ đời này sang đời khác. Kỹ thuật gói và nấu bánh tét ở làng Chuồn không có gì khác lạ so với nhiều địa phương khác, nhưng bánh tét ở đây lại đặc biệt về vật liệu. Tại làng này, từ xưa đã khoanh vùng khoảng 20 mẫu ruộng để cấy nếp ngon. Đó là loại nếp thơm, gọi tên là nếp Tây và tài khéo làm bánh tét làng Chuồn cũng được thể hiện trong mọi khâu. Trước hết là chọn nếp: nếp ngon đều hạt, giã trắng, sàng kỹ tấm cám, không lẫn gạo hay bông cỏ, hạt cát. Nếp được ngâm kỹ, vút thật sạch, để ráo nước (để bảo đảm giữ bánh được chừng nửa tháng). Lá gói bánh là lá chuối sứ không già lắm, có mặt rộng độ bền chắc. Lạt giang vót mỏng dễ cột chặt làm cho bánh ổn định hình thể, và không thấm nước nhiều làm nhão bánh. Nhụy đậu xanh cũng chọn loại đậu xanh mỡ (loại hạt đậu lớn đều), ngâm vút làm nhụy sống. Mỡ lợn là loại mỡ giấy xắt thỏi dài vuông vức góc cạnh. Tiêu, hành, muối nêm vừa ướp đều trong mỡ, thêm một ít muối trộn đều trong nếp. Khi gói thao tác khéo, để nhụy bánh nằm đúng trung tâm. Đòn bánh gói đẹp giữ vững hình trụ tròn đều, các nuộc lạt buộc khéo đều nhau. Để bánh có màu xanh tự nhiên còn phải bỏ một lượng lá “mật lục” (lá hoang ở bờ bụi có hình thùy, chót lá tóp nhỏ, thân và cành có gai thưa) vào nồi trước khi nấu. Trong quá trình nấu bánh, phải thay nước ít nhất hai lần để khỏi úa màu lá. Giữ lửa đều 12 tiếng làm cho bánh nhừ, giữ được lâu mà hạt nếp vẫn không "sống" trở lại. Tét bánh bằng chỉ hay sợi gấc làm mặt bánh mịn màng phẳng đẹp, sắp khéo vào dĩa trông như những vầng trăng tròn tươi sáng tỏa hương. Khi ăn, ta cảm nhận vị mềm dẻo của bánh, hương thơm dịu của bánh, vị béo bùi của nhụy bánh và vị cay của tiêu hành, thành một vị tổng hòa thơm ngon, hấp dẫn. Với hương vị riêng, mang đậm nét văn hóa dân tộc, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người dân Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung. - Chạm khảm Mỹ Xuyên Trong các nghề thủ công tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế phải kể đến nghề chạm khắc gỗ làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về phía Bắc. Đó là một ngôi làng được hình thành khá sớm so với xứ Đàng Trong (vào khoảng giữa thế kỷ XV). Ở đây có nghề chạm khắc gỗ khá nổi tiếng. Theo gia phả họ Nguyễn Văn ở làng Mỹ Xuyên, nghề này có mặt tại đây vào thế kỷ XIX do Nguyễn Văn Thọ (truyền nhân xuất sắc của ông Trần Văn Cao nổi tiếng về nghề mộc, chạm khắc phục vụ triều đình) vốn gốc người Thanh Hóa vào lập gia đình tại làng Mỹ Xuyên và truyền nghề lại cho dân làng. Từ đó về sau, nghề chạm khắc gỗ với đội ngũ thợ điêu khắc ngày càng phát triển. Điêu khắc gỗ ở Mỹ Xuyên mang nét đặc trưng trong kiến trúc Huế; thể hiện giá trị mỹ thuật với kỹ xảo nghề nghiệp, trình độ chạm khắc và sự phối hợp thuần thục với cảm quan thẩm mỹ được thông qua đôi tay người thợ bằng những chiếc đục tạo nên trên các chất liệu bằng gỗ. Nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên chiếm vị trí và có giá trị khá cao về trang trí nên có nhiều dạng khác nhau như chạm lộng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm lồng, chạm chấm phá, chạm cạn, chạm sâu, nét trầm phù, chạm khảm. Nó đã điểm tô, tạo nét thẩm mỹ, thượng lưu hóa, trang trọng hóa sản phẩm của nghề chạm khắc. Ở đây không chỉ phổ biến dạng điêu khắc tượng tròn mà còn chạm khắc gỗ dưới dạng phù điêu rất phong phú thể hiện trong các công trình kiến trúc nổi tiếng trong các điện của kinh thành Huế, trên các tường, vách đố bảng, kèo, đòn tay của ngôi nhà rường và trên những đồ dùng sinh hoạt như bàn ghế, tủ, giường theo phong cách thể hiện tính độc đáo, đặc thù của văn hóa Huế. - Đan lát Bao la Bao La là một làng quê nổi tiếng với nghề đan lát sản phẩm tre, chế tác đồ dân dụng trong nhà như thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong, nia…Làng chính nay ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền ven bờ Bắc trung lưu sông Bồ. Từ thời chúa Nguyễn thêm một phường Bao La mới lại phát sinh, nay là thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm ven bờ Nam phá Tam Giang. Do cùng nguồn gốc, nên cả hai nơi đều có nghề đan lát sản phẩm tre. Dưới thời phong kiến, Bao La là nơi cung cấp chủ yếu sản phẩm gia dụng bằng tre của dân Thừa Thiên Huế. Từ chiếc rá vo gạo, đến loại rổ rửa rau, đựng cá đến các loại giần sàng của nghề xay xát, nong nia để phơi phong nông sản, thủy sản cũng như chiếc nôi trẻ con, chiếc giường, cái chõng, với kỹ thuật đan lát khéo léo và giá cả thích hợp với túi tiền kiệm ước của nhân dân. Đây là một nghề phụ thu hút mọi lứa tuổi lao động trong gia đình thôn xóm. Người khỏe mạnh tìm mua, đốn vác tre, kết bè đưa về làng. Người già cưa tre, chẻ nan, vót lạt, trẻ em đan lát, phụ nữ gánh sản phẩm tỏa đi khắp các chợ ở làng quê, thị trấn. Nhưng từ sau 1985, sản phẩm nhựa từ các thành phố lớn tràn ngập nông thôn, đã chiếm lĩnh thị trường, làm thu hẹp nghề đan lát Bao La. Trong định hướng khôi phục ngành nghề truyền thống, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức cho người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát các sản phẩm mới, thích hợp với nhu cầu thị hiếu xã hội như lẵng đơm hoa, lẵng trang trí, các loại giá treo đèn trang trí…Dân nghề đan lát Bao La đang nỗ lực tiếp cận kỹ thuật mới, để làm cho làng nghề tiếp tục phát triển. - Gốm Phước tích Đi từ phía Bắc vào hay trong Nam ra, trên tuyến Quốc lộ 1A đến ngã ba chợ Mỹ Chánh, theo Quốc lộ 49 khoảng 800m, qua cầu Phước Tích rẽ tay phải là đến làng Phước Tích. Làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập vào năm 1470 và nổi danh khắp kinh thành Huế về nghề gốm. Nghề gốm ở Phước Tích đã có bề dày hơn 500 năm tuổi, từng là vật phẩm tiến vua, từng nuôi sống bao thế hệ người dân ở ngôi làng bé nhỏ nép mình bên dòng Ô Lâu trong xanh, hiền hòa. Cụ Nguyễn Duy Mai - một trong 15 nghệ nhân còn sót lại của làng kể: "Gốm Phước Tích từng là một đặc sản nổi tiếng khắp miền Trung. Không chỉ sản xuất dưới dạng các loại gia dụng như trách, chậu, om, niêu, ấm, tộ, cối tiêu, bình vôi, chum, ghè, thạp, thống . gốm Phước Tích còn được trưng dụng trong hoàng cung triều Nguyễn với nhiều cổ vật tinh xảo một thời, đến nay còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế". Cũng theo lời cụ Mai, thời hoàng kim của nghề gắn chặt với thời điểm làng thành lập. Trong làng có cả thảy 12 lò sấp, lò ngửa chẳng bao giờ tắt khói. Sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ đến đó. Dưới sông, trên bờ ngược xuôi tấp nập tàu thuyền đưa gốm của làng đến tận Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quy Nhơn Chất liệu chính của sản phẩm gốm Phước Tích khai thác ở vùng Diên Khánh (Quảng Trị), đất sét - người thợ thường gọi là kẻ được chia thành nhiều loại: kẻ tốt, kẻ màu Trong quy trình sản xuất gốm, kẻ tốt được dùng để sản xuất những sản phẩm có thành mỏng, hình khối lớn, kẻ màu dùng làm những đồ vật không yêu cầu về mặt ngoại hình. Sản phẩm gốm, qua các công đoạn làm đất, chuốt, làm nguội với sự hỗ trợ của các công cụ: thêu, nề đất, bàn chuốt, bàn xên, gót chân, vòng vá nhắm, dợ sát, trang, cái lù, tre dồn và nung trong những dạng lò sấp hay lò ngửa. Đôi tay của người thợ Phước Tích cho ra đời nhiều sản phẩm từ hàng trăm năm nay có mặt trong mọi gia đình Huế dưới dạng các loại đồ đựng như: lu, hông, ảng, hủ, độc, trình, thống ; các loại đồ nấu như om, siêu, nồi, ấm; dụng cụ sinh hoạt khác như: bình vôi, bình hoa, dĩa dầu chuồng ; hay chiếc oa ngự dụng (om ngự) dùng trong buổi ngự thiện của nhà vua mà dân gian thường gọi là om cồi luôn là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Cồn Dương. Ngày nay, trước sự cạnh tranh của hàng nhựa công nghiệp, trên những gian hàng xén của làng quê miền Trung đã vắng dần hình ảnh thân quen của mặt hàng độc Phước Tích. Tuy nhiên, Phước Tích vẫn là ngôi làng được nhiều người biết đến, bởi sản phẩm thủ công của họ vẫn là vật gần gũi với mọi người trong một thời gian dài và cả trong ký ức. . Huế - Bánh tét làng Chuồn Nổi tiếng từ bao đời nay, không chỉ mọi người dân ở Huế mà còn nhiều người trong cả nước đều biết đến bánh tét làng Chuồn ở xã Phú An, huyện. Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bánh tét nơi đây, đã đưa hương vị của làng quê ấm áp, hòa cùng niềm vui xuân mới đến với mỗi gia đình. Bánh tét làng Chuồn là nghề truyền thống từ xưa đến nay, từ. sang đời khác. Kỹ thuật gói và nấu bánh tét ở làng Chuồn không có gì khác lạ so với nhiều địa phương khác, nhưng bánh tét ở đây lại đặc biệt về vật liệu. Tại làng này, từ xưa đã khoanh vùng khoảng