1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx

49 479 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 5,13 MB

Nội dung

- Ung thư phổi tế bào nhỏ small_cell carcinoma chiếm khoảng 20% trong số các bệnh ung thư phổi, loại này thường phát triển ở phế quản – phổi không ởngoại vi phổi.. Đây là loại ung thư có

Trang 1

Lớp: KSCNSH 06 - 01

LUẬN VĂN BÁO CÁO

Định lượng kháng nguyên Cyfra 21- 1

bằng kỹ thuật Real

SVTH: Đinh Thị Thu Hằng

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

Mở đầu 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1.Ung thư phổi 5

1.1.1 Khái niệm chung về ung thư phổi 5

1.1.2 Phân loại ung thư phổi 5

1.1.3 Triệu chứng của bệnh ung thư phổi 6

1.1.4 Chẩn đoán bệnh ung thư phổi 7

1.1.5 Các nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi 7

1.2 Kháng nguyên Cyfra 21-1 10

1.2.1 Kháng nguyên 10

1.2.2 Kháng nguyên Cyfra 21-1 12

Trang 3

Mở đầu

Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư Thế giới (InternationalAgency for Research on Cancer_ IARC), ung thư phổi là nguyên nhân gây tửvong hàng đầu trong số các bệnh về ung thư Tổng số người chết vì ung thư phổihàng năm cao hơn tổng số người chết vì ung thư vú, ung thư ruột và ung thưtuyến giáp, và đứng thứ hai trong tổng số tử vong vì bệnh sau các bệnh về timmạch Các thống kê từ hiệp hội Ung thư quốc gia của Việt Nam cũng đưa ranhững cảnh báo tương tự, số bệnh nhân ung thư phổi gia tăng liên tục trongnhững năm gần đây Phần lớn bệnh nhân ung thư khi được phát hiện đã ở giaiđoạn cuối không chữa trị được, đa số bệnh nhân bị tử vong Vì rất nhiều lí donhư: hút thuốc lá, môi trường sống bị ô nhiễm, thực phẩm không an toàn… nêncăn bệnh nguy hiểm này ngày càng trở nên phổ biến Mặc dù đây là một cănbệnh rất nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và được điều trịtheo những phác đồ thích hợp thì người bệnh vẫn có cơ hội được cứu sống, thậmchí là khỏi bệnh Ngoài những phương pháp chẩn đoán ung thư truyền thốngnhư: chụp hình phổi bằng X_quang, chụp CT Scan phổi….các nhà khoa họcđang nỗ lực nghiên cứu nhằm tìm ra cách chẩn đoán nhanh và chính xác bệnhung thư Sự phát triển như vũ bão của ngành sinh học phân tử đã mở ra mộthướng mới trong nghiên cứu Sinh_Y_Dược học Việc tìm ra những chỉ thị sinhhọc đã giúp cho các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh một cách nhanh chóng,

có độ chính xác cao hơn Các chỉ thị sinh học có liên quan đến chẩn đoán bệnhung thư cũng đang được quan tâm Trong đo, Cyfra21-1 là một chỉ thị có độnhạy tương đối cao đối với ung thư phổi và đang được nghiên cứu

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH3

Trang 4

Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Định lượng kháng nguyên

Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR” Để từ đó nghiên cứu và tạo ra một

bộ Kít định lượng để có thể chẩn đoán Ung thư phổi một cách nhanh chóng, có

độ chính xác cao

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 5

1.1.Ung thư phổi

1.1.1 Khái niệm chung về ung thư phổi

Ung thư phổi còn được gọi là ung thư phế quản – phổi nguyên phát, gây ra do tếbào ung thư phát triển từ biểu mô phế quản (hiếm khi phát triển từ biểu mô phếnang) Ung thư phổi khi đã phát hiện được thường là một khối rắn chắc có đườngkính từ 2- 10cm, thậm chí còn lớn hơn Mặt ngoài khối u thường gồ ghề, nhiềumúi, nhăn nhúm Mặt cắt khối u thường đồng nhất, hay có mầu trắng như tổ chức

não

1.1.2 Phân loại ung thư phổi

Tùy thuộc vào hình dạng quan sát được dưới kính hiển vi mà người ta phân chiaung thư phổi thành hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổikhông phải tế bào nhỏ Mỗi loại ung thư phát triển theo những cách khác nhau và

được điều trị theo những phác đồ điều trị khác nhau

- Ung thư phổi tế bào nhỏ (small_cell carcinoma) chiếm khoảng 20% trong số

các bệnh ung thư phổi, loại này thường phát triển ở phế quản – phổi (không ởngoại vi phổi) Mặc dù tế bào ung thư là những tế bào nhỏ, nhưng chúng pháttriển rất nhanh và tạo thành những khối u lớn, có khả năng lan rất xa trước khi có

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH5

Hình 1: Ung thư phổi

Trang 6

triệu chứng lâm sàng Nhiều trường hợp khi phát hiện không thể mổ được nữa,

tử vong nhanh Đây là loại ung thư có quan hệ mật thiết với thuốc lá và là loại

ung thư ác tính nhất.[3]

- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (non small _cell carcinoma) chiếm

khoảng 80% trong số các bệnh ung thư phổi, ung thư phổi không phải tế bào nhỏthường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ Nó thường phát triển và lan chậm hơnung thư phổi tế bào nhỏ Có ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chủ yếu,

chúng được đặt tên theo loại tế bào mà từ đó ung thư phát triển.[3]

+ Ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma, AC): xuất phát từ tế bào tuyến

nhầy trong thành phế quản, chiếm tỷ lệ khoảng 30-45% trong các loại ung thưphổi Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở phụ nữ và những người không hút

thuốc.[3]

+ Ung thư tế bào sừng (squamous_cell carcinoma; SCC): hay xuất hiện ở phế

quản lớn và làm chít hẹp lòng phế quản.Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất ởnam giới, chiếm tỷ lệ khoảng 30-35% trong các loại ung thư phổi.[3]

+ Ung thư tế bào lớn (large_cell carcinoma; LCC): hình thành gần bề mặt

phổi, chiếm tỷ lệ khoảng 10-15% trong các loại ung thư phổi.[3]

1.1.3 Triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Những người mắc bệnh ung thư phổi thường có các triệu chứng sau:

- Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn

- Thường xuyên thấy đau ngực

Trang 7

- Thường xuyên bị viêm phổi và viêm phế quản.

1.1.4 Chẩn đoán bệnh ung thư phổi

Khi người bệnh bị nghi ngờ mắc ung thư phổi, các bác sĩ sẽ xem xét tiền sửngười bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môitrường lao động, các yếu tố di truyền… Sau đó, các bác sĩ có thể cho chụpX_Quang lồng ngực, xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vinhững tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho), đây là một xét nghiệm đơngiản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư phổi Ngoài ra, con cóthể sử dụng kĩ thuật Sinh thiết (lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để quan sát dướikính hiển vi Qua đó có thể cho biết một người có bị ung thử phổi hay không).Một số thủ thuật dùng để lấy mẫu bệnh phẩm: nội soi phế quản, chọc hút bằngkim, chọc dịch màng phổi, mở lồng ngực… Hiện nay, còn có thêm các xétnghiệm mẫu máu, sử dụng các chỉ thị như Cyfra 21-1 để chẩn đoán bệnh.[1]

1.1.5 Các nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi

Các công trình nghiên cứu hiện nay chưa cho biết chính xác nguyên nhân gây raung thư phổi Tuy vậy, người ta cũng xác định được những yếu tố gắn liền vớiquá trình phát sinh bệnh như: hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc

hại như amiang, niken…

1.1.5.1 Nghiện hút thuốc lá, thuốc lào

Trong khói thuốc lá có chứa các chất Hydrocacbua thơm nhiều vòng, trong số đóđộc nhất là chất 3,4 benzopyrene với hàm lượng 0.5 µg/1 điếu thuốc lá(P.Freour, 1979) Chất này đóng vai trò quan trọng trong phát sinh ung thư phổi.Ngoài ra trong khói thuốc lá còn chứa các chất gây ung thư khác như

nitrosamine, benzanthracene Các chất này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh Ung

thư phổi

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH7

Trang 8

Trong khóa họp vào tháng 11 năm 1982 tại Geneve, các chuyên gia về ung thưphổi đã thống nhất kết luận rằng 80-90% nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi là

do hút thuốc lá Tại Việt Nam, theo thống kê trên 389 bệnh nhân mắc ung thưphổi đã được phẫu thuật thì: 70% số bệnh nhân có hút thuốc lào, 52% hút thuốc

lá, 10,49% hút cả thuốc lá và thuốc lào Những người hút các loại khác và nhữngngười hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ tương tự.Ngừng hút thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể khả năng mắc ung thư phổi

trung biểu mô

Trang 9

Nghiên cứu của Doll (1958) cho thấy: công nhân làm việc trong công nghiệpniken bị chết do Ung thư phổi là 26%, cao hơn 9 lần so với những công nhân làm

việc trong các ngành công nghiệp khác

1.1.5.5 Môi trường

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết giữa bệnh ung thư phổi và sự phơinhiễm với một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí nhất định (ví dụ: cácsản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu Diezen và những nguyên liệu hóathạch) Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và

vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu

Nhiều thống kê cho thấy, tỉ lệ mắc ung thư phổi ở các thành phố công nghiệp,đặc biệt là các thành phố có ngành công nghiệp hóa chất cao hơn hẳn so với cácvùng nông thôn Trong bầu khí quyển của các thành phố này có chứa nhiều chấtđộc hại như benzopyren… Các chất này kích thích và gây ra phản ứng với lớpniêm mạc của đường hô hấp làm cho quá trình tiết chất nhầy bị chậm lại, sau đóbiểu mô bị bong ra, rồi lại được tái sinh Những chu kì như vậy liên tiếp diễn ra

đã kích thích sự tăng sản của tế bào đáy, dị sản của tế bào biểu mô đẫn đến sự

hình thành và phát triển của các tế bào ung thư

Trang 10

Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh ungthư phổi và tìm kiếm những cách thức để phồng chống căn bệnh này Chúng ta

đã biết, cách tốt nhất để phòng chống bệnh ung thư phổi là bỏ hút thuốc lá, càng

bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt Thậm chí, nếu bạn đã hút thuốc lá trong mộtthời gian dài thì việc bỏ hút thuốc lá cũng vẫn không bao giờ là quá muộn

1.2 Kháng nguyên Cyfra 21-1

1.2.1 Kháng nguyên 1.2.1.1 Định nghĩa

Kháng nguyên được định nghĩa là một chất tương tác với các phân tử kháng thể

và thụ thể kháng nguyên trên các tế bào lympho Một chất gây miễn dịch là mộtkháng nguyên được cơ thể nhận biết như một chất ngoại lai và kích thích phảnứng miễn dịch thích ứng Để đơn giản hóa, kháng nguyên và chất gây miễn dịch

đều được xem là kháng nguyên.[2,3]

1.2.1.2 Bản chất hóa học của kháng nguyên

Về bản chất hóa học, kháng nguyên là những phân tử protein có khối lượng phân

tử lớn (kể cả các protein cộng hợp như các glycoprotein, lipoprotein vànucleoprotein) và các polysaccharide (kể cả lipopolysaccharide) Các khángnguyên protein và polysaccharide này được tìm thấy trên bề mặt của virus, tế

bào vi khuẩn, nấm, đơn bào và tế bào người.[3]

1.2.1.3 Nguồn gốc kháng nguyên 1.2.1.3.1 Kháng nguyên ngoại sinh

Trang 11

Kháng nguyên ngoại sinh là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài do:hít, ăn, tiêm Bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, các kháng nguyên nàyđược đưa vào tế bào trình diện kháng nguyên (ACP) và được xử lí thành cácmảnh nhỏ Sau đó các ACP trình diện các mảnh nhỏ này cho tế bào Lympho Tgiúp đỡ (CD4+) bằng cách dung phân tử phù hợp mô loại II trên bề mặt củachúng Một số tế bào Lympho T đặc hiệu cho phức hợp peptide: MHC Chúngtrở nên hoạt hoá và bắt đầu tiết Cytokine Cytokine là các chất có khả năng hoạthoá Lympho bào T độc tế bào (CLL), tế bào Lympho B tạo kháng thể, đại thực

bào và các tế bào khác

1.2.1.3.2 Kháng nguyên nội sinh

Kháng nguyên nội sinh là các kháng nguyên được sản xuất bên trong tế bào, làkết quả của quá trình chuyển hoá tế bào bình thường, hoặc do nhiễm khuẩn nộibào hay nhiễm virus Sau đó các mảnh kháng nguyên được trình diện trên bề mặt

tế bào trong phức hợp phân tử phù hợp mô loại I Nếu tế bào Lympho T CD8+độc tế bào nhận ra chúng, các tế bào Llympho T này bắt đầu tiết các loại độc tốkhác nhau gây ly giải hoặc chết theo chương trình (apoptosis) tế bào bị nhiễm

Để giữ tế bào độc tế bào khỏi giết nhầm các tế bào vốn chỉ sản xuất protein củachính nó, các tế bào lympho T tự đáp ứng được loại ra khỏi quá trình miễn dịchqua cơ chế dung nạp trung ương (cũng được biết là quá trình chọn lọc âm tínhxảy ra ở tuyến ức) Chỉ những Lympho bào T độc tế bào nào không phản ứngvới peptide của chính nó (peptide này được trình diện trong tuyến ức qua phân tử

MHC loại I) mới được phép vào máu

Có một ngoại lệ không thuộc ngoại sinh lẫn nội sinh được gọi là trình diện chéo

1.2.1.4 Kháng nguyên khối u

Kháng nguyên khối u là các kháng nguyên được trình diện bởi các phân tử MHC

I trên bề mặt tế bào khối u Đôi khi các kháng nguyên này chỉ được trình diện

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH11

Trang 12

bởi các tế bào khối u và không có ở tế bào thường Trong trường hợp này, chúngđược gọi là kháng nguyên đặc hiệu khối u và thường là kết quả của một đột biếnđặc hiệu cho khối u Phổ biến hơn, các kháng nguyên này được trình diện ở tếbào khối u lẫn tế bào thường, khi đó chúng được gọi là kháng nguyên liên hệkhối u Nếu lympho bào T độc bào nhận ra kháng nguyên này, chúng có thể tiêu

diệt tế bào khối u trước khi tế bào khối u tăng sinh và di căn

Kháng nguyên khối u cũng có thể có trên bề mặt khối u ở dạng thụ thể bị đột

biến Trong trường hợp này chúng bị nhận diện bởi tế bào B

1.2.1.5 Các loại kháng nguyên

-Miễn dịch nguyên: kháng nguyên loại này kích thích đáp ứng miễn dịch khi

được đưa vào trong cơ thể Miễn dịch luôn luôn là một đại phân tử (protein,polysaccharide) Khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch của nó phụ thuộc vàotính lạ đối với vật chủ, kích thước phân tử, thành phần hoá học và tính khôngđồng nhất (vd: phân tử protein chứa nhiều loại amino axit khác nhau)

-Dung nạp nguyên: kháng nguyên loại này kích thích tình trạng không đáp

ứng miễn dịch đặc hiệu do hình dạng phân tử của nó Khi thay đổi hình dạng, nó

có thể trở thành miễn dịch nguyên

-Dị ứng nguyên: đây là chất gây phản ứng dị ứng Chúng có thể xâm nhập

vào cơ thể qua nhiều con đường như: ăn, hít, tiêm hoặc tiếp xúc với da

Tế bào trình diện với kháng nguyên của chúng qua phân tử phù hợp mô Các tếbào miễn dịch khác nhau có thể được hoạt hoá tuỳ thuộc vào kháng nguyên được

trình diện và loại phân tử phù hợp mô

1.2.2 Kháng nguyên Cyfra 21-1

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều chỉ thị sinh học liên quan đến ung thư phổi,trong đó các nhà khoa học đang rất quan tâm đến một chỉ thị mới, có độ nhạy

Trang 13

cao với ung thư phổi là Cyfra 21-1 nằm trong nhóm chỉ thị Cytokeratin, một cấu

trúc trong bộ khung tế bào

1.2.2.1 Cytokeratin

Cytokeratin thuộc họ sợi trung gian, đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán bất thường

ở tế bào, chẳng hạn như ung thư Bởi vậy, các nhà ung thư học hiện nay đangtích cực nghiên cứu kỹ hơn về cấu trúc và vai trò của Cytokeratin, nhằm tìm ragiải pháp chống lại sự hoành hành của căn bệnh toàn cầu – Căn bệnh ung thư.Cấu trúc sợi đã được quan sát trong nhân và tế bào chất từ rất lâu Nhưng chỉngần đây, những kiến thức về chức năng thực sự của bộ khung tế bào mới đượctìm hiệu cặn kẽ và chi tiết Ở tế bào nhân chuẩn, bộ khung tế bào được tạo thành

từ 3 loại cấu trúc sợi, khác nhau về hình thái: vi sợi (microfilament), sợi trunggian (intermidiatefilament) và vi ống (microtubules) Bộ khung xương tế bàohợp nhất được hình thành từ hệ thống 3 loại sợi là yếu tố then chốt trong một quá

trình như phân bào, vận động và tương tác tế bào với tế bào

Trong cấu trúc sợi, họ protein sợi trung gian là phức tạp nhất, bao gồm vài trămthành viên khác nhau Dựa trên những đặc điểm như sự tương đồng về trình tự

và cách biểu hiện, người ta phân loại chúng thành một vài nhóm Sợi trung giannhóm I và II tạo thành Cytokeratine (theo thứ tự là các protein axit và bazo),trong khi đó sợi trung gian nhóm III gồm các protein axit dạng sợi desmin,vimentin và glial Loại IV bao gồm các sợi protein thần kinh (NF-L, NF-M vàNF-H) và internexin, còn protein nhóm V được gọi là các lamin nhân (chỉ cởnhân tế bào) Các protein cytokeratin còn lại đôi khi được xếp vào nhóm VI,

gồm có felensin và phakinin

Cytokeratin biểu mô (sợi trung gian nhóm I và II) được hình thành trong quátrình phát sinh và có liên quan gần gũi về mặt sinh hóa và miễn dịch Ngày nay,hơn 20 loại Cytokeratin khác nhau đã được biết đến và được chia thành các

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH13

Trang 14

nhóm I và II dựa vào tính tương đồng trình tự Các Cytokeratin từ 1-8 tạo thànhnhóm II (53-68 kDa, các thành phần protein trunng tính đến bazo), cònCytookeratin 9-20 tạo thành nhóm I (40-56 kDa, các protein axit), trong đó các

Cytokeratin 8, 18, 19 có nhiều nhất ở các tế bào biểu mô đơn giản

Các Cytokeratin khi giải phóng khỏi các tế bào đang tăng sinh hoặc chết theochương trình, tạo ra các chỉ thị hữu ích cho khối u biểu mô ác tính, phản ánh rõnét hoạt động của tế bào Những chỉ thị này xuất hiện đặc trưng cho cácCytokeratin nhất định và sự giải phóng tiểu đơn vị của chúng diễn ra liên quan

đến apoptosis.[9,11,13,14]

1.2.2.1.1 Cấu trúc chung của một Cytokeratin

Một Cytokkeratin điển hình bao gồn 3 vùng: vùng đầu N (không xoắn), vùng

trung tâm (chủ yếu có cấu trúc xoắn) và đầu C (không xoắn)

Phần xoắn ở vùng trung tâm (chủ yếu là cấu trúc xoắn alpha) gồm 300-320 axitamin có tính bảo tồn về trình tự và được chia thành 4 vùng khác nhau: 1A, 1B,2A và 2B Thành phần axit amin của cá vùng xoắn được bảo toàn về kích thước

và chứa các trình tự axit amin lặp lại ở phần dư Các đoạn xoắn tách biệt nhau

nhờ các vùng liên kết ngắn hơn là L1, L1-2 và L2.[9,11,13,14,15]

1.2.2.1.2 Biểu hiện của Cytokeratin

Cytokeratin biểu hiện khác nhau ở các dạng tế bào biểu mô, ở quy mô phát triển

và quá trình biệt hóa của các mô Trong suốt quá trình biến đổi của tế bào từ bìnhthường thành tế bào ác tính, đặc tính của Cytokeratin thường được duy trì Ưuđiểm này làm cytokeratin được ứng dụng như các chỉ thị khối u Những biến đổi

Hình 2: Cấu tạo của Cytokeratin

Trang 15

sau khi dịch mã của các vùng ở trung tâm rất hiếm thấy, nhưng những biến đổinày xuất hiện khá nhiều ở vùng đầu N và C, bao gồm sự phosphoryl hóa,glycosyl hóa và sự vận chuyển glutamine hóa Những biến đổi này làm tăng tính

tan và gây ra sự sắp xếp lại các sợi

Trong bộ khung, Cytokeratin là điển hình cho tính tan rất thấp, nhưng khi lưuthông người ta nhận thấy rằng các Cytokeratin đều bắt nguồn từ các sợi proteinnguyên vẹn bị biến tính một phần tạo thành các phức hệ nhỏ hoặc các polymerprotein lớn Các phân tử Cytokeratin nguyên vẹn không tham gia trong lưuthông Thời gian bán hủy của sợi Cytokeratin trong lưu thông khoảng 10-15h,phụ thuộc vào kích thước sợi Quá trình giải phóng sợi Cytokeratin tan vào lưu

thông diễn ra rất phức tạp và chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn

Trong lúc giải phóng tự khối u, có thể nhận ra Cytokeratin với một lượng lớntrong dịch thể gồm: máu, nước tiểu, dịch tế bào và dịch màng phổi Thôngthường trong các cá thể khỏe, nông độ Cytokeratin lưu thông rất thấp Nồng độtăng một cách đặc biệt trong những người bệnh có bệnh Ung thư biểu mô.[10]

1.2.2.2 Cyfra 21-1

Cyfra 21-1 là một phân đoạn của cytokeratin 19 (đặt tên theo chữ viết tắt củacytokeratin fragment) tiết ra mạnh khi tế bào biểu mô phổi tăng sinh bất thường.Cytokeratin 19 có cấu trúc giống các cytokeratin khác với kích thước khoảng 40kDa, gồm 400 axit amin Gene mã hóa cho cytokeratin 19 nằm trên nhiễm sắcthể 17 có kích thước 4667bp với 6 exon mã hóa cho mARN kích thước 1382bp

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH Hình 3: Sơ đồ gene mã hóa cho Cytokeratin 1915

Trang 16

Fujita.J và các cộng sự cho rằng, sở dĩ cytokeratin 19 (40kDa) mất một phần đầu

C để trở thành Cyfra 21-1 (37kDa) có liên quan đến vị trí Met-Asp nhậy cảm với

một số protease.[12,16]

1.3 Kháng thể 1.3.1 Đinh nghĩa

Kháng thể là một sản phẩm đặc hiệu được hệ miễn dịch tổng hợp giúp cơthể tấn công các tác nhân gây bệnh Kháng thể là các Immunoglobiulin (có bảnchất glycoprotein), do các tế bào Lympho B, các tương bào (biệt hoá từ LymphoB) tổng hợp và tiết ra giúp hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hoá các tác nhân lạ

(Vd: các vi khuẩn hoặc virut).[3]

1.3.2 Cấu tạo

Các kháng thể có cấu trúc hình chữ Y, có hai bộ “cành” gắn vào một “thân”.Các đầu của Y (Fab) được gọi là các vùng biến đổi, ở phía đầu các cành chứa cácvùng gắn kết kháng nguyên (vùng quyết định bổ trợ, CDR) và thân (Fc) là mộtvùng hằng định Các vùng hằng định chứa “lẫy khởi động” chức năng phản ứnglại kích thích bằng việc gắn kết các phức hệ của tế bào khác của hệ miễn dịch

Trang 17

Kháng thể thực hiện các chức năng cơ bản như liên kết đặc hiệu với khángnguyên, hoạt hoá các bổ thể, hoạt hoá các tế bào miễn dịch.

1.3.3 Phân loại kháng thể 1.3.3.1 Kháng thể đa dòng

Là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác nhau trên mộtkháng nguyên cho trước Trong đáp ứng miễn dịch, cơ thể tổng hợp nhiều khángthể tương ứng với các epitope của cùng một kháng nguyên Đáp ứng như vậy gọi

là đa dòng Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một epitope khác

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH17

Hình 4: Cấu tạo của kháng thể

Trang 18

cùng một vị trí (một epitope) của kháng nguyên Các kháng nguyên đơn dòng có

- Tạo mảnh kháng thể đơn dòng bằng kỹ thuật gene

- Kỹ thuật phage display (được dùng để tạo kháng thể đơn dòng dạng đơn

chuỗi_scFv)

1.3.3.4 Kháng thể đơn chuỗi (scFv)

Cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất kháng thể, các mảnh khángthể được tạo ra bằng kỹ thuật sinh học đã đạt được những tiến bộ đáng kể Kháng

thể đơn chuỗi (scFv) là một trong những kháng thể phổ biến nhất

Kháng thể đơn chuỗi bao gồm vùng biến đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ (VL

và VH) của phân tử kháng thể hoàn chỉnh được nối với nhau bằng linker

polypeptide linh động

Trang 19

So với kháng thể đơn dòng thì kháng thể đơn chuỗi (scFv) có một số ưu điểm

sau:

- Chúng dễ dàng được sản xuất với số lượng lớn và giá thành

- Kích thướng nhỏ của chúng cho phép chúng dễ dàng xâm nhập vào mô và khối

PCR là tên gọi tắt của phản ứng chuỗi polymedase (Polymedase Chain Reaction =

PCR) để nhân các bản của đoạn DNA trong ống nghiệm

nhân bản bằng Enzyme này bao gồm 3 bước lặp lại nhiều lần

- Bước 1: Biến tính DNA từ dạng sợi kép thành dạng sợi đơn bằng cách nâng cao

nhiệt độ lên 94-95 oC trong khoảng thời gian ngắn

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH19

Trang 20

- Bước 2: Tiếp hợp đoạn mồi (primer) thông qua hạ nhiệt độ xuống 40-60oC Haiđoạn mối là các oligonucletid dài khoảng 18-24 bazo sẽ tiếp hợp theo nguyên tắc

bổ sung với đoạn DNA tương đồng ở hai đầu của đoạn DNA cần nhân

- Bước 3: Phản ứng polymedase tổng hợp phân tử DNA kéo dài từ đoạn mồi Haiphản ứng DNA mới được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung từ hai đầu phân tử

ban đầu

Để tránh hiện tượng tiếp hợp không đặc thù, phản ứng tổng hợp được thực hiện ở

72 oCLoại polymedase thường dùng trong PCR là loại chịu nhiệt (Taq DNApolymedase) được tách chiết từ vi khuẩn Thermus aquaticus hoặc chủ yếu là

enzyme tái tổ hợp

Như vậy, mỗi vòng phản ứng sẽ có 2 lần số lượng DNA của đoạn DNA cần nhân

được tổng hợp, hệ số nhân bản tính theo số chu kỳ n là 2n.[6]

Vd: Sau 20 chu kỳ có tới trên 30 triệu bản của 1 đoạn DNA được nhân lên

1.4.2 Kỹ thuật Real-time PCR

1.4.2.1 Nguyên lý

Real-time PCR là PCR tại thời điểm thực, nghĩa là quá trình khuếch đại DNAđang diển ra theo từng chu kỳ nhiệt được theo dõi trực tiếp Real-time PCR gồm

hai quá trình diễn ra đồng thời:

- Quá trình khuếch đại DNA bằng PCR

- Đo độ phát quang tỷ lệ thuận với số lượng phân đoạn DNA tạo thành

Hệ thống Real-time PCR bao gồm máy chu trình nhiệt (PCR) được nối vớimáy phát hiện quang phổ huỳnh quang và máy vi tính Nguyên lý chủ yếu củaReal-time PCR là dựa trên cơ sở phát hiện và định lượng thể thông báo huỳnhquang (fluorescent reporter) Hàm lượng sản phẩm PCR bắt đầu tăng lên cao từchu kỳ ngưỡng (CT: threshold cycle) tương quan chặt chẽ với hàm lượng DNA

Trang 21

đích ban đầu Người ta thường sử dụng 3 dạng đầu dò để định lượng DNA bằng

Real-time PCR:

- Các chất liên kết DNA như: SYBA Green…

- Các đầu dò thủy phân như: TaqMan, Beacons, Scorpions…

-Các loại đầu dò lai như: Light Cycler…

Chu kỳ ngưỡng: là chu kỳ mà tại đó phần mềm máy tính bắt đầu đọc được

ΔRn, deltaRn là tham sử dụng trong định lượng Giá trị CRn, deltaRn là tham sử dụng trong định lượng Giá trị CT là 40 hay hơn 40 cónghĩa là không diễn ra sự khuếch đại và không thể tính toán được lượng sản

phẩm.[6]

1.4.2.2 Cơ chế hoạt động của Real-time PCR

Số chu kỳ PCR và tín hiệu huỳnh quang từ phản ứng tỷ lệ với lượng sản

phẩm khuếch đại trong ống

Sự khuếch đại thể hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn một theo hàm mũ và giai đoạn

hai bão hoà không theo hàm mũ

-Trong giai đoạn một, lượng sản phẩm PCR gần như được gấp đôi sau mỗichu kỳ Khi phản ứng tiếp diễn, các thành phần phản ứng được sử dụng

- Trong giai đoạn hai, một hay nhiều thành phần đã trở nên cạn kiệt, phản ứng

bắt đầu chậm lại và bước vào giai đoạn bão hoà.[6]

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH21

Hình 6: Đồ thị khuếch đại dựa trên hiệu số của tín hiệu nền

huỳnh quang

Trang 22

1.4.2.3 Ưu điểm của Real-time PCR

Ưu điểm chính của Real-time PCR so với PCR truyền thống là cho phép xácđịnh số lượng bản sao khuôn mẫu ban đầu với sự chính xác và độ nhậy cao trongmột phạm vi biến thiên rộng Kết quả của Real-time PCR có thể là kết quả địnhtính (hiện diện hay vắng mặt một trình tự DNA) hay định lượng (số lượng bảnsao DNA) Thêm vào đó, dữ liệu của Real-time PCR có thể được đánh giá màkhông cần phải điện di trên gel để kiểm tra, giúp tiết kiệm thời gian và gia tăng

số lượng thực hiện Việc tiến hành và đánh giá dữ liệu trong một hệ thống ốngđóng kín giúp làm giảm nguy cơ ngoại nhiễm và loại bỏ những thao tác sau phản

ứng khuếch đại

Real-time PCR sử dụng để định lượng DNA được gọi là PCR định lượng.[6]

CHƯƠNG II:

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Vật liệu nghiên cứu

2.1.1 Sinh phẩm

Trang 23

- Thư viện thực khuẩn thể Griffin.1 (Human Synthetic VH, vL scFvLibrary)_Trung tâm nghiên cứu protein (Cambridge, Anh).

- Hyperphage

- Vi khuẩn E.coli chủng TG1

- Kháng thể: Kháng thể cộng hợp kháng M13 (anti-M13 horseradishperoxidase-conjugate, Amersham Biosciences, Pícâty, NJ, USA)

- Kháng nguyên: Kháng nguyên Cyfra 21-1 (Phòng Công nghệ Tế bào Động

vật - Viện Công Nghệ Sinh Học - Viện Khoa học Việt Nam)

- Mẫu máu do bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Phổi Trung Ương cung cấp

Kháng sinh (Ampicilin, Kanamycine), cao nấm men, Tryptone, Agar,

Agarose, NaCl, TAE, PBS, TMB, H2SO4, PEG, ……

2.1.3 Trang thiết bị

- Máy ly tâm lạnh (Eppendorf, CHLB Đức)

- Máy Real-time PCR (Roche)

- Máy đo nồng độ Nanodrop

- Máy đo ELISA

- Máy xác định trình tự ABI PRISM 3100-Avant Genetic Analyzer (ABI,

Mỹ)

- Máy lắc ổn nhiệt; Bể ổn nhiệt; Tủ lạnh (4o -20o -80o)

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa CNSH23

Trang 24

- Máy đo pH; Máy voltex; Tủ cấy vô trùng; Pipetman các loại.

- Các trang thiết bị khác thuộc Phòng thí nghiệm Trọng điểm gene_ViệnCông nghệ Sinh học_Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật

Các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trong bình tam giác với thể tích từ

20-50ml chứa 5-15 ml môi trường thích hợp cho từng loại

Bình nuôi cấy được đặt trong máy lặc ổn nhiệt ở 37oC hoặc 30oC với tốc độ

220 vòng/phút

2.2.2 Phương pháp tạo phage_DNA

2.2.2.1 Chuẩn bị

- Box cấy vô trùng

- Môi trường 2xTY

Các bước tiến hành phải được làm trong box cấy vô trùng để tránh bị nhiễm

- Lấy 50ml môi trường 2xTY vào ống phancol;

- Bổ sung vào môi trường 100μg/ml Ampicilin và 1% glucose;g/ml Ampicilin và 1% glucose;

- Sau đó bổ sung tiếp vào môi trường 50μg/ml Ampicilin và 1% glucose; phagemid;

- Nuôi lắc trong 2 giờ ở 37oC (đến khi OD600= o,5);

- Cho hyper phage vào với mật độ 1 vi khuẩn/20 hyper phage;

Ngày đăng: 28/07/2014, 00:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Barak. V, Goike. H, Panaretakis. KW, Einarsson. R (2004), “Clinical utility of cytokeratins as tumor markers”, Clinical Biochemistry 37: 529-540 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinicalutility of cytokeratins as tumor markers
Tác giả: Barak. V, Goike. H, Panaretakis. KW, Einarsson. R
Năm: 2004
10. Biesalski, HK; Bueno de Mesquita B, Chesson A et al. (1998), “European Consensus Statement on Lung Cancer: risk factors and prevention.Lung Cancer Panel”, CA Cancer J Clin 48 (3): 167-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EuropeanConsensus Statement on Lung Cancer: risk factors and prevention.Lung Cancer Panel
Tác giả: Biesalski, HK; Bueno de Mesquita B, Chesson A et al
Năm: 1998
11.Coulome. PA, Omary. MB (2002), “Hard and soft principle defining the structure, function and regulation of keratin intermediate filaments”,Cell Biology 14: 110-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hard and soft principle defining thestructure, function and regulation of keratin intermediate filaments
Tác giả: Coulome. PA, Omary. MB
Năm: 2002
13. Fuchs. E, Weber. K (1994), “Intemediate filaments: Structure, Dynamics Function, and Disease”, Annu.Rev.Biochem 63: 345-382 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intemediate filaments: Structure, DynamicsFunction, and Disease
Tác giả: Fuchs. E, Weber. K
Năm: 1994
14. .Klyszejko-Stefaniak L (2002), “Keratin filaments, Cytobiochemistry – biochemistry of some cell structures”, PWN, Warszawa, Polish 141-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Keratin filaments, Cytobiochemistry –biochemistry of some cell structures
Tác giả: Klyszejko-Stefaniak L
Năm: 2002
15. Stelko. SV, Herrmann. H, Aebi. U (2003), “Molecular architecture of intermediate filaments”, Bio Essays 25: 243-251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Molecular architecture ofintermediate filaments
Tác giả: Stelko. SV, Herrmann. H, Aebi. U
Năm: 2003
16. Zhou. X, Liao. J, Hu. L, Feng. L, Omary. MB (1999), “Characterization ofthe Major Physiologic Phosphorylation Site of Human Keratin 19 and Its Role in Filament Organization”, The Journel of BiologicalChemistry, 274 (18) 12861- 12866 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Characterizationofthe Major Physiologic Phosphorylation Site of Human Keratin 19 andIts Role in Filament Organization
Tác giả: Zhou. X, Liao. J, Hu. L, Feng. L, Omary. MB
Năm: 1999
17. Wide L, Porath J (1966), “Radioimmunoassay of proteins with the use of Sephadex-coupled antibodies”, Biochem Biophys Acta 30: 257-260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radioimmunoassay of proteins with the use ofSephadex-coupled antibodies
Tác giả: Wide L, Porath J
Năm: 1966
18. Van Weemen BK, Schuurs AH (1971), “Immunoassay using antigen- enzyme conjugates”, FEBS Letters 15 (3): 232-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Immunoassay using antigen-enzyme conjugates
Tác giả: Van Weemen BK, Schuurs AH
Năm: 1971
19. Engvall E, Perlman P (1971), “Enzyme-linked immunosorbent assay (ELISA). Quantitative assay of immunoglobulin G”, Immunochemistry Sách, tạp chí
Tiêu đề: Enzyme-linked immunosorbent assay(ELISA). Quantitative assay of immunoglobulin G
Tác giả: Engvall E, Perlman P
Năm: 1971
1. Bộ môn ung thư, Đại học Y Hà Nội (1999), Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Khác
2. Đỗ Ngọc Liên (2008), Miễn dịch học cơ sở, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
3. Lê Quang Huấn, Lã Thị Huyền (2009), Kháng thể tái tổ hợp và ứng dụng, Nhà xuất bản khao học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Khác
4. Lê Quang Huấn, Lã Thị Huyền, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đào Huyền Quyên, Trần Thị Thanh Huyền (2008), Định lượng kháng nguyên ung thưbằng phương pháp PDRTI_PCR. Tạp trí Công nghệ sinh học, tập 6 (4A), trang 605-612 Khác
5. Phan Tuấn Nghĩa, Bùi Phương Thuận, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (2004), Các kỹ thuật mới trong công nghệ sinh học, Hà Nội Khác
6. Quyền Đình Thi, Nông Văn Hải (2008), Những kỹ thuật PCR và ứng dụng trong phân tích DNA, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ Khác
7. Trần Hoàng Thành, Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (2007), Bệnh lý tràn dịch màng phổi, Nhà xuất bản Y học Khác
8. Vũ Triệu An, Jean Claude Homberg (2001), Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Khác
12. Dohmoto. K, Hojo. S, Fujita. J, Ueda. Y, Bandoh. S, Yamaji. Y, Ohtsuki Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Ung thư phổi - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 1 Ung thư phổi (Trang 5)
Hình 3: Sơ đồ gene mã hóa cho Cytokeratin 19 - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 3 Sơ đồ gene mã hóa cho Cytokeratin 19 (Trang 15)
Hình 4: Cấu tạo của kháng thể - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 4 Cấu tạo của kháng thể (Trang 16)
Hình 6: Đồ thị khuếch đại dựa trên hiệu số của tín hiệu nền - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 6 Đồ thị khuếch đại dựa trên hiệu số của tín hiệu nền (Trang 21)
Hình 7: Máy đo NanoDrop - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 7 Máy đo NanoDrop (Trang 26)
Bảng 1: Thành  phần phản ứng Realtime_PCR - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Bảng 1 Thành phần phản ứng Realtime_PCR (Trang 30)
Hình 8: Khay ELISA dùng trong bước tạo  DNA khuôn cho phản ứng Realtime_PCR - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 8 Khay ELISA dùng trong bước tạo DNA khuôn cho phản ứng Realtime_PCR (Trang 30)
Hình 9: Hệ thống máy chạy Realtime_PCR - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 9 Hệ thống máy chạy Realtime_PCR (Trang 31)
Hình 10: Kết quả trình tự gene mã hóa kháng thể kháng Cyfra 21-1 - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 10 Kết quả trình tự gene mã hóa kháng thể kháng Cyfra 21-1 (Trang 33)
Hình 14: Sơ đồ mồi, Probe và đoạn DNA được khuếch đại - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Hình 14 Sơ đồ mồi, Probe và đoạn DNA được khuếch đại (Trang 36)
Bảng 3: Mối tương quan giữa nồng độ Cyfra 21-1 với giá trị C p  và kết quả - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Bảng 3 Mối tương quan giữa nồng độ Cyfra 21-1 với giá trị C p và kết quả (Trang 38)
Hình  16:  Kết  quả  định  lượng  kháng  nguyên  Cyfra  21-1  trong  các - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
nh 16: Kết quả định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 trong các (Trang 39)
Bảng 4: Kết quả định lượng Cyfra 21-1 trong các mẫu phân tích - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Bảng 4 Kết quả định lượng Cyfra 21-1 trong các mẫu phân tích (Trang 40)
Hình  17: Kết quả định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 trong - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
nh 17: Kết quả định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 trong (Trang 43)
Bảng 5: Kết quả định lượng Cyfra 21-1 trong các mẫu phân tích - Đề tài: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR ppsx
Bảng 5 Kết quả định lượng Cyfra 21-1 trong các mẫu phân tích (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w