1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

55 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 790,5 KB

Nội dung

Đây là tài liệu ôn thi công chức thuế thuế giá trị gia tăng trong bộ đề cương ôn tập thi công chức thuế của mình. Đảm bảo nếu các bạn giành thời gian đọc và học kĩ những tài liệu của mình sẽ thi công chức thuế với điểm số cao. Vì đây là những tài liệu quý mà mình nhờ người quen làm ở trưởng chi cục thuế tìm cho. Hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người.Tài liệu này gồm 55 trang phân tích rõ các quy định về thuế GTGT có trong đề thi công chức thuế: đây là tài liệu lưu hành nội bộ và để tìm kiếm trên mạng các bạn phải tìm kiếm rất mất thời gian, không có những chỉ dẫn cụ thể và thực tế. Vì vậy mình chia sẻ tài liệu này để các bạn có thêm những kiến thức bổ ích và có kết quả thi công chức thuế thật tốt. Thuế GTGT là liệu thuế đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong các đề thi công chức. Vì vậy tài liệu này rất bổ ích cho bạn. Hi vọng các bạn sẽ có điểm số thật cao

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC THUẾ

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNGCHUYÊN ĐỀ

CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUẾTHUẾ

GIÁ TRỊ GIA TĂNG(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Chuyên đề: Thuế giá trị gia tăng

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .42

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .52

1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng .52

1.1.1 Khái niệm .52

1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT .52

1.2 Vai trò của thuế giá trị gia tăng .72

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .929

2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT .92

2.1.1 Đối tượng chịu thuế GTGT .92

2.1.2 Đối tượng nộp thuế .92

2.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT .10210

CHƯƠNG 3: CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 13213 3.1 Giá tính thuế .13213

3.1.1 Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT .13213

3.1.2 Giá tính thuế đối với một số trường hợp .14214

3.2 Thuế suất .16216

3.2.1 Mức thuế suất 0% .16216

3.2.2 Mức thuế suất 5% 16217

3.2.3 Mức thuế suất 10% .17218

3.3 Phương pháp tính thuế .18218

3.3.1 Phương pháp khấu trừ thuế .182

3.3.2 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng .22223

3.4 Chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng .26227

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN MUA BÁN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ ĐỐI VỚI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .27229

4.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoá đơn đối với thuế GTGT .27229

4.2 Một số loại hoá đơn áp dụng .27229

4.3 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ .27229

4.4 Việc sử dụng hoá đơn đối với một số trường hợp đặc thù .28230

4.5 Trách nhiệm của tổ chức cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ .29232

4.6 Biện pháp quản lý đối với một số hành vi vi phạm về hoá đơn .30232

4.6.1 Xác định các trường hợp mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp 30232

4.6.2 Xử lý đối với cơ sở bán hoá đơn bất hợp pháp .30233

4.6.3 Xử lý đối với bên mua, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp .31234

Trang 3

4.6.4 Xử lý hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh đã bỏ trốn

trong một số trường hợp .32234

CHƯƠNG 5: KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .34236

5.1 Kê khai thuế GTGT .34236

5.1.1 Phân loại khai thuế GTGT .34236

5.1.2 Hồ sơ khai thuế GTGT .34236

5.1.3 Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế 36238

5.1.4 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT .37239

5.2 Nộp thuế GTGT .37239

5.2.1 Thời hạn nộp thuế GTGT .37239

5.2.2 Đồng tiền nộp thuế .37239

5.2.3 Địa điểm nộp thuế .37239

5.3 Quyết toán thuế GTGT .37240

CHƯƠNG 6: HOÀN THUẾ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .39241

6.1 Cơ sở của việc hoàn thuế GTGT đầu vào .39241

6.2 Một số trường hợp cụ thể được hoàn thuế GTGT .39241

6.3 Thủ tục hoàn thuế GTGT .43245

6.3.1 Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế .43245

6.3.2 Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế .43245

CHƯƠNG 7: ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẾN NĂM 2010 .45247

7.1 Về phạm vi, đối tượng chịu thuế .45247

7.2 Về thuế suất .45248

7.3 Về phương pháp tính thuế .45248

7.4 Về hoàn thuế .46248

7.5 Về ngưỡng tính thuế GTGT .46248

PHỤ LỤC .47249

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Khái quát sự ra đời của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Cộng hoàPháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm

1954 Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajoutée(viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là VAT), dịch ratiếng Việt là thuế giá trị gia tăng Đến nay thuế giá trị gia tăng đã được áp dụngrộng rãi ở nhiều nước trên thế giới (khoảng 130 nước), trong đó có Việt Nam

Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đã được cải cách đáp ứng mụctiên phát triển kinh tế từng thời kỳcải cách đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tếtừng thời kỳ Đánh dấu bước cải cách đầu tiên là việc ra đời một hệ thống thuếthống nhất, áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế; thứ hai là sự ra đời củamột số sắc thuế mới thay thế những sắc thuế còn nhiều nhược điểm, kìm hãmphát triển sản xuất như: thuế Giá trị gia tăng thay thế thuế doanh thu, thuế Thunhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức Trong đó thuế giá trị gia tăng ra đời làmột sự thay đổi căn bản trong các sắc thuế gián thu

Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9 ngày 10/5/1997, Quốc hội đãthông qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/01/1999

2 Mục tiêu, yêu cầu bài giảng

- Nắm vững những nội dung cơ bản về thuế GTGT theo quy định hiện hành

- Nắm bắt được định hướng hoàn thiện thuế GTGT trong thời gian tới

- Nắm được công tác quản lý thuế GTGT hiện hành

3 Nội dung, kết cấu bài giảng

Chương 1: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng

Chương 2: Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế giá trị gia tăng

Chương 3: Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Chương 4: Một số quy định về hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch

vụ đối với thuế giá trị gia tăng

Chương 5: Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng

Chương 6: Hoàn thuế thuế giá trị gia tăng

Chương 7: Định hướng cải cách Thuế giá trị gia tăng đến năm 2010

Trang 5

CHƯƠNG 1KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

1.1.1 Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá

và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và đượcthu ở khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ

Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra (giá trị giatăng) trong quá trình sản xuất kinh doanh

Vấn đề cơ bản là phải xác định được giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn sảnxuất kinh doanh, có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế giá trịgia tăng của giai đoạn đó

Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất

và tiêu thụhàng hoá, dịch vụ bán ra với tổng trị giá hàng hoá, dịch vụ mua vàotương ứng trong kỳ tính thuế:

Giá trị gia tăng = Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra - Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng

Số thuế GTGT = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế X Thuế suất thuế GTGT của

hàng hóa, dịch vụ đó

Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêudùng hàng hoá, dịch vụ Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loạithuế gián thu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm của thuế GTGT

1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT

- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào thu nhậpđối tượng củangười tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thông qua hành vi mua hànghoá, dịch vụ đó (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở kinh

Trang 6

doanh thì đây là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hànghoá và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp,hay nói cách khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cảthuế GTGT.

Ví dụ:

Giá hàng hoá, dịch vụ chưa thuế là: 100

Thuế suất thuế GTGT là 10% => Thuế GTGT là 10

Giá người tiêu dùng phải trả là: 100 + 10 = 110 (giá bao gồm cả thuếGTGT)

Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ làngười phải trả khoản thuế này thông qua giá bán mua của hàng hoá, dịch vụ.Như vậy, người mua không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuếthông qua giá thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm

cả khoản thuế GTGT mà người mua trả Người bán thực hiện nộp khoản thuếGTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN

- Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giaiđoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó Tổng số thuếGTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá báncho người tiêu dùng cuối cùng

Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng Tuynhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu làkhâu bán hàng trung gian Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế Sốthuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau vàngười tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hànghoá đó Tổng số thuế người tiêu dùng cuối cùng phải trả bằng tổng số thuế phátsinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Ví dụ:

Giả sử vải bán trên thị trường được luân chuyển qua các khâu: từ bôngkéo thành sợi, sợi dệt thành vải và bán trên thị trường, thuế suất thuế GTGT ởmỗi khâu là 10%, có bảng sau:

Số thuế GTGT phải nộp

Trang 7

So với thuế doanh thu ta thấy: thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh

là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộdoanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưuthông đến tiêu dùng Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâuthì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuếdoanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịuthuế ở công đoạn trước Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sảnxuất và lưu thông hàng hoá Như vậy, đặc điểm trên cho thấy thuế GTGT đã khắcphục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”

- Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao

Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh củangười nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp

hộ khoản thuế này vào NSNN Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chiphí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán củangười cung cấp hàng hoá dịch vụ

Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chiaquá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng sốthuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít

- Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùngdiễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnhthổ Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông quaviệc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối vớihàng hoá, dịch vụ nhập khẩu

Thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập:

Thuế GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hoá, dịch

vụ là người phải trả khoản thuế đó Thuế GTGT mang tính chất luỹ thoái

vì nó không tính đến khả năng thu nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như nhau nếu cùng mua một loại hàng hoá, dịch vụ Như vậy khi so sánh tỷ suất thuế GTGT trên tổng thu nhập thì người có thu nhập cao có tỷ suất thấp hơn so với người có thu nhập thấp.

Ví dụ: Người tiêu dùng A có thu nhập là 10 triệu đồng, người tiêu dùng B

có thu nhập là 1 triệu đồng, A và B cùng mua hàng hoá X với thuế GTGT là

Trang 8

100.000 đồng Như vậy, tỷ suất thuế GTGT trên thu nhập của A là: (100.000/10.000.000)x100% = 1%; tỷ suất thuế GTGT trên thu nhập của B là: (100.000/1.000.000)x100% = 10%.

1.2 Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý

vĩ mô đối với nền kinh tế Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng cóvai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:

- Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế (điều tiết giántiếp) thông qua điều tiết phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được đưa ra tiêudùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, qua đó điều tiết sản xuất, tiêu dùng,trên cơ sở đó điều tiết nền kinh tế

- Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước

Thuế giá trị gia tăng tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định chongân sách nhà nước

Ở các nước trên thế giới, số thu từ thuế GTGT trong tổng số thu từ thuếchiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách Ở Việt Nam, thuế GTGThiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20-23% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khíchchuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với

định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian tớithị trường

Trang 9

- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất0%, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không những không phải chịuthuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu

ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnhxuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thểtăng khả năng cạnh tranh

thuận lợivề giá hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế

- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ

và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầuvào quy định rõ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệuquả cao Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện phải căn cứ trên hoáđơn mua vào, bán ra đã thúc đẩy doanh nghiệp hạch toán đầy đủ doanh số chưa

có thuế, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào và thực hiện tốt chế độ hoá đơnchứng từ, hạch toán kế toán; hàng hoá xuất khẩu mua bán phải thanh toán quangân hàng

Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGTkhắc phục nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”;thuế GTGT Thuế GTGT đã đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nóthông qua việccó nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực tới khuyến khích sản xuấtkinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN

1.3 Nguyên tắc thiết kế các quy định về thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT được nhiều nước trên thế giới áp dụng xuất phát từ những ưuđiểm của nó Ở các nước khác nhau thì việc xây dựng các quy định về thuếGTGT là không hoàn toàn giống nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗinước Tuy nhiên, khi thiết kế các quy định về thuế GTGT cần tuân theo một sốnguyên tắc cơ bản nhất định

1.3.1 Về đối tượng chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụphát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao nên mục tiêu sử dụng thuếGTGT chủ yếu là nhằm động viên một phần thu nhập của đại bộ phận người tiêudùng trong xã hội vào ngân sách nhà nước Do đó, có thể coi thuế GTGT có mụctiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho ngân sách Muốn đạt được mục tiêu ấy, đốitượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ Điều nàycũng có nghĩa là, việc quy định đối tượng không chịu thuế GTGT chỉ nên giớihạn trong một số hàng hoá, dịch vụ nhất định mà những hàng hoá này có số thukhông lớn, là sản phẩm của những ngành khó khăn hay tổ chức quản lý thu nộpphức tạp…

1.3.2 Về cơ sở tính thuế

Cơ sở tính thuế là giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâuluân chuyển

Trang 10

Đây là nguyên tắc cơ bản khi thiết kế thuế GTGT, đảm bảo mục tiêukhông đánh trùng lên thuế, thuế đánh trên nhiều giai đoạn nhưng chỉ tính trênphần giá trị tăng thêm Nguyên tắc này được thực hiện trong việc xác định giátính thuế và lựa chọn phương pháp tính thuế:

Giá tính thuế phải là giá chưa có thuế GTGT, trường hợp đặc thù giáthanh toán đã bao gồm thuế GTGT thì phải quy đổi về giá chưa có thuế GTGT

Doanh sốmua vào x Thuế suất (4): Phương pháp trừ gián tiếp (phương pháp khấu trừ):

Thuế GTGT

phải nộp =

Doanh sốbán ra x

Thuế suấtđầu ra -

Doanh sốmua vào x

Thuế suấtđầu vào

Từ công thức trên có thể viết đơn giản lại là:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT đầu ra = Giá bán hàng hoá, dịch vụ x Thuế suất thuế GTGT

Hai phương pháp đầu phản ánh chính xác nhất giá trị gia tăng của hànghoá, dịch vụ Tuy nhiên, chúng đều đòi hỏi phải xác định được lợi nhuận ở mỗikhâu luân chuyển Lợi nhuận chỉ có thể xác định khi kết thúc một chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp mà không thể xác định ngay sau khi bán hàng hoá, dịch

vụ Mặt khác, rất khó xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậyphương pháp (1) và (2) chỉ tồn tại về mặt lý thuyết Phương pháp trực tiếp thực

Trang 11

chất là tính thêm phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ Phương phápkhấu trừ thực chất cũng tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nếuthuế suất đầu ra bằng thuế suất đầu vào Phương pháp khấu trừ bảo đảm tổng sốthuế phải nộp qua các khâu bằng tổng giá trị gia tăng nhân (x) với thuế suất sảnphẩm cuối cùng.

1.3.3 Về tính liên hoàn

Trong hai phương pháp tính thuế GTGT thông dụng, phương pháp khấutrừ có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi Tuy nhiên, phương pháp khấutrừ đòi hỏi ở mỗi khâu tính thuế phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ để xác định

số thuế đã nộp ở các khâu trước làm cơ sở khấu trừ thuế đầu vào Vì vậy, khithiết kế các quy định về thuế GTGT cần phải đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế

tự kiểm soát giữa các khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.Tức là, phải đảm bảo khâu trước là cơ sở khấu trừ của khâu sau và việc khấu trừ

ở khâu sau là cơ sỏ kiểm soát khâu trước

1.3.4 Về số lượng mức thuế suất thuế GTGT

Số lượng các mức thuế suất là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng khihoạch định thuế GTGT Việc áp dụng nhiều mức thuế suất có thể góp phần đảmbảo công bằng trong việc điều tiết thu nhập Tuy nhiên, việc có nhiều mức thuếsuất thuế GTGT trước hết làm cho việc hoạch định chính sách thêm phức tạp vìphải thực hiện xác định cơ cấu thuế suất và phân loại các nhóm hàng hoá, dịch

vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau Hơn nữa, nhiều mức thuế suất dẫn đếnchi phí quản lý và chi phí chấp hành luật cao Trên thực tế, việc xác định số thuếphải nộp không hoàn toàn đơn giản do việc chọn các tiêu thức để phân định cáchàng hoá, dịch vụ theo từng mức thuế suất rất khó bởi ranh giới giữa nhữngphân định này không phải lúc nào cũng rõ ràng mà thường mang tính tương đối

Do vậy, khả năng sai sót và không chấp hành đúng các quy định về thuế suấtthường hay xảy ra, các đối tượng nộp thuế có nhiều cơ hội trốn, tránh thuế Khốilượng công việc của cơ quan thuế cũng tăng lên do phải xử lý các công việc liênquan đến hoàn thuế nhiều lúc bất hợp lý gây ra bởi cơ chế nhiều thuế suất vàcông tác thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện các hiện tượng gian lận đòi hỏi tănglên rất nhiều Đặc biệt, việc áp dụng nhiều mức thuế suất có thể “bóp méo” hành

vi tiêu dùng Ngoài ra, với nhiều mức thuế suất khác nhau dẫn đến khối lượngthuế hoàn và truy thu cũng tăng lên

Việc hạn chế tối đa số lượng mức thuế suất thuế GTGT, mà lý tưởng nhất

là áp dụng cơ chế một mức thuế suất (không kể mức thuế suất đặc biệt 0% ápdụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu) khắc phục nhiều điểm bất lợi của cơchế nhiều thuế suất Nó đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính trung lậpcủa thuế GTGT và do đó sẽ không làm bóp méo hành vi và quyết định tiêudùng Theo đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế, thu thuế, gópphần làm giảm chi phí hành chính Mặc dù việc hạn chế số lượng mức thuế suấtdẫn đến không đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, nhưng mục đíchchính của thuế GTGT không phải là điều tiết thu nhập Mục tiêu điều tiết thunhập được thực hiện bởi các sắc thuế khác và công cụ tài chính khác

Trang 12

1.3.5 Về nguyên tắc điểm đến

Thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng nên hầu hết các quốc giađều sử dụng nguyên tắc điểm đến khi đánh thuế GTGT Theo đó, đối với các sắcthuế thuộc loại thuế tiêu dùng thì quyền đánh thuế thuộc về quốc gia nơi hànghoá, dịch vụ được tiêu dùng, bất kể nó được sản xuất ở đâu Do hàng hoá xuấtkhẩu đã bị đánh thuế tại nước nhập khẩu, nên hàng hoá xuất khẩu cần được loại

bỏ các khoản thuế gián thu gắn với hàng hoá đó để tăng tính cạnh tranh củahàng hoá trên thị trường quốc tế Muốn vậy cần đưa các hàng hoá, dịch vụ nàyvào diện áp dụng thuế suất 0% để thực hiện khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở cáckhâu trước Đồng thời, không phân biệt giữa hàng hoá nhập khẩu với hàng hoásản xuất trong nước khi xác định đối tượng chịu thuế và phương pháp tính thuế,

đã là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở lãnh thổ Việt Nam thì phải là đối tượngchịu thuế GTGT của Việt Nam, bất kể nó được sản xuất trong nước hay nhậpkhẩu

CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ

GIÁ TRỊ GIA TĂNG 2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT

2.1.1 Đối tượng chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT là đối tượng tiêu dùng phải bao quát hầu hếtcác hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, được viết tắt là hàng hoá, dịch vụ chịuthuếphát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nhằm huy động một phần thunhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào ngân sách nhà nước

Theo quy định hiện hành, đĐối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch

vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hànghóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng khôngchịu thuế theo quy định hiện hành

Như vậy, phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT ở Việt Nam rất rộng, baogồm tất cả các hàng hoá, dịch vụ được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phục

vụ cho tiêu dùng trong nước Hoạt động tiêu dùng trong nước có thể là tiêu dùngcho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cho các hoạt động không sản xuấtkinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân

Trang 13

Ví dụ: sắt, thép được sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu để tiếp tục

sản xuất ra các sản phẩm khác hoặc đưa ngay vào công trình xây dựng thì đềuthuộc đối tượng chịu thuế GTGT

2.1.2 Đối tượng nộp thuế

Theo quy định của pháp luật, đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là thểnhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, bao gồm

tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở ViệtNam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là

cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụthuộc diện chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượngnộp thuế GTGT

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo LuậtDoanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (hiện nay là Luật Doanh nghiệpnăm 2005) và Luật Hợp tác xã;

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sựnghiệp và các tổ chức khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham giahợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (hiện nay là LuậtĐầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Namnhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượngkinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu

Có thể thấy số đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân thuộccác thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hoádịch vụ chịu thuế Vì vậy phạm vi quản lý thuế GTGT rộng, để quản lý có hiệuquả đối tượng nộp thuế thì cơ quan thuế cần phải có những biện pháp phù hợp:

- Nắm chắc số cơ sở có hoạt động kinh doanh trên địa bàn bằng cách kết hợpchặt chẽ với các cơ quan chức năng như: chính quyền địa phương, quản lý thịtrường, ngành chủ quản , thực hiện tốt công tác đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế,cấp mã số thuế, phân loại cơ sở kinh doanh, đồng thời căn cứ trình độ, năng lực củacán bộ thuế để phân công thực hiện các chức năng quản lý phù hợp

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình biến động của các cơ sơ kinhdoanh như sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, hộ tạm nghỉ kinh doanh nhằmphát hiện và xử lý kịp thời những cơ sở không có tư cách pháp nhân, các hộ cóđơn xin ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn hoạt động kinh doanh để trốnlậu thuế

2.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT

Trang 14

Theo nguyên tắc của thuế GTGT thì mọi hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở ViệtNam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhằm đảm bảo cho quá trình luânchuyển khấu trừ thuế GTGT được đồng bộ, thống nhất (theo nguyên tắc khấu trừ);các hàng hoá, dịch vụ không được tiêu dùng tại Việt Nam không thuộc đối tượngchịu thuế GTGT Tuy nhiên, trong từng thời kỳ nhất định, Nhà nước cũng cần phảithực hiện một số chính sách kinh tế xã hội nhất định như: ưu tiên đối với một sốhàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của các tầng lớp dân cư, chính sách đối vớingười có thu nhập thấp, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, chínhsách quốc phòng, an ninh, tính hiệu quả trong quản lý thuế và một số chính sáchkhác nên tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT quy định của Luật thuế GTGT

ở nước ta cũng như các nước đều có quy định các đối tượng không chịu thuếGTGT Đối tượng cụ thể các nước quy định có khác nhau, ở nước ta hiện hành quyđịnh có 289 nhóm hàng hoá dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT Nhìnchung, cCác nhóm hàng hoá dịch vụ này có thể xếp theo tính chất và mục đíchkinh tế xã hội thường có một số tính chất cơ bản sau đây:

* Hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sốngcộng đồng, không mang tính chất kinh doanh:

- Dịch vụ y tế;

- Văn hoá, giáo dục, đào tạo; dạy học, dạy nghề;

- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện;

- Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao không nhằm mục đíchkinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếuphim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu;

- Phát sóng phát thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốnngân sách nhà nước;

- Dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duytrì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng,dịch vụ tang lễ…

* Hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội,nhân đạo:

- Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũtrang nhân dân ;

- Hàng hoá bán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhânđạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam

* Hàng hoá, dịch vụ của một số ngành sản xuất còn gặp nhiều khó khăn cầnkhuyến khích phát triển:

- Sản xuất nông nghiệp: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sảnnuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế

Trang 15

thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra; sản phẩm làgiống vật nuôi, giống cây trồng;

* Hàng hoá, dịch vụ xác định theo yêu cầu, mục tiêu cụ thể gồm:

- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyềncông nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cầnnhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; thiết bị, máy móc, vật tư,phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để

sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưasản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thaythế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sảnxuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển

mỏ dầu khí;

Việc quy định trên nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển vàứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại trong khi trong nước chưa thểsản xuất được

- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chếbiến do Chính phủ quy định như: dầu thô, đá phiến, cát, đất hiếm, đá quý, quặng

măng-gan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng cờ-rôm-mít, quặng êmênhít, quặng

a-pa-tít

Mục tiêu cơ bản là nhằm hạn chế xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản thôchưa qua chế biến, tiết kiệm tài nguyên quý hiếm của quốc gia, khuyến khíchchế biến sản phẩm thô thành sản phẩm tinh để xuất khẩu, qua đó phát triển cácngành công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng trong nước, thúc đẩy nềnkinh tế tăng trưởng nhanh

- Chuyển giao công nghệ; phần mềm máy tính: nhằm khuyến khích pháttriển công nghệ phần mềm, là yếu tố quan trọng để tăng năng suất, hiệu quả sảnxuất kinh doanh, qua đó tác động mạnh đến phát triển nền kinh tế

* Hàng hoá nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam: hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượnđường qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng xuất khẩu, táinhập khẩu

* Hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm, do đó khó xác địnhđược thuế GTGT:

Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán;

Trang 16

Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm câytrồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh

* Hàng hoá mang tính chất phục vụ nhu cầu đặc biệt của Nhà nước hoặccần bảo mật như: vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng, dựtrữ quốc gia

* Hàng hoá, dịch vụ khác thuộc diện không chịu thuế khác như: Hànghóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp nhằm bảo đảm đờisống tối thiểu của người sản xuất nhỏ Quy định này vừa tính tới mục đích xãhội và hiệu quả trong quản lý thu thuế Phần lớn các nước thường áp dụngngưỡng tính thuế

* Hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm, do đó khó xác địnhđược thuế GTGT: Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứngkhoán… Hầu hết các nước cũng không thu thuế đối với nhóm này

* Hàng hoá, dịch vụ khác: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảohiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đíchkinh doanh

Trang 17

CHƯƠNG 3CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Căn cứ tính thuế GTGT là: giá tính thuế và thuế suất

3.1 Giá tính thuế

3.1.1 Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT

* Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGTphải nộp Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa cóthuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cungcấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hànghoá nhập khẩu

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặccung ứng cho đối tượng khác: Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, baogồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sởkinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộpngân sách nhà nước

Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tínhthuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn

- Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuếGTGT là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT

Ví dụ: Doanh nghiệp A bán điều hoà nhiệt độ công suất 12.000 BTU, giá

chưa có thuế TTĐB là 6 triệu đồng, thuế suất thuế TTĐB là 15% Vậy giá tínhthuế GTGT là:

Trang 18

Giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhậpkhẩu (nếu có) cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Ví dụ:

Một doanh nghiệp nhập khẩu một chiếc ô tô 4 chỗ ngồi, trị giá nhập khẩutheo tiền VND là 100 triệu đồng, thuế suất thuế nhập khẩu là 70%, thuế suấtthuế tiêu thụ đặc biệt là 80%

Giá tính thuế GTGT là:

100 + 100 x 70% + (100 + 100 x 70% ) x 80% = 306 triệu đồng

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giátính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu cộng(+) thuế TTĐB (nếu có) Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đượcxác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm

* Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinhdoanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ, khôngphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

3.1.2 Giá tính thuế của đối với một số trường hợp

Giá tính thuế đối với một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc

để trả thay lương: giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phátsinh các hoạt động này

Các nghiệp vụ kinh tế nói trên, mặc dù không có nghiệp vụ thanh toántiền hàng nhưng thực chất đó là những hoạt động mua, bán “kép”, trong đódoanh nghiệp vừa là người bán hàng vừa là người mua hàng (mua để trao đổi,biếu tặng, trả lương ) Do vậy, các hoạt động phải bị đánh thuế GTGT, tuynhiên do không xác định được giá bán nên khi xác định giá tính thuế GTGT phảicăn cứ giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự tại thời điểmphát sinh các hoạt động này Quy định này đảm bảo cho giá tính thuế GTGT phùhợp với giá cả của sản phẩm cùng loại, tương tự trên thị trường, tránh tình trạng

cơ sở kinh doanh hạ thấp giá để trốn thuế GTGT phải nộp

Ví dụ: Doanh nghiệp A xuất kho 10 bộ bàn ghế để tặng đơn vị B, giá bán

chưa có thuế trên thị trường của 1 bộ bàn ghế là 500 nghìn đồng

Giá tính thuế GTGT của 10 bộ bàn ghế là:

500.000 x 10 = 5.000.000 đồng

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùngkhông phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra Giá tínhthuế tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tươngđương tại cùng thời điểm phát sinh

Trang 19

Hàng hoá luân chuyển nội bộ như: xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ,xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sảnxuất, kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: giá tính thuế

là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãitrả góp, trả chậm), không tính theo số tiền trả góp, trả chậm từng kỳ

Quy định này xuất phát từ bản chất kinh tế của giá cả hàng hoá là toàn bộcác giá trị của những yếu tố cấu thành nên hàng hoá từ lúc sản xuất đến lúc tiêuthụ (như giá trị nguyên vật liệu, chi phí tiền công, khấu hao TSCĐ, chi phí vậnchuyển, các khoản thuế gián thu và các chi phí khác) Như vậy, trong giá cảhàng hoá, dịch vụ sẽ không bao gồm những khoản chi phí không liên quan đếnviệc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đó Khoản lãi trả chậm thực chất làmột khoản chi phí không liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch

vụ, do vậy khoản lãi trả chậm này phải được loại trừ khỏi giá bán cũng như giátính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, nhập khẩu

Ví dụ:

Doanh nghiệp A bán xe ô tô Toyota, nếu người mua trả tiền ngay thì giábán chưa có thuế GTGT là 300 triệu đồng, nếu mua trả góp thì phải trả ngay 80triệu, số tiền còn lại sẽ trả dần trong 5 tháng, mỗi tháng 48 triệu Như vậy số tiềnngười mua phải trả khi mua trả góp là:

- Đối với dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng: giá tính thuế GTGT

là tiền công, tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tembưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết ghi giá thanh toán là giá đã cóthuế GTGT: giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT

Trang 20

Giá chưa có thuế GTGT được xác định theo công thức :

Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem )Giá chưa có thuế GTGT = -

1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó

Ví dụ:

Bưu điện bán tem, giá mỗi con tem là 800đ (giá bán đã có thuế) thì giáchưa có thuế GTGT của tem là:

800 đGiá chưa có thuế GTGT = - = 727,27 đồng

Vấn đề cần quan tâm là xác định số lượng các mức thuế suất thuế GTGT Sốlượng các mức thuế suất phải đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập nhưng vẫnphải giảm thiểu chi phí hành chính và chi phí chấp hành luật, không làm bóp méohành vi và quyết định tiêu dùng (do giá cả tương đối giữa các hàng hoá chịu thuếsuất khác nhau)

Trên thế giới có 2 xu hướng áp dụng thuế suất thuế GTGT dương: cơ chế đathuế suất (từ 2 mức thuế suất trở lên) và cơ chế một thuế suất duy nhất Mỗi xuhướng đều có những ưu và nhược điểm riêng:

- Việc áp dụng cơ chế một thuế suất có ưu điểm là kỹ thuật tính và nộp thuếđơn giản, hạn chế được các trường hợp gian lận trốn thuế; phù hợp với các nước cótrình độ quản lý thuế thấp vì ở các nước này ý thức tự giác của người nộp thuế chưacao, trình độ cán bộ thuế cũng như các điều kiện kỹ thuật thu thuế còn hạn chế Tuyvậy nó lại không đảm bảo tính công bằng đối với thu nhập của người tiêu dùng

- Việc áp dụng cơ chế đa thuế suất khắc phục được tính chất luỹ thoái củathuế GTGT, tuỳ theo tính chất thiết yếu, thông dụng hay xa xỉ của hàng hoá, dịch vụ

mà áp dụng mức thuế cho phù hợp Cơ chế áp dụng đa thuế suất tuy đảm bảo tínhcông bằng đối với thu nhập của người tiêu dùng nhưng lại có nhược điểm là kỹ thuậttính và thu thuế phức tạp, đòi hỏi trình độ, ý thức tự giác của người nộp thuế phảicao, trang bị kỹ thuật thu thuế phải hiện đại

Trang 21

Luật thuế GTGT của Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 quy định bốnmức thuế suất (0%, 5%, 10% , 20%); sau một thời gian áp dụng và để hoàn thiệnLuật đã được điều chỉnh, hiện nay chỉ còn ba mức thuế suất là 0%, 5% và 10%.

3.2.1 Mức thuế suất 0%

Áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu

Việc quy định hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu chịu mức thuế suất 0% (thựcchất là không thu thuế GTGT thông qua việc hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vàocủa hàng hoá xuất khẩu) là nhằm khuyến khích và nâng cao khả năng cạnh tranhtrên thị trường quốc tế, thúc đẩu phát triển sản xuất trong nước

- Hàng hoá xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài (kể cả uỷ thác xuấtkhẩu), bán cho doanh nghiệp chế xuất (trừ hàng hoá sử dụng cho tiêu dùng cánhân) và các trường hợp được coi là xuất khẩu:

+ Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật Thương mại

về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, giacông hàng hoá với nước ngoài

+ Hàng hoá gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luậtthương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lýmua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài

+ Hàng hoá xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài

- Dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất để sửdụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất, trừ các dịch vụ sửdụng cho tiêu dùng cá nhân (dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấpsuất ăn cho công nhân của doanh nghiệp chế xuất )

Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân

ở nước ngoài và được tiêu dùng ngoài Việt Nam nếu có đủ điều kiện: cơ sở cungcấp dịch vụ phải có hợp đồng ký với người mua ở nước ngoài theo quy định củaLuật Thương mại; người mua nước ngoài thanh toán tiền dịch vụ cho cơ sở cungcấp dịch vụ tại Việt Nam

Hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân trong doanh nghiệp chếxuất được hiểu là hàng hoá, dịch vụ do cá nhân tự bỏ tiền ra để phục vụ nhu cầutiêu dùng của mình

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu ở trên bao gồm cả hàng hoá gia công xuấtkhẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình củadoanh nghiệp chế xuất; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụkhông thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu

3.2.2 Mức thuế suất 5%.

Áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêudùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi, có thể phân thành các nhóm sau:

- Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho đời sống xã hội:

+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

Trang 22

+ Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi;

+ In các sản phẩm như báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị,sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách

in bằng chữ dân tộc và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động Trong điềukiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, con người có nhu cầu tiếp cận

và nắm bắt các thông tin về văn hoá- xã hội, thông tin kinh tế, thông tin khoahọc , việc giảm thuế suất đối với hoạt động này nhằm hỗ trợ cho hoạt động phổcập thông tin trong xã hội

+ Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kíchthích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắtchưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, bóc vỏ, phơi, sấy khô, ướpđông, ướp muối ở khâu kinh doanh thương mại;

+ Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường;

+ Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp;

+ Thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế;

+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;

+ Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy;

+ Dịch vụ khoa học và công nghệ…

3.2.3 Mức thuế suất 10%

Áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ thông thường không nằm trong diệnchịu các mức thuế suất nói trên và danh mục không áp dụng thuế GTGT như:sản phẩm điện tử; dầu mỏ, khí đốt; sản phẩm may mặc; xây dựng, lắp đặt; dịch

vụ tư vấn…

Đặc biệt, nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB tiêuthụ đặc biệt cũng chịu thuế GTGT 10% Quy định này thể hiện mức điều chỉnhthuế đối với hàng hoá, dịch vụ cần điều tiết tiêu dùng cao Việc thu thuế GTGTđối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thể hiện đúng bản chất thuếGTGT, thống nhất phương pháp tính thuế đối với GTGT.nhằm đảm bảo tínhliên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ,tạo điều kiện để cCơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐBđược khấu trừ thuế GTGT đầu vào, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh

Trang 23

doanh của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ xuấtkhẩu, ổn định nguồn thu cho NSNN.

Lưu ý:

Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá dịch vụ chịu các mứcthuế suất khác nhau thì phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu từng loại hànghoá, dịch vụ kinh doanh theo từng mức thuế suất quy định đối với mỗi loại hànghoá dịch vụ Nếu không hạch toán được như vậy thì doanh nghiệp phải tính thuếGTGT theo mức thuế cao nhất của hàng hoá dịch vụ mà cơ sở có sản xuất kinhdoanh trên tổng doanh thu của tất cả hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ Quy địnhnày nhằm mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hạch toán kế toán, sửdụng hoá đơn chứng từ theo đúng quy định, chống trốn lậu thuế

3.3 Phương pháp tính thuế

Cũng như các nước đã áp dụng thuế GTGT, nước ta xác định phươngpháp tính thuế cơ bản là phương pháp khấu trừ, nhưng hiện nay ngoàiThực tế ởViệt Nam, phần lớn các cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp, công ty đều ápdụngđã thực hiện chế độ kế toán và kinh doanh có hóa đơn, chứng từtheo quyđịnh,, nhưng cũng còn bộ phận không nhỏ (hộ, cá nhân kinh doanh) có doanh

số, số thu không lớn nhưng số lượng các hộ cá nhân này rất lớn (trên 1 triệu hộ)

thì chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng

từ, Như vậy, những điều kiện cho phép áp dụng một phương pháp tính thuế duynhất là phương pháp khấu trừ còn thiếu, vì vậy đối với đối tượng này vẫn cần ápdụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT nên Luật thuế GTGT hiệnhành quy định việc tính thuế GTGT phải nộp có thể thực hiện bằng một trong 2phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Trong đó, phương pháp khấu trừ là phương pháp phổ biến

3.3.1 Phương pháp khấu trừ thuế

Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương phápkhấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ(thuộc diện áp dụng phương pháp trực tiếp) thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạtđộng kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT, do vàng bạc, đá quý,ngoại tệ là các loại hàng hóa có giá trị lớn, nhưng chênh lệch mua bán so với giávốn không lớn và thường các cơ sở kinh doanh mua bán với các đối tượng tiêudùng trực tiếp không đảm bảo được về hóa đơn, chứng từ

3.3.1.2 Xác định thuế GTGT phải nộ pp:

Trang 24

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ

* Xác định thuế GTGT đầu ra:

- Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế

và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giáthanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ

Ví dụ: Khách hàng mua hàng hoá A với giá 100.000đ, thuế suất thuế

GTGT là 10%, số thuế GTGT phải nộp là 100.000 x 10% = 10.000đ Nếu tronghoá đơn chỉ ghi tổng giá thanh toán là 110.000đ thì số tiến để tính thuế GTGT là110.000đ và số thuế phải nộp sẽ là: 110.000 x 10% = 11.000đ

- Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theoquy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, nếu hoá đơn ghi sai mứcthuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quanthuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụnhư sau:

+ Trường hợp thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đãđược quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kêkhai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn;

+ Trường hợp thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất

đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kêkhai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quyphạm pháp luật về thuế GTGT

* Xác định thuế GTGT đầu vào:

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định bằng cách căn cứ vàotổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cảtài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuếGTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặcchứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tàichính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanhtại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt nam

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặcthù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã

Trang 25

có thuế và phương pháp tính quy định để xác định giá không có thuế và thuếGTGT đầu vào được khấu trừ.

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua hàng hoá X dùng cho sản xuất là loại dùng

hoá đơn đặc thù (giá thanh toán đã bao gồm cả thuế GTGT): tổng giá thanhtoán: 11 triệu, thuế suất thuế GTGT là 10% thì doanh nghiệp A phải căn cứ vàohoá đơn tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ như sau:

11 triệu _

1 + 10%

x 10% = 1 triệu đồng

- Nếu hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sởkinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý đối với

cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ như sau:

+ Trường hợp thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đãđược quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừthuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuếGTGT

+ Trường hợp thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suấtquy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuếđầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo các nguyên tắc

cơ bản sau:

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch

vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT

+ Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sảnxuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉđược khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT đầu vào khôngđược khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuếGTGT Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ vàthuế đầu vào không được khấu trừ làm căn cứ xác định chính xác số thuế GTGTphải nộp vào NSNN

Riêng đối với tài sản cố định vừa dùng cho sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn

bộ số thuế GTGT đầu vào Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp trong việc đầu tư tài sản đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, đơn giản trong tính thuế vì tài sản dùng cho thời kỳ dài nếu phân bổ thuếnhư vật tư nguyên liệu nêu trên tại một thời điểm nhất định là không phù hợp

(Trước đây thì cơ sở xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ %giữa doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số củahàng hoá, dịch vụ bán ra)

Trang 26

Tài sản cố định chuyên dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụkhông thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào không đượckhấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định

+ Thuế GTGT đầu vào hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bịhỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, mất trộm nếu xác định được tổchức, cá nhân có trách nhiệm phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của sốhàng hoá này được tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường, khôngđược khấu trừ

+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trongtháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó,không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho

Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để đầu tư xâydựng, lắp đặt tạo thành TSCĐ của cơ sở kinh doanh chưa đi vào hoạt động, chưaphát sinh thuế đầu ra hoặc thuế đầu vào của tài sản cố định phát sinh từ 200 triệuđồng trở lên được khấu trừ dần theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theonăm dương lịch)

+ Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trênGTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấutrừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được ápdụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ muavào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thìkhông được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào

+ Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ, hoàn thuế GTGT phải có

đủ điều kiện sau:

> Có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho tổchức, cá nhân nước ngoài

> Có Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan

Trang 27

+ Hoá đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hoá, dịch vụ mua,bán hoặc trao đổi

3.3.1.3 Một số biện pháp quản lý thuế GTGT

- Một số biện pháp quản lý thuế GTGT đầu ra:

+ Kiểm tra hoá đơn bán hàng của đơn vị xem việc ghi chép có đúng quyđịnh không, việc áp dụng thuế suất và tính thuế GTGT đầu ra có chính xác haykhông, đồng thời kiểm tra đối chiếu số liệu giữa hoá đơn bán hàng với bảng kêkhai hoá đơn, chứng từ hàng hóa bán ra; giữa bảng kê khai hoá đơn, chứng từhàng hoá bán ra với số liệu trên sổ sách kế toán (sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiếtdoanh thu tiêu thụ) của đơn vị đảm bảo nguyên tắc:

Doanh thu tính thuế trên tờ khai tính thuế GTGT và doanh thu trên bảng

kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra phải khớp đúng với doanh thu phản ánh ởcác tài khoản kế toán có liên quan (tài khoản doanh thu, tài khoản thu nhập tàichính khác);

Số liệu về thuế GTGT đầu ra trên bảng kê, tờ khai thuế GTGT phải khớpvới số liệu hạch toán ở các tài khoản kế toán có liên quan (tài khoản thuế GTGTđầu ra, tài khoản doanh thu, thu nhập)

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa hoá đơn, chứng từ, tờ khai thuế và sổsách kế toán của đơn vị; qua kiểm tra sẽ phát hiện được các trường hợp tính saithuế, tính thiếu thuế, hạch toán doanh thu nhưng không kê khai thuế để làmgiảm thuế GTGT đầu ra Ngoài ra còn phải kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các

sổ thành phẩm, hàng hoá, với các tài khoản thanh toán, công nợ, các tài khoảntiền gửi, tiền mặt để phát hiện những trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ nhưngkhông hạch toán doanh thu tính thuế, vừa làm giảm thuế GTGT phải nộp, vừalàm giảm thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp

- Một số biện pháp quản lý thuế GTGT đầu vào:

+ Cần phải kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa hoá đơn mua hàng hoá, dịchvụ; giữa hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào và số liệu hạch toán trên sổ kế toáncủa đơn vị để phát hiện các trường hợp nhầm lẫn, một hoá đơn kê khai nhiềulần Khi kiểm tra, đối chiếu cần lưu ý nguyên tắc:

Số liệu thuế GTGT ghi trên hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào phải khớpđúng với số liệu hạch toán trên tài khoản Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;

Đơn vị hạch toán thuế GTGT đầu vào phải đồng thời hạch toán giá trịvật tư, hàng hoá mua vào trên các tài khoản nguyên liệu, vật liệu, tài khoảnChi phí bán hàng, tài khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp, tài khoản Chi phísản xuất chung

+ Kiểm tra hoá đơn, chứng từ; qua kiểm tra sẽ phát hiện được các trườnghợp sử dụng các hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, việc

sử dụng hàng hoá mua vào sai mục đích, không hạch toán chi phí mà chỉ kê khai

để khấu trừ thuế nhằm gian lận tiền thuế

Ngày đăng: 29/07/2014, 20:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng  hóa, dịch vụ xuất khẩu; - TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Hình th ức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w