Với trí thông minh, mày mò, chỉ sau 2 năm, Khánh Ký đã ăn cắp được nghề ảnh của người Hoa và mở hiệu ảnh Khánh Ký tại phố Hàng Da, cạnh tranh với hiệu Du Chương.. Không những thế ông còn
Trang 1- Làng nhiếp ảnh Lai xá
Trong số cả ngàn ngôi làng Việt, có một làng nghề khá độc đáo – làng nhiếp ảnh Lai Xá Có thể nói nghề chụp ảnh ở Việt Nam "phát tích" từ chính làng này Không những thế, Lai Xá còn cống hiến cho đất nước, dân tộc nhiều nhà văn hoá, khoa học, giáo dục nổi tiếng
Lai Xá thuộc xã Kim Chung (Hoài Đức – Hà Tây) Làng có 5 xóm và một khu phố, thường vẫn gọi là Phố Lai Cụ Đặng Văn Tích – chiến sĩ quyết tử của Thủ đô Hà Nội (tháng 12/1946), tham gia đoàn quân tự vệ thành Hoàng Diệu, rồi sau này trở thành cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, giờ đã nghỉ hưu là người con Lai Xá cho biết: “Những cư dân đầu tiên đến Lai Xá là nghĩa binh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị thương tật, già yếu không muốn về quê hương bản quán nên đã ở lại sinh cơ lập nghiệp” Như vậy, ít ra làng Lai Xá đã có ngót 2.000 năm tuổi Cũng theo các thư tịch cổ, năm 300 làng Lai Xá có tên Việt cổ là
Kẻ Sai, sau quan tri phủ Quốc Oai đã đổi từ Kẻ Sai thành Lai Xá Chữ “Lai” là
từ mượn trong điển tích “Chuyện lão Lai” của Trung Quốc Lão Lai tuy đã ở độ tuổi ngoài “thất thập” nhưng sống rất có hiếu nghĩa với cha mẹ già Để làm vui lòng bậc sinh thành, lão mặc quần áo xanh đỏ, giả làm con trẻ nhảy múa, ôm cổ chân cha mẹ như con nít, cốt để cha mẹ sống lại những giây phút thời thanh xuân Còn chữ “Xá” nghĩa là xóm làng Lai Xá được hiểu là quê hương của những tấm lòng nhân – nghĩa – hiếu – thảo
Trang 2Trở lại với nghề ảnh của Lai Xá Năm Ất Sửu (1865), cụ Đỗ Huy Trứ được triều Nguyễn cử đi sứ Trung Quốc Ông đến Hương Cảng với nhiệm vụ nghe ngóng thái độ của các nước phương Tây với nước ta Thấy kỹ thuật nhiếp ảnh của người Anh được ưa chuộng, ông bèn chụp thử 2 bức chân dung 2 năm sau,
cụ lại được cử đi sứ Trung Quốc với nhiệm vụ mua sắm vũ khí Nhân thể, cụ thuê một người Tầu tên là Dương Khải Trí mua các dụng cụ, máy móc về nhiếp ảnh và học cách chụp ảnh Về nước, nhằm ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1869), cụ khai trương hiệu ảnh Lạc Sinh công điếm ở phố Thanh Hà (nay là phố Ngõ Gạch – Hà Nội) gần kề Ô Quan Chưởng Hiệu ảnh có tên Cảm Hiếu Đường Có thể coi đây là sự kiện, niên đại khai sinh nhiếp ảnh Việt Nam Tuy nhiên Cảm Hiếu Đường chỉ tồn tại được 4 năm, bởi năm 1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, cụ Đặng phải dời Hà Nội đi về các vùng rừng núi cùng lãnh tụ nghĩa quân Hoàng Kế Viêm chống Pháp rồi qua đời Nhiếp ảnh Việt Nam vừa khai sinh đã thui chột Năm 1890, tròn 16 tuổi, Nguyễn Đình Khánh được chú ruột đỡ đầu, cho ra Hà Nội học nghề ảnh tại hiệu Du Chương của người Hoa Đây có lẽ cũng
là hiệu ảnh duy nhất lúc đó, đặt tại phố Hàng Bồ Với trí thông minh, mày mò, chỉ sau 2 năm, Khánh Ký đã ăn cắp được nghề ảnh của người Hoa và mở hiệu ảnh Khánh Ký tại phố Hàng Da, cạnh tranh với hiệu Du Chương Không những thế ông còn về Lai Xá truyền nghề cho cả làng, trở thành ông tổ làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá Từ đây, nghề nhiếp ảnh phát triển ra khắp Hà Nội và toàn cõi Việt Nam Lai Xá cũng là làng nghề nhiếp ảnh truyền thống duy nhất ở Việt Nam Khánh Ký trở thành một trong 4 danh nhân nhiếp ảnh có tên trong Bách khoa
Trang 3thư Việt Nam gồm Đặng Huy Trứ, Khánh Ký, Võ An Ninh và Đinh Đăng Định Công lao lớn nhất của Khánh Ký là biến một nghề ngoại nhập trở thành nghề truyền thống của làng Ngoài ra, Khánh Ký đã thực hiện thành công ý tưởng của mình là đưa nghề nhiếp ảnh tới mọi miền đất nước Học trò của Khánh Ký rải khắp đất nước để mở hiệu, thậm chí còn đi làm ăn bằng nghề ảnh ở Lào,
Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Pháp, Đức Khi ở Pháp, Khánh Ký đã mở hiệu ảnh ở đại lộ Malssherbe (Paris) Năm 1913, Raymond Poincare’trúng cử Tổng thống Pháp Trong số hàng trăm tay máy ở Paris chụp chân dung Tổng thống có Khánh Ký Bức ảnh do ông chụp được Tổng thống đánh giá là đẹp nhất, được báo chí Pháp đăng tải đồng loạt đặc biệt được đưa ra trang bìa báo Lllus tration
Sau khi Khánh Ký sang Pháp, ông đã kịp truyền nghề ảnh cho nhiều người làng Lai Xá Từ đó người Lai Xá đã khai trương các cửa hiệu ảnh lớn ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Đông, Sơn Tây, Uông Bí, Sapa Từ năm 1920 – 1935,
có tới 18 hiệu ảnh do người Lai Xá đứng đầu mọc lên ở khắp Việt Nam Con em Lai Xá đi học nghề ảnh ngày càng nhiều Ai chưa đủ tiềm lực mở hiệu thì đi làm thuê cho các tiệm ảnh lớn rồi khi có tiền sẽ mở hiệu ảnh của riêng mình Những năm 40, 50 của thế kỷ trước, Hà Nội có trên 40 hiệu ảnh thì người làng Lai Xá nắm 33 hiệu với những tên hiệu vào loại nổi nhất Hà Thành như Kim Lai, Mỹ Lai, Vạn Hoa, Thủ đô ảnh viện, Central, Aubella, Duy Tân Sài Gòn cũng có 33 hiệu của người Lai Xá Ngoài ra, các tiệm ảnh Lai Xá còn có mặt ở vùng Đông Bắc (Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai ) cho đến Đồng bằng sông
Trang 4Cửu Long Dường như ở tỉnh thành nào cũng có vài ba hiệu ảnh của người Lai
Xá Thậm chí ở Sài Gòn người ta thống kê được tới 80% tiệm ảnh do người Lai
Xá mở
Đất nước đã bước sang thế kỷ 21 Nếu kể từ khi Khánh Ký mở hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Thành thì nhiếp ảnh Việt Nam đã có lịch sử xuyên 3 thế kỷ Nghề ảnh giờ đã hiện đại hơn nhiều so với “kỹ thuật buồng tối” thế kỷ 19 Trên nước Việt
ta cũng có biết bao làng nghề thăng trầm, mai một theo thời gian, theo sự hiện đại hoá của khoa học công nghệ Nhưng làng nhiếp ảnh Lai Xá vẫn còn đó, trường tồn qua năm tháng Những người con của Lai Xá đi khắp nơi mở hiệu ảnh, nhưng cứ ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm họ lại về dự hội làng, để tưởng nhớ, suy tôn nghề nghiệp tổ tông để lại Ngay ở làng Lai Xá vẫn còn một phố ảnh mang tên Phố Lai Vâng, đây đúng nghĩa là một làng nghề “độc nhất” Việt Nam
Hà Tây - Làng thêu Quất Động
Quất Động thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây Làng có nghề thêu và trở thành một trung tâm thêu của Hà Đông cũ và của cả nước từ giữa thế kỷ XVII do Lê Công Hành truyền dạy nghề Như vậy, nghề thêu ở Quất Động đã có khoảng 500 năm nay Xưa kia, thợ Quất Động cũng như thợ thêu các nơi chỉ làm các loại nghi môn, câu đối, trướng và các loại khăn chầu, áo ngự của vua chúa Kỹ thuật thêu cũng đơn giản, màu sắc chưa thật phong phú như ngày nay Mãi đến đầu thế kỷ
XX, nghề thêu mới tiến thêm một bước mới, do có nguyên vật liệu nhập ngoại,
Trang 5như các loại chỉ và màu công nghiệp của phương Tây Theo năm tháng, nghề thêu tiến triển và có bước ngoặt quan trọng, nhiều loại sản phẩm thêu thủ công đã đạt chất lượng và mỹ thuật cao
Thợ thêu Quất Động và thợ thêu nói chung là những người thợ khéo tay có con mắt thẩm mỹ và hết sức cần cù, tỉ mỷ Những đức tính ấy, năng khiếu ấy là yêu cầu cơ bản đối với mỗi người thợ thêu để có thể tạo ra các sản phẩm tinh tế, hòa hợp màu sắc và hoa văn trên nền lụa, vải Bàn tay thợ thêu Quất Động rất khéo, chỉ cần vẽ phác những đường mẫu trên vải bằng phấn mờ, người thợ cầm kim thêu từng mũi, từng mũi dần dần hiện lên sinh động những hình tượng hoa lá, chim muông, mây nước với màu sắc tinh tế như một bức tranh vậy
Trong kỹ thuật thêu, khó nhất vẫn là thêu đường lượn, đường viền các khối hình, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng Ở những tay thợ giỏi, trên sản phẩm thêu bao giờ cũng bảo đảm yêu cầu rất nghiêm ngặt, chân mũi chỉ đều đặn, cánh chỉ như quyện lấy nhau, không một lỗi chân chỉ hay trái canh Đường thêu càng mềm mại, chân chỉ càng lẩn thì sản phẩm càng mỹ thuật Một số nghệ nhân của ta còn thêu được những tác phẩm nghệ thuật, những bức thêu truyền thần và sáng tạo những sản phẩm theo mẫu mới Đó là các tranh thêu: bức tranh phiên bản "Nụ cười Phục Hưng của "Lê-ô-nađờ Vanh-xi" "Nhà Bác Hồ ở Kim Liên", "Chùa Một Cột", "Chân dung Bác Hồ"
Công cụ dùng trong nghề thêu khá đơn giản Các thợ thêu chỉ sử dụng một số thứ vật liệu ở mức tối thiểu:
Trang 6- Kim thêu
- Khung thêu các cỡ, kiểu tròn và kiểu chữ nhật
- Kéo, thước, bút lông, phấn mỡ
- Chỉ thêu các màu
- Vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa )
Với đôi bàn tay khéo léo và bộ óc sáng tạo của người thợ thêu, người Quất Động đã làm ra nhiều sản phẩm, từ các mẫu truyền thống đến các mẫu hiện đại Hàng thêu Quất Động đã từng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, hiện nay vẫn chiếm được cảm tình và tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước