LỜI CẢM ƠNĐược sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy Trần Võ Trang, nhóm chúng em đã hoàn thành xong đề tài: “Thực trạng học tiếng anh của sinh viên thương mại hiện này và đưa r
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy Trần Võ Trang, nhóm
chúng em đã hoàn thành xong đề tài: “Thực trạng học tiếng anh của sinh viên
thương mại hiện này và đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên thương mại”.
Nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy Trần Võ Trang, đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và định hướng cho nhóm trong quá trình thực hiện đề tài này
Do kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài nghiên cứu chắc chắn có nhiều thiếu sót Nhóm rất hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu của nhóm
Xin chân trọng cảm ơn!
Nhóm 1
Trang 2Mục lục
Trang 3Danh mục bảng biểu, biểu đồDanh mục bảng biểu
Bảng 1.1 Các ký hiệu tắt của các câu hỏi điều tra
Bảng 1.2 Phương pháp học tiếng anh
Bảng 1.3 Dự định công việc của SVTM sau này
Bảng 1.4 Tần suất học TA của sinh viên thương mại
Bảng 1.5 Thói quen của SVTM khi không hiểu bài
Bảng 1.6 Mục đích học TA của SVTM hiện nay
Bảng 1.7 Tỷ lệ sinh viên ở các khoa
Bảng 1.8 Tổng hợp về trình độ TA của SVTM hiện nay (Đơn vị %)Bảng 1.9 Động lực và rào cản khi học tiếng anh của SVTM hiện nay
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1 Thói quen học TA của SVTM hiện nay
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ sinh viên ở các khóa
Biểu đồ 1.3 Dự định công việc của SVTM sau này
Trang 4H Khoa tài chính ngân hàng
I Khoa thương mại điện tử
P Khoa luật thương mại
N Khoa tiếng anh
U Khoa quản trị nhân lực
S Khoa tin học thương mại
QA Khoa đào tạo quốc tế
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, ngôn ngữ được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng Nó chính là công cụ để giúp cho người dân tại các quốc gia khác nhau có thể hiểu nhau, giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với nhau và cùng nhau phát triển Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau có một ngôn ngữ khác nhau Chính vì vậy mà đã tạo ra các rào cản giữa các quốc gia có sự bất đồng về ngôn ngữ Trước xu thế toàn cầu, hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay cùng với nhu cầu hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các quốc gia, đòi hỏi phải có một ngôn ngữ thống nhất làm ngôn ngữ giao tiếp chung giữa mọi người người trên khắp thế giới Theo các chuyên gia ngôn ngữ học, thì tiếng anh là một trong những ngôn ngữ dễ để có thể học và giao tiếp nhất Ngoài ra, do sự ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa nên tiếng Anh được sử dụng phổ biến trên thế giới Do đó, ngày này tiếng Anh được coi là hành lang quan trọng nhất đối với mọi người nói chung và sinh viên nói riêng, trong
đó có sinh viên trường Đại học Thương Mại
Tiếng anh có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ là công cụ giao tiếp giữa mọi người với nhau, mà còn tạo cơ hội thăng tiến cho những người đang làm việc, lao động và nhất là những người đang làm việc trong những doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài, và còn là điều kiện tiên quyết quyết định tương lai của hầu hết các bạn sinh viên khi tốt nghiệp Nhận thấy được tầm quan trọng của iếng Anh, có không ít các bạn trẻ đã dày công học tập và đạt được các kết quả cao về tiếng Anh, có rất nhiều bạn đạt điểm rất cao trong các kì thi TOEIC,IELTS, TOEFL và có khả năng giao tiếp thành thạo với người nước ngoài
và khi ra trường, họ cũng tìm kiếm được cho mình những công việc phù hợp và có mức lương cao Bên cạnh những bạn học tốt tiếng anh, vẫn còn tồn tại một bộ phận khác, những người mà chưa nắm vững kiến thức cơ bản hoặc nắm vững nhưng không thể vận dụng vào trong giao tiếp Có rất nhiều sinh viên đã tốn rất nhiều tiền
để đi học ở trung tâm này, trung tâm kia mà vẫn không hiệu quả, kỹ năng tiếng anh của họ vẫn kém Có rất nhiều bạn sau khi ra trường không xin được việc, không
Trang 6phải vì họ không có năng lực mà vì họ yếu về tiếng Anh Vậy nguyên nhân của các bạn học kém tiếng anh là gì? Có phải là do các bạn chưa có phương pháp học phù hợp? Nền giáo dục Việt Nam còn nhiều thiếu sót? Hay do chính bản thân người học chưa thật sự cố gắng? Những vấn đề ở trên là một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay đối với giáo dục hệ Đại học khi tình trạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng anh cơ bản cũng như chuyên ngành (đối với các trường không chuyên ngữ) đang chiếm tỉ lệ ngày càng cao mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy
và học ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng Từ những thực trạng trên, đòi hỏi sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Thương Mại nói riêng cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh và nhận thức được khả năng tiếng Anh của chính họ, và nguyên nhân mà họ học mãi mà vẫn không giỏi Để từ đó xác định cho mình định hướng đúng đắn nhất khi học tiếng anh
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm 1 chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Thực trạng học tiếng anh của sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên Thương Mại”
2.Xác lập vấn đề nghiên cứu
Đề tài: “Thực trạng học tiếng anh của sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay
và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên Thương Mại” tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng học tiếng anh của sinh viên Trường Đại học Thương Mại hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh của sinh viên Thương Mại hiện nay? Và tầm quan trọng của các yếu tố đó như thế nào?
- Phương pháp học có ảnh hưởng như thế nào đến việc nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên thương mại hiện nay?
- Có những động lực và rào cản nào ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên Thương mại hiện nay?
- Thói quen có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tiếng anh của sinh viên Thương Mại hiện nay?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả TA của người giỏi và người kém?
- Cần có những giải pháp nào để nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên trường Đại Học Thương Mại hiện nay?
3.Mục tiêu nghiên cứu
Trang 7Đề tài: “Thực trạng học tiếng anh của sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay
và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên Thương Mại” được thực hiện nhằm 2 mục đích sau:
- Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng học tiếng anh của sinh viên trường ĐH Thương Mại hiện nay
- Từ những đánh giá khách quan về thực trạng học tiếng anh của sinh viên trường Thương Mại, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên trường ĐH Thương Mại
5.Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp định tính: Phương pháp định tính được nhóm sử dụng là phương pháp phỏng vấn cá nhân nhằm thu thập các thông tin về thực trạng và những khó khăn trong việc học tiếng anh của SVTM hiện nay để từ đó đưa ra các kiến nghị giúp nâng cao trình độ tiếng anh của SVTM hiện nay
- Phương pháp định lượng: Các phương pháp định lượng nhóm sử dụng bao gồm phương pháp điều tra trắc nghiệm, phương pháp thống kê mô tả và sử dụng phần mềm excel, SPSS để thu thập các thông tin về thực trạng học tiếng anh của SVTM hiện nay từ đó tổng hợp các kết quả thu được và dựa vào các dữ liệu thu thập được, đưa ra các kết luận về thực trạng học tiếng anh của SVTM hiện nay và đề xuất các kiến nghị nhằm giúp nâng cao trình độ học tiếng anh của SVTM hiện nay
6.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 2 chương
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Thương Mại hiện nay
Chương 2: Các kết luận và kiến nghị nhằm giúp nâng cao trình độ tiếng anh của sinh viên Thương Mại hiện nay
Trang 8Chương 1: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng học tiếng anh của sinh viên Thương Mại hiện nay
1.1. Sơ đồ cây
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng học tiếng anh của SVTM hiện nay như thế nào?
(2) Phương pháp học có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tiếng anh của SVTM hiện nay?
(3) Thói quen học tiếng anh của ảnh hưởng như thế nào đến việc học TA của SVTM hiện nay?
(4) Những động lực và rào cản nào ảnh hưởng đến việc học TA của SVTM hiện nay?(5) Môi trường học có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học TA của SVTM hiện nay?1.3. Phương pháp nghiên cứu
Cách học
Phương tiện họcTần suất
Thời gian họcQuan niệmThái độMục đíchĐịnh hướng nghề nghiệp
Môi trường họcThông tin cá nhân
Trang 9cá nhân là các sinh viên đang học tại trường ĐHTM, bao gồm các sinh viên học từ năm nhất đến năm 4 Phỏng vấn cá nhân được tiến hành vào ngày 06/05/2013 tại Trường ĐHTM.
Phương pháp định lượng
Các phương pháp định lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm: Phương pháp điều tra trắc nghiệm, phương pháp thống kê mô tả và sử dụng phần mềm excel, SPSS
- Phương pháp điều tra trắc nghiệm:
Mục đích điều tra trắc nghiệm là để thu thập các thông tin, ý kiến và quan điểm của mỗi người về thực trạng học tiếng anh của SVTM hiện nay để từ đó tổng hợp và phân tích đưa ra các kết luận về thực trạng học tiếng anh của SVTM hiện nay
Điều tra trắc nghiệm được tiến hành thông qua mẫu phiếu điều tra (Được đính kèm tại phụ lục 3) Quy mô điều tra là 200 phiếu, tỷ lệ phản hổi là 100% Đối tượng điều tra là các sinh viên đang học tại trường ĐHTM Thời gian điều tra từ ngày 18/04/2013 đến ngày 23/04/2013 tại Trường ĐHTM
Mục đích của việc sử dụng phần mềm SPSS là để xử lý dữ liệu và các kết quả
đã điều tra được nhằm phục vụ cho việc phân tích các dữ liệu và đưa ra các kết quả
về thực trạng học TA của SVTM hiện nay
1.4. Kết quả phân tích thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Thương Mại hiện nay
1.4.1. Phương pháp học
Dựa vào các số liệu đã tổng hợp được, nhóm đã sử dụng phần mềm SPSS để tính toán hai đại lượng thống kê mô tả được sử dụng phổ biến nhất là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn đối với các câu hỏi từ TA1 đến TA11 Trong đó:
TA1 Việc học TA ở nhà là rất quan trọng (RQT)
Trang 10TA2 Việc học TA ở trường là RQT
TA3 Muốn học tốt TA phải học ở các trung tâm dạy TA
TA4 Việc phát biểu trên lớp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc học TATA5 Đối với TA chỉ học trong sách là đủ
TA6 Internet là nguồn tài nguyên phong phú, rất hữu ích cho việc học TATA7 Muốn học tốt TA thì phải đồng thời phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết
TA8 Với kỹ năng nghe, việc nghe trên đài là tốt nhất
TA9 Với kỹ năng nói, đọc to giúp bạn luyện nói TA một cách hoàn hảo.TA10 Ngữ pháp không phải chìa khóa để bạn nói TA dễ dàng, tự nhiên và
chuẩn
TA11 Bạn thường ngại nói vì sợ nói sai
Bảng 1.1: Các ký hiệu tắt của các câu hỏi điều tra
Với mỗi câu hỏi có 5 mức để lựa chọn Trong đó:
1 – Hoàn toàn đồng ý
2 – Đồng ý
3 – Trung lập
4 – Không đồng ý
5 – Hoàn toàn không đồng ý
Các giá trị tính toán được thể hiện ở trong Bảng 1.2 dưới đây
Bảng 1.2: Phương pháp học tiếng anh
Dựa vào các kết quả đã tính toán ở bảng 1.2 ở trên, ta thấy:
Trang 11TA1 – “Học TA ở nhà là RQT”: Theo như kết quả đã tính toán được, giá trị trung bình với quan điểm này là 2,41, điều này cho thấy có nhiều ý kiến đồng ý với quan điểm này hơn mặc dù các ý kiến đồng ý với quan điểm này nhiều hơn các ý kiến không đồng ý với số lượng không lớn Bên cạnh giá trị trung bình đã tính toán được
là giá trị độ lệch chuẩn Với quan điểm này, độ lệch chuẩn tính toán được là 1,334, giá trị này còn khá lớn, điều này cho thấy mức độ phân tán giữa các ý kiến là khá lớn
và có rất nhiều các quan điểm trái chiều nhau về quan điểm học TA ở nhà là RQT Có nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng có nhiều các ý kiến không đồng tình với quan điểm đó
TA2 – “Học TA ở trường là RQT”: Với quan điểm này, giá trị trung bình tính toán được là 2,56, giá trị này cho thấy có nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm TA2 hơn Đồng thời, độ lệch chuẩn tính toán được là 1,235, giá trị này cho thấy mức
độ phân tán giữa các ý kiến là khá lớn Có rất nhiều các ý kiến trái chiều nhau về quan điểm này, có nhiều ý kiến đồng tình, nhưng cũng có nhiều ý kiến không đồng tình
TA3 – “Muốn học tốt TA thì phải học ở các trung tâm dạy TA”: Giá trị trung bình đạt 3,06, giá trị này cho thấy đa số các bạn sinh viên không đồng tình với quan điểm này Độ lệch chuẩn đạt 1,085, giá trị này không cao, cho thấy đại đa số các ý kiến có đồng quan điểm với nhau
TA4 –“Việc phát biểu trên lớp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc học tiếng Anh”: Giá trị trung bình tính được đạt 2,27, giá trị này cho thấy đại đa số các bạn sinh viên coi trọng việc phát biểu trên lớp để nâng cao trình độ học TA của mình Bên cạnh đó giá trị độ lệch chuẩn đạt 1,005, giá trị này không cao, qua đó có thể thấy đa
số các bạn sinh viên có đồng quan điểm, mức độ trái chiều giữa các quan điểm không lớn
TA5 –“Đối với tiếng Anh chỉ học trong sách là đủ”: Giá trị trung bình đạt 3,53, cho thấy đa số các bạn sinh viên cho rằng việc học TA không chỉ học trong sách là đủ Thêm vào đó, độ lệch chuẩn đạt 1,169, giá trị này khá cao, cho thấy bên cạnh những sinh viên cho rằng việc học TA cần phải học từ các nguồn khác nhau chứ không phải chỉ học trong sách thì lại có một bộ phân các bạn sinh viên khác cho rằng học TA chỉ cần học trong sách là đủ
TA6 và TA7 giá trị trung bình lần lượt là 2,12 và 2,0, các giá trị này cho thấy đại
đa số các bạn sinh viên coi trọng việc học TA trên Internet và muốn học tốt TA phải
Trang 12phát triển đồng thời cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Độ lệch chuẩn của TA6 và TA7
có giá trị lần lượt là 1,059 và 1,236 Dựa vào độ lệch chuẩn đã tính được của quan điểm TA6 có thể thấy mức độ bất đồng quan điểm giữa các bạn sinh viên về việc học
TA trên Internet là không cao Đối với quan điểm TA7, độ lệch chuẩn đạt 1,236, đây
là một con số khá lớn, con số này cho thấy có nhiều người đồng tình với quan điểm cho rằng để học tốt TA phải phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng cũng
có rất nhiều người không đồng tình với quan điểm này
TA8 –“Với kỹ năng nghe, việc nghe trên đài là tốt nhất” Theo như kết quả tính toán được, quan điểm này có giá trị trung bình đạt 2,78, kết quả này cho thấy đa số các bạn sinh viên cho rằng nghe đài không phải là cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng nghe của bản thân Hơn thế nữa, độ lệch chuẩn của quan điểm chỉ đạt 0,952, điều này cho thấy mức độ thống nhất trong quan điểm của các bạn sinh viên là cao
Các quan điểm TA8, TA9 và TA10 các điểm trung bình lần lượt là 2,95, 2,84, 2,53 Các giá trị trung bình này đều cao và cho chúng ta thấy rằng, đa số các bạn sinh viên cho rằng đọc to không phải là cách hoàn hảo để luyện nói TA; Ngữ pháp chính là chìa khóa để nói TA dễ dàng, tự nhiên và chuẩn; không phải bạn sinh viên nào cũng ngại nói vì họ sợ nói sai Độ lệch chuẩn của các quan điểm này khá cao, đều lớn hơn 1, điều này cho thấy mức độ thống nhất trong quan điểm của các bạn sinh viên thấp Có rất nhiều bạn đồng tình với các quan điểm này nhưng cũng có rất nhiều bạn không đồng tình
1.4.2. Thói quen học Tiếng anh
Dựa vào các dữ liệu trong phiếu điều tra, nhóm đã tiến hành tính toán và đưa ra được kết quả tính toán trong Bảng từ 1.3, Bảng 1.4 và Biểu đồ 1.1 dưới đây Trong đó:
Ký hiệu Câu hỏi
TQ1 Mỗi ngày bạn giành bao nhiêu thời gian cho việc hoạc tiếng Anh.TQ2 Tần suất học tiếng Anh của bạn như thế nào?
TQ3 Bạn có làm các bài tập tiếng anh thầy cô giao về nhà không ?
TQ4 Bạn có tra từ mới ,tìm hiểu bài trước khi đến lớp không?
TQ5 Bạn có vắng mặt tại các buổi học tiếng anh trên lớp không?
TQ6 Bạn có đọc sách báo, tạp chí hay truyện bằng tiếng anh không?
TQ7 Bạn có sử dụng các website dạy tiếng anh trong quá trình học không?TQ8 Nếu trên lớp không bạn không hiểu bài, bạn sẽ:
TQ9 Mục đích của việc học tiếng anh của bạn là gì?
Trang 13TQ10 Trong 4 kỹ năng bạn gặp khó khăn lớn nhất ở đâu?
TQ11 Trong quá trình tra từ mới tiếng anh bạn thường:
Với các câu hỏi từ TQ3 đến TQ11, mỗi câu có 4 mức để lựa chọn, trong đó:
1- Luôn luôn
2- Thỉnh thoảng
3- Ít khi
4- Hầu như không
BẢNG 1.3: Kết quả tính toán về thời gian học tiếng anh của SVTM hiện nay
Qua kết quả đã tính toán được ở trên, ta thấy có đến 38% các bạn sinh viên dành thời gian là 30 phút cho việc học tiếng anh mỗi ngày, 30% các bạn sinh viên không dành thời gian cho việc học TA Có rất ít các bạn sinh viên dành nhiều thời gian cho việc học TA Cụ thể chỉ có 19% các bạn dành thời gian 1 tiếng để học TA và 21% các bạn sinh viên dành nhiều hơn 1 tiếng
Bảng 1.4: Tần suất học TA của sinh viên thương mại
Trang 14Qua kết quả tính toán ở trên, ta thấy mức độ học TA một ngày một lần của các bạn SVTM là lớn, chiếm tới 30% Các bạn sinh viên có tần suất học TA 2 ngày 1 lần cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (22,5%) Có tới 17% các bạn sinh viên không dành thời gian cho việc học TA Chỉ có 9,5% các bạn sinh viên có tần suất học tiếng anh hơn
1 tuần 1 lần
Biểu đồ 1.1: Thói quen học TA của SVTM hiện nay
Nhìn vào biểu đồ ở trên, ta có thể quan sát thấy tỷ lệ các bạn sinh viên thỉnh
thoảng mới làm bài tập cô giáo giao về nhà và tra từ mới trước khi đến lớp chiếm tỷ
lệ khá lớn, chiếm trên 38% Có hơn 20% các bạn sinh viên hầu như không và ít khi làm bài tập về nhà trước khi đến lớp Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận khá nhiều các bạn chịu khó làm bài tập cô giao và tra từ mới trước khi đến lớp một cách thương xuyên, chiếm khoảng hơn 20%
Đại đa số các bạn sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp, chiếm 57%
Số lượng các bạn thỉnh thoảng nghỉ học cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (25%) Bên cạnh đó
là một bộ phận các bạn thường xuyên nghỉ học, bộ phận này chiếm tỷ lệ khá lớn 18%
Đa số sinh viên Thương mại không đọc sách báo, tạp chí hay truyện bằng tiếng Anh, chiếm tỷ lệ trên 60%
Phần lớn các bạn sinh viên đều sử dụng các website dạy tiếng Anh trong quá trình học chiếm trên 50%
Trang 15Hầu hết sinh viên Thương mại gặp khó khăn lớn nhất ở kỹ năng nghe
và nói, chiếm khoảng trên 60%
Bảng 1.5: Thói quen của SVTM khi không hiểu bài
Với câu hỏi “Nếu trên lớp không bạn không hiểu bài ,bạn sẽ?” thì đa số các bạn chọn phương án hỏi bạn ngồi cạnh (44.5%), các phương án khác như hỏi thầy cô giáo, đánh dấu về nhà tìm hiểu sau… chiếm tỷ lệ không cao (16-19%)
Bảng 1.6: Mục đích học TA của SVTM hiện nay
Về mục đích của việc học tiếng Anh, đa số là để tìm công việc tốt (62%), trong khi đó chỉ có 6.5% với mục đích đi du lịch nước ngoài
Trang 161.4.3. Thông tin cá nhân
Chúng tôi tiến hành điều tra 200 bạn sinh viên, rải đều cho các khóa và các khoa Kết quả thu được được thể hiện trong các biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ sinh viên ở các khóa
Quan sát biểu đồ 1.2 ta thấy, các phiếu điều tra được tiến hành điều tra với đa
số các bạn sinh viên năm 3, năm 2 và năm 4, chiếm tới 87% Các phiếu được phát ra đối với các bạn sinh viên năm nhất còn thấp, chỉ chiếm 13% trong tổng số phiếu phát ra
Bảng 1.7: Tỷ lệ sinh viên ở các khoa