- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội, tình hình quản
4.3.1 Tác động của việc khai thác than tới môi trường đất
Than là loại nguyên liệu nằm sâu dưới lòng đất. Để lấy được than công nhân phải dùng mìn phá vỡ lớp đất đá bên trên. Điều này đồng nghĩa với sự phá vỡ các cấu trúc địa tầng của đất. Chính quá trình khai thác này làm cho đất bị thay đổi tính chất và bị ô nhiễm do các chất thải trong quá trình khai thác.
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu đất
STT Chi tiêu phân
tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 03:2008/BTNMT (Đất công nghiệp) Mẫu 1 Mẫu 2 1 pH - 6,80 7,53 - 2 Pb mg/Kg 45,600 734,20 0 200 3 Cu mg/Kg 87,380 633,40 0 100 4 Zn mg/Kg 108,40 0 342,60 0 300 (Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2013) [2].
*Chú thích: QCVN 03: 2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
+ Mẫu 1: Trong khu vực bãi thải + Mẫu 2: Ngoài khu vực bãi thải
* Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu đất bên trong khu vực bãi thải (mẫu 1) và đất bên ngoài khu vực bãi thải (mẫu 2) đem so sánh với QCVN 03: 2008/BTNMT cho ta thấy :
- Mẫu 1 các chỉ tiêu phân tích đều dưới mức giới hạn của QCVN 03:2008/BTNMT.
- Riêng mẫu 2 các chỉ tiêu phân tích đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT như sau:
+ Hàm lượng chì (Pb) cao hơn giới hạn cho phép 3,67 lần + Hàm lượng đồng (Cu) cao hơn giới han cho phép 6,3 lần + Hàm lượng kẽm (Zn) cao hơn giới han cho phép 1,1 lần
Hình 4.3. Kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại nặng trong đất
Như vậy ta có thể thấy hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất cao hơn so với QCVN. Với độc tính mạnh, khả năng lan truyền nhanh, các độc chất kim loại nặng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ nhiễm độc với quy mô lớn nhỏ ở người, thậm chí tạo ra các loại ung thư nguy hiểm, do đất bị ô nhiễm bởi sự tích lũy của các kim loại nặng trong môi trường đất tác động lên các loại cây trồng. Không những vậy tác động của đất, đá thải gây ra sạt lở đất và bồi lấp hạ nguồn. Về mùa mưa, các bãi thải cao bị xói mòn mạnh do tác động của nước mưa chảy tràn trên các sườn dốc bãi thải tạo thành các khe rãnh hoặc hố sâu rộng từ 2-5m, đất đá và bùn thải bị cuốn trôi theo nước mưa và di chuyển xuống hạ lưu gây bồi lấp dòng chảy, sông suối đất canh tác. Theo kết quả đo đạc và tính toán trực tiếp cho thấy lượng đất trung bình bị xói mòn khỏi các bãi thải khoảng 2.960 tấn/ha/năm. Đất đá thải cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về sự phát triển bụi thải từ các mỏ trong khu vực gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở khu dân cư đô thị vùng than đặc biệt là các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải. Hoạt động khai thác than đã thải ra lượng lớn đất đá thải và tác động xấu đến môi
trường: cảnh quan hình thái môi trường; tích tụ phát tán chất thải rắn gây ô