1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học pps

20 5,2K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 221 KB

Nội dung

Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể trong quá trình hoạt động trí tuệ, sự huy động cao các chức năng tâm lý hứng thú, trí nhớ, tư duy,…, nhằm đạt hiệu quả cao nhất tro

Trang 1

Tiểu luận

Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động

khám phá khoa học

Trang 2

MỤC LỤC

A Đặt vấn đề 3

B Cơ sở lý luận về tớnh tớch cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi 4

1 Khỏi niệm về tớnh tớch cực: 4

2 Khỏi niệm về Tớnh tớch cực nhận thức 5

3 Khỏi niệm Tớnh tớch cực nhận thức của trẻ mẫu giỏo 7

4 Biểu hiện Tớnh tớch cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khỏm phỏ khoa học 9

C Mục tiờu đỏnh giỏ 14

D Cỏc tiờu chớ đỏnh giỏ và thang đỏnh giỏ 14

1 Cỏc tiờu chớ đỏnh giỏ 14

1.1 Cơ sở xõy dựng cỏc tiờu chớ đỏnh giỏ: 14

1.2 Cỏc tiờu chớ đỏnh giỏ: 14

2 Thang đỏnh giỏ: 15

3 Cỏch xếp loại mức độ tớnh tớch cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học về động vật, thực vật 18

E Lựa chọn phương ỏn, phương phỏp, phương tiện thu thập thụng tin 18

F Cỏch xử lý số liệu đó thống kờ 19

Trang 3

Tên đề tài:

Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt

động khám phá khoa học

A Đặt vấn đề

Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, … nên đòi hỏi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ phải tích cực, năng động, ứng dụng sáng tạo những thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc Việt Nam Do đó, một nhiệm vụ mới đặt ra cho giáo dục là phải đào tạo nên những con người sáng tạo, năng động, có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng với mọi biến động trong mọi đời sống kinh tế xã hội, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có sức khỏe và đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân mình Chính vì vậy, phát huy tính tích cực nhận thức cho con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng trở thành mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng cho ngành Giáo dục nói chung và bậc học Giáo dục Mầm non nói riêng

Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể trong quá trình hoạt động trí tuệ, sự huy động cao các chức năng tâm lý (hứng thú, trí nhớ, tư duy,…), nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình Phát triển tính tích cực, tự lực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo mục đích đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, dễ hòa nhập, dễ thích nghi trong cuộc sống và hoạt động

Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhằm tích lũy những kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội cho bản thân

để hình thành và phát triển nhân cách Một trong những đặc điểm của trẻ mầm non là: Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ thông qua các hoạt động của bản thân để tự khẳng định mình Chính vì

Trang 4

vậy, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta có thể phát huy tính tích cực cho trẻ thông qua rất nhiều hoạt động bằng các phương tiện khác nhau, song hoạt động có hiệu quả nhất là việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học Hoạt động khám phá khoa học là phương tiện rất quan trọng giúp trẻ lĩnh hội tri thức và phát triển ở trẻ những năng lực nhận thức bao gồm việc rèn luyện kỹ năng nhận thức (quan sát, chú ý, ghi nhớ…), năng lực hành động và quan trọng nhất là hình thành các phẩm chất tư duy, đó

là tính tích cực, độc lập, sáng tạo

Trên thực tế, tại các trường mầm non hiện nay, trong quá trình thực hiện chương trình, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã được giáo viên mầm non thực hiện theo hướng tích hợp chủ đề và theo các lĩnh vực phát triển Song quá trình tổ chức hoạt động này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế Một mặt do đây là một lĩnh vực mới nên giáo viên còn lung túng khi tổ chức hoạt động cho trẻ, mặt khác, do chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ sao cho có hiệu quả nhất Chính vì lý do đó, việc đánh giá tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học là một việc làm rất cần thiết làm

cơ sở cho việc dự kiến những biện pháp để cải tạo thực trạng đó

B Cơ sở lý luận về tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi

1 Khái niệm về tính tích cực:

Khi nghiên cứu về tính tích cực các tác giả đã đứng ở các góc độ khác nhau để xem xét và nêu lên những quan điểm của mình Có thể hệ thống thành một số quan điểm chính như sau:

Quan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học:

Khi bàn về tính tích cực, Ph Ănghen cho rằng: Tính tích cực là đặc tính chung của mọi sinh vật sống, là sự tự vận động của sinh vật sống Tính tích cực không những là nguồn gốc duy trì hay biến đổi các mối quan hệ có ý nghĩa sống còn của sinh vật sống với thế giới xung quanh mà còn mang đến cho sinh vật sống khả năng điều chỉnh thích nghi với thế giới xung quanh ấy Phát triển học thuyết Mác - Ănghen, V I Lê

Trang 5

- nin cho rằng tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể với thế giới xung quanh, là khả năng của con người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh các nhu cầu năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội

Như vậy, dưới góc độ của triết học, thì tính tích cực có nguồn gốc của cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định Tính tích cực là một đặc tính của sinh vật sống, luôn vận động phát triển đi lên Tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thế đối với khách thể, do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới khách quan và biến đổi cải tạo nó

Quan điểm thứ 3: Dưới góc độ tâm lý giáo dục

Tính tích cực được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục theo các khía cạnh sau:

Một số tác giả xem xét tính tích cực từ góc độ chức năng và vai trò của chủ thể đối với thế giới bên ngoài, họ cho rằng tính tích cực là tính chủ động của chủ thể, nó thực hiện chức năng chỉ bảo hành động của con người Theo họ, sự phát triển Tính tích cực chính là sự phức tạp dần các chức năng của tính chủ thể

Xem xét Tính tích cực gắn với một hoạt động nào đó, một số tác giả cho rằng: Tính tích cực chỉ sự sẵn sàng hoạt động, con người tích cực

là con người ở trạng thái hoạt động

Trên cơ sở phân tích các quan điểm, chúng tôi nhất trí với các quan điểm cho rằng: Tính tích cực là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là thái độ cải tạo, biến đổi của chủ thể đối với thế giới xung quanh Tính tích cực gắn liền với hoạt động, là thuộc tính của sự tự vận động của hoạt động Tính tích cực luôn mang tính chủ động, nó đối lập với tính bị động Động cơ, nhu cầu, hứng thú của sự hoạt động chính là nguồn gốc bên trong của Tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động

2 Khái niệm về Tính tích cực nhận thức

Trang 6

Khi nghiên cứu về Tính tích cực nhận thức, các tác giả đã đứng ở các góc độ khác nhau để xem xét và nêu lên quan điểm của mình, chúng tôi có thể hệ thống lại thành một số quan điểm chính như sau:

Quan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học, theo lý thuyết phản ánh của Lê – nin, Tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ sáng tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức Nghĩa là tài liệu được phản ánh vào não của học sinh và được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh nghiệm đã có của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo cả bản thân mình

Quan điểm thứ hai: Dưới góc độ tâm lý học, nhiều nhà tâm lý đã xem Tính tích cực nhận thức là một dạng hoạt động và một số tác giả khác lại coi Tính tích cực nhận thức như là một phẩm chất của nhân cách Theo Sa - mô - va, một trong những phẩm chất đó là Tính tích cực nhận thức được biểu hiện ở tính định hướng, tính bền vững của hứng thú nhận thức, sự cố gắng tìm tòi phương thức hiệu quả để nắm vững kiến thức và phương pháp hành động, tập trung lý trí để đạt được mục đích học tập Các nhà tâm lý học Việt Nam đã khẳng định: Quá trình học tập đòi hỏi hoạt động có chủ định của các giác quan, của ý thức, ý chí của trẻ, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong lĩnh hội tri thức, kỹ năng - kỹ xảo

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về Tính tích cực nhận thức của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi xác định: Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lý của cá nhân trong hoạt động nhận thức, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở mức cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những nhiệm

vụ nhận thức Nó được thể hiện như là một năng lực trí tuệ phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của tư duy

Tính tích cực nhận thức cũng như tất cả các hoạt động nhân cách đều chứa đựng quy luật nhất định trong sự phát triển và hệ quả của sự phát triển ấy được xác định bằng các yếu tố sau:

- Nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức

Trang 7

- Khả năng huy động các giác quan, các thao tác tư duy, khả năng biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có

- Kiên trì để độc lập, sáng tạo trong việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức

3 Khái niệm Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo

Ở tuổi mẫu giáo, trẻ em đã có nhu cầu được người khác thừa nhận, đây chính là yếu tố quan trọng nhất của Tính tích cực trong nhân cách Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu được người khác thừa nhận của trẻ mẫu giáo

Một số nhà nghiên cứu theo trường phái phân tâm học như S Freud cho rằng nhu cầu được người khác thừa nhận có ở tất cả mọi đứa trẻ Theo họ, nhu cầu được người khác thừa nhận ở trẻ mẫu giáo suốt hiện trong quá trình phát triển của đứa trẻ, trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với người lớn, khi trong mối quan hệ đó, đứa trẻ sẽ bị hẫng hụt, bị kích động, lo lắng, mong muốn được đền bù hay sự đòi hỏi trên cả sự đền

bù Như vậy, nhu cầu được người khác thừa nhận không những chỉ là một thành tựu to lớn trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo mà còn là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách ở các giai đoạn tiếp theo

Vì vậy, việc giáo dục và phát triển Tính tích cực có thể bắt đầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo

Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý sư phạm Mầm non đã làm sáng tỏ rằng ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện hình thức của Tính tích cực còn gọi là Tính tích cực nhận thức Tính tích cực của trẻ mẫu giáo được các tác giả xem xét như là khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng, nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng của tư duy như

so sánh, phân tích, khái quát hóa… Tính tích cực nhận thức ở trẻ mẫu giáo lớn từ 5 đến 6 tuổi được xem là năng lựu tư duy phức tạp, đòi hỏi nỗ lực, căng thẳng của trí tuệ với các thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và nó được thể hiện bằng hứng thú với sự vật,

Trang 8

hiện tượng ở xung quanh và lòng mong muốn hiểu biết nhiều hơn nữa về chúng Sự phát triển của Tính tích cực nhận thức gắn liền với việc lĩnh hội những kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng phong phú cũng như các chuẩn mực xã hội và các quy tắc hành vi

- Một số nhà nghiên cứu như: A.P.Uxôva, A.K.Bônđarenkô, Kazacôva, họ cho rằng Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo được thể hiện khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức và hiệu quả cao với mức độ

nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy Điều đó có nghĩa rằng Tính tích cực nhận thức được coi như khả năng phân tách của mọi nhiệm vụ, chia nhỏ chúng thành những bộ phận cấu thành, so sánh, đối chiếu với nhau, vừa khái quát, vừa chia nhỏ các mối quan hệ bản chất của chúng Họ đưa ra các chỉ số đánh giá mức

độ Tính tích cực nhận thức như sau:

- Hứng thú bền vững đối với nhiệm vụ trí tuệ, mong muốn thực hiện nhiệm vụ đó

- Kỹ năng định hướng các tri thức đã biết theo chiều hướng cần thiết

- Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy khi tìm kiếm phương thức thực hiện nhiệm vụ nhận thức

- Có kỹ năng kiểm tra các thao tác của bản thân để điều chỉnh theo hướng cần thiết

- Độc lập đưa ra nhiệm vụ trí tuệ và thực hiện nó

Một số tác giả khác như: A.I Xô rô ki na, A.K.Bônđarenkô, xem xét Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo như là khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng nỗ lực huy động

ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng của

tư duy

L G Nhixcanhen Tính tích cực nhận thức của trẻ được thể hiện ở

sự thích thú tiếp nhận thông tin, sự mong muốn làm chính xác hóa, đào tạo sâu kiến thức của trẻ, sự độc lập tìm kiếm những câu trả lời, những

Trang 9

vẫn đề mà trẻ quan tâm, sự vận dụng so sánh để tìm ra sự giống và khác nhau ở lòng mong muốn và kỹ năng đặt câu hỏi, sự thể hiện những yếu tố sáng tạo và sử dụng các kỹ năng nhận thức vào giải quyết bài tập, tình huống mới

Dựa vào những cơ sở phân tích trên, chúng tôi cho rằng Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo là một phẩm chất tâm lý cá nhân trong hoạt động nhận thức của trẻ, là một năng lực trí tuệ phức tạp đòi hỏi sự phức tạp cao của các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy khi giải quyết các nhiệm vụ nhận thức Tính tích cực nhận thức là mục đích, phương tiện, điều kiện, và là kết quả của hoạt động nhận thức, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức và nhân cách của trẻ mẫu giáo

4 Biểu hiện Tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

Trẻ mẫu giáo khi tham gia vào hoạt động sẽ có những biểu hiện của Tính tích cực nhận thức rất khác nhau, có thể thông qua hành động, qua ngôn ngữ hay biểu hiện ánh mắt, nét mặt hoặc qua hoạt động của trẻ Theo chúng tôi, khi cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học

có thể nhận biết Tính tích cực nhận thức của trẻ bằng các dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Những dấu hiệu nói lên nhu cầu và hứng thú nhận thức

của trẻ

Tính ham hiểu biết là một phẩm chất sẵn có của trẻ em, nó biểu hiện ở Tính tích cực tìm hiểu và nhận thức thế giới xung quanh ở nhu cầu muốn hoạt động với những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh,

đó là hứng thú đối với nhiệm vụ nhận thức Nhu cầu nhận thức của trẻ mẫu giáo được hiểu như là biểu hiện của động cơ kích thích hoạt động,

nó chính là lòng ham thích, sự mong muốn, là trạng thái của cá nhân, được tạo bởi những đòi hỏi tất yếu của cá nhân để tồn tại và phát triển, là động lực của tính tích cực của cá nhân đối với thế giới tự nhiên và thế giới xã hội Nhu cầu nhận thức của trẻ vừa là tiền đề, vừa là kết quả của quá trình nhận thức Có lòng ham muốn nhận thức là dấu hiệu tốt song

Trang 10

chưa đủ mà phải làm cho lòng ham muốn đó vận động và chuyển thành hành động và hứng thú đích thực Vì vậy, muốn hình thành Tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo, trước hết cần hình thành cho chúng lòng ham muốn, sự say mê và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ

Việc thỏa mãn hứng thú của trẻ với đối tượng nào đó không làm tàn lụi hứng thú trước đó mà còn tạo ra hứng thú mới nâng cao mức độ hoạt động nhận thức Hứng thú được biểu hiện một cách chủ quan trong quá trình nhận thức và chú ý đến đối tượng Trong quá trình phát triển của hứng thú, hứng thú có thể chuyển thành niềm đam mê Nó là một biểu hiện của nhu cầu thực hiện hành động do chính hứng thú tạo ra Độ bền vững của hứng thú một mặt được thể hiện bằng thời gian tồn tại và cường độ của hứng thú, mặt khác nó được xác định bằng nỗ lực của cá nhân vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động của mình Nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động khám phá khoa học được biểu hiện bằng những dấu hiệu như sau:

- Thích thú khi được tiếp xúc, hoạt động với các đối tượng

- Trẻ tập trung chú ý vào quan sát, lắng nghe cô hướng dẫn Những biểu hiện này được thể hiện như trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú vui sướng khi được sử dụng các giác quan của mình để tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng như được sờ tay vào các con vật, ngửi bông hoa hay nếm các quả, Trẻ say mê chú ý cao trong quá trình tìm tòi, khám phá về thế giới động vật, thực vật Hứng thú được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của trẻ

- Trẻ hay đặt ra những câu hỏi và có những thắc mắc mong muốn được cô giáo và người lớn giải thích cặn kẽ Việc đặt câu hỏi nói lên nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ Trẻ mong muốn được biết nhiều hơn, sâu hơn, rõ hơn về những sự vật hiện tượng, của tự nhiên và xã hội Theo

G I Shukina, giáo viên cần tôn trọng những câu hỏi do đứa trẻ đưa ra, phải trả lời kịp thời những câu hỏi đó và kích thích trẻ đặt ra câu hỏi Đây

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Quan niệm của giáo viên về những biểu hiện đặc trưng của tính - Tiểu luận: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học pps
Bảng 2. Quan niệm của giáo viên về những biểu hiện đặc trưng của tính (Trang 19)
Bảng 1. Thống kê ý kiến giáo viên về việc sử dụng các biện pháp phát - Tiểu luận: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học pps
Bảng 1. Thống kê ý kiến giáo viên về việc sử dụng các biện pháp phát (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w