1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

làng nghề truyền thống Hà Tây - Làng nghề cót nan Văn Khê pot

7 642 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 138,98 KB

Nội dung

Hà Tây - Làng nghề cót nan Văn Khê Người dân làng Văn Khê giờ đây không còn nhớ chính xác vùng quê mình có nghề đan lát tự bao giờ. Sử dụng nguyên liệu sẵn có là tre nứa tại địa phương, các hộ đua nhau đan nát từ rổ rá, nong nia đến cót nan. Ban đầu chỉ phục vụ cho một số chợ của xã, sau bán ra các chợ quanh vùng. Do nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng lớn, sản phẩm rổ rá và nong nan của Văn Khê được đưa đi các chợ lớn và chuyển đi nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang Ở Văn Khê đã hình thành một số chủ hộ đứng ra thu mua gom của các hộ trong thôn đưa đi các chợ lớn tiêu thụ. Đây là nghề làm được quanh năm phù hợp với nhiều đối tượng, tạo ra thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong làng. Cùng với Văn Khê, số làng nghề cót nan được công nhận là 04 làng TT Tên làng Địa chỉ Điện thoại Số lao động làm nghề 1 Làng nghề cót nan Thế Trụ Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai 034 843 274 1 384 người 2 Làng nghề cót nan Trại Ro Xã Tuyết Nghĩa- Huyện Quốc Oai 034 843 280 633 người 3 Làng nghề cót nan Văn Khê Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai 034 843 274 1 526 người 4 Làng nghề cót nan Văn Quang Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai 034 843 274 1 712 người Hà Tây - Làng nghề đan cỏ tế thôn Lưu Thượng Nghề đan cỏ guột tế là nghề truyền thồng của thôn Lưu Thượng. Nghề đã thu hút khá đông lao động và đang là nghề chính của thôn. Hiện nay sản phẩm guột tế đã được đa dạng hoá với hàng ngàn mẫu mã khác nhau như bàn ghế, giường tủ, vali, lẵng hoa, khay đựng trái cây. Bằng sự nhạy bén trước cơ chế thị trường cộng thêm chất lượng sản phẩm tốt, bền đẹp vì vậy hàng guốc tế không những được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần vào vịêc cải thiện nâng cao đời sống cho người dân trong thôn. Cùng với Lưu Thượng, số làng nghề đan cỏ tế được công nhận là 08 làng: TT Tên làng Địa chỉ Điện thoại Số lao động làm nghề 1 Làng nghề đan cỏ tế Đường Xã Phú Túc- 034 788 326 247 người La Huyện Phú Xuyên 2 Làng nghề đan cỏ tế Hoàng Xá Xã Phú Túc- Huyện Phú Xuyên 034 788 326 327 người 3 Làng nghề đan cỏ tế Lưu Động Xã Phú Túc- Huyện Phú Xuyên 034 788 326 682 người 4 Làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng Xã Phú Túc- Huyện Phú Xuyên 034 788 326 1025 người 5 Làng nghề đan cỏ tế Lưu Xá Xã Phú Túc- Huyện Phú Xuyên 034 788 326 656 người 6 Làng nghề đan cỏ tế Phú Túc Xã Phú Túc- Huyện Phú Xuyên 034 788 326 396 người 7 Làng nghề đan cỏ tế Tư Sản Xã Phú Túc- Huyện Phú 034 788 326 782 người Xuyên 8 Làng nghề đan cỏ tế Trình Viên Xã Phú Túc- Huyện Phú Xuyên 034 788 326 396 người Hà Tây - Làng nghề Dư Dụ Những hình tượng Phật Di Lạc, tượng tiên nữ, tượng phù điêu là những biểu tượng mang lại sự yên ấm, thanh bình, chút ngộ nghĩnh đáng yêu của những bức tượng con giống với những đường nét chạm khắc thật công phu, tỉ mỉ và có cả cái hồn được thổi vào từ bàn tay tài hoa của người thợ điêu khắc. Đó là những sản phẩm làm nên sự hấp dẫn của điểm du lịch làng nghề Dư Dụ. Trên tuyến quốc lộ 21B cách thị xã Hà Đông chừng 10 km, tới lối rẽ trái chỉ 4 km là địa phận xã Thanh Thùy (Thanh Oai), nơi có làng nghề truyền thống điêu khắc Dư Dụ. Đến Dư Dụ, lắng tai nghe, lọc qua tiếng xe cộ qua lại tấp nập sẽ thấy tiếng rộn ràng của nhát đục, nhát gõ và âm thanh của tiếng cưa, xẻ gỗ, đồng thời sẽ cảm nhận được mùi gỗ mới, mùi của nước sơn Dù trời nắng hay mưa, dẫu là cái lạnh của mùa đông hay cái nóng bức giữa trưa hè thì người thợ điêu khắc làng Dư Dụ vẫn thoăn thoắt tay đưa đục, làm ra những sản phẩm để trưng bày, trang trí cho không gian, nội thất. Xu thế hiện nay ở nông thôn hay thành thị người dân đều có thú chơi trưng bày những biểu tượng của sự yên vui, may mắn đó là hình tượng ông Phúc, Lộc, Thọ, Phật Di Lạc Những sản phẩm ấy được làm ra bởi những con người rất đỗi bình dị, họ chuyên cần làm công việc đòi hỏi sự khéo léo trong từng chi tiết. Nào là những đường lượn cho cái bụng ấm no của ông Di Lạc, vừa căng tròn lại thêm cái miệng cười tươi rất yêu đời, là gương mặt hiền từ và cái tai trường thọ của đức Thích Ca Mâu Ni Trên từng thớ gỗ người thợ bố trí sao cho những đường vân của khối gỗ được rơi vào đúng những điểm đặc biệt để nhấn mạnh ý nghĩa, vừa tạo sự phù hợp vừa mang nét độc đáo. Những tác phẩm điêu khắc này được làm ra không hề qua khuôn đúc mà trông như từ những tấm khuôn in vành vạnh. Được như vậy là do kỹ năng nghề đã thật nhuần nhuyễn của đôi bàn tay khéo léo của người thợ nơi đây. Đứng trước mẫu sản phẩm mới đến với người thợ làng Dư Dụ là điều dễ “như trở bàn tay” bởi cái căn cơ của nghề thấm vào tiềm thức họ. Vào thăm gian trưng bày sản phẩm của mỗi cơ sở sản xuất ở Dư Dụ sẽ thấy những mẫu mã rất đa dạng và phong phú. Từ những mảnh gỗ nhỏ, thô kệch, bình thường chỉ như củi đun bếp, nhưng khi đặt vào bàn tay và khối óc người thợ Dư Dụ, mảnh gỗ ấy đã trở thành một sản phẩm, một tác phẩm nghệ thuật hữu ích. Sản phẩm được người thợ điêu khắc thổi hồn vào từng dáng đứng, dáng người và đặc biệt chú trọng đến họa tiết trên khuôn mặt. Làm nghề theo hình thức “cha truyền con nối” nên người dân ở đây, từ trẻ nhỏ lên 10 đến những người thợ già vẫn luôn từng ngày, từng giờ mài rũa, đục khắc, “đẽo” cái hoa tay của mình để làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Cùng bắt nhịp với sự đổi mới khoa học công nghệ của đất nước, người dân, người thợ của làng nghề điêu khắc Dư Dụ cũng đã đưa máy móc vào hỗ trợ, thay thế một số khâu pha chế nguyên liệu và hoàn thiện sản phẩm trước đây chỉ làm bằng thủ công thuần túy. Các loại máy cưa, máy phun sơn, máy tiện và một số dụng cụ khác có thể hỗ trợ rất nhiều cho người thợ đầu tư vào nâng cao tay nghề tinh xảo. Điều này rất quan trọng trong việc sáng tạo mẫu mã, đưa vào họa tiết độc đáo cho bức điêu khắc làm trên chất liệu gỗ. Nếu như trước đây sản phẩm điêu khắc của làng Dư Dụ được làm chủ yếu từ các loại gỗ quý hiếm thì đến nay đã dần được thay thế bằng các loại gỗ thông dụng như gỗ mít, gỗ xà cừ. Nguyên liệu gỗ được người Dư Dụ nhập về chủ yếu từ các tỉnh Lào Cai, Yên Bái Hiện nay, làng Dư Dụ có đến 80% lao động làm nghề điêu khắc truyền thống đã giải quyết lao động và tạo thu nhập chính cho người dân đất làng nghề có mặt trên thị trường các nước: Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á Thu nhập từ làm nghề điêu khắc của làng tăng và chiếm tỉ trọng chính trong sự phát triển kinh tế của thôn, thu nhập bình quân đã đạt 6,8 triệu đồng/người/năm. Toàn thôn có 8 cơ sở sản xuất kinh doanh là chủ xưởng gia đình, thu hút lao động số lượng lớn của thôn cũng như ở các địa phương khác đến học và làm nghề tại cơ sở. Một số chủ xưởng sản xuất như anh Nguyễn Văn Tịnh, mới 40 tuổi đã có tuổi nghề là hơn 20 năm, hàng năm giải quyết cho 30 lao động thường xuyên tại xưởng và các hộ lao động khác làm vệ tinh. Cơ sở của anh Nguyễn Văn Song có 2 khu nhà xưởng phục vụ công việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm điêu khắc, giải quyết cho trên 40 lao động thường xuyên và các lao động khác làm tại nhà. Ngoài ra, các chủ xưởng ở Dư Dụ còn được biết đến như anh Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Công Hỗ, Nguyễn Văn Hùng Thù lao cho thợ làm công đoạn xâu chuỗi hạt làm chiếu hạt (mức độ công việc nhẹ nhàng không đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp nhiều) là từ 300.000 đến 500.000 đồng/người/tháng có ăn trưa tại xưởng. Còn với thợ chuyên đục, có kỹ thuật cao thì thu nhập lên tới trên 2 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, nghề điêu khắc ở Dư Dụ đang ngày càng phát triển. . trong làng. Cùng với Văn Khê, số làng nghề cót nan được công nhận là 04 làng TT Tên làng Địa chỉ Điện thoại Số lao động làm nghề 1 Làng nghề cót nan Thế Trụ Xã Nghĩa Hương- Huyện. 2 Làng nghề cót nan Trại Ro Xã Tuyết Nghĩa- Huyện Quốc Oai 034 843 280 633 người 3 Làng nghề cót nan Văn Khê Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai 034 843 274 1 526 người 4 Làng nghề. Hà Tây - Làng nghề cót nan Văn Khê Người dân làng Văn Khê giờ đây không còn nhớ chính xác vùng quê mình có nghề đan lát tự bao giờ. Sử dụng nguyên liệu

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w