Các định hướng trong công tác quản lý môi trường tại địa phương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ (Trang 53 - 55)

- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội, tình hình quản

4.5.4. Các định hướng trong công tác quản lý môi trường tại địa phương

- Tích cực tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người dân nói chung và các tổ chức tham gia các hoạt động khoáng sản nói riêng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản. Nhất là việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tăng cường đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra kiểm tra.

- Chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, giải tỏa các khu vực khai thác khoáng sản trái phép.

- Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và cơ quan quản lý môi trường cũng như với chính quyền địa phương nơi các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Cần kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường, các hành vi có tác động xấu tới môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của nhân dân.

- Hàng năm cần có tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong việc khai thác khoáng sản tại địa phương, để rút ra kinh nghiệm, kịp thời biểu

dương và khen thưởng đối với những tổ chức và cá nhân có thành tích trong công việc bảo vệ môi trường.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w