Tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -1- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 kôùh?lôü?ñ`Þt Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quan trọng được Ngân hàng Trung ương các qu ốc gia sử dụng; là thị trường tiền tệ thứ cấp, nhằm bảo đảm hỗ trợ khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng và điều tiết thị trường tiền tệ, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở được xem là còn khá mới để Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ. Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000. Mặc dù vậy, việc triển khai nghiệp vụ thị trường mở cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. Phát biểu tại “Hội nghị triển khai nghiệp vụ thị trường tiền tệ” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 18/2/2009, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến nhấn mạnh: “Thị trường tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến cung cầu tiền tệ và lãi suất trên thị trường, từ đó giúp Ngân hàng Nhà nước thực thi một cách hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia. Trong các kênh hỗ trợ vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các Tổ chức tín dụng, kênh thị trường mở đang ngày càng phát huy hiệu quả và trở thành công cụ điều hành tiền tệ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước ”. Vì vậy, nhằm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -2- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Phần I : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ I. Các khái niệm chung về Nghiệp vụ thị trường mở 1.1 Những vấn đề chung về thị trường mở: 1.11 Khái niệm: Thị trường mở (Open Market) là một bộ phận của thị trường tiền tệ (Money Market) là nơi diển ra các hoạt động giao dịch, trao đổi, mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá giữa NHTW với NHTM, các TCTD, thông qua đó NHTW tác đ ộng đến khối lượng tiền cung ứng để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Thị trường mở được hình thành lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1920 tại Mỹ, khi Cục dự trữ liên bang FED (NHTW Mỹ) tiến hành mua bán chứng khoán chính phủ với các NHTM để hỗ trợ thêm cho các nghiệp vụ của NHTW. Ở Việt Nam thì thị trường mở được triển khai áp dụng vào năm 2000. Theo quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/03/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam, đến tháng 7 năm 2000 phiên giao dịch đầu tiên của thị trường mở Việt Nam đã được thực hiện thành công, đánh dấu bước phát triển mới trong cơ chế điều hành CSTT ở Việt Nam. 1.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường mở: Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thị trường rất đa dạng với các mục đích khác nhau. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đều có thể là đối tác giao dịch với NHTW trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở (OMO) nếu thoả mãn những tiêu chuẩn cụ thể của NHTW ở các nước. Các tiêu chuẩn này nhằm mục đích: (i) Các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định và (ii) Việc giao dịch với các đối tác phải có hiệu quả xét trên khía cạnh can thiệp của NHTW. Thông thường, thành viên OMO bao gồm: a. Ngân hàng trung ương (NHTW): NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại OMO và tần suất sử dụng OMO. NHTW tham gia thị trường thông qua việc mua bán các GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và gián tiếp tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu CSTT. NHTW cũng là người can thiệp thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -3- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó. b. Đối tác của NHTW: Các ngân hàng thương mại (NHTM) Các NHTM là chủ thể thường xuyên và chủ yếu của thị trường mở, đồng thời là “đối tác”, là khách hàng chủ yếu của NHTW trong hoạt động giao dịch mua bán chứng từ có giá. Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, họ tham gia mua bán chứng từ có giá trên thị trường mở cũng không ngoài mục tiêu đó. Chính điều này giúp NHTW điều tiết được hành vi kinh doanh của NHTM. Các NHTM với các mạng lưới rộng khắp đã trở thành đối tác quan trọng nhất của NHTW trong các nghiệp vụ của mình trên thị trường mở, qua đó mà tác động một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất theo các mục tiêu và ý đồ cần đạt được trong điều hành CSTT. Các định chế tài chính phi ngân hàng Ngoài NHTM là đối tác chủ yếu và thường xuyên của NHTW trên thị trường mở, còn có các định chế tài chính phi ngân hàng , bao gồm các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các công ty b ảo hiểm, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, với tư cách là người đầu tư và kinh doanh chứng từ có giá. Các đối tượng khác Ngoài các đối tượng nêu trên, thị trường mở như tên gọi của nó, còn mở rộng cánh cửa để thu nhận các thành viên khác - nếu thỏa mãn các điều kiện quy định. Những đối tượng này rất phong phú bao gồm các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các công ty SX TM DV, thậm chí các cá nhân cũng có thể tham gia vào thị trường này. 1.1.3 Hàng hóa của thị trường mở: - Tín phiếu kho bạc (Treasury Bonds) - Tín phiếu NHTW (Central Bankl Bonds) - Trái phiếu chính phủ (Government Bonds) - Trái phiếu đô thi (Municipal Bonds) - Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) - Hối phiếu (Bill of Exchange) Nhìn chung các hàng hoá giao dịch trên thị trường mở cần thoả mãn những điều kiện cơ bản sau đây: + Được phát hành và lưu thông hợp pháp Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -4- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 + Được giao dịch mua bán chuyển nhượng + Còn thời gian hiệu lực Riêng tại VN, ngoài điều kiện trên, còn phải thoả mãn các điều kiện khác như: + Các loại chứng từ có giá được giao dịch là những chứng từ có giá được phát hành và thanh toán bằng VND + Phải đăng ký chứng từ có giá giao dịch tại NHNN + Giấy tờ có giá mua bán hẳn phải có thời hạn tối đa 90 ngày và phải dài hơn thời hạn mua bán (đối với mua bán có kỳ hạn) 1.2 Những vấn đề chung về nghiệp vụ thị trường mở: 1.2.1 Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations) là nghiệp vụ của NHTW để mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá với các NHTM, TCTD. Như vậy nghiệp vụ thị trường mở vừa là nghiệp vụ của thị trường vừa là công cụ của NHTW để thực thi chính sách tiền tệ có giá. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc, vì mục đích chung của toàn bộ nền kinh tế. 1.2.2 Các nghiệp vụ thị trường mở: Tùy theo tình hình thực tế mà NHTW thực hiện một trong hai nghiệp vụ sau a. Giao dịch mua hoặc bán hẳn (Giao dịch không hoàn lại) : Nghiệp vụ giao dịch này được sử dụng khi yêu cầu điều chỉnh và tác động đến lượng tiền cung ứng là rõ ràng và rứt khoát. Như vậy, giao dịch không hoàn lại là việc NHTW mua, bán chứng từ có giá với các đối tác của mình mà không có bất kỳ một cam kết nào về việc bán hoặc mua lại các chứng từ đó. b.Giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn (Giao dịch có hoàn lại – REPO) Giao dịch có kỳ hạn là nghiệp vụ giao dịch mua, bán chứng từ có giá của NHTW với các đối tác của mình, có kèm theo điều kiện là các bên giao dịch sẽ bán hoặc mua lại các chứng từ có giá đã mua, bán trong một hợp đồng cụ thể. Như vậy, việc Bán và phải Mua lại cũng như việc Mua và phải Bán lại là cách mà các đối tác của thị trường, ở phải tuân thủ khi được NHTW thông báo, tức là phải giao dịch hai chiều. Bên bán chuyển giao quyền sở hữu chứng từ có giá cho bên mua và nhận tiền từ bên mua. Sau đó, đến kỳ hạn đã xác định bên bán mua lại chứng từ có giá đó bằng việc chuyển tiền thanh toán để nhận lại các chứng từ có giá đã bán. Trong nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn, các đối tác vừa đóng vai trò là người mua, vừa là người bán. Như vậy giao dịch này mang tính chất hoán đổi SWAP. Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -5- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 1.3 Các phương thức giao dịch trên thị trường mở: Tất cả các loại chứng từ có giá được giao dịch trên thị trường mở đều được mua hoặc bán theo phương thức đấu thầu (Bid for contract), phương th ức này sẽ loại bỏ hoàn toàn các yếu tố chủ quan, một chiều trong giao dịch tạo sự công bằng cho mọi đối tác tham gia thị trường đấu thầu sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy cạnh tranh hợp pháp và lạnh mạnh. Phương thức đấu thầu còn đòi hỏi các thành viên tham gia thị trường phải tính toán, cân nhắc, phải phân tích, dự báo để đưa ra các quyết định trong đấu thầu một cách đúng nhất và tốt nhất. Các thành viên sẽ thi thố tài năng để điều chỉnh cơ cấu dự trữ và tìm kiếm lợi nhuận cao. Trên thị trường mở, áp dụng các phương thức đấu thầu sau: a. Đấu thầu khối lượng (Mass Tender): Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu cho phép người người giao dịch (mua or bán) đăng ký khối lượng (giá trị) chứng từ có giá sẽ mua hoặc bán (khối lượng dự thầu). Căn cứ khối lượng dự thầu, khối lượng chứng từ cần bán hoặc cần mua trong từng đợt thông báo để NHTW xác định khối lượng trúng thầu cho mỗi thành viên đấu thầu theo lãi suất đã được thông báo (Lãi suất cố định) Nói cách khác: Đấu thầu khối lượng là việc xác định Khối lượng trúng thầu của người giao dịch trên cơ sở khối lượng dự thầu của mỗi thành viên và khối lượng chứng từ có giá cần mua, bán của NHTW. Đấu thầu khối lượng không có tính cạnh tranh vì khi đã tham gia đấu thầu thì chắc chắn sẽ được mua, hoặc bán với một khối lượng trúng thầu được phân bổ. Vì vậy phương pháp đấu thầu khối lượng ít được sử dụng. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi NHTW xác định mục tiêu cung ứng tiền trong một thời gian ổn định. b. Đấu thầu Lãi suất (Interrest Rate Tender): Đấu thầu lãi suất là phương thức đấu thầu cho phép người giao dịch (người mua or bán) được quyền đưa ra các mức lãi suất với các khối lượng tương ứng để đăng ký bán hoặc mua chứng từ có giá theo thông báo của NHTW. Căn cứ vào đó, sẽ xác định khối lượng trúng thầu với lãi suất với trúng thầu được chọn sao cho với lãi suất đó sẽ đảm bảo khối lượng giao dịch mua bán theo yêu cầu của NHTW. + NHTW bán giấy tờ có giá mà NHTM nào đặt mua chứng từ có giá của NHTW với giá cao nhất tức là lãi suất đặt thầu thấp nhất thì NHTM đó sẽ trúng thầu. + NHTW mua chứng từ có giá mà NHTM nào đặt bán với giá thấp nhất tức là lãi suất đặt thầu cao nhất thì NHTM đó sẽ trúng thầu. Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -6- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Đó là nguyên tắc chung của đấu thầu lãi suất, tuy nhiên các NHTM không thể cứ mua với giá cao hay bán với giá thấp bao nhiêu cũng được mà phải cân nhắc, tính toán sao cho có lợi nhất. Do đấu thầu lãi suất là phương thức đấu thầu có tính cạnh tranh mãnh liệt nên các NHTM chỉ cần đưa ra mức lãi suất đấu thầu không hợp lý thì các NHTM sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc sẽ bị thua lỗ, đây là cuộc chơi trí tuệ và đầy thử thách. 1.4 Ưu và nhược điểm của thị trường mở: So với các công cụ khác của chính sách tiền tệ, OMO có những ưu điểm sau: 1.4.1 Ưu điểm: - OMO có tác động nhanh, chính sách và có thể được sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, ít bị ảnh hưởng bởi các thủ tục hành chính. Mặt khác việc thay đổi mức dự trữ hoặc cơ số tiền tệ ở mức nhỏ, thì nghiệp vụ thị trường mở cũng đáp ứng được thông qua việc mua hoặc bán ít chứng từ có giá. Ngược lại muốn thay đổi về dự trữ hoặc cơ số tiền lớn thì nghiệp vụ trường mở đủ sức thực hiện điều đó thông qua việc mua hoặc bán khối lượng lớn chứng từ có giá lớn. - OMO rất linh hoạt. Khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể lập tức đo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do NHTW mua ch ứng từ có giá trên thị trường mở quá nhiều, thì NHTW sẽ sửa chữa ngay lập tức bằng cách bán lại các chứng từ có giá vừa mua. - OMO là công cụ chính sách tiền tệ chủ động, cho phép NHTW có thể tạo ra những biến động có khả năng hướng dẫn xư hướng thị trường trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn khả dụng. - Mặt khác, việc hoàn thành nghiệp vụ thị trường mở không phụ thuộc nhiều lắm vào ý thích chủ quan của các đối tác. Lợi dụng tác động của các lực lượng thị trường, NHTW có thể buộc các đối tác có thể hoạt động theo mục tiêu của mình. Khả năng sử dụng công cụ này hơn hẳn so với nghiệp vụ tái chiết khấu. Ở nghiệp vụ tái chiết khấu, NHTW có thể khuyến khích hoặc hạn chế khối lượng tái chiết khấu và có thể chống chế hạn mức tái chiết khấu nhưng không thể kiểm soát được nhu cầu tái chiết khấu của NHTM. 1.4.2 Nhược điểm: - Sự can thiệp của NHTW có thể trở nên vô hiệu khi có tác động ngược chiều, chẳng hạn do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc số dư tiền gửi ngân Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -7- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 sách ở NHTW tăng lên.Khi đó, các hoạt động của thị trường mở của NHTW nhằm tăng lượng tiền cung ứng sẽ bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ. - Khả năng phát huy hiệu quả tối đa của nghiệp vụ thị trường mở nhiều khi không phụ thuộc vào ngân hàng mà nó còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và các quyết định của NHTM. - Việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra ngân hàng phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. II. Hoạt động thị trường mở của Ngân hàng trung ương ở một số nước trên thế giới. 2.1 Cục dự trữ liên bang Mỹ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện OMO từ cuối những năm 1920. Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực hiện cho vay chiết khấu của Fed. Nhưng đến nay, OMO được coi là công cụ CSTT linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt động OMO có tính chất quyết định đến sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để điều hành OMO, Fed đã thành lập Uỷ ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC) , chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, chỉ đạo các OMO nhằm thực thi CSTT trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng. u?¦?¦·?︲?¦⁄﹃¦K FOMC bao gồm bảy thành viên của Hội đồng thống đốc và lựa chọn thêm năm chủ tịch của năm Ngân hàng Dự trữ Liên bang trong số mười hai Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Hàng năm, FOMC tổ chức ít nhất là bốn phiên họp, thông thường là tám phiên họp định kỳ (khoảng sáu tuần một lần) nhằm cơ cấu tổ chức của FOMC đồng thời xem xét, đánh giá tình hình kinh tế, thị trường tài chính trong và ngoài nước và lập kế hoạch cho các hoạt động của CSTT. u?⁄Ÿ‹£?⁄›Ž?¦﹁\?⁄?‒︹‹£?«[K FOMC tổ chức OMO thông qua việc mua, bán trái Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -8- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 phiếu Chính phủ, trong đó tín phiếu KBNN được giao dịch nhiều nhất trên thị trường mở bởi tín phiếu KBNN có tính thanh khoản cao và Chính phủ có dung lượng bán ra lớn nhất. u?fi⁄‹£?⁄﹃¦?J·?⁄Ÿ‹⁄, FOMC là cơ quan có quyền ra quyết định OMO. Tuy nhiên, cơ quan thực sự tiến hành các hoạt động của thị trường mở là Phòng kinh doanh tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang Newyork. Hàng ngày, giám đốc bộ phận kinh doanh phân tích tình hình thực tế dựa trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng số tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng của đêm hôm trước, mức lãi suất liên bang hiện hành, kết hợp với thông tin từ Kho bạc Mỹ, sau đó đối chiếu với thông tin từ FOMC cho biết tỷ lệ tăng trưởng của lượng tiền cung ứng và mức vốn liên bang mà Uỷ ban muốn đạt được. Sau khi đã có đầy đủ thông tin, giám đốc bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành cuộc họp bằng điện thoại thường ngày với các thành viên của FOMC và vạch ra chiến lược hoạt động. Khi kế hoạch được thông qua, phòng kinh doanh tiến hành liên lạc với các nhà kinh doanh chính để thực hiện quá trình bơm/hút lượng tiền cung ứng. Một cách thông thường, trong trường hợp cân đối được lượng tiền cung ứng trong dài hạn, FOMC sẽ can thiệp trên thị trường mở bằng nghiệp vụ mua hoặc bán hẳn. Những trường hợp việc điều tiết lượng tiền cung ứng chỉ trong ngắn hạn do mức độ thâm hụt hay nhu cầu vốn chỉ mang tính chất tạm thời, FOMC sử dụng nghiệp vụ mua lại hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược. Khi thực hiện nghiệp vụ mua hoặc bán hẳn, FOMC áp dụng theo phương pháp đấu thầu lãi suất. Khi tham gia giao dịch, các thành viên tham gia đặt giá mua hoặc bán cho từng loại GTCG. Khi xét thầu, FOMC sẽ lựa chọn bán GTCG thành viên đặt mua với giá cao nhất - lãi suất thấp nhất và mua GTCG của các thành viên có giá bán thấp nhất - lãi suất cao nhất. Khi thực hiện nghiệp vụ thoả thuận mua lại, FOMC thực hiện giao dịch với các thành viên bằng cách mua GTCG và yêu cầu thành viên đồng ý mua lại các GTCG đó với giá cụ thể vào một ngày nhất định. Phương thức giao dịch này được áp dụng trong ngắn hạn, thông thường không quá một tuần. Khi thực hiện nghiệp vụ bán tạm thời trên thị trường mở, FOMC thực hiện giao dịch mua, bán kết hợp - gọi là nghiệp vụ mua lại đảo ngược, theo đó Uỷ ban tiến hành bán GTCG cho các thành viên và các thành viên sẽ thoả thuận bán trở lại cho FOMC trong một khoảng thời gian ngắn Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -9- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 sau đó. Hai hoạt động này cho phép FED có thể điều chỉnh lượng dự trữ theo mong muốn, làm tăng hiệu quả của CSTT bởi lượng tiền cung ứng được điều chỉnh hàng ngày và thường xuyên hơn so với giao dịch mua hoặc bán hẳn. 2.2 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ - Bank of Japan) thực hiện OMO với mục tiêu để bơm/hút vốn khả dụng vào thị trường một cách chủ động và linh hoạt theo hai hình thức can thiệp hoặc ngắn hoặc dài hạn. Hoạt động thị trường mở được BOJ sử dụng từ khá lâu, ban đầu OMO được thực hiện rất hạn chế trong những trường hợp ngoại lệ để hỗ trợ cho hoạt động tái cấp vốn của BOJ, đến tháng 11/1962, BOJ bắt đầu thực hiện mua, bán GTCG một cách linh hoạt hơn nhằm đa dạng hóa các công cụ của CSTT, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ. Kể từ đó, OMO dần được sử dụng nhiều hơn và trở thành công cụ được sử dụng thường xuyên và ngày càng quan trọng trong việc thực thi CSTT. Thành viên tham gia thị trường mở là các NHTM và OMO được BOJ tổ chức thông qua nối mạng vi tính với các thành viên tham gia. gŸ‹£?⁄›Ž?£\›?¦⁄ trên thị trường mở là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước và được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ. Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường tín phiếu KBNN vẫn là cơ sở quan trọng cho các hoạt động của thị trường mở của Nhật Bản. o⁄‹£? ⁄﹃¦? £\›? ¦⁄ được áp dụng trong OMO của BOJ ban đầu là giao dịch mua, bán có kỳ hạn thông qua hợp đồng mua lại theo lãi suất cố định, sau phương thức giao dịch được chuyển sang thực hiện trên cơ sở mua, bán GTCG theo giá thị trường thông qua hình thức đấu thầu nhằm nâng cao khả năng điều chỉnh lãi suất trên thị trường. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tổ chức đấu thầu không chỉ thực hiện theo định kỳ mà còn tổ chức đấu thầu nhanh trong đó khối lượng GTCG mà BOJ cần mua được xác định và thực hiện ngay trong ngày điều này góp phần nâng cao tính linh hoạt của thị trường mở. Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Trang -10- Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Việc thanh toán được thực hiện như sau: trong trường hợp mua hẳn, bán hẳn, tiền mua trái phiếu Chính phủ được thanh toán ngay trong ngày T + 0 hoặc sau một ngày T + 1, 2, 3 đối với trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước. Trong trường hợp mua, bán có kỳ hạn, thời gian thanh toán là T + 0, 1, 2 đối với trái phiếu Chính phủ và T + 1, 2 đối với trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước . 2.3 Ngân hàng Trung ương Thái Lan Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT - Bank of Thailand) thực hiện OMO thông qua mua, bán GTCG, ngoại tệ với các thành viên bao gồm NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và doanh nghiệp. gŸ‹£?⁄›Ž?£\›?¦⁄ trên thị trường mở gồm các trái phiếu Chính phủ, tín phiếu BOT. Tại Thái Lan, trong trường hợp số dư trái phiếu Chính phủ giảm mạnh khi tình trạng ngân sách Nhà nước bội thu, trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước được Bộ tài chính bảo lãnh phát hành và gửi tại BOT được tham gia thị trường mở để tạo điều kiện thuận lợi cho OMO. Ngoài ra, BOT còn sử dụng USD trong nghiệp vụ swap giữa đồng Bath và USD. o⁄‹£?⁄﹃¦?£\›?¦⁄ của OMO chủ yếu của BOT là các giao dịch có kỳ hạn, thậm chí có thời gian BOT dựa hoàn toàn vào phương thức giao dịch mua, bán có kỳ hạn. ðồng thời, nhằm tăng khả năng quản lý trạng thái thanh khoản của thị trường, BOT thực hiện nghiệp vụ swap giữa đồng Bath và USD. Hoạt động thị trường mở của BOT hiện nay có những đặc điểm cơ bản: BOT chưa thực hiện OMO năng động với mục đích thay đổi dự trữ của NHTM theo mục tiêu của CSTT mà chủ yếu thực hiện OMO nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường; BOT tăng cường quy mô hoạt động OMO thông qua việc thực hiện nghiệp vụ swap giữa đồng Bath và USD nhằm bù đắp lại những biến động của các nhân [...]... hành phần mềm OMO qua mạng GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -14- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam II Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.1 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ: Mô hình tổ chức hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban điều hành OMO: gồm 1 trưởng ban, 2... PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -18- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bảng: Danh sách thành viên tham gia th ị trường mở Tính đến 31/12/2010 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -19- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước. .. trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phần II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM I Cơ sở pháp lý cho việc hình thành nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam: 1.1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngoài các điều kiện vĩ mô về tiền tệ ngân h àng thì Luật NHNN Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời và hoạt động. .. mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phần III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Trong thời gian sắp tới, để Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát huy hiệu lực cao hơn, nhóm xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1.Phát triển đa dạng hóa hàng hoá giao dịch Sự đa dạng và tính thanh khoản của các GTCG giao dịch trên thị trường mở. .. TCTD linh ho ạt và chủ động kế hoạch lượng vốn cho hoạt động kinh doanh Bảng: Số lượng các phiên giao dịch và định kỳ giao dịch trên thị trường mở Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -20- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.5 Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở Nhìn chung, lãi suất... triển của hệ thống tài chính – ngân hàng và nền kinh tế GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -21- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bảng: Mối quan hệ các loại lãi suất Đơn vị tính: % Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -22- Tình hình hoạt động. .. điện tử cho những thành viên tham gia OMO GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -16- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.2 Hàng hóa giao dịch Bảng: Danh mục giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ năm 2000 đến 2002, hàng hóa giao dịch là tín phiếu KBNN, tín phiếu NHNN Tuy nhiên,... PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -27- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm động lực tham gia OMO Đặt biệt, một số TCTD nhỏ không nắm giữ GTCG đủ điều kiện tham gia OMO, khi thiếu vốn khả dụng tạm thời đã phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ Do vậy, trong điều kiện thị trường. .. nhằm hỗ trợ khả năng tham gia của các TCTD trên thị trường mở, tuy nhiên trong Quyết định này danh mục GTCG tham gia thị trường mở chưa được mở rộng Hơn nữa, kỳ hạn của các trái phiếu Chính phủ như tín phiếu KBNN - công GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -30- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ chủ yếu sử dụng trong... công nhận là thành viên thị trường mở Năm 2010, các thành viên tham gia thị trường mở có tích cực hơn nữa, có phiên giao dịch số lượng thành viên tham gia là 40, tuy GVHD: PGS.TS.Trương Thị Hồng Thực hiện: Nhóm 6 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19 Trang -26- Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiên, khi có nhiều TCTD chưa tham gia thị trường mở thì đây chỉ là con số . hình hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam, nhóm đã quyết định chọn đề tài: Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tình hình hoạt động Nghiệp vụ. Ngân hàng đêm 4-K19 Phần II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM I. Cơ sở pháp lý cho việc hình thành nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam: 1.1 Luật Ngân. CH Ngân hàng đêm 4-K19 Bảng: Danh sách thành viên tham gia thị trường mở Tính đến 31/12/2010 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tình hình hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước