1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ Y HỌC doc

21 817 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 167,8 KB

Nội dung

Mặt giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa người với người trong danh nghĩa là chủ thể tích cực, có nghĩa là khảo sát t

Trang 1

VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ Y HỌC

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP

1 Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân với nhau xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động

- Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác

- Giao tiếp có ba khía cạnh chính : giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác

Mặt giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa người với người trong danh nghĩa là chủ thể tích cực,

có nghĩa là khảo sát thái độ của cá nhân, tâm thế, mục đích, ý định của họ nhằm thiết lập không chỉ vận động đơn thuần của thông tin mà còn bổ sung, làm giàu thêm những tri thức, vốn sống cần thiết cho các thành viên trong quá trình giao tiếp Ngôn ngữ là phương tiện giao lưu chủ yếu Cùng với ngôn ngữ là hệ thống quang học vận động ( nét mặt, điệu bộ cử chỉ, lời ăn tiếng nói ) các yếu tố ngôn

Trang 2

ngữ và siêu ngôn ngữ ( giọng nói , sự ngắt đoạn ), cấu trúc không gian và thời gian của hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tiếp xúc “ bằng mắt “

- Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình giao tiếp là sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các thành viên, xây dựng hình ảnh tinh thần của mỗi người trong quan niệm của những người khác ( nhân cách hóa ) Trong trường hợp này ngôn ngữ thống nhất và sự hiểu biết về hoàn cảnh xảy ra là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả tác động lẫn nhau

- Hai xu hướng giao tiếp thường thấy nhất là sự hợp tác và cạnh tranh, tương ứng với chúng ta là các hiện tượng quen thuộc như đồng tình hay xung đột

- Khía cạnh của tri giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác, xác định các thuộc tính tâm lý và đặc điểm hành vi của đối tượng thông qua các biểu hiện bên ngoài

- Đồng nhất ( mô phỏng ) và phản tỉnh ( tự hình dung ) bản thân mình trong con mắt của mọi người

Sự hiểu biết và nhận thức các hiện tượng tâm lý trên đây cho phép làm sáng tỏ nội dung tâm lý của quá trình tác động lẫn nhau diễn ra trong giao tiếp Xem xét đồng thời ba khía cạnh của giao tiếp ( giao lưu, tri giác, tác động tương hỗ ) trong một chỉnh thể thống nhất là điều kiện quan trọng nhằm hợp lý hóa hoạt động chung và mối quan hệ nhân cách

Trang 3

Thiết lập các biện pháp phối hợp nâng cao chất lượng giao tiếp , phát triển các kỹ năng giao tiếp là một trong những nhiệm vụ của tâm lý học xã hội và tâm lý học nghề nghiệp và tâm lý học y học Phương pháp đào tạo nhóm là một trong những biện pháp phổ biến nhất

2 Giao tiếp là cơ sở xã hội của tâm lý

2.1.Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý con người

Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khẳng định : tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử

- Mác khẳng định : Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người “ Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại với từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội

Hoạt động tâm lý của con người chịu sự tác động của các quy luật xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng và chủ đạo Chỉ có sống và hoạt động trong xã hội con người mới thực hiện được chức năng phản ảnh tâm lý

- Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hóa

xã hội

Trang 4

Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là tạo ra ở con người những chức năng tâm

lý mới, những năng lực mới Là quá trình tái tạo những thuộc tính những năng lực của cá thể hay nói một cách khác thông qua cơ chế lĩnh hội mà con người tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội thành bản chất người, tâm lý con người

2.2.Hoạt động và tâm lý

2.2.1.Khái niệm chung về hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người Hoạt động bao gồm các quá trình bên ngoài ( chủ thể tác động vào đối tượng bên ngoài) và quá trình bên trong ( tác động vào quá trình tinh thần, trí tuệ) Trong đó con người tác động qua lại với nhau với tự nhiên, xã hội và với chính mình, biến các phẩm chất tâm lý thành hiện thực nhằm cải tạo tự nhiên xã hội và hoàn thiện cá nhân mình Ngược lại chủ thể

có thể bóc tách chiếm lĩnh các thuộc tính của sự vật và hiện tượng khách quan biến thành tâm lý riêng, thành vốn liếng và kinh nghiệm để hình thành nhân cách

cá nhân mình

2.2.2 Những nét đặc trưng của hoạt động

- Hoạt động có đối tượng

- Hoạt động do chủ thể con người tiến hành

Trang 5

- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp thông qua công cụ ( công cụ kỹ thuật, ký hiệu tâm lý )

- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định

2.2.3 Phân loại hoạt động

- Phân theo quan hệ chủ thể và đối tượng hoạt động :

Có hoạt động lao động ( người với vật ), hoạt động giao tiếp ( người với người )

- Phân theo sự phát triển của cá thể : là những hoạt động phát triển kế tiếp gồm hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và lao động

-Theo một số cách chia khác:

+ Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn

+ Hoạt động biến đổi

+ Hoạt động nhận thức

+ Hoạt động định hướng giá trị

+ Hoạt động giao lưu

2.2.4 Cấu trúc của hoạt động

Trang 6

2.3.Giao tiếp và tâm lý

- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác, tác động qua lại với nhau Hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác

- Các loại giao tiếp :

+ Theo phương tiện giao tiếp có :

* Giao tiếp vật chất

Thông qua hành động vật chất cụ thể Khi giao tiếp con người có thể sự dụng những công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, những kỷ vật, tặng phẩm Trong từng vật thể có sự hội nhập văn hóa, xã hội, trí tuệ, cảm xúc…của loài người Khi giao tiếp bằng vật chất cụ thể, con người chỉ cho nhau biết những tinh túy mà lời người gởi gắm ở trong đó, trao đổi cho nhau những thông tin, rung cảm, kinh nghiệm…về vật thể đó, từ đó chủ thể và khách thể thực hiện mục đích, nội dung giao tiếp

* Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ ( thông qua cử chỉ, điệu bộ )

Trang 7

Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt…để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu, hiểu biết sâu sức hay nông cạn…Ngoài ra con người còn sử dụng những ký hiệu quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo giao thông, ký hiệu thông tin bằng tay cho những người câm điếc, những ký hiệu dành riêng cho hai người

* Giao tiếp bằng ngôn ngữ

Một trong những ưu thế của con người so với con vật là ngôn ngữ Ngôn ngữ là sản phẩm tiến hóa của xã hội loài người và trở thành công cụ giao tiếp cơ bản của con người Bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, con người có thể trao đổi với nhau tất cả những hiểu biết, tình cảm thái độ…mà mình thấy cần thiết

+ Theo khoảng cách

* Giao tiếp trực tiếp

Chủ thể và đối tượng giao tiếp mặt đối mặt với nhau, trục tiếp phát và nhận thông tin của nhau Khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng rất gần nhau

* Giao tiếp gián tiếp

Khi chủ thể và khách thể ở xa nhau, họ phải dùng những phương tiện cụ thể để giao tiếp với nhau, như qua thư từ, báo chí, qua người khác, bằng tình cảm

* Giao tiếp trung gian

Trang 8

Đây là loại giao tiếp vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, như nói chuyện, trao đổi với nhau qua điện thoại, truyền hình

+ Theo qui cách :

* Giao tiếp chính thức

Giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chính thức Sự giao tiếp này được thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, theo quy chế, quy định của luật pháp, của phong tục, của dư luận…Ví dụ như, giao tiếp trong gia đình, trong quản lý, lãnh đạo, rong hoạt động nghề nghiệp: dạy học, giáo dục, khám chữa bệnh

* Giao tiếp không chính thức

Đây là giao tiếp trong nhóm không chính thức, giữa những người thân nhau, phục nhau, cùng có những ham muốn, sở thích như nhau

- Quan hệ giao tiếp và hoạt động :

Giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu được của lối sống của hoạt động sống của con người trong thực tiễn :

+ Giao tiếp là dạng đặc biệt của hoạt động, giao tiếp diễn ra bằng hành động và thao tác

cụ thể bằng việc sử dụng các phương tiện khác nhau để đạt mục đích, thúc đẩy động cơ

Trang 9

+ Giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng có quan hệ qua lại trong cuộc sống của con người Có khi giao tiếp là điều kiện của hoạt động và cũng có khi hoạt động là điều kiện của giao tiếp

- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp :

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định : Tâm lý con người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào trong não mỗi người Trong thế giới

đó thì quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội là cái quyết định tâm lý người

Tâm lý của con người là kinh nghiệm xã hội - lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo

Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp Mối quan hệ giũa hoạt động và giao tiếp là qui luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lý người

II MỐI QUAN HỆ GIỮA THẦY THUỐC, NHÂN VIÊN Y TẾ VỚI BỆNH NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

1 Quá trình giao tiếp

1.1 Đặc điểm quá trình giao tiếp

Trang 10

Giao tiếp là quá trình và điều kiện tất yếu để hình thành và phát triển tâm lý Là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người ( bệnh nhân

và thầy thuốc), giữa con người với xã hội nhằm thực hiện tốt các mối quan hệ đó

vì mục đích phục vụ con người và sự tiến bộ của xã hội

- Đặc điểm của giao tiếp :

+ Đối tượng giao tiếp là người này với người khác

+ Những người tham gia vào quá trình giao tiếp thường tác động lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của nhau về mặt tâm lý và ý thức

1.2.Các hình thức giao tiếp

+ Căn cứ vào nội dung

* Thông báo thông tin

* Thay đổi hệ thống động cơ niềm tin

* Kích thích thay đổi hành vi

+ Căn cứ số lượng đối tượng giao tiếp :

* Giao tiếp nhân cách hai người,ba người với nhau

* Giao tiếp bằng dấu hiệu lời nói

Trang 11

2 Vai trò sự giao tiếp trong sự hình thành nhân cách

Con người giao tiếp với nhau nhằm chia sẻ niềm tin, nổi buồn, giải tỏa tâm lý và trao đổi kinh nghiệm sống Không giao tiếp con gười trở nên trống trải

Thông qua giao tiếp con người tiếp thu được kinh nghiệm sống để phát triển và hoàn thiện bản lĩnh, năng lực nhằm hoàn thiện mình

3 Khía cạnh giao tiếp trong tâm lý cộng đồng

Cuộc giao tiếp với cộng đồng thường có thể chia làm ba giai đoạn :

- Giai đoạn một hình thành bầu không khí hiểu biết cởi mở, thoải mái Yêu cầu giai đoạn này làm cho cộng đồng sẵn sàng nói và nhân viên y tế ( thầy thuốc ) sẵn sàng nghe

- Giai đoạn hai : giai đoạn thông tin nhân viên y tế giải thích những điều cần thiết

Trang 12

4 Mối quan hệ giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với bệnh nhân

4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giao tiếp

4.1.1.Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng chung của giao tiếp

- Loại hình giao tiếp chủ yếu giữa thầy thuốc và bệnh nhân và giao tiếp chính thức Về cơ bản, mục đích, chức năng, phương hướng, nhiệm vụ…của hoạt động giao tiếp được xác định trước và đáp ứng với yêu cầu của hoạt động khám, chữa bệnh Cũng thể nói đây là loại giao tiếp công việc

- Chủ thể và khách thể giao tiếp là những cá nhân hoặc nhóm xã hội nhất định Họ

có những “ vai diễn “ khác nhau trong quá trình giao tiếp, song phần lớn là quan

hệ giữa một bên là nhân viên y tế và một bên là bệnh nhân

- Các phương tiện giao tiếp được sử dụng một cách tổng hợp, song phương tiện chủ yếu vẫn là ngôn ngữ Uy tín, phong cách công tác của thầy thuốc đôi khi đóng vai trò quyết định đến kết quả giao tiếp

4.1.2 Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp

- Vốn hiểu biết chung, trình độ hoạt động chuyên môn, năng lực chung của chủ thể và đối tượng giao tiếp sẽ làm nền cho quá trình giao tiếp

Trang 13

- Sự thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ…giao tiếp của chủ thể và đối tượng nhằm đạt đến một kết quả tối ưu trong phòng và chữa bệnh thường làm cho sự giao tiếp không chệch hướng, không bị các rối nhiễu chi phối

- Nhân cách của cá nhân hoặc những đặc trưng về uy tín, về không khí tâm lý trong nhóm …sẽ là những điều kiện thiết yếu tạo nên hiệu quả của giao tiếp

- Kỷ năng, kỷ xảo, kinh nghiệm sử dụng các phương tiện, hình thức giao tiếp cũng như khả năng duy trì sự liên tục quá trình giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của giao tiếp

- Sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật giao tiếp của cả chủ thể và đối tượng sẽ làm cho quá trình giao tiếp đạt kết quả tối ưu

- Những đặc điểm, thể chất của cá nhân ( khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…), những hình thức tổ chức, quy mô, vị trí trong hệ thống của nhóm…sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân

4.1.3.Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp

- Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, trình độ phát triển y học, tâm lý học nói riêng

- Sự ảnh hưởng của đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo

Trang 14

- Chức năng, nhiệm vụ, chất lượng công việc chuyên môn của nhóm và các thành viên trong nhóm

- Địa điểm, không gian, thời gian ( như thời tiết, ánh sáng, sự trang trí, tiếng ồn, mùi vị…) khi giao tiếp

4.2 Một số quy tắc giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân

4.21 Cần xác định rõ ràng, cụ thể mục đích giao tiếp nhằm phát hiện bệnh tật một cách chính xác, chữa bệnh một cách có hiệu quả và thầy thuốc luôn chủ động tìm

cơ hội để dắt dẫn hoạt

động của bệnh nhân hướng vào thực hiện mục đích này

4.2.2 Bước đầu tiên của giao tiếp là thu thập thông tin: Muốn có nhiều thông tin, cần tiếp xúc với nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau

4.2.3 Cần chuẩn bị kỹ càng thời gian, địa điểm, không khí tâm lý , bối cảnh của cuộc giao tiếp

4.2.4 Không nên giao tiếp giống nhau giữa các bệnh nhân Phải biết đối phương

có nhân cách hướng nội hay hướng ngoại để có những phương pháp giao tiếp hợp

4.2.5 Quan sát kỹ hành động, nét mặt, dáng vẻ…người bệnh để có thể hiểu sâu thêm bản chất bệnh tật của người bệnh và thấy rõ hơn con người họ

Trang 15

4.2.5.Phong cách ăn mặc là một trong những cách thể hiện mình

4.2.6 Hãy tự giới thiệu mình

4.2.7 Cần tạo cho bện nhân những ấn tượng tốt đẹp về mình

4.2.8 Thói quen nhún nhường bệnh nhân khi giao tiếp là rất quan trọng

4.2.9 Biết duy trì trạng thái cân bằng tâm lý trong giao tiếp

4.2.10 Tự mình đạo diễn cuộc giao tiếp

4.3 Thái độ của bệnh nhân

Bệnh nhân (người bệnh) là người bị thương tổn thực thể hay cơ năng ở một bộ phận hay nhiều bộ phận ở cơ thể, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường do đau đớn, khó chịu Có những bệnh tự qua khỏi nhưng cũng có nhiều bệnh nếu không chạy chữa đúng mức sẽ dẫn đến tử vong hoạt tàn phế

Nghiên cứu thái độ bệnh nhân thầy thuốc cần chú ý quan sát :

- Bệnh nhân muốn gì:

Khi bị bệnh, bệnh nhân rất lo âu cho mình và cho gia đình mong muốn được chữa khỏi bệnh một cách nhanh chóng để trở lại cuộc sống bình thường Họ sợ nhất là phải nằm viện, sợ mắc bệnh nặng không cứu chữa được hoạt để lại di chứng, hoặc tàn phế

Ngày đăng: 27/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w