1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

15 436 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Trang 1

MỞ BÀI

Nguồn vốn huy động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của tơ chức

tín dụng, là yếu tổ quyết định hàng đầu về quy mô, vị thế của tổ chức tín dụng trên thị

trường Không những thế nguồn vốn huy động của tổ chức tín dụng còn là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế Trong q trình hoạt động đơi

khi một tổ chức tín dụng có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời, trong khi đó một số tổ chức tín dụng khác lại ở trong tình trạng dư thừa vốn Luật các tổ chức tín

dụng cho phép “tổ chức tín dụng được vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong

nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật” đã tạo thành một thị trường liên

ngân hàng hoạt động rất hiệu quả và linh hoạt,đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các

tổ chức tín dụng Hoạt động huy động vốn theo hình thức vay vốn trên thị trường liên ngân hàng là một kênh huy động vốn khá hữu hiệu nhằm bù đắp nhu cầu vốn thiếu

hụt tạm thời khi nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá chưa đáp ứng kịp

Đề hoạt động này diễn ra thuận lợi thì việc xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, thơng thống và an tồn giữ vai trị hết sức quan trọng Pháp luật về huy động vốn

trên thị trường liên ngân hàng đã tạo một bản lề để từ đó các TCTD thực hiện hoạt

động này một cách có hiệu quả Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng hoạt động vay vốn của các tô chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là do những vướng mắc, thiếu sót trong các quy định pháp luật về van dé trên

Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động vay vốn trên thị trường liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng, từ đó đưa ra

những kiến nghị, giải pháp để khắc phục những khó khăn, hạn chế, mở ra hướng phát

Trang 2

NOI DUNG VAN DE

I/ KHAI QUAT CHUNG VE HOAT DONG VAY VON CUA TO CHUC TIN

DUNG TREN THI TRUONG LIEN NGAN HANG

1 Thị trường liên ngân hàng

1.1 Sự hình thành của thị trường liên ngân hàng

Nền kinh tế thị trường phát triển dẫn đến việc hệ thống các tổ chức tín dụng

(TCTD) cũng phát triển mạnh mẽ theo cả về số lượng và chất lượng, trong đó mỗi TCTD lại có những thế mạnh khác nhau ở những mảng kinh doanh của mình

Trong quá trình hoạt động, một số TCTD có những ngày cho vay quá nhiều

hoặc nhu cầu lớn về các nghĩa vụ tài chính dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ, trong khi đó

một số TCTD khác lại đang trong tình trạng dư thừa vốn Thêm vào đó, vốn huy động

từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá không đáp ứng dủ nhu cầu vốn cho ngân hàng Đề giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời trong thời gian ngắn, ngân hàng thiếu vốn có thé đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác đề có đủ lượng vốn cần thiết

tiếp tục hoạt động tín dụng và thanh tốn chỉ trả kịp thời theo yêu cầu khách hàng Kênh huy động vốn này giúp cho TCTD hỗ trở thanh khoản lẫn nhau, giảm áp lực tăng lãi suất huy động vốn để thu hút vốn tức thời Trong tình hình đó giữa các TCTD đã hình thành một thị trường đặc biệt — thị trường liên ngân hàng

Có thể hiểu thị trường liên ngân hàng là nơi trao đổi vốn khả dụng giữa các TCTD, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Thị trường liên ngân hàng là thị trường

vơ hình hoạt động bằng cách nói mạng giữa các phòng giao dịch với các thành viên tham gia thị trường

1.2 Đặc điểm cơ bản của thị trường liên ngân hàng

Về bản chất, thị trường liên ngân hàng là một bộ phận của thị trường tiền tệ

Nếu xét theo chiều dọc chúng ta sẽ thấy được thị trường này thể hiện mối quan hệ giữa các TCTD trong nước với ngân hàng nhà nước thông qua việc tái cấp vốn

Nhưng xét theo chiều ngang, thị trường liên ngân hàng lại thể hiện mối quan hệ điều

tiết vốn giữa các TCTD, trên thị trường này các TCTD có thể tìm kiếm nguồn vốn

Trang 3

Về chủ thể, chủ thê tham gia gồm có đối tượng vay và cho vay là tất cả các

TCTD được thành lập, hoạt động ở Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng Nhưng thực tế, chủ thể quan trọng nhất của thị trường liên ngân hàng lại là các

ngân hàng thương mại và đặc biệt là ngân hàng nhà nước Trong cùng một thời điểm không phải mọi TCTD đều có khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn của bản thân hay sử dụng toàn bộ lượng vốn mà tơ chức đó đang sở hữu Do những nguyên nhân khách quan mà TCTD có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn trong thanh khoản hay

lượng tồn quỹ định mức sau một ngày giao dịch không đáp ứng điều kiện theo quy

định của pháp luật Như vậy, TCTD đó có thể huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng khi TCTD đó cần vốn để mở rộng hoạt động tín đụng của mình

Về khách thể, thị trường liên ngân hàng là một bộ phận của thị trường tiền tỆ nên khách thể của nó là các khoản vốn, các khoản tín dụng bằng đồng nội tệ

Về cơ cấu, thị trường liên ngân hàng có thành viên phổ thông là ngân hàng nhà nước, các ngân hàng ( NH) thương mại, NH quốc doanh, NH đầu tư phát triển, NH

thương mại cổ phần, các NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các TCTD phi ngân hàng khác Các thành viên này khi tham gia thị trường liên ngân hàng phải chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước với tư cách là

chủ tịch thị trường liên ngân hàng này

Quan hệ vay vốn giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng với ngân hang nhà nước, trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng nha nước tham gia với cả hai tư cách là thành viên và chủ thể quản lý thị trường

+ Với tư cách chủ thể quản lý thị trường: Ngân hàng nhà nước chỉ can thiệp

vào thị thị trường thông qua những phương tiện tài chính gián tiếp khi cần điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

+ Với tư cách là thành viên: các TCTD có thể thiếp lập quan hệ vay vốn tín

dụng với ngân hàng nhà nước theo quy định Điều 99, điểm c khoản I Điều 108,

khoản 3 Điều 112 Luật Các tơ chức tín dụng năm 2010 1.3 Vai trò của thị trường liên ngân hàng

Đối với thị trường khác, thị trường liên ngân hàng và các thành viên của thị trường tiền tệ như thị trường chứng khoán, thị trường thế chấp, thị trường tín dụng

Trang 4

thuê mua là các bộ phận cấu thành thị trường tài chính nên chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Mỗi sự thay đổi của thị trường liên ngân hàng đều có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động của các thị trường khác Ví dụ như, khi thị trường liên ngân

hàng nâng mức lãi suất lên quá cao thì các TCTD sẽ không thẻ huy động vốn trên thị trường này, điều tất nhiên TCTD đó sẽ phải huy động vốn trên thị trường tín dụng thông thường qua việc tăng lãi suất tiền gửi Nếu lãi suất tiền gửi tăng quá cao các nhà đầu tư sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hướng lãi suất với mức độ rủi ro thấp hơn nhiều

so với đầu tư vào các thị trường khác như: thị trường chứng khoán, thị trường địa ốc,

Đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của chính các ngân hàng nói riêng, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp rất lớn, mà một trong những

nguồn quan trọng đề huy động vốn trong các doanh nghiệp là thông qua các ngân hàng thương mại Nhưng nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất cho vay của ngân hàng và đương nhiên các doanh nghiệp không vay được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của của

các doanh nghiệp đẫn đến ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước

2 Hoạt động vay vốn cúa tơ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

Huy động vốn là một trong các hoạt động cơ bản của các TCTD Các TCTD có

thể huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá Trong đó đi vay là một trong những hình thức góp phần bảo đảm tính ổn định cho nguồn vốn

lưu động của các TCTD

Ngoài việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức, pháp luật còn cho phép

TCTD được vay vốn của NHNN và các TCTD khác, nói cách khác là vay vốn trên thị

trường liên ngân hàng Việc vay vốn của TCTD trên thị trường liên ngân hàng được

thực hiện bởi các loại hình giao dịch khác nhau, tùy thuộc vào các chủ thể tham gia quan hệ vay vốn hay đối tượng bảo đảm

2.1 Hoạt động vay vốn giữa các TCTD với nhau

Vay vốn của các tổ chức tín dụng là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của

Trang 5

tổ chức tín dụng khác sẽ giao cho một tơ chức tín dụng nào đó một khoản tiền để sử

dụng vào mục đích vào thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi

Việc vay vốn giữa các tổ chức tín đụng với nhau được điều chỉnh bởi Quy chế vay vốn giữa các TCTD ban hành kèm theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001

Về hình thức giao dịch, hiện nay quan hệ vay vốn giữa các TCTD với nhau được

thực hiện chủ yếu trên cơ sở hợp đồng tin dụng với các nội dung cơ bản như: chủ thể, đối tượng hợp đồng, số tiền vay, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, biện pháp bảo đảm (nếu có), và phải tuân theo các quy định, nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế

Về đối tượng tham gia, đôi tượng đi vay và cho vay là tất cả các TCTD được

thành lập, hoạt động hợp pháp ở Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín

dụng

Việc vay và cho vay vốn giữa các TCTD sẽ giúp cho các TCTD điều hòa, phân

phối vốn để tăng cường khả năng thanh tốn, đảm bảo an tồn, hiệu quả cho hoạt động của từng TCTD cũng như tính ổn dịnh cho tồn bộ hệ thống tín dụng

2.2 Hoạt động vay vốn của các TCTD với ngân hàng nhà nước

Trong trường hợp vốn vay của các TCTD khác không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của TCTD thì TCTD sẽ đi vay của ngân hàng nhà nước Hoạt động cấp tín dụng của

ngân hàng nhà nước là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, nhằm kiểm soát tiền

cung ứng trong nền kinh tế qua hệ thống các TCTD, đặc biệt là ngân hàng Ngân hàng nhà nước ln đóng vai trò là người cho vay cuối cùng là khi các TCTD lâm vào tình

trạng khó khăn nghiêm trọng về tài chính Điều này có nghĩa là nguồn vốn chính yếu của các TCTD là những nguồn có được từ việc huy động từ khách hàng, từ thị trường

Trang 6

tín dụng của các TCTD hoặc các nhu cầu khó khăn tài chính thường được cấp với

những điều kiện ngặt nghèo hơn và lãi suất cũng cao hơn

II Những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động vay vốn của tố chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

1 Nội dung các quy định pháp luật về hoạt động vay vốn của tổ chức tin dụng trên thị trường liên ngân hàng

Môi trường pháp lý cho hoạt động huy động vốn bằng hình thức vay vốn trên

thị trường liên ngân hàng ngày càng được hoàn thiện Từ những cơ sở pháp lý nền tang ban đầu như: chỉ ứhị số 07/CT— NHNH của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 7/10/1992 về quan hệ tín dụng giữa các TCTD cho phép các TCTD được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thêm

những Quyết định như: Quyết định số 114/ QÐ —- NHNN ngày 21/6/1993 ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Nội quy hoạt động của thị trường liên ngân hàng ”; Quyết định số 190/ QÐ — NHNN ngày 6/10/1993 về

việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế và nội quy hoạt động của thị trường

liên ngân hàng; Quyết định số 189/ QÐ _ NHNN ngày 06/10/1993 ban hành quy chế

bảo lãnh vay vốn trên thị trường liên ngân hàng

Đặc biệt sự ra đời của quyết dinh 1310/2001/ QD —- NHNN ngày 15/10/2001 về việc ban hành quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, quy chế ra đời là một

bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động huy động vốn bằng việc vay

vốn của các TCTD khác, thay thế hàng loạt các văn bản đã khơng cịn phù hợp trước

đó Nếu như trước đây hoạt động này được điều chỉnh bằng rất nhiều văn bản khác nhau thì nay được tập trung bằng một văn bản Văn bản này ra đời đã hệ thống hóa, sửa đổi bổ sung những điểm bất hợp lý của những văn bản trước, giúp cho hoạt động

này đi vào ôn định và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc áp dụng pháp luật vào hoạt động của mình

1.1 Hoạt động vay vốn của các tỗ chức tín dụng khác

Trang 7

dụng của tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được điều chỉnh theo

một quy chế riêng biệt: Quy chế vay vốn giữa các tô chức tín dụng ban hành kèm theo

QD 1310/2001/QD_NHNN ngay 15/10/2001

Theo quy chế này chủ thể tham gia giao dịch bao gồm bên cho vay là tổ chức tín

dụng và tồn tại độc lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có thể là chính sách, ngân

hàng, hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và bên đi vay là tổ chức tín dụng có nhu

cầu vay vốn Hình thức của giao dịch là hợp đồng tín dụng và nhất thiết là bằng văn

bản Nội dung giao dịch thể hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay: yêu cầu bên đi vay cung cấp tài liệu liên quan đến khoản vay ,tir chéi yêu cầu xin vay nếu không đáp ứng đủ các điều kiện, có

quyền bên vay có bảo đảm bằng tài sản đối với khoản cho vay thực hiện bảo lãnh

khoản cho vay gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay , trả nợ trước

hạn nếu có thỏa thuận trước khi đến hạn bên vay không trả được nợ thì có quyền xử lý

tài sản để đảm bảo tiền vay, khởi kiện bên vay hoặc bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Quyền và nghĩa vụ của bên vay: Trả nợ đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi các loại

phí theo thỏa thuận, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của bên

cho vay; có quyền trả nợ trước hạn nếu có thỏa thuận, thực hiện các cam kết khác ,

khởi kiện bên cho vay theo quy định của pháp luật nếu bên cho vay vi phạm các cam

kết đã thỏa thuận

Thời hạn cho vay: các bên có thỏa thể thỏa thuận vay ngắn hạn (tối đa là 12

tháng), trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng) và dài hạn (từ trên 60 tháng) tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn đi vay của bên đi vay tổ chức và nguồn vốn bên cho vay mà lựa chọn thời hạn thích hợp

Về phương thức cho vay: các bên có thể thỏa thuận áp dụng phương thức cho vay từng lần theo hạn mức tín dụng hoặc phương thức khác phù hợp với quy định của

pháp luật Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ trong phạm vi hoạt

Trang 8

Vay vốn của các tổ chức tín dụng là một hình thức huy động vốn tương đối hiệu quả nhằm điều hòa vốn trong thị trường liên ngân hàng, góp phần ồn định nền tài chính quốc gia Tuy nhiên đây là hình thức khơng phải được tiến hành một cách

thường xuyên như huy động vốn bằng nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá mà

chỉ tiến hành khi hai hình thức trên không đáp ứng được nhu cầu vốn thiếu hụt của

các tổ chức tín dụng

1.2 Hoạt động vay vốn của ngân hàng nhà nước

Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước được quy định trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau Trong đó có hai văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng

Tại Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định ngân hàng nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho ngân hàng theo những hình thức sau: Cho vay theo hồ

sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho

vay có bảo đảm bằng cầm có thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

Cho vay theo hồ sơ tín dụng: với hình thức vay vốn này, các TCTD có nhu cầu vay vốn cần lập một bộ hồ sơ tín dụng gồm các thông tin về khoản tín dụng cần vay, kế hoạch sử dụng khoản tiền vay, tài sản thế chấp gửi ngân hàng nhà nước Nếu hồ sơ của TCTD đi vay đáp ứng đủ các điều kiện mà ngân hàng nhà nước đề ra thì

TCTD sẽ được vay một khoản tin dụng theo hồ sơ tín dụng

Hiện nay, việc vay vốn trên cơ sở hồ sơ tín dụng khơng cịn phổ biến bởi sự hạn chế về tính phức tạp của hồ sơ, thủ tục xét hồ sơ tốn quá nhiều thời gian,

Cho vay bằng hình thức chiết khẩu, tái chiết khẩu giấy tờ có giá ngắn hạn khác: đây thực chất là hình thức mà ngân hàng nhà nước sử dụng giấy tờ có giá để dam bảo cho khoản tiền vay Để có thể tham gia vào hoạt động tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn thì các TCTD cần phải đáp ứng những điều kiện đề tham gia nghiệp vụ chiết khấu như:

Trang 9

" Cac giấy tờ có giá ngắn hạn là đối tượng chiết khấu, tái chiết khâu phải đáp ứng được tính hợp pháp, hợp lệ, có tín nhiệm về khả năng thanh toán khi đến hạn và phải thuộc quyền sở hữu của TCTD xin chiết khấu hoặc tái chiết khấu

Hiện nay, có 2 phương thức chiết khấu các loại giấy tờ có giá: chiết khấu trực tiếp và

chiết khấu gián tiếp

+Chiết khấu trực triếp: đối với phương thức này thì các TCTD phải trực tiếp

đến giao dịch với NHNN

+Chiết khấu gián tiếp: đối với phương thức này thì việc giao dịch các TCTD với NHNN được thực hiện thông qua mạng thông tin, fax

Có thể thấy đây là một trong những hình thức vay vốn phô biến của các TCTD với NHNN Ở nước ta hiện nay, ngân hàng nhà nước thường mua giấy tờ có giá và trả

tiền ngay cho các TCTD, khi hết hạn của giấy tờ có giá thì sẽ được sử dụng làm bảo đâm cho ngân hàng nhà nước thực hiện thu nợ qua hệ thống các TCTD

Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá: Đây là hình thức vay vốn với biện pháp bảo đảm là cầm có giấy tờ có giá Việc vay vốn này cũng sẽ được tiến hành trên

cơ sở hoạt động tín dụng với các bên là TCTD và NHNN và các nội dung tương tự như hoạt động tín dụng vay vốn giữa các TCTD với nhau

Về các giấy tờ có giá là đối tượng bảo đảm của quan hệ vay vốn này về cơ bản cũng phải đáp ứng các yêu cầu giống như trường hợp chiết khấu như tính hợp pháp,

hợp lệ, thuộc quyền sở hữu của TCTD nhưng thời hạn bảo đảm của giấy tờ có giá

phải lớn hơn thời hạn xin vay của TCTD nhằm đảm bảo tính an tồn cho khoản vay

của NHNN

Nhu vậy, ta có thể thấy hoạt động vay vốn của các TCTD trên thị trường liên

ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đã góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn, ồn định cho mỗi TCTD

Trang 10

2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động vay vốn của tố chức tin dung trên thị trường liên ngân hàng

2.1 Thành tựu

Các TCTD huy động vốn bằng hình thức vay vốn của các TCTD khác được kèm theo một quy chế riêng biệt “Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tin dung ban hành kèm theo Quyết định 1310/2001/ QÐ - NHNN ngày 15/1-/2001” như đã nói ở trên Sự ra đời của quy định này là một bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động huy động vốn bằng việc vay vốn của các tơ chức tín dụng đã thay thế hàng

loạt các văn bản pháp luật trước đó lạc hậu như: Quyết định I14/QĐ-NH ngày 07/07/1993 về lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng, Quyết định 132 /QĐ- NH ngày 10/07/1993 về thành lập thị trường liên ngân hàng và rất nhiều các văn bản pháp luật khác quy định về vấn đề này

Như vậy việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng được điều chỉnh bằng hai quy chế khác biệt Điều này là hợp lý vì ngân hàng huy động vốn từ khách hàng chỉ thuần túy mang tính chất kinh doanh của ngân hàng, còn ngân hàng cho các TCTD khác vay ngồi mục đích kinh doanh cịn góp phần điều

hịa vốn trên thị trường tiền tệ, giúp nguồn vốn được lưu thông dé dang hon tir noi

thừa vốn sang nơi thiếu vốn

Về huy động vốn bằng hình thức vay vốn của ngân hàng nhà nước là một hình

thức huy động đặc biệt của các tổ chức tín dụng như đã trình bày ở trên Nội dung

pháp luật điều chỉnh hoạt động này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật Ngân Hàng Nhà Nước 1997 tại điều 30 và Luật các tổ chức tín dụng 1997 tại điều 48, QÐ 1452/2003 QĐÐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay có bảo đảm bằng bằng cầm có giấy tờ có giá của

ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các tơ chức tín dụng quy chế cho vay của Ngân

Hàng Nhà Nước đối với các tổ chức tín đụng có bảo đảm bằng cầm có trái phiếu đặc biệt ban hành kèm theo QÐ số 1509/2003/QĐÐ-NHNN ngày 14/11/2003

Các văn bản này tập trung quy định các chỉ tiết nội dung của các hình thức tái cấp vốn của Ngân Hàng Nhà Nước cho các tơ chức tín dụng vay theo hồ sơ tín dụng ; cho vay có bảo đảm bằng cầm có thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

Trang 11

Nếu như trước đây Ngân Hàng Nhà Nước chỉ cho các tổ chức tín dụng vay thông

qua việc chiết khấu, tái chiết khấu cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu bằng giấy tỜ có giá ngắn hạn thì hiện nay khơng phân biệt giấy tỜ có giá ngắn hạn hay đài hạn miễn là thời gian còn lại đến hạn thanh toán là ngắn hạn

Việc quy định cho các tổ chức tín dụng vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước trên thị trường liên ngân hàng được quy định trong một văn bản pháp luật thay vì quy định ở nhiều văn bản như trước Văn bản này ra đời đã hệ thống

hóa, sửa đối, bổ sung những điểm bat hợp lý của những văn bản trước giúp cho hoạt

động này đi vào ôn định và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong

việc áp dụng pháp luật vào hoạt động của mình

Cịn đối với hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng với ngân hàng Nhà nước

có quy định như trên cũng là một quy định hết sức tiến bộ nhằm tạo khả năng linh hoạt hơn cho giấy tờ có giá Pháp luật quy định cụ thể về đối tượng tái cấp vốn, các quy định để đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện hoạt động tái cấp vốn này Nói chung các quy định của pháp luật về hoạt động huy

động vốn bằng vay vốn ngân hàng nhà nước đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện có hiệu quả hoạt động này

2.1 Những vướng mắc, tồn tại các TCTD gặp phải trong quá trình áp

dụng pháp luật về vấn đề trên

Thị trường liên ngân hàng là nơi giải quyết nhu cầu thanh khoản của các ngân

hàng, nhưng đang ton tai những bất cập từ cả hai phía chính sách và thực tiễn, đẫn đến nhiều đơn vị phải “làm kỹ thuật” cho “đẹp lòng” cơ quan quản lý

Đánh dấu sự khởi đầu về hoạt động quản lý cho thị trường này, từ năm 2001, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN.Nhưng gần 10 năm sau, hệ thống ngân hàng đã có sự bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt từ lúc nhà điều

hành cho phép nâng cấp trên 10 ngân hàng nông thôn lên ngân hàng thành thị và

ngành ngân hàng từng bước hội nhập theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO), yếu tố nước ngoài hiện diện ngày càng sâu rộng trong hoạt động ngân hàng

Trang 12

Lúc này, con số tổ chức tín dụng đã lên tới cả trăm và rất đa dạng xét về quy

mô vốn điều lệ, hình thức sở hữu, mơ hình hoạt động Trong đó có 37 ngân hàng thương mại cổ phần; 4 ngân hàng thương mại Nhà nước; khoảng 10 ngân hàng nước

ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh; hàng chục cơng ty tài

chính, cho thuê tài chính; chưa kể hai ngân hàng chuyên giải ngân vốn tín dụng nhà

nước là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội

Với một hệ thống tổ chức tín dụng như vậy, sự cạnh tranh rất quyết liệt, thậm chí khốc liệt nhằm giành giật nguồn vốn, khách hàng tốt để bành trướng thị phần

Trong q trình đó, hoạt động buôn bán vốn lẫn nhau giữa các tô chức tín dụng trên

thị trường liên ngân hàng cũng bùng nỗ cả về quy mô, doanh sỐ giao dịch đến hình

thức thanh tốn

Từ thực tiễn này, Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN khơng cịn phù hợp Vì thế, tháng 11/2010, Ngân hàng Nhà nước chấp bút dự thảo Thông tư quy định hoạt động cho vay và mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dung để thay

thế Quyết định 1310

Tuy nhiên, cùng thời điểm này, hai bộ luật mới là Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tô chức tín dụng đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2011; trong khi đó, nội hàm dự

thảo thông tư trên lại chứa đựng quá nhiều vấn đề khơng tương thích với luật mới Do vậy, từ tháng 11/2010 đến nay, dự thảo trên vẫn là dự thảo Trước đó khơng lâu, ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về

các tỷ lệ bảo đảm an toàn, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề ra một loạt chỉ số an toàn như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; giới hạn góp vốn, mua cổ phan; tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Chưa kể, ngày 18/3/2010, Ngân hàng Nhà nước còn phát đi thông điệp “sẽ

thanh tra tổ chức tín dụng có tỷ lệ vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng lớn hơn 20% vốn huy động trên thị trường các ngân hàng thương mại huy động vốn và cho vay với các tô chức kinh tế, cá nhân ”

Như vậy, nhìn từ bình diện khung pháp lý ta thấy khung pháp lý rất “khấp khénh”, chỉ trong năm 2010, đã có tới 3 văn bản từ luật đến dưới luật liên quan đến

Trang 13

quản lý hoạt động thị trường liên ngân hàng, chưa kê một dự thảo thông tư nhỡ nhàng

nhưng cuối cùng, cần một văn bản chính thống và phù hợp để quản lý trực tiếp lại chưa có

Bên cạnh đó, chưa có văn bản nào quy định về điều kiện để trở thành thành

viên của thị trường liên ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Vì vậy nếu áp dụng dành cho ngân hàng thì khơng công bằng cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và ngược lại Hạn chế này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với việc huy động

vốn cho các tổ chức và cũng là lý do chính khiến các cơng ty tài chính khơng thê hoạt

động trên thị trường liên ngân hàng một cách có hiệu quả như ngân hàng

HI/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng

Ngoài việc huy động vốn của dân cư và của các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức

tín dụng cịn có thể vay vốn của các tô chức tín dụng khác ở trong nước và các tô chức tín dụng nước ngồi Việc pháp luật quy định về hoạt động vay vốn của tổ chức

tín dụng trên thị trường liên ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tô chức tín dụng trong việc điều hịa, phân phối vốn, giúp các tổ chức tín dụng tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng tơ chức tín dụng Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì pháp luật về hoạt động vay vốn của tổ

chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng còn nhiều vướng mắc, bắt cập cần phải

có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với cơ chế hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các TCTD ngày càng có

sự hoạt động đa dạng, linh hoạt theo chiều sâu Để hoạt động vay vốn của tô chức tín

dụng trên thị trường liên ngân hàng có hiệu quả, nhóm chúng em xin đưa ra một sỐ

kiến nghị sau:

Một là, cần phải kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ các quy định của pháp luật về hoạt

động vay vốn của các tô chức tín dụng, từ đó sắp xếp lại một cách thống nhất, hoàn

chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng nắm bắt được các quy

định của pháp luật và thực hiện đúng theo các quy định đó, tránh tình trạng các tổ

chức tín dụng ap dung sai, gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tơ chức tín dụng

Trang 14

Hai la, phải phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền VỚI Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong việc điều hành, quản lý hoạt động vay vốn giữa các tổ chức tín dụng

Ba là, cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của các tổ chức tín dụng cũng như đặc

điểm của từng tổ chức đề xây dựng, hoàn thiện các quy định về hoạt động vay vốn sao cho có hiệu quả Tùy từng đối tượng mà có các quy định cụ thé, chặt chẽ nhằm bảo đảm việc hoàn trả của bên vay đối với bên cho vay

Bốn là, xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay giữa các

tổ chức tín đụng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế

Các biện pháp bảo đảm như cầm có, thế cấp, bảo lãnh, các bên cần có sự thỏa thuận với nhau về việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoản vay

trong từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm là cần thiết và việc áp dụng là cần phải mang tính bắt

buộc

Năm là, cần phải có sự điều chỉnh về phương thức cho vay giữa các tơ chức tín

dụng cho phù hợp Cho vay từng lần, theo hạn mức tín dụng hoặc có các phương thức khác phải quy định cụ thể, chặt chẽ, cần mở rộng hơn nữa các phương thức cho vay

phù hợp với sự hoạt động ngày càng đa đạng của các tổ chức tín dụng

Sáu là, cần quy định một cách cụ thể, chặt chẽ về thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, thời hạn vay càng kéo dài thì mức độ rủ ro càng cao, chính vì vậy mà tùy thuộc vào nhu

cầu sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng đi vay cũng như năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng mà có sự quy định về các biện pháp bảo đảm Cũng cần phải căn cứ

vào tính cất và năng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng để việc xây dựng các quy định về hoạt động vay vốn giữa các tổ chức tín dụng được hồn chỉnh, đáp ứng được

yêu cầu vay vốn giữa các tô chức tín dung, hình thành nên một cơ chế vay có hiệu quá trên thị trường liên ngân hàng

Trang 15

KÉT LUẬN

Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động huy động vốn nói của TCTD nói chung và hoạt động vay vốn trên thị trường liên ngân hàng nói riêng là rất

to lớn, tạo nền tảng để các TCTD thực hiện hoạt động này cũng như các hoạt động kinh doanh khác của mình Bên cạnh đó pháp luật về điều chỉnh hoạt động huy động

vốn trong các TCTD vẫn còn nhiều bất cập cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với

nền kinh tế hội nhập để đạt mục tiêu hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng

đầu đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế và an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng Vì vậy, việc hồn thành hệ thống chính sách và quy định theo các cam kết mở

cửa thị trường, đặc biệt các quy định liên quan đến các hình thức tiếp cận thị trường

của các ngân hàng nước ngoài là vẫn đề pháp lý cần được quan tâm chú trọng hàng

đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong nước mở rộng hoạt động và phát triên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam

3 Quyết định số 1310/2001/ QĐÐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng

4 Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội

5 Hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dung là ngân hàng, Luận văn tốt

nghiệp

6 Pháp luật về thị trường tiền tệ liên ngân hàng - thực trạng và một số kiến nghị :

Khoá luận tốt nghiệp / Vũ Quang Đông; Người hướng dẫn: TS Phạm Thị Giang Thu, Hà Nôi 2009

7 Các website

http://www.vssc.com.vn

http://www.sbv.gov.vn/

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w