Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và thực tế của trường trong quá trình quản lí chỉ đạo, bản thân tôi luôn trăn trở là làm thế nào xây dựng tốt đội ngũ có tâm huyết với công việc
Trang 1MỘT VÀI BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
TỔ CHỨC ĐIỀU TRA HỌC SINH TRONG ĐỘ TUỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP TRẺ 5
TUỔI
Trang 2I/ Đặt vấn đề:
Như chúng ta được biết: Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
5 tuổi giai đoạn 2010-2015 là bước phát triển mới của bậc học mầm non, nhằm tạo điều kiện để trẻ em tất cả các vùng miền được đến trường học hai buổi/ngày Đây là bước đột phá quan trọng để chuẩn bị tri thức, kỹ
năng, thể lực và tâm thế cho các em bước vào bậc tiểu học
Thực trạng một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn được quan trọng của việc đưa trẻ đến trường, cở sở vật chất các điểm lớp lẻ, trường thôn chưa đảm bảo Lực lượng tham gia công tác PCGD trẻ mầm non 5 tuổi tại trường còn bị động do không có người chuyên trách công tác này tại trường Không có quy định chế độ giành cho người làm công tác phổ cập tại trường Trong khi đó công việc nhiều
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và thực tế của trường trong quá trình quản lí chỉ đạo, bản thân tôi luôn trăn trở là làm thế nào xây dựng tốt đội ngũ có tâm huyết với công việc giảng dạy chăm sóc giáo dục trẻ cũng như trong công tác điều tra nắm số liệu trẻ mầm non nói chung và trẻ mầm non 5 tuổi nói riêng thật cụ thể, để tuyên truyền trong phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng phổ cập trẻ 5 tuổi Chính vì
lẽ đó mà tôi chọn đề tài: Một vài biện pháp xây dựng đội ngũ để tổ chức điều tra học sinh trong độ tuổi nhằm nâng cao chất lượng phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi
II/Cơ sở lý luận:
Trang 3Một số văn bản cần nghiên cứu để thực hiện công tác Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ/QH 12 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục
và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015
Hướng dẫn số 4148/ BGDĐT GDMN ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi ;
Thực hiện công văn số 2835/SGD&ĐT ngày 14/8/2010 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về hướng dẫn thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi
Thực hiện công văn hướng dẫn số 65/CV-PGD&ĐT về hướng dẫn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện Đại Lộc
Thông tư số 32 Ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi,
Thông tư Liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội Vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục Mầm non công lập;
Trang 4Thông tư Liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày
09 tháng 09 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội Vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở công lập
III/Cơ sở thực tiển:
Nhằm đảm bảo củng cố, mở rộng mạng lưới trường lớp bảo đảm
100 % số trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đựoc học 2 buổi/ngày,
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, có 100 % trẻ tại trường được học chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ biểu mẫu của Bộ giáo dục hướng dẫn để các cấp kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi đảm bảo đúng thực chất của tình hình nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non dạy lớp mầm non 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo và tham mưu các cấp, các ngành đầu tư cho phổ cập về
cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi
-Để thực hiện được mục tiêu đó, trường Mầm non Đại Đồng đã phấn đấu, tập trung sức lực, tâm huyết và trí tuệ để đầu tư cho việc phổ cập mầm non 5 tuổi; Nhìn lại chặn đường từ khi thực hiện nhiệm vụ PCGD
5 tuổi nhà trường có những thuận lợi cơ bản là:
Trang 5-Thường xuyên có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể từ ngành đến địa phương đã
có sự phối hợp chặt chẽ
-Chủ trương xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện, nhờ đó mà nhà trường đã huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục đặc biệt việc phổ cập trẻ 5 tuổi
-Đội ngũ nhà giáo: Luôn được học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức Bên cạnh đó: Nhà trường vẫn còn gặp những khó khăn, cũng cần được quan tâm, trường thuộc xã miền núi, địa bàn phức tạp, giao thông đi lại không thuận lợi, địa bàn dân cư phân bố không đồng đều, nhất là vận động trẻ ra lớp và duy trì sĩ số học sinh, làm phân tán ảnh hưởng đến việc bố trí mạng lưới trường lớp (thôn Hà Thanh, An Định, Lộc phước) HS đi học còn xa, ảnh hưởng đi lại trong mùa mưa lũ lụt
-Cơ sở vật chất phục vụ dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu Đội ngũ giáo viên cơ cấu chưa đồng bộ, giáo viên mới nhiều,
-Đời sống kinh tế xã hội của nhân dân còn nhiều khó khăn, một số ít phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập của con em Việc huy động nguồn lực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ đóng góp từ phụ huynh
Trang 6Để khắc phục tình hình trên, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) giữ vững và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục giai đoạn 2010-2015, góp phần nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ thực tế trên bản thân tôi đã đề ra một
số biện pháp để thực hiện công tác phổ cập mầm non cho trẻ năm tuổi
trong năm học 2010-2011 được tốt hơn
IV/Nội dung nghiên cứu:
Biện pháp 1: - Xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục đối với lớp mầm non năm tuổi, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn để thực hiện tốt công tác điều tra phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi
Ngay đầu tháng 8 năm 2010, thực hiện quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 Hướng dẫn số 4148/ BGDĐT GDMN ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi ;
Lập kế hoạch phân công giáo viên, thành lập các tổ nhóm điều tra
số liệu từ 0-5 tuổi ( sinh tháng 7 năm 2010, 2009, 2008, 2007, 2006,
2005 )để báo cáo về huyện ( Sau đó tiến hành điều tra bổ sung độ tuổi
Trang 7sinh từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010) theo địa bàn dân cư trong xã
Danh sách trẻ trong diện phổ cập giáo dục mầm non theo M1/PCMN từ 0-5 tuổi ( 6 độ tuổi) theo từng tổ đoàn kết-thôn ở trường
Biểu thống kê số liệu trẻ em từ 0-5tuổi của thôn, trường
Biểu thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường cho trẻ từ 0-5 tuổi
Biểu thống kê tiêu chuẩn phòng học, cơ sở vật chất cho trẻ 0-5 tuổi, chú ý lớp 5 tuổi
Thống kê báo cáo số liệu từng độ tuổi chính xác
-Lập kế hoạch chuẩn bị công tác phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2011:
Bản thân tôi rà soát lại tất cả các điểm trường của đơn vị đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nếu lớp lẻ ở thôn nào hoặc cụm lớp chưa đảm bảo thì phải
có kế hoạch bổ sung kịp thời và báo cáo về phòng giáo dục và đào tạo, địa phương biết