HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Thị trường tài chính và các định chế tài chính Giáo viên: Vũ Thị Anh Thư BẢNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC THÀNH VIÊN STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ 1 Nguyễn Thị Hạnh 030127110383 Tìm số liệu, phân tích thị trường mở 2 Trần Thị Thu Hậu 030127110429 Khái quát thị trường mở ưu nhược, biện pháp 3 Đoàn Thị Hậu 030127110424 Tìm số liệu, phân tích thị trường LNH 4 Nguyễn Văn Hiền 030127110448 Tìm số liệu, phân tích thị trường mở 5 Cao Bảo Long 030127110820 Tìm số liệu, phân tích thị trường LNH 6 Lê Thị Ngọc Lý 030127110860 Khái quát TTLNH, ưu nhược, biện pháp 7 Phí Thị Nga 030127110960 Lý thuyết thị trường mở 8 Huỳnh Thị Tuyết Ngân 030127110971 Khái quát TTLNH ưu nhược, biện pháp, tổng hợp bài 9 Trịnh Đỗ Yến Nhi Lý thuyết thị trường mở 10 Nguyễn Thị Kim Phượng 030127111272 Khái quát thị trường mở, ưu nhược, biện pháp 11 Lê Nguyễn Minh Quân 030127111294 Lý thuyết TTLNH, trình bày word 12 Lê Phước Sang 030127111350 Lý thuyết thị trường liên ngân hàng Tất cả các thành viên đều tham gia nhận xét và góp ý các bài tiểu luận của các nhóm bạn. LỜI MỞ ĐẦU Qua gần 30 năm hội nhập và phát triển cùng khu vực, nền kinh tế Việt Nam đang từng ngày “thay da đổi thịt”, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đi lên từ một quốc gia tự cung tự cấp đến nay Việt Nam đã tạo được hình ảnh về một đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc. Đánh dấu bằng việc gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam ngày càng khẳng định mình là một đất nước có vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới. Sự phát triển đó ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Tài Chính ở Việt Nam nói chung và thị trường liên ngân hàng, thị trường mở nói riêng. Tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng nhờ sự xuất hiện của hai thị trường này mà sự luân chuyển vốn được diễn ra một cách dễ dàng hơn, bù đắp kịp thời sự thiếu hụt vốn tạm thời giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Nhằm mục đích khái quát "Hoạt động thị trường liên ngân hàng và thị trường mở tại Việt Nam thời gian qua", nhóm chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo thông tin cũng như tìm ra một số biện pháp khắc phục trong bài tiểu luận này. Do đây là lần đầu tiên nhóm chúng tôi tiếp cận với đề tài này nên không thể không có sai sót mong Giáo viên hướng dẫn và các bạn đóng góp ý, cung cấp thêm thông tin để bài thuyết trình được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 1 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG. A. THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG: I. Khái niệm: Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên mỗi TCTD có những thế mạnh khác nhau vì thế mà trong quá trình hoạt động, có TCTD thiếu hụt dự trữ hoặc dư thừa vốn. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn tạm thời, các TCTD thiếu vốn có thể đi vay các TCTD thừa vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời, đảm bảo tín thanh khoản, giảm áp lực tăng lãi suất huy động. Từ đó hình thành thị trường liên ngân hàng (TTLNH). Đó là nơi trao đổi vốn khả dụng (vốn ngắn hạn ) của các TCTD, đặc biệt là ngân hàng thương mại (NHTM). II. Đặc trưng của thị trường: 1. Là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu Thông qua các hệ thống giao dịch hiện đại, các vụ mua bán trên TTLNH được thực hiện trên cơ sở liên kết toàn cầu. Một ngân hàng ở một quốc gia này có thể giao dịch với hầu hết với các ngân hàng khác trên thế giới. Do đó sự biến động của một thị trường (đặc biệt là thị trường lớn) sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng sâu sắc đến các thị trường khác, thậm chí ảnh hưởng đến tất cả thị trường trên toàn cầu. 2. TTLNH là thị trường cực kì nhạy cảm và là thị trường thông tin TTLNH là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, ngân hàng này mở tài khoản ở ngân hàng khác. Độ nhạy cảm thông tin còn phụ thuộc vào trình độ hiện đại của hệ thống thanh toán liên ngân hàng, vì đặc điểm của các khoản ngân quỹ là ngắn hạn nên đòi hỏi mức độ kịp thời trong luân chuyển ngân quỹ. 3. TTLNH chủ yếu là thị trường bán buôn Đây là thị trường mà các giao dịch có giá trị rất lớn (bán buôn), các giao dịch nhỏ lẻ khác sẽ được thực hiện trên thị trường bán lẻ của những người kinh doanh nhỏ hay các ngân hàng nhỏ. 4. TTLNH là thị trường có độ tin cậy cao Các thành viên chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính đáp ứng các yêu cầu về vốn, ký quỹ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và giấy phép hành nghề. 5. TTLNH là thị trường vốn ngắn hạn (mặc dù các quốc gia không quy định) 6. TTLNH thực hiện thông qua các công cụ hiện đại Ngày nay, các giao dịch chủ yếu thực hiện thông qua điện thoại, hệ thống máy tính, bằng các công cụ phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lại, Trang 1 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG. III. Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng: 1. Ngân hàng thương mại (NHTM): Là những tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền kí gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ về chiết khấu và phương tiện thanh toán. Đây là các chủ thể chính trên TTLNH. Nó có các chức năng chính như sau: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Mục đích của NHTM khi tham gia vào TTLNH nhằm duy trì khả năng thanh toán của chính ngân hàng, trung gian cho khách hàng về các dịch vụ ngân hàng và giao dịch cho chính ngân hàng nhằm thu về lợi nhuận tối đa. 2. Các công ty môi giới và các công ty kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng: -Người môi giới: là một cá nhân hay một công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh tại một nước, làm trung gian cung cấp các dịch vụ về đàm phán, dàn xếp, tạo điều kiện thuận lợi ký kết các hợp đồng hay việc mua bán giữa các bên nhằm hưởng hoa hồng. Họ góp phần làm cho thị trường có hiệu quả, minh bạch, rõ ràng. Do không can thiệp vào giao dịch, vì thế không gây sự thất thoát về vốn với các đối tác. Thậm chí, nếu các công ty môi giới phá sản cũng không gây ảnh hưởng đến các TCTD. Ngoài ra, các công ty môi giới không quyết định lãi suất nhưng có thể dự đoán, không gây ảnh hưởng đến chính sách của ngân hàng trung ương. Các công ty này cũng góp phần cung cấp thông tin đáng giá, kịp thời từ các TCTD cho ngân hàng trung ương, từ đó có những quyết định phù hợp. -Các tổ chức kinh doanh: có thể thực hiện các khoản vay hoặc đi vay các thành viên có nhu cầu trên thị trường liên ngân hàng. 3. Ngân hàng trung ương (NHTW): Vừa là người tham gia, can thiệp vào quá trình tạo tiền, người kiểm soát, vừa can thiệp vào thị trường khi cần thiết thông qua các công cụ tài chính: nghiệp vụ thị trường mở, cầm cố giấy tờ, chiết khấu…. Về mặt lý thuyết, NHTW không tham gia vào hoạt động của TTLNH nhưng nó có vai trong rất quan trọng trong việc cung cấp vốn khả dụng cho các ngân hàng bằng cách cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường Lãi suất TTLNH được coi là lãi suất chuẩn, thường được các tổ chức tài chính dùng làm cơ sở khi tính toán lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng và là cơ sở thực hiện các giao dịch liên quan đến lãi suất. Nó có ý nghĩa quan trọng với NHTW trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. 4. Các tổ chức tín dụng khác Có vai trò chủ yếu là người đi vay trên TTLNH. Các tổ chức này thường là công Trang 2 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG. ty bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi, quỹ đầu tư,… IV. Các loại hàng hóa: Hàng hóa trong TTLNH vô cùng đa dạng nhưng chủ yếu ta có thể chia làm 2 loại chính như sau: các khoản dự trữ thừa tạm thời và các giấy tờ có giá ngắn hạn. V. Các nghiệp vụ chủ yếu: 1. Hoạt động vay vốn giữa các NHTM với nhau Ngoài hoạt động vay vốn lẫn nhau, các NHTM còn trao đổi các giấy tờ có giá. 2. Hoạt động vay vốn giữa các NHTM với NHTW Trên TTLNH, NHTW chỉ can thiệp khi cần thiết nhằm thực hiện điều tiết vĩ mô về tiền tệ - tín dụng theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong mỗi thời kì. Qua các công cụ của chính sách tiền tệ, NHTW điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông, can thiệp vào quá trình tạo tiền của các NHTM qua các công cụ: + Tái cấp vốn: tái chiết khấu hay cho vay cầm cố. + Cho vay đáp ứng nhu cầu thanh toán: cho vay thanh toán, cho vay mất khả năng thanh toán, lãi suất, tỷ giá. + Quản lí dự trữ bắt buộc. + Giao dịch trên thị trường ngoại hối (thị trường ngoại tệ liên ngân hàng). VI. Vai trò của trị trường liên ngân hàng đối với nền kinh tế: Đối với các thị trường khác: TTLNH là thành viên của thị trường tiền tệ nên có mối quan hệ với các thị trường khác như: thị trường chứng khoán, thị trường thế chấp, thị trường tín dung thuê mua,…. Sự thay đổi của thị trường liên ngân hàng đều có dẫn đến sự thay đổi của các thị trường khác. Đối với các doanh nghiệp và ngân hàng: nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là rất lớn, mà nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp là ngân hàng thương mại. Nếu lãi suất liên ngân hàng lên cao, lãi suất của các ngân hàng thương mại cũng tăng theo, các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng đến kinh tế. VII. Thực trạng thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam năm 2013: 1. Giao dịch liên ngân hàng Thông tư 21/2012/TT-NHNN được NHTW ban hành vào tháng 6/2012 có hiệu lực từ 1/9 quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán. Trước thời điểm thông tư này có hiệu lực, có thể nhìn thấy các ngân hàng vẫn thực hiện các việc gửi và nhận với khối lượng lớn. Thông qua các báo cáo thường niên Trang 3 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG. mới nhất của một số ngân hàng, con số cũng đã lên tới hàng trăm, nghìn tỷ đồng. Thông tư 21 ra đời được kỳ vọng sẽ siết việc cho vay dễ dãi giữa các ngân hàng làm tăng nợ xấu trong nền kinh tế, thông tư quy định các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên đang bị NHNN hạn chế, đình chỉ giao dịch liên ngân hàng sẽ không được tiếp tục vay vốn của các ngân hàng khác. Tuy nhiên, để xác định những ngân hàng nào đang nằm trong danh sách này không phải là việc dễ dàng trong bối cảnh tình trạng nợ của các tổ chức trong hệ thống không được NHNN công khai. Kết quả là giao dịch liên ngân hàng bằng VNĐ giảm gần 50% còn 37.843 tỷ đồng. Giao dịch bằng USD cũng giảm 67% xuống còn 30.190 tỷ đồng. Các giao dịch liên ngân hàng chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm và một tuần chiếm 83% tổng doanh số giao dịch. Lãi suất giao dịch bình quân bằng VNĐ các kỳ hạn từ qua đêm đến 3 tuần và kỳ hạn 12 tháng đều tăng trong khi ở kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, lãi suất giảm. Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất bình quân kỳ này giảm đối với kỳ hạn qua đêm và 1 tháng và tăng ở các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và 3 tháng. Sau khi được triển khai, thông tư 21 cơ bản đã đạt được những thành công nhất định khi giúp NHNN phát huy vai trò của mình, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các TCTD, sắp xếp lại hoạt động TTLNH đã bị buông lỏng quản lý một thời gian dài…Vì thế, các TCTD yếu kém đã lộ diện và buộc phải tái cơ cấu theo phương án của mình hoặc theo yêu cầu của NHNN khi không thể bước chân vào TTLNH. Nhờ vậy, bước đầu quá trình tái cơ cấu các TCTD đã thành công với khoảng 10 TCTD được hợp nhất, sáp nhập với các TCTD khác. Trật tự được lập lại, TTLNH được trả về chức năng chính của nó là điều chỉnh vốn ngắn hạn để hỗ trợ thanh khoản thay vì mục đích kinh doanh vốn. Đồng thời, giúp cho NHNN thực hiện được vai trò là “người cứu cánh” cuối cùng cho các TCTD trên thị trường tiền tệ chứ không phải là các TCTD trường vốn như trong thời gian qua. Lãi suất bình quân LNH hiện chỉ dao động và ổn định ở mức từ 6-9% /năm cho kỳ hạn 1 tháng và doanh số giao dịch cũng chỉ còn khoảng một nửa so với mức trước đó. Tuy nhiên, với thông tư 21, NHNN chính thức lái hoạt động gửi tiền trên LNH sang cho vay. Do đó, thay vì giao dịch tín chấp như trước đây, giao dịch trên LNH sẽ được điều chỉnh “chọn mặt gửi vàng” với từng TCTD nhất định và yêu cầu tài sản bảo đảm tiền vay. Hệ lụy là hàng loạt ngân hàng nhỏ và công ty tài chính bị gạt ra ngoài cuộc chơi do không đáp ứng đủ các yêu cầu tài sản thế chấp. Đồng thời, mỗi khoản cho vay ra trên LNH thì ngân hàng cho vay đều phải trích lập dự phòng, vì vậy, lợi nhuận sẽ bị bào Trang 4 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG. mòn. Bên cạnh đó, vì dư thừa vốn, chịu áp lực lợi nhuận trong khi đầu ra tín dụng cho nền kinh tế (thị trường 1) đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy, các TCTD này đã tìm cách lách luật TT 21 để thực hiện giao dịch kinh doanh vốn trên LNH hoặc tìm cách đầu tư (mua trái phiếu - tuy nhiên, kênh đầu tư này ít hấp dẫn do lợi tức thu được không đủ bù đắp lãi suất huy động). Theo nhiều chuyên gia, để lách TT 21 giao dịch trên LNH, các ngân hàng chỉ cần thay đổi hợp đồng tiền gửi thành hợp đồng tiền vay với một số điều chỉnh nhất định về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hình thức biến tướng này đang mang lại nhiều rủi ro đối với ngân hàng cho vay khi tài sản bảo đảm cho vay chỉ là hình thức. Để tránh phải trích lập dự phòng cao cho khoản vay trên LNH, các ngân hàng sẽ chủ yếu cho vay kỳ hạn ngắn, đến hạn có thể đáo hạn cho vay lại, nhằm tránh khoản vay bị quá hạn rơi vào nợ xấu. Ngoài ra, để lách quy định này, các ngân hàng có thể thỏa thuận vay vốn lẫn nhau để đáo hạn khoản nợ cũ trước ngày quá hạn thứ 10, hoặc có thể chuyển từ giao dịch tiền vay sang giao dịch mua bán ngoại tệ để không phải trích lập dự phòng. Thực tế diễn biến trên thị trường LNH từ báo cáo hàng tuần cho thấy, sau thời điểm 1/9/2012 các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, đồng thời giao dịch mua bán ngoại tệ tăng mạnh. Tước tình hình đó, Thông tư số 01 sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư 21 đã nới lỏng quy định để cho phép “các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tốt đa là 3 tháng tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác” có thể là việc minh chứng cho nhận định của NHNN về sự ổn định của thị trường LNH. Mặt khác, tình trạng dư thừa vốn tại một số ngân hàng lớn trong khi NHNN luôn phải thông qua OMO để bơm vốn hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD. Tính hết ngày 15/1/2013, khối lượng vốn đã bơm ra thông qua OMO còn lưu thông đạt 2.177 tỉ đồng. Vì vậy, mở lại cánh cửa gửi tiền lẫn nhau giữa các ngân hàng sẽ làm giảm áp lực bơm vốn của NHNN khi mà áp lực kiểm soát thanh khoản không còn cấp bách như trước. Bên cạnh đấy, TT 01 cho phép các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng cũng là quá đủ để nhiều ngân hàng tiếp tục gia tăng lợi nhuận từ kinh doanh vốn. Trên thực tế, hoạt động giao dịch trên LNH thường rơi vào các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng, nên NHNN mở lại cánh cửa gửi tiền qua TT 01 sẽ giúp nhiều ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN. Đồng thời, giao dịch vốn dễ dàng hơn trên LNH cũng phần nào giúp khơi thông dòng vốn cung cấp cho thị trường 1 (dân cư), tạo đà cho phục hồi kinh tế. Chính vì vậy, mở lại cánh cửa gửi tiền giữa các TCTD hiện nay là bước đi cần thiết đáp ứng nhu cầu của cả NHNN và các TCTD nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thống. Trang 5 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG. Nguồn: Website NHNN Kể từ đầu năm, giao dịch trên TTLNH chủ yếu tập trung vào kỳ hạn dưới 1 tháng (giao dịch qua đêm, kỳ hạn 1 tuần và kỳ hạn 2 tuần) với tổng doanh số giao dịch là 1.448.138 tỷ đồng, tương đương 86,7% tổng doanh số giao dịch. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số giao dịch kỳ hạn dưới 1 tháng tăng 2% so với cùng kỳ (86,7% so với 84,7%). Lãi suất cao nhất trên liên ngân hàng chỉ còn 7,5%, đối với kỳ hạn 9 tháng, tuy nhiên các giao dịch kỳ hạn này phát sinh không đáng kể. Theo số liệu của NHNN, tính đến thời điểm ngày 19/6/2013, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng quý 2 là 867.850 tỷ đồng, giao dịch bình quân là 15.319 tỷ đồng/ngày. Khối lượng giao dịch và doanh số giao dịch bình quân/ngày tuy có cải thiện hơn so với quý 1 (với số liệu tương ứng là 797.169 tỷ đồng và 13.625 tỷ đồng/ngày). Tuy nhiên, so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số giao dịch và khối lượng giao dịch trong ngày 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 1.665.019 tỷ đồng, tương đương với mức giao dịch bình quân là 14.472 tỷ đồng/ngày, chưa bằng ½ doanh số giao dịch cùng kỳ năm ngoái. Trang 6 [...]... cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ N HNN sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định của tỷ giá B THỊ TRƯỜNG MỞ ( OMO): I Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX ở Mỹ và Trang 8 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG một số nước Châu Âu Ở Việt Nam, thị trường mở( TTM) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/7/2000... Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng: 2 IV Các loại hàng hóa: 3 V Các nghiệp vụ chủ yếu: .3 VI Vai trò của trị trường liên ngân hàng đối với nền kinh tế: .3 VII Thực trạng thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam năm 2013: 3 B THỊ TRƯỜNG MỞ ( OMO): 8 I Khái niệm: 8 II Các loại hàng hóa chủ yếu trên thị trường: ... trên thị trường: 9 III Chủ thể tham gia thị trường mở: 10 IV Các loại nghiệp vụ của thị trường: 10 V Thực trạng thị trường OMO tại Việt Nam năm 2013: .12 C KẾT LUẬN VỀ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA TỪNG LOẠI THỊ TRƯỜNG: 16 I Thị trường liên ngân hàng: .16 II Thị trường mở ( OMO): 18 D TÀI LIỆU THAM KHẢO:... tiêu mở rộng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Hoạt động ngiệp vụ thị trường mở chưa thực sự sôi động, là một nghiệp vụ khá mới nhất là đối với ngân hàng thương mại cổ phần – tham gia không nhiều và không thường xuyên vì chưa nhận thức được đầy đủ các ưu điểm của các công cụ này 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động thị trường mở ở Việt. .. trường liên ngân hàng cùng thời kỳ Do khối lượng và kỳ hạn tín phiếu kho bạc cũng như các công cụ nợ khác chưa đa dạng ( Chủ yếu kỳ hạn 364 ngày ) nên hoạt động của các công cụ này trên thị trường tiền tệ , đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở , còn bị hạn chế Mặt khác , kênh dẫn truyền các tác động của chính sách tiền tệ ( chủ yếu là thị trường mở ) thông qua thị trường liên ngân hàng còn hạn chế Công... vàng và USD, NHNN đã có những chính sách phù hợp NHNN đã liên tục phát hành tín phiếu hút tiền về, cũng như bán ra ngoại tệ can thiệp Điều này tác động đến cung vốn VND ngắn hạn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Quan trọng hơn, NHNN hạ lãi suất trên thị trường mở (OMO) từ 7%/năm xuống 6%/năm để giúp cho các NHTM có giá vốn rẻ hơn.Tháng 7 vừa qua hoạt động ngân hàng ghi nhận đợt biến động mạnh... trường OMO tại Việt Nam năm 2013: Về mặt lý thuyết: Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá trên OMO, NHNN tác động đến mức dự trữ của các ngân hàng, và gián tiếp tác động các mức lãi suất trên thị trường, từ đó thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ Trước hết, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, các nghiệp vụ thị trường mở OMO nhắm đến việc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn trên thị trường nợ Mục... NHƯỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA TỪNG LOẠI THỊ TRƯỜNG: I 1 Thị trường liên ngân hàng: Ưu điểm: Là một trong những mấu chốt quan trọng của thị trường tài chính chung, TTLNH ngày càng phát huy điểm mạnh của mình theo chiều đi lên của sự phát triển kinh tế đất Trang 16 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG nước Ta có thể dễ dàng nêu ra một số ưu điểm như sau: Thông qua TTLNH mà NHTW có thể can thiệp sâu vào hệ thống... Trong tháng 8, khối lượng trúng thầu trên thị trường mở chỉ đạt 4.593 tỷ đồng (giảm Trang 14 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG 35.399 tỷ đồng so với tháng 7); trong khi đó khối lượng đáo hạn là 19.839 tỷ đồng.Như vậy, NHNN đã hút ròng tiền từ lưu thông qua thị trường mở tổng cộng 12.246 tỷ đồng trong tháng 8 Tính đến ngày 30/8, số dư trên thị trường mở là 1.066 tỷ đồng Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng không... chính xác nhất -Xây dựng một thị trường tiền tệ năng động, đặc biệt là TTLNH Cũng cố, phát triển thị trường tiền tệ (thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ), làm cơ sở cho NVTTM hoạt động có hiệu quả Để làm điều này cần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước nhằm mục đích tăng cường khả năng điều chuyển vốn trong hệ thống các ngân hàng Việc vay vốn theo các . BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Thị trường tài chính và các định chế tài. dịch trên thị trường ngoại hối (thị trường ngoại tệ liên ngân hàng) . VI. Vai trò của trị trường liên ngân hàng đối với nền kinh tế: Đối với các thị trường khác: TTLNH là thành viên của thị trường. vụ thị trường mở (NVTTM) ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX ở Mỹ và Trang 8 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG. một số nước Châu Âu. Ở Việt Nam, thị trường mở( TTM) chính thức đi vào hoạt động từ ngày