+ Quá trình đổ bê tông không đúng kỹ thuật-độ ngập ống Tremie trong vữa Bê tông không đảm bảo: Đổ Bê tông tờng Barrette theo phơng pháp “vữa dâng” . ống đẫn Bê tông từ trên mặt đất xuống mũi cọc, ống này luôn ngập trong bê tông để bê tông dâng sang hai bên từ ống. Theo các tài liệu đại học của Liên Xô cũ trớc đây thì khi đổ bê tông cọc khoan nhồi bằng phơng pháp vữa dâng thì đoạn ngập của ống Tremie trong vữa bê tông là 60cm (hiện nay Việt Nam mới chỉ có dự thảo tiêu chuẩn “thi công và nghiệm thu tờng Barrette). Nhng qua quá trình thực tế với t cách là t vấn giám sát và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả nhận thấy rằng:
Khi chiều sâu ngập của ống < 1,5m, do chiều sâu đổ bê tông lớn, áp lực thủy tĩnh của cột bê tông có thể gây ra sự đẩy trồi của bê tông lên lớp bê tông trên mặt --> tạo nên tình trạng bê tông bị rửa mất nớc xi măng.
Ví dụ: Tại công trình cầu Việt Trì, có một đoạn cọc khoan nhồi đợc đổ bê tông trong tình trạng ống ngập 60cm trong vữa Bê tông, khi thực hiện khoan lấy lõi để kiểm tra chất lợng cọc khoan nhồi thì thấy rằng đoạn cọc này chỉ có sỏi, không thấy cát và xi măng. Lý do là bê tông đùn xuống với áp lực lớn đã xuyên qua lớp 60cm để vợt lên mặt tiếp xúc với dung dịch Bentonite --> bị rửa.
⇒ Chiều sâu ngập của ống Tremie trong vữa Bê tông: Hngập≥1,5m
Khi chiều sâu ngập của ống Tremie trong vữa bê tông: Hngập > 3m --> áp lực bê tông đẩy từ ống ra khó có thể thắng nổi lực giữ của bê tông ngoài ống (Tính sơ bộ P = 3*2,5 +1,1*h = (7,5+1,1h) atm – h: chiều sâu điểm đổ bê tông so với mặt trên của mức nớc Bentonite). Trong thực tế đã từng xảy ra tai nạn chết ngời do để đoạn ngập: Hngập quá lớn, trong ống tạo áp lực đè xuống, ngoài ống giữ cản lại ---> tắc ống --> phải rút ống lên và lắc nhằm thông ống --> dẫn đến đứt ren nối giữa phễu và ống Tremie --> Đổ cả cột ống dài theo chiều thẳng đứng --> gây chết ngời.
⇒ Chiều sâu ngập của ống Tremie trong vữa Bê tông: Hngập< 3m
+ Quá trình đổ bê tông không đúng kỹ thuật-bê tông bị lẫn dung dịch bentonite (bê tông bị xốp), khi đào đất thi công tầng hầm bê tông bị rời ra, gây thấm nớc, trờng hợp khuyết tật lớn, nớc thấm nhiều sẽ ảnh hởng rất lớn tới công trình lân cận.
Hình 2.12: Nứt trên tờng vây do thi công không tốt- Khu VP2-Linh Đàm (Nguồn: tác giả)
Hình 2.13: Nớc chảy qua vị trí tờng vây thi công không tốt (Nguồn: tài liệu tham khảo [11])
Điển hình cho sự cố loại này là công trình cao ốc Pacific tại Thành phố Hồ Chí Minh, trên thân tờng xuất hiện khuyết tật 20x80cm, nớc và đất tràn vào hố móng gây sự cố nghiêm trọng.
Nguyên nhân có thể là do đổ bê tông không đúng qui trình và dùng dung dịch Bentonite không đúng yêu cầu gây sạt lở đất ở hố đào. Đất cát sạt lở lẫn với bentonite làm cho bê tông bị rời xốp tạo nên lỗ thủng. Đất bên ngoài tầng hầm là cát pha bão hòa nớc, là loại cát chảy nên phải dùng loại bentonite đặc biệt có dung trọng δ = 1,15g/cm3 chứ không dùng loại thông thờng cho đất loại sét có δ = 1,04g/cm3. Bên cạnh đó mực nớc bên ngoài tầng hầm là -1,5m, vị trí lỗ thủng là 21m, với một cột nớc áp gần 20m nh vậy, chỉ cần xuất hiện lỗ thủng cho nớc chảy qua là cát, đất, nớc chảy theo vào hố móng làm rỗng, xốp, xói lở nền đất xung quanh công trình gây h hỏng các nhà liền kề thậm chí là phá hoại (công trình trụ sở viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ).
+ Khi thi công đào đất do bị sạt thành hố đào, hoặc thi công trong nền đất yếu khi đổ bê tông tờng baret sẽ làm tờng bê tông bị phình ra (bê tông bị chửa), nếu chỗ phình quá lớn sẽ ảnh hởng tới các kết cấu khác trong tầng hầm.
Ví dụ: Công trình Tòa nhà tổng công ty cổ phần Vinaconex tại 34 Láng Hạ, trong quá trình thi công do chất lợng thi công kém nên tờng vây bị phình vào trong tới 56cm chạm tới cả phần xây tờng tầng hầm, nhà thầu đã phải đục tẩy và thi công lại bề mặt tờng vây.