1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền bắc

68 672 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI @ BÁO CÁO NHIỆM VỤ BVMT XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI TRONG RAU VÀ THỦY SẢN ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN MIỀN BẮC Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 1/2008 đến tháng 12/ 2009 Chủ trì nhiệm vụ: PGS.TS. Nguyễn Văn Đề Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y Hà Nội Cơ quan quản lý: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Hà Nội 4/2010 1 BỘ Y TẾ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ Tên đề tài: XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI TRONG RAU VÀ THỦY SẢN ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN MIỀN BẮC HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CẤP BỘ Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Phan Thị Kim Uỷ viên nhận xét 1: Uỷ viên nhận xét 2: TS. Trần Như Dương TS. Nguyễn Mạnh Hùng Hà Nội – 4/2010 2 BỘ Y TẾ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ Tên đề tài: XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI TRONG RAU VÀ THỦY SẢN ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN MIỀN BẮC Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Văn Đề Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội Cấp quản lý: Bộ Y tế Mã số đề tài (nếu có): Thời gian thực hiện: từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 Tổng kinh phí thực hiện đề tài 1.400 triệu đồng Trong đó: kinh phí SNKH 1.400 triệu đồng Nguồn khác (nếu có) ………. triệu đồng Hà Nội 4/2010 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI/NHIỆM VỤ CẤP BỘ Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Đề Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội Cấp quản lý: Bộ Y tế Mã số đề tài (nếu có): 1. Tên đề tài: Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc 2. Chủ nhi ệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Văn Đề 3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội 4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế 5. Thư ký đề tài: ThS. Phan Thị Hương Liên 6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có): 7. Danh sách những người thực hiện chính: - Nguyễn Văn Đề Trường Đại học Y Hà Nội - Phan Thị H ương Liên Trường Đại học Y Hà Nội - Lê Thanh Hòa Viện Công nghệ sinh học - Phùng Đắc Cam Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Trương Thị Kim Phượng Trường Đại học Y Hà Nội - Tập thể Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội 8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có) (a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1) - Tên đề tài nhánh: - Chủ nhiệm đề tài nhánh: (b) Đề tài nhánh 2 - Tên đề tài nhánh - Chủ nhi ệm đề tài nhánh 9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 4 Những chữ viết tắt ADN Acide Deoxyribonucleic ATSLa Ấu trùng sán lá BM Bộ môn cs Cộng sự (cộng tác viên) C. sinensis Clonorchis sinensis Đ Trứng giun đũa KST Ký sinh trùng Hp Haplorchis pumilio Ht Haplorchis taichui M Trứng/ấu trùng giun móc NCKH Nghiên cứu khoa học L Ấu trùng giun lươn Angiostrongylus PCR Polymerase Chain Reaction S. erinacei Spirometra erinacei SLRN Sán lá ruột nhỏ SLGN Sán lá gan nhỏ TP Thành phố T Trứng giun tóc WHO World Health Organization 5 Mục lục Nội dung Trang Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ 3 Những chữ viết tắt 4 Các sản phẩm đạt được của đề tài/dự án 6 Bản tự đánh giá 7 Chương 1: Đặt vấn đề 10 Mục tiêu 13 Chương 2: Tổng quan tài liệu 14 Chương 3: Đối tượng và phương pháp 22 Chương 4: Kết quả nghiên cứu 28 Tại thành phố 28 Tại nông thôn 31 Chương 5: Bàn luận 37 Ch ương 6: Kết luận 43 Khuyến nghị 46 Tài liệu tham khảo 47 Phụ lục: Một số hình ảnh sinh địa cảnh và Ký sinh trùng trong nghiên cứu 49 6 CÁC SẢN PHẨM ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI/NHIỆM VỤ 1. Bảng kết quả số liệu nghiên cứu (xem kết quả báo cáo kèm theo) 2. Báo cáo kết quả xác định loài của mầm bệnh ký sinh trùng trong thủy sản và rau tươi sống sử dụng nước thải (xem kết quả báo cáo kèm theo) 3. Các báo cáo khoa học được đăng tải: Có 3 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí như sau: - Nguyễn Văn Đề, Phan Thị Hương liên, Trương Thị Kim Phượng, Phạm Ngọc Minh và cs. Ô nhiễm mầm b ệnh trên cá nuôi bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định. Tạp chí Thông tin Y Dược. Số 8/ 2009. Tr.19-21 - Nguyễn Văn Đề, Phan Thị Hương liên, Trương Thị Kim Phượng, Phạm Ngọc Minh, Lê Thanh Phương, Phạm Văn Khiêm, Nguyễn Thị Hậu. Đánh giá ô nhiễm mầm bệnh giun sán của một số loại thủy sản được nuôi trong ao bằng nước thải sinh hoạt. Tạp chí Y Dược học Quân sự. Số 9/ 2009. Tr.29-32 - Lê Thanh Phương, Nguyễn Văn Đề, Phạm Ngọc Minh, Phan Thị Hương liên, Trương Thị Kim Phượng và cs. Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định. Tạp chí Y Dược học Quân sự. Số 9/ 2009. Tr.29-32 4. Các khóa luận tốt nghiệp Y khoa về vấn đề liên quan đến nhiệm vụ. Hai khoá luận tốt nghiệp Cử nhân Y học (Lê Thị Thanh Loan và Đinh Công Trứ) bảo v ệ năm 2009 (có bản phô tô bìa kèm theo) và sẽ có 2 khóa luận tốt nghiệp bảo vệ năm 2010. 5. Đề xuất các giải pháp phù hợp. - Giải pháp cho người sản xuất: Để sản xuất thủy sản và rau đảm bảo an toàn thực phẩm là không sử dụng nước thải chưa được xử lý đúng quy trình ở cả nông thôn và thành phố. - Giải pháp cho người tiêu dùng: Hiện nay, việc sử dụng nước th ải để nuôi trồng thủy sản và tưới rau còn phổ biến nên người tiêu dùng không nên ăn thuỷ sản sống và rau sống (chưa được nấu chín). 7 BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ Về tình hình thực hiện và những đóng góp mới của đề tài KH&CN cấp bộ 1. Tên đề tài: Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc • Mã số: 2. Thuộc Chương trình (nếu có): 3. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Đề 4. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y hà Nội 5. Thời gian thực hiện (BĐ-KT): từ tháng 01/2008 đến 12/2009 6. Tổng kinh phí thực hiện Đề tài: 1.400.000.000đồng Trong đó, kinh phí từ NSNN: 1.400.000.000đồng 7. Tình hình thực hiện đề tài so với đề cương: Theo đúng nội dung đề cương 7.1/ Về mức độ hoàn thành khối lượng công việc: 100% Mục tiêu đề ra là: - Xác định các mầm bệnh ký sinh trùng (giun, sán và đơn bào) trong sản phẩm phục vụ con ng ười (rau, thuỷ sản) được nuôi trồng bằng nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc. - Định loại các mầm bệnh ký sinh trùng này bằng hình thái học và sinh học phân tử. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ người sử dụng một số thực phẩm có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Kết quả thực hiện là: a) Xét nghiệm cho 2.700 cá thể cá, lươn, tôm, cua, ếch và 1.800 ốc tại 6 điểm nuôi thủy sản sử dụng nước thải ở thành phố và nông thôn kết quả cho thấy: Thủy sản được nuôi bằng nước thải cả ở nông thôn và thành phố đều bị ô nhiễm bởi 8 mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho người. Thành phần loài mầm bệnh ký sinh trùng trong thủy sản được xác định là ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae, giun đầu gai Gnathostoma spinigerum, ấu trùng sán nhái Spirometra erinacei; ốc nhiễm ấu trùng sán lá thuộc nhóm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ (Parapleurolophocercous cercaria). Riêng tại Hòa Bình tìm thấy ấu trùng sán lá phổi Paragonimus trên cua và ốc. b) Xét nghiệm cho 1.980 mẫu rau tươi sống tại 6 điểm sử dụng nước thả i ở thành phố và nông thôn kết quả cho thấy: Rau tươi sống được tưới bằng nước thải cả ở nông thôn và thành phố đều bị ô nhiễm bới mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho người. Thành phần loài mầm bệnh ký sinh trùng trong rau và nước được xác định là trứng giun đũa Ascaris lumbricoides, giun tóc Trichuris trichiura, sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae, ấu trùng giun móc họ Ancylostomatidae, ấu trùng giun lươn Angiostrongylus; đơn bào gây b ệnh cho người bao gồm amíp Entamoeba histolytica, trùng roi Giardia lamblia và bào tử trùng Cryptosporidium, Cyclospora và một số đơn bào khác. c) Xét nghiệm cho 900 mẫu nước thải sử dụng để nuôi thủy sản và tưới rau (tại 3 vị trí: nước bề mặt, nước ở đáy và bùn) tại 6 điểm ở thành phố và nông thôn kết quả cho thấy: Trong nước thải cả ở nông thôn và thành phố cũng đều bị ô nhiễm bới mầm bệ nh ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho người. Thành phần loài mầm bệnh ký sinh trùng trong nước được xác định là trứng giun đũa Ascaris lumbricoides, giun tóc Trichuris trichiura, sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae, ấu trùng giun móc họ Ancylostomatidae, ấu trùng giun lươn Angiostrongylus; đơn bào gây bệnh cho người bao gồm amíp Entamoeba histolytica, E.coli , trùng roi Giardia lamblia và bào tử trùng Cryptosporidium, Cyclospora và một số đơn bào khác. d) Giải pháp cho người sản xuất là không sử dụng nước thải cả ở nông thôn và thành phố để nuôi trồng thủy sản và tưới rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Cần có quy trình xử lý nước thải đảm bảo chất lượng chuyên môn về y tế. Giải pháp cho người tiêu dùng là vì hiện nay việc sử dụng nước thải chưa qua xử lý 9 còn phổ biến nên người tiêu dùng không nên ăn thủy sản sống hay ăn rau sống (chưa nấu chín). 7.2/ Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN: Sản phẩm của đề tài/nhiệm vụ đảm bảo khối lượng công việc và chất lượng chuyên môn. 7.3/ Về tiến độ thực hiện: Nửa năm đầu thực hiện chậm do chưa có kinh phí, nhưng sau đó theo k ịp tiến độ. 8. Về những đóng góp mới của đề tài: Trên cơ sở so sánh với những thông tin đã được công bố trên các ấn phẩm trong và ngoài nước đến thời điểm kết thúc đề tài, đề tài có những điểm mới sau đây: Có được những thông tin mới và xác thực về mầm bệnh ký sinh trùng trên thủy sản và rau tươi sống mà trước đây chủ yếu các thông tin về hóa chất và vi khuẩn. Đặc biệt có cơ sở khoa học cho ngành thủy sản và nông nghiệp khắc phục trong nuôi trồng thủy sản sạch và trồng rau sạch phục vụ đời sống dân sinh. 8.1/ Về giải pháp khoa học - công nghệ: Đưa ra được giải pháp cụ thể và có tính khả thi cho các ngành chuyên môn, các nhà quản lý cùng với cộng đồng cần phải thực hiện quản lý và xử lý nguồn nước thải. 8.2/ Về phương pháp nghiên cứu: Phươ ng pháp chuẩn quốc gia và quốc tế đảm bảo độ chính xác cao. 8.3/ Những đóng góp mới khác: - Một số loài ký sinh trùng đã được xác định bằng sinh học phân tử so sánh với chủng chuẩn quốc tế với độ chính xác cao. - Đóng góp cho khoa học và cho đào tạo, trong đó có 4 khóa luân tốt nghiệp cử nhân (2 đã bảo vệ và 2 chuẩn bị bảo vệ năm 2010) và 3 bài báo khoa học đã đăng trên tạp chí quốc gia có uy tín. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2009 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Họ, tên và chữ ký) PGS.TS Nguyễn Văn Đề [...]... nhân gây bệnh cho người Nhiệm vụ này đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau, thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải một số thành phố và nông thôn miền Bắc sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: i )trong nước thải thành phố và nông thôn chứa mầm bệnh ký sinh trùng nào truyền cho người; ii) trong mỗi loại thực phẩm liên quan đến nước thải (rau, cá, tôm, cua, ốc…) chứa mầm bệnh gì gây nhiễm cho người; ... thải để tưới rau và nuôi cá là phổ biến ở Việt Nam, cả ở thành phố và nông thôn Vì vậy, cần tiến hành đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau và thuỷ sản nuôi trồng bằng nước thải ở thành phố và nông thôn miền Bắc và đề xuất giải pháp nuôi trồng rau và thuỷ sản sạch phục vụ người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe MỤC TIÊU - Xác định các mầm bệnh ký sinh trùng (giun, sán và đơn bào) trong sản phẩm phục...XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI TRONG RAU VÀ THỦY SẢN ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN MIỀN BẮC Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường sống luôn luôn tác động đến cuộc sống con người ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau Môi trường tồn tại vô số những tác nhân gây bệnh tác động lên con người, làm con người nhiễm bệnh và gây ảnh hưởng lớn... con người (rau, thuỷ sản) được nuôi trồng bằng nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc - Định loại các mầm bệnh ký sinh trùng này bằng hình thái học và sinh học phân tử - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ người sử dụng một số thực phẩm có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng 13 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Môi trường sống xung quanh con người luôn chứa đựng vô số những mầm bệnh đối với con người. .. Chọn điểm điều tra và cỡ mẫu: + Chọn điểm có chủ đích: tại thành phố chọn các hồ/ao sử dụng nước thải thành phố để nuôi thuỷ sản và các ruộng rau tưới bằng nước thải thành phố; tại nông thôn chọn các ao sử dụng nước thải sinh hoạt để nuôi thuỷ sản và các ruộng rau tưới bằng nước thải + Các thuỷ sản được nuôi chủ yếu gồm nhóm 1: cá chép, cá trắm, cá mè, cá rô phi và cá trôi (5 loài) và nhóm 2: lươn, tôm,... phố; tại thành phố Nam Định chọn hồ Lộc Vượng, sử dụng nước thải thành phố; tại thành phố Hoà Bình chọn hồ Trung Tâm, sử dụng nước thải thành phố Nước thải thành phố được đổ xuống hồ bao gồm nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy, bệnh viện và nước mưa tự nhiên Tại nông thôn chọn 3 ao ở Đông Anh -Hà Nội (đồng bằng); Hải Hậu -Nam Định (ven biển) và Kỳ Sơn -Hoà Bình (miền núi) là những ao sử dụng nước. .. callipaeda ký sinh ở mắt người (Nguyễn Văn Đề và cs, 2007, 2008) 3 Nguyên tắc phòng chống bệnh ký sinh trùng truyền lây từ môi trường vào con người Muốn phòng chống bệnh ký sinh trùng truyền lây từ môi trường vào con người có hiệu quả, cần dựa vào đặc tính sinh lý, sinh thái của ký sinh trùng, tình trạng ô nhiễm mầm bệnh ở môi trường và điều kiện sống của vật chủ 3.1 Đánh giá được tình hình từng bệnh ký sinh. .. nhiễm bệnh ký sinh trùng thải mầm bệnh ra môi trường, mầm bệnh nhiễm vào vật chủ trung gian rồi giải phóng vào môi trường và ấu trùng xâm nhập vào người (động vật) Ví dụ: sán máng Người Môi trường Động vật Vật chủ trung gian Môi trường e) Người và động vật bị nhiễm bệnh ký sinh trùng, mầm bệnh trực tiếp vào trung gian truyền bệnh và từ vật chủ trung gian, ký sinh trùng trực tiếp xâm nhập vào người (động... giữa người và động vật được sơ đồ hoá như sau: a) Người và động vật đều bị lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường Ví dụ giun truyền qua đất của người và động vật Người Động vật Môi trường b) Người bị nhiễm bệnh thải mầm bệnh ký sinh trùng ra môi trường, mầm bệnh nhiễm vào động vật và người ăn thịt động vật sẽ bị nhiễm bệnh Ví dụ: sán dây Người Động vật Môi trường c) Người và động vật bị nhiễm bệnh ký sinh trùng. .. ký sinh trùng sốt rét Người Động vật Vật chủ trung gian 17 f) Người và động vật bị nhiễm bệnh ký sinh trùng, mầm bệnh qua nhiều vật chủ trung gian và người (động vật) ăn phải một trong các vật chủ trung gian này sẽ bị nhiễm bệnh Ví dụ bệnh giun Gnathostoma Người Động vật Vật chủ trung gian Vật chủ trung gian Vật chủ trung gian g) Một số ký sinh trùng lây truyền trực tiếp giữa người và người Ví dụ bệnh . Mã số đề tài (nếu có): 1. Tên đề tài: Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc. 1. Tên đề tài: Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc • Mã số: 2. Thuộc Chương. nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau, thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải một số thành phố và nông thôn miền Bắc sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: i )trong nước thải thành phố và nông thôn

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w