Tác động của việc khai thác than tới môi trường không khí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ (Trang 45 - 48)

- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội, tình hình quản

4.3.2.Tác động của việc khai thác than tới môi trường không khí

không khí

Khai thác than không chỉ ảnh hưởng tới môi trường đất hay môi trường nước, nó còn có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường không khí. Với sản lượng khai thác ngày càng tăng, vấn đề phát sinh từ hoạt động khai thác đang là vấn đề gây bức xúc về môi trường.

Các hoạt động động nổ mìn phá đá, khai thác than từ lòng đất giải phóng các loại khí độc vào không khí như NO2, SO2, CO,…có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, với số lượng lớn sẽ gây tử vong cho con người. Ngoài ra quá trình tuyển và vận chuyển than tạo ra một lượng bụi rất lớn. Bụi rất có hại cho con người, bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi gây nên những bệnh hô hấp.

Bảng 4.10: Kết quả phân tích khí thải khu vực sản xuất STT Ký hiệu mẫu Kết Quả Độ ồn (dB) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) 1 Mẫu 1 59,8 0,043 0,092 0,661 0,032 2 Mẫu 2 61,3 0,029 0,078 1,432 0,017 3 Mẫu 3 60,2 0,035 0,075 1,5330, 0,028 4 Mẫu 4 52,6 0,042 0,099 1,271 0,021 5 Mẫu 6 72,5 0,036 0,085 2,803 0,024 6 Mẫu 7 65,5 0,039 0,082 3,223 0,021 QCVN 19:2009/BTNMT - 1000 1500 1000 400 QCVN 26:2010/BTNMT 70 - - - - (Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2013) [2].

* Chú thích: QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn ( từ 16h đến 21h khu vực thông thường)

+ Mẫu 1: Khu vực nổ mìn, đập xúc đất đá thải, san gạt. + Mẫu 2: Trên bờ khai trường Mỏ Bắc Làng Cẩm.

+ Mẫu 3: Đầu hướng gió khai trường Mỏ Bắc Làng Cẩm. + Mẫu 4: Cuối hướng gió khai trường Mỏ Bắc Làng Cẩm.

+ Mẫu 6: Khu vực đầu bãi thải. + Mẫu 7: Khu vực cuối bãi thải.

*Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực sản xuất cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn, quy chuẩn trích dẫn so sánh. Chỉ có tiếng ồn ở mẫu 6 cao hơn 1,035 lần so với QCVN 26:2010/BTNMT.

Việc khai thác than không chỉ tạo ra bụi và các khí độc mà nó còn gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình khai thác và vận chuyển than. Nếu con người tiếp xúc nhiều với tiếng ồn tạo ra tâm lý năng nề cho cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp tới thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp, gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, suy nhược thần kinh, tim mạch, nội tiết,… run mi mắt và phản xạ xương khớp giảm. (Đinh Xuân Thắng, 2007) [7].

* Kết quả phân tích khí thải khu vực sản xuất được thể hiện trong bảng 4.11

Bảng 4.11: Kết quả phân tích không khí xung quanh

STT Ký hiệu mẫu Kết Quả Độ ồn (dB) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) 1 Mẫu 5 60,2 0,085 1,435 0,015 2 Mẫu 8 59,5 0,147 2,030 0,048 3 Mẫu 9 60,8 00,093 2,053 0,021 4 Mẫu 10 63,5 0,078 2,521 0,016 5 Mẫu 11 62,1 0,069 1,716 0,045 6 Mẫu 12 72,9 0,068 2,407 0,019 7 Mẫu 13 73 0,085 2,974 0,035 QCVN 05:2009/BTNMT - 0,35 30 0,3 QCVN 26:2010/BTNMT 70 - - - (Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2013) [2].

* Chú thích: QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng khí xung quanh

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn ( từ 16h đến 21h khu vực thông thường)

+ Mẫu 5: Khu dân cư nằm cuối hướng gió thổi.

+ Mẫu 8: Trên tuyến vận chuyển than về khu sang tuyển. + Mẫu 9: Phía đông ngoài khu vực bãi thải.

+ Mẫu 10: Phía tây bắc ngoài khu vực bãi + Mẫu 11: Phía tây nam khu vực bãi thải.

+ Mẫu 12: Tại nhà dân gần khu vực bãi thải nhất.

+ Mẫu 13: Trên dọc đường vận chuyển đất đá từ ngoài moong khai thác đến đầu bãi thải.

* Nhận xét:

Kết quả phân tích không khí xung quanh cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn, quy chuẩn trích dẫn so sánh. Chỉ có tiếng ồn ở mẫu 12 cao hơn 1,041 lần và mẫu 13 cao hơn 1,042 lần so với QCVN 26:2010/BTNMT

Nếu con người làm việc trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm đáng kể khả năng tập trung của con người, độ chính xác trong công việc sẽ giảm, phát

sinh hoặc tăng các tai nạn lao động. Nếu mức độ ồn đạt 100dB tác động nên người lao động trong 2 giờ sẽ làm biến đổi thích lực lâu dài của người lao đông.( Đinh Xuân Thắng, 2007) [7]

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường tại Chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Mỏ than Phấn Mễ (Trang 45 - 48)