Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới cuộc sống của người dân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ (Trang 48 - 50)

- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội, tình hình quản

4.4.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới cuộc sống của người dân

sống của người dân

Người dân đều biết các hoạt động khai thác than diễn ra hàng ngày đang gây ra nhiều tác hại lớn cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được rõ ràng mức độ nguy hiểm của các tác hại đó gây ra cho con người. Qua quá trình phỏng vấn, đa số người dân đều nhận định hoạt động của mỏ than Phấn Mễ gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi ngày độ sâu của các moong than càng lớn, hoạt đông khai thác than đã làm suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm, bồi lấp sông suối, sụt giảm tài nguyên nước, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm hủy hoại năng suất cây trồng, cuộc sống của người dân và nguy cơ bị cắt đứt nguồn sinh thủy trong tương lai gần.

Các hộ dân sống xung quanh đường giao thông của mỏ đều phản ánh việc vận chuyển than bằng ôtô tải gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người dân. Hầu hết các hộ dân sống gần với đường giao thông của đã phải lắp toàn bộ kính vào của sổ và cửa ra vào để giảm tiếng ồn do ôtô gây ra. Điều đó cho thấy bước đầu người dân đã có những hiểu biết nhất định về sự ảnh hưởng của việc khai thác than tới môi trường.Ý kiến của người dân được thể hiện rõ qua bảng 4.14.

Qua bảng 4.14 cho ta thấy phần lớn người dân đều cho rằng hoạt động khai thác của mỏ than Phấn Mễ có gây ảnh hưởng nguồn nước cũng như môi trường không khí nơi họ đang sinh sống.

Bảng 4.14. Ý kiến của người dân về các tác động của khai thác than tại mỏ than Phấn Mễ tới môi trường

Nội dung hỏi Trả lời Nội dung trả lời

Hoạt dộng khai thác than đã gây ảnh hưởng tới gia đình ở mức nào trong các lĩnh vực sau

+ Về bụi

27/30 (90%) Bụi nhiều

2/30 (6,7%) Bụi không đáng kể 1/30 (3,3%) Không bụi

+ Về nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng 3/30 (10%) Ô nhiễm nặng

22/30 (73,3%) Ô nhiễm đáng kể 5/30 (16,7%) Không ô nhiễm + Về tiếng ồn 11/30 (36,7%) Gây ồn lớn 18/30 (60%) Gây ồn trung bình 1/30 ( 3,3%) Không ồn

Hoạt động khai thác than, hoạt động nào gây ảnh hưởng nhiều nhất tới môi trường ? + Nước thải + Chất thải + Vận chuyển than 12/30 (40%) Nước thải 3/30 (10%) Chất thải 15/30 (50%) Vận chuyển than Biểu hiện bề mặt nước giếng của gia đình như nào ? (đối với hộ sử dụng nước giếng) + Nước trong

+ Nước có mùi tanh + Nước có váng, màu lạ + Nước có cặn

7/30 (23,3%) Nước trong

4/30 (13,3%) Nước có mùi tanh 9/30 (30 %) Nước có váng, màu lạ 10/30 (33,3%) Nước có cặn

Độ sâu của giếng nước gia đình trong những năm gần đây như nào? + Tăng + Giảm + Không biết 0/30 (0%) Độ sâu tăng 25/30 (83,3%) Độ sâu giảm 5/30 (16,67)% Không biết

(Nguồn: Số liệu điều tra).

Những ảnh hưởng chủ yếu là nguồn nước mặt bị ô nhiễm, các con suối thì suy giảm chất lượng và diện tích bị thu hẹp, bồi đắp do các hoạt động đổ thải của Mỏ. Ngoài ra việc khai thác ngày càng sâu xuống lòng đất khiến một số các kim loại tồn tại trong đất bị trôi ra hòa vào dòng nước ngầm gây suy giảm chất lượng nước ngầm. Người dân được phỏng vấn đều cho biết nguồn nước của họ bị hạ thấp, có váng và cặn. Chính vì vậy một số các hộ dân cư phải sử dụng máy lọc nước hoặc có xây bể chứa nước mưa, bể lọc để đảm bảo cho nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của mình.

Người dân phản ánh bên cạnh những ảnh hưởng về nguồn nước, hoạt động khai thác của Mỏ còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất, không khí trong khu vực. Người dân được phỏng vấn phản ánh rằng hoạt động khai thác và vận chuyển than gây bụi rất nhiều. Tuy Mỏ đã triển khai xe phun nước để giảm bụi nhưng vẫn không đáng kể, lượt phun nước trong ngày rất ít, có hôm còn không phun. Hàng ngày các hộ ven đường giao thông phải tự phun nước để giảm bụi. Bên cạnh đó hoạt động vận chuyển than cũng gây tiếng ồn lớn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đất canh tác của người dân bị thu hẹp, năng suất giảm do đất canh tác bị lẫn đất đá đổ thải, đất bạc màu do bị rửa trôi. Năm 2012 do địa hình,điều kiện thời tiết và sự buông lỏng trong quản lý về an toàn tại bãi thải số 3 thuộc xã Phục Linh, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên của mỏ đã sạt lở gây thiệt hại lớn về người và tài của người dân xung quanh khu vực bãi thải số 3, gây bức xúc tại địa phương.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w