Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ

59 1.7K 10
Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 1 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn: 2 PHẦN 2 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở pháp lý 3 2.1.2. Cơ sở lý luận 3 2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản 3 2.1.2.2. Tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất 4 2.1.2.3. Tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước 6 2.1.2.4. Tài nguyên không khí và ô nhiễm môi trường không khí 10 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 13 2.2.1. Tình hình khai thác than trên Thế giới 13 2.2.2. Tình hình khai thác than tại Việt Nam 13 2.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường 16 PHẦN 3 19 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 19 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 19 3.2.2. Thời gian tiến hành 19 3.3. Các nội dung nghiên cứu 19 3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực mỏ than Phấn Mễ. 19 3.3.2. Trữ lượng và công nghệ khai thác than của mỏ than Phấn Mễ. 19 3.3.3. Tác động của việc khai thác than của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường. 19 3.3.4. Ý kiến của người dân sống xung quanh mỏ than Phấn Mễ về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường. 19 3.3.5. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than đến môi trường của mỏ than Phấn Mễ. 19 3.4. Các phương pháp nghiên cứu 19 3.4.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật đối với hoạt động khai thác than 19 3.4.2. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp 20 3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin theo phương pháp điều tra 20 3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 20 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích 20 3.4.5.1. Loại mẫu và số lượng mẫu 20 3.4.5.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích 22 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 22 3.4.7. Phương pháp đối chiếu, so sánh 23 PHẦN 4 24 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực mỏ than Phấn Mễ 24

MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU - Chi nhánh công ty c ph n Gang Thép Thái Nguyên - M than Ph n M :ổ ầ ỏ ấ ễ 19 + Công tr ng khai thác L ng C m.ườ à ẩ 19 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lòError: Reference source not found Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lòError: Reference source not found Hình 4.1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong đất . Error: Reference source not found Hình 4.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu COD, BOD 5 trong nước mặt Error: Reference source not found Hình 4.5. Kết quả phân tích chỉ tiêu Mn trong nước ngầm Error: Reference source not found Hình 4.2. Kết quả phân tích chỉ tiêu Mn trong nước thải Error: Reference source not found PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Công nghiệp khai thác khoáng sản có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của ngành khai khoáng không chỉ dựa trên những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, mà còn phải xét đến những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Ở Việt Nam, ngành khai khoáng là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng GDP lớn, và cũng là một trong những ngành công nghiệp gây nhiều tác động nhất đến môi trường và xã hội. Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường. Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m 3 đất đá và khoảng 70 triệu m 3 nước thải từ mỏ. Mỏ than Phấn Mễ là một trong những khu vực khai thác than chính của tỉnh Thái Nguyên nằm trên địa bàn huyện Phú Lương. Than của mỏ Phấn Mễ là loại than mỡ có chất lượng cao được dùng trong luyện cốc phục vụ cho các nhà máy gang thép, nghành công nghiệp đang được đặc biệt chú trọng. Hơn 50 năm hoạt động của mỏ than Phấn Mễ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Song chính các hoạt động khai thác mỏ hiện nay đang gây lãng phí nguồn tài nguyên đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo được, làm thay đổi cảnh quan, địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và rừng do diện tích khai trường và bãi thải ngày càng phát triển, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây tắc ngẽn, tích tụ các chất thải và làm thay đổi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái. Xuất phát từ thực tế đó , được sự cho phép của nhà trường và khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Dương Thị Thanhh Hà, em tiến hành thực hiện đề tài: " Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên-Mỏ than Phấn Mễ " 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất, nước, không khí của mỏ than Phấn Mễ, từ đó đề xuất các biện pháp giảm 1 thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường của khu vực khai thác và khu vực lân cận 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đầy đủ hiện trạng sản xuất và các tác động đến môi trường trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Số liệu đo đạc về các thành phần của đất, nước và không khí được lấy trong khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại mỏ than Phấn Mễ. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: - Nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường. - Củng cố, vận dụng và phát huy được kiến thức đã học tập và nghiên cứu. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Từ việc tìm hiểu được thực trạng môi trường đất, nước và không khí do hoạt động khai thác của mỏ than Phấn Mễ để thấy được những tồn tại và khó khăn, giúp các ban nghành chức năng đưa ra các giải pháp khả thi để hoạt động khai thác được tiến hành an toàn. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoáng sản. Quyết định số 769/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc tổng kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg của Bộ Tài nguyên & Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được Thủ tướng chính phủ đã ký ngày 29/3/2013 2.1.2. Cơ sở lý luận 2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO 2 , CO, CH 4 v.v ). Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: - Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất). - Theo thành phần hoá học: khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy). 3 - Theo dạng tồn tại: rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng). 2.1.2.2. Tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất * Tài nguyên đất Là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. + Đất theo nghĩa đất đai là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. + Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km 2 ) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. (Tủ Sách Thư Viện Khoa Học, 2011)[12] * Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Ðất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp. + Chất thải công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp xả vào môi trường đất một lượng lớn các chất thải của chúng qua các ống khói, bãi tập trung rác, cống thoát nước các chất thải này rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của đất, pH, quá trình nitơrat hoá Hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại chất thải này.Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức độ nghiêm trọng nhất. Do khai mỏ, một lượng lớn phế thải,quặng từ lòng đất đưa lên trên bề mặt. Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai 4 khoáng bị huỷ diệt, đất có thể bị xói mòn. Một lượng lớn chất thải, xỉ quặng theo khói bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống có thể làm nhiễm bẩn đất ở quy mô rộng hơn. + Chất thải sinh hoạt: Đất thường dùng làm chỗ tiếp nhận rác, phân và các chất thải rắn khác trong quá trình sinh hoạt. Hàng ngày con người xả một lượng lớn các chất thải sinh hoạt rắn vào môi trường. Sau đó theo các con đường khác nhau như vận chuyển rác thải, hệ thống thoát nước… Các chất thải này sẽ tập trung trong đất. + Chất thải của các hoạt động nông nghiệp: Chế độ canh tác lạc hậu với việc đốt phá rừng, làm nương rẫy du canh, trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày theo phương thức lạc hậu trên vùng đất dốc đã gây không ít tai hại cho việc tàn phá đất đai. Với lượng mưa hàng năm rất lớn, tập trung vào một số tháng, lũ lụt làm xói mòn cuốn trôi phù sa của một diện tích lớn vùng đồi núi. Việc xây dựng hệ thống tưới tiêu nước không hợp lý ở vùng đồng bằng gây ra hiện tượng thoái hoá môi trường, tạo nên một vùng đất phèn. Hiện tượng hoá phèn của đất có thể do một số nguyên nhân như khi tiêu nước triệt để, lớp đất hữu cơ che phủ bị gạt bỏ, đất được phơi ra ánh sáng, các hợp chất lưu huỳnh có sẵn ở đây bị oxy hoá tạo thành H 2 SO 4 . Axít này kết hợp với sắt và nhôm có sẵn trong keo đất tạo thành sulfat sắt hoặc sulfat nhôm. Đất phèn có độ pH rất thấp, khó canh tác. Sử dụng các loại phân hoá học không đúng quy cách cũng như việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng góp phần làm nhiễm bẩn đất. Việc sử dụng phân hoá học quá nhiều dẫn đến đất bị chua phèn. Đất chua làm ảnh hưởng tới trạng thái sinh lý cây trồng và hiệu qua sử dụng phân hoá học. Các hợp chất bền vững của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ là chất độc, lưu lại trong đất thời gian lâu dài có thể làm đất bị nhiễm độc, cản trở các hoạt động sinh hoá bình thường trong đất. (Trịnh Xuân Báu, 2012)[5] * Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn đất Các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành tác nhân hoá học, sinh học và vật lý. + Tác nhân hóa học: Các chất hoá học mang tính độc hại cao đối với môi trường đất là Asen, Flo và chì 5 + Tác nhân sinh học: Đất có thể bị ô nhiễm bởi các loại trực khuẩn lị, thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amíp + Tác nhân vật lý: Có nguồn gốc từ các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ và từ chất thải công nghiệp…(Trịnh Xuân Báu, 2012)[5] 2.1.2.3. Tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước * Tài nguyên nước Là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đó vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đó bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. * Ô nhiễm môi trường nước Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm sự đa dạng sinh vật trong nước. Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý. - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: do sự nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường 6 phố đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng…Sự ô nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn. - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước xả thải của các khu dân cư,hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…), khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường biển. + Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, nhà hàng khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phận hủy sinh học, chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng của các chất trong nước thải của mỗi khu vực khác nhau là khác nhau. Tải lượng trung bình của các tác nhân gây ô nhiễn nước chính do con người đưa vào môi trường trong một ngày được nêu ở bảng 2.1. + Nước thải đô thị: là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải từ các cơ sở thương mại, sản suất công nghệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống thải chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt. Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường nước TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) 1 BOD 5 45 – 54 2 COD (1,6 – 1,9) x BOD 5 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 – 220 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 – 145 5 Clo (Cl - ) 4 – 8 6 Tổng Nitơ (tính theo N) 6 – 12 7 Tổng Photpho (Tính theo P) 0,8 – 4 7 [...]... đến môi trường xung quanh khu vực mỏ than Phấn Mễ - Một số hộ gia đình sống xung quanh vùng khai thác than - Môi trường đất, nước và không khí khu vực khai thác than 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên - Mỏ than Phấn Mễ 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu - Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên - Mỏ than Phấn Mễ: + Công trường. .. trường khai thác Làng Cẩm + Công trường khai thác Phấn Mễ 3.2.2 Thời gian tiến hành - Từ ngày 11/2/2014 đến ngày 12/4/2014 3.3 Các nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực mỏ than Phấn Mễ 3.3.2 Trữ lượng và công nghệ khai thác than của mỏ than Phấn Mễ 3.3.3 Tác động của việc khai thác than của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường 3.3.4 Ý kiến của người dân sống xung quanh mỏ than. .. cảnh quan sau khai thác than khai thác (Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2013) [2] 4.3 Tác động của việc khai thác than của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường 4.3.1 Tác động của việc khai thác than tới môi trường đất Than là loại nguyên liệu nằm sâu dưới lòng đất Để lấy được than công nhân phải dùng mìn phá vỡ lớp đất đá bên trên Điều này đồng nghĩa với sự phá vỡ các cấu trúc địa tầng của đất Chính quá trình khai. .. phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân 4.2 Trữ lượng và công nghệ khai thác than của mỏ Mỏ than Phấn Mễ thuộc Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, năm 1920 người Pháp đã lập bản đồ địa chất và thăm dò tài nguyên than Trước năm 1979 mỏ than Phấn Mễ thuộc công ty than Nội Đia do bộ Năng Lượng quản lý Tháng 3/1979 Mỏ than Phấn Mễ được giao về công ty Gang. .. 4.2.2 Công nghệ khai thác của mỏ than Phấn Mễ Mỏ than Phấn Mễ khai thác theo hai phương pháp là lộ thiên và hầm lò (tận dụng than còn lại tại moong Phấn Mễ) * Công nghệ khai thác lộ thiên của mỏ than Phấn Mễ Khoan nổ mìn ồn, chấn động, bụi, khí thải Xúc bốc than và đất đá Vận tải đất đá thải Vận tải than Nước thải Sàng tuyển chế biến bãi thải Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên - Đối với khai thác. .. Phấn Mễ về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường 3.3.5 Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than đến môi trường của mỏ than Phấn Mễ 3.4 Các phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Nghiên cứu các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật đối với hoạt động khai thác than Nghiên cứu các luật, văn bản dưới luật, các thông tư, nghị định về khai. .. ty Gang Thép Thái Nguyên do bộ Cơ Khí Luyện Kim quản lý Ngày 30/4/1994 thì khai thác lộ thiên ở moong Phấn Mễ kết thúc chuyển sang khai thác tại khai 28 trường Bắc Làng Cẩm bằng công nghệ khai thác lộ thiên Còn khu vực Moong Phấn Mễ chuyển sang khai thác hầm lò để tận dụng số than còn lại và thực hiện kế hoạch hoàn thổ sau khai thác 4.2.1 Trữ lượng than tại mỏ than Phấn Mễ Các mỏ than của Thái Nguyên. .. hội của khu vực mỏ than Phấn Mễ 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Mỏ than Phấn Mễ thuộc công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 15km về phía Tây Bắc Theo công nghệ khai thác được chia thành hai khu vực khai thác: + Khu vực lộ thiên: thuộc xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên khai thác theo phương pháp lộ thiên gồm moong Bắc Làng Cẩm và moong Phấn Mễ +... sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2015 - 2020 trở đi (Hoàng Văn Khánh, 2006)[9] 2.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường * Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất Hoạt động khai thác than làm cho môi trường đất chịu tác động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải Các chất ô nhiễm trong không khí theo nước mưa cũng như các chất... Lượng đất đá thải của moong Bắc Làng Cẩm được sử dụng để hoàn thổ cho moong Phấn Mễ Bảng 4.2: Sản lượng than đã khai thác ở mỏ tính đến năm 1994 Tên khai Tổng sản Trữ lượng trường Đơn vị khai Thời gian lượng than còn khai thác khai thác than đã lại 1994 thác khai thác Cty gang thép TN 1985-1994 76.860 tấn Bắc Làng 4.946.140 tấn Cẩm Dân khai thác 1986-1994 ~45.000 tấn Phấn Mễ Cty gang thép TN 1966-1994 . Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 /11 /2 010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 07/2 011 . Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng. LIỆU 2 .1. Cơ sở khoa học của đề tài 2 .1. 1. Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 /11 /2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 07/2006 nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10 % đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. (Tủ Sách Thư Viện Khoa Học, 2 011 ) [12 ] * Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên - Mỏ than Phấn Mễ:

  • + Công trường khai thác Làng Cẩm.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan