Quy hoạch tổng hợp

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia của việt nam về các khu bảo tồn và phát triển doc (Trang 30 - 31)

3 Quản lý các khu bảo tồn

3.3.5 Quy hoạch tổng hợp

Có một số sáng kiến để kết hợp tốt hơn các khu bảo tồn vào quá trình quy hoạch của địa phương và khu vực. Những cố gắng này phù hợp với sự quan tâm ngày càng tăng trên toàn cầu đối với các khu bảo tồn được coi là một phần cảnh quan xã hội, sinh học rộng hơn.

Khu dự trữ sinh quyển là một loại khu bảo vệ mới cho phép mở rộng phạm vi cả về cảnh quan và kinh tế-xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu kết hợp bảo tồn và phát triển. Việt Nam đã có 02 khu dự trữ con nguời và sinh quyển, một số khu mới đang được đề xuất thành lập.

Việc liên kết các khu bảo tồn thành các khu bảo tồn liên quốc gia cũng còn là một thách thức. Nếu một hệ sinh thái được quản lý theo cách khuyến khích kết hợp thay vì chia nhỏ thì các nước có chung đường biên giới đều có lợi. Cho đến nay, các cố gắng ban đầu về bảo tồn liên quốc gia ở Đông Nam á mới đạt được những kết quả khiêm tốn (Hộp 3).

Hộp 3: Các kinh nghiệm bảo tồn xuyên biên giới ở Đông Nam á

Một số khu vực quan trọng nhất về đa dạng sinh học ở Đông Nam á nằm dọc theo biên giới bắc-nam giữa Việt Nam, CHDCND Lào và Campuchia. Có một số khu bảo tồn bị chia cắt bằng đường biên giới quốc tế nhưng có chung các loài động thực vật và các quá trình sinh học. Cả dự án khu bảo tồn liên biên giới mới được tài trợ và dự án Bảo tồn xuyên biên giới (LINC) đều nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt hơn giữa các khu bảo tồn nằm tiếp giáp đường biên giới. Tuy nhiên, sự khác biệt về các mối đe doạ, mục tiêu quản lý và nguồn tài nguyên đã làm cho sự hợp tác trở nên phức tạp. Các sáng kiến khu bảo tồn liên quốc gia hiện vẫn đang là những thách thức ở Đông Nam á do sự khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực.

Một phần của tài liệu Báo cáo quốc gia của việt nam về các khu bảo tồn và phát triển doc (Trang 30 - 31)