Hà Tây - Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ Làng nghề thủ công Chuôn Ngọ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây. Ðây là cái nôi của một môn nghệ thuật tinh hoa của Việt nam: nghề khảm trai. Sự tinh tế và lòng say mê nghề đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của người dân nơi đây và được truyền từ đời này qua đời khác. Ông Trương Công Thành chính là ông tổ của nghề này. Dưới triều Lý, ông là một người có văn võ song toàn và từng tham gia vào độị quân của Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân xâm lược và nhiều lần được phong thưởng. Sau khi rời quân đội, ông đã dành cả phần đời còn lại để nghiên cứu, tìm hiểu và học nghề khảm trai. Gia tài mà Trương Công Thành để lại và còn tồn tại đến ngày nay đó là nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ. Sản phẩm của ba nghệ nhân của làng Chuôn Ngọ đã được trao huy chương vàng. Họ là những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo, con mắt mỹ thuật tinh tế và bộ óc đầy sáng tạo. Họ là hiện thân của câu nói: "Những nghệ nhân khảm trai dường như nhập hồn mình vào trong mỗi tác phẩm". Trong đền thờ Thành Hoàng Làng bên cạnh bụi tre hàng trăm năm tuổi có một bức hoành phi trên đó có khắc dòng chữ được tạm dịch là: "Người dân làng Ngọ luôn biết ơn mảnh đất thiêng liêng này đã cho dân làng cuộc sống thịnh vượng nhờ có nghề truyền thống của tổ tiên và nguyện sẽ phát triển nó mãi mãi ". Nguyễn Thuyết Trình, một nghệ nhân đạt huy chương vàng nói: "Trước đây, hầu hết những sản phẩm của làng là khảm trai trên các khay trà trong triều đình và khảm trên những chiếc bàn tiệc của vua, chúa và hoàng hậu. "Chiếc khay khảm trai được đặt trên những chiếc sập khảm trai là những biểu tượng cho sự sang trọng và có địa vị" và chỉ những người giàu có và các nhà nho mới có được những vật đó. Khảm trai còn được sử dụng trong những ngôi nhà xây dựng theo kiến trúc cổ: họ đã khảm cừ lên những vòm mái với những viên ngói màu xanh của hoàng thành.".Chuôn là làng đầu tiên làm nghề khảm trai và được khách hàng tín nhiệm bởi chất lượng sản phẩm. Bên cạnh là làng Ngọ Hà nổi tiếng với nghề sơn mài. Hai cái tên của hai làng nghề này gắn với nhau tượng trưng cho một Chuyên Mỹ. Khi nhắc đến Chuôn Ngọ, bạn không thể không nhắc đến bảy làng nghề của xã. Nghề khảm trai đã đưa làng thoát khỏi cảnh nghèo nàn và có nhiều hộ gia đình được coi là "giàu có". Người nào vẽ hoa đẹp, khâu hoa khéo, khi dệt lên thành hàng hoa rất đẹp giống hoa thật, khách hàng rất ưa chuộng, dệt không kịp bán. Với cách cài hoa trên, bất cứ vẽ hoa gì, hình gì, chữ gì các nghệ nhân Vạn Phúc đều làm được. Trước kia, khi chưa có máy zắc-ca mà các nghệ nhân Vạn Phúc đã khâu hoa và vẽ hoa được rất điêu luyện và tinh tế. Hiện nay, máy zắc-ca cũng chỉ cài hoa bằng các tông đục lỗ để móc kim kéo go lên thành hoa, vẫn là nguyên lý cài hoa của các bậc tiền nhân từ trăm năm nay, chỉ khác là không có người kéo hoa như xưa. - Làng nghề làm chăn gối đệm bông Thôn Tiền Phong (xã Trát Cầu, huyện Thường Tín) là làng nghề thuộc đất trăm nghề Hà Tây. Dọc theo quốc lộ 1 tới cây số 18, qua ga Thường Tín rẽ phải, vượt qua cầu Chiếc, đi một thôi đường nữa là tới làng. Trát Cầu nằm bên bờ sông Nhuệ, là làng quê trù phú, sung túc vì có nghề phụ truyền thống, quanh năm không hết việc. Trát Cầu chuyên làm mặt hàng chăn, gối, đệm bằng bông thiên nhiên, bông gạo, bông gòn. Nhà nào cũng biết nghề. Khắp làng rộn ràng tiếng máy cào, làm ra những tựa bông dài nõn nà, trắng xốp như hoa tuyết. Làm ra một chiếc chăn bông loại tốt phải mất khá nhiều sức lực, phải qua 20 công đoạn mới thành được một tấm chăm đắp cho bạn trong mùa đông giá buốt. Ðầu tiên, người ta dùng máy thủ công để tách hạt và hoa bông, sau đó dùng dây cung để bật cho những sợi bông tơi thành những tựa bông dài. Lại dùng cung lải cho mặt chăn trải dài, rộng hẹp theo cữ chăn, nhưng phải làm quá mỗi chiều 20 phân để gấp bìa. Lải xong lại phải teng mặt cho lớp lông tơ bên trên thật mịn và xốp. Công đoạn dùng sợi để mạng thành 4 cấp mới là công việc đòi hỏi khéo tay và kĩ thuật cao. Chỉ cần những hạt sợi mảnh mà không cần vải xô trần. Sau khi hoàn thành công đoạn này phải dùng bàn xoa bằng gỗ da du có mặt hơi gai để ngọn bông quyện với sợi mạng. Mặt sau mền bông cũng phải lải, gấp bìa, mạng sợi, xoa rồi mới lồng vải hoa hoặc satanh màu mỏng để làm vỏ. Cuối cùng là chần chăn theo lối quả trám hoặc theo các họa tiết trang trí. Một chiếc chăn bông làm đúng các quy trình truyền thống, bạn có thể dùng vài chục năm mới phải bật lại. - Làng nghề làm quạt giấy vác Hỡi cô thắt dải bao xanh Có về Canh Hoạch với anh thì về Canh Hoạch ít ruộng nhiều nghề Yêu nghề quạt giấy hay nghề đan khua? (Ca dao) Theo quốc lộ 22 Hà Nội - Hòa Bình, đoạn từ thị xã Hà Đông đi Vân Đình, tới cây số 19 là địa phận làng Canh Hoạch (hay làng Vác). Đây là một làng cổ, hình thành sớm trong lịch sử, nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Tây. Làng nằm ngay ven ngã tư đường, nơi có dãy phố gọi tên là ngã tư Vác hay phố Vác, buôn bán khá sầm uất. Quạt Vác bền đẹp, khi quạt có nhiều gió. Nan cứng không mọt, phết bằng nước cậy tốt, dính, nhẹ, giấy dó thủ công rất mịn và dai nên ngày càng có uy tín, được tiêu thụ mạnh. Nghề làm quạt ở Vác (Canh Hoạch) do đó ngày càng phát triển. Người làng Vác không chỉ duy trì từ nghề mà còn đưa quạt giấy lên tới đỉnh cao bậc nhất ở Việt Nam. Bắt đầu xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX - cách đây khoảng 140 - 150 năm - do Mai Đức Siêu là người đầu tiên khởi nghiệp, sau được coi là ông Tổ nghề quạt của làng. Những năm đầu, người ta làm quạt giấy rất đơn giản, năng suất thấp. Về sau, kỹ thuật làm quạt Vác nhiều lần cải tiến, nâng cao, dần dần trở nên tinh xảo và năng suất cao hơn nhiều so với trước. Lúc đầu, chiếc quạt được làm rất mộc mạc. Sau cải tiến dần và trở thành cả một chủng loại với mấy chục loại quạt quý, quạt kỷ, quạt thường khác nhau. Nan quạt lúc đầu dùng tre, về sau dùng cả ngà, sừng, đồi mồi, xương. Từ quạt phất bằng giấy, sau dùng cả lụa, the, gấm Thợ Vác từ chỗ chỉ sản xuất quạt bán quanh vùng quê mình, đã tiến lên làm hàng loạt quạt kỷ, quạt quý xuất khẩu và dự các cuộc đấu xảo, hội chợ ở Hà Nội và ở Pa-ri (Pháp) vào những năm 30 đầu thế kỷ. Năm 1978, quạt châm kim Vác đã gửi tặng Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên Thế giới tổ chức tại La Ha-ba-na (Cu Ba) Kỹ thuật châm kim trên quạt do thợ làm quạt ở làng Canh Hoạch sáng tạo ra. Đây là một thủ pháp kỹ thuật phức tạp và độc đáo. Từ xưa tới nay chưa thấy có những kiểu quạt châm kim nào ở nước ngoài. Quạt châm kim chỉ mới thấy có ở Việt Nam. Mà ở Việt Nam cũng chỉ có làng Canh Hoạch sử dụng kỹ thuật châm kim tạo hình và hoa văn trên quạt giấy một cách khéo léo mà thôi. Tác giả Phong Châu miêu tả về nghệ thuật quạt châm kim do bàn tay tài hoa của thợ quạt Vác như sau: " Nghệ thuật châm kim độc đáo này ít nơi sánh kịp. Hoa văn châm kim đối xứng đều đặn Đề tài châm kim khá phong phú. Bạn muốn tặng ai, nhân dịp gì xin cứ yêu cầu, người làm quạt sẽ châm kim thích hợp. Bạn trẻ thường thích đề tài "cành hồng con bướm", "Cành nho, con sóc" " Nghệ thuật, kỹ thuật đạt tới mức ấy, mà sản lượng quạt sản xuất hàng năm của thợ quạt Vác vẫn rất cao. Chẳng hạn số lượng quạt Vác tiêu thụ được trước cách mạng tháng Tám là khoảng 3 triệu chiếc/năm. Sau năm 1945, thị trường thu hẹp, số lượng quạt có giảm sút, nhưng cũng tiêu thụ được khoảng 1 triệu chiếc/năm. Những năm 1954 - 1979, trung bình mỗi năm làng Vác bán được chừng từ 1 triệu rưỡi đên 2 triệu chiếc quạt. Và từ năm 1980 trở đi, số quạt bán ra mỗi năm đều trên 2 triệu chiếc. . Hà Tây - Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ Làng nghề thủ công Chuôn Ngọ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây. Ðây là cái nôi của một môn nghệ thuật tinh hoa của Việt nam: nghề khảm trai. Sự. tìm hiểu và học nghề khảm trai. Gia tài mà Trương Công Thành để lại và còn tồn tại đến ngày nay đó là nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ. Sản phẩm của ba nghệ nhân của làng Chuôn Ngọ đã được trao. thành." .Chuôn là làng đầu tiên làm nghề khảm trai và được khách hàng tín nhiệm bởi chất lượng sản phẩm. Bên cạnh là làng Ngọ Hà nổi tiếng với nghề sơn mài. Hai cái tên của hai làng nghề này