nguồn nước thải tại nông thôn
2.1. Mầm bệnh ký sinh trùng trên thủy sản
Tại nông thôn, những vùng có bệnh lưu hành ở người thì thủy sản cũng bị ô nhiễm cao. Tại thành phố hay nông thôn chưa xác định được bệnh lưu hành trên người nhưng trên thủy sản cũng bị ô nhiễm. Như vậy, nguy cơ người bị nhiễm bệnh là khó tránh khỏi. Cụ thể, tại Hải Bối (Hà Nội) có 8/250 (3,2%) cá nhiễm ấu trùng sán lá gây bệnh cho người, lươn nhiễm ấu trùng giun đầu gai 2%, ếch nhiễm ấu trùng sán nhái 32% và ốc nhiễm ấu trùng sán lá 1,3%. Tại xã Hải Hoà (Nam Định) có 82/250 (32,8%) cá nhiễm ấu trùng sán lá gây bệnh cho người, lươn nhiễm ấu trùng giun đầu gai 6%, ếch nhiễm ấu trùng sán nhái 20% và ốc nhiễm ấu trùng sán lá 3,7%. Tại xã Hợp Thịnh (Hòa Bình) có 40/250 (16,0%) cá nhiễm ấu trùng sán lá gây bệnh cho người, lươn nhiễm ấu trùng giun đầu gai 2%, ếch nhiễm ấu trùng sán nhái 4% và ốc nhiễm ấu trùng sán lá 3%.
So sánh với nghiên cứu khác, cũng tại ao nuôi cá sử dụng nước thải sinh hoạt nông thôn trong vùng lưu hành bệnh sán lá gan nhỏ tại Nam Định có tỷ lệ nhiễm cao hơn rất nhiều (tỷ lệ nhiễm ở cá mè 44,5%; cá chép 25%; cá diếc 15,6%; cá trôi 13,9%; cá trắm 13,3%; cá rô 32%) và đã thu thập được 7 loài sán gồm có sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) và 5 loài sán lá ruột nhỏ thuộc họ Heterophyidae (Nguyễn Văn Đề và cs, 1998, 2006). Một nghiên cứu
khác năm 2009 tại Nam Định, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá 14,4% (10-20%) trên 250 cá được xét nghiệm (Nguyễn Văn Đề và cs, 2009).
Cũng tại vùng dịch tễ sán lá gan nhỏở Nam Định, Phan Thị Vân và cs, 2009 đã công bố cá giống sau 1 tuần đã bị nhiễm sán lá 14,1% và sau 4 tuần nhiễm 48,6%. Tại Campuchia, Sarun Touch và cs, 2009 thông báo tại tỉnh Kandal, cá nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini 34,3% (642/1874). Tại Thái Lan, Supaporn Nuamtanong và cs, 2009 thông báo tại 12 tỉnh phía Bắc Thai Lan, cá nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏOpisthorchis viverrini 0,6% -37,5%.
2.2. Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau tươi sống
2.2.1. Mầm bệnh giun sán
Trên tất cả các loại rau tại các điểm nông thôn sử dụng nước thải như Hải Hòa, Nam Định và Hải Bối, Hà Nội đều có mầm bệnh giun sán, riêng Hợp Thịnh, Hòa Bình chỉ có 4 loại rau có mầm bệnh giun sán. Đặc biệt tại điểm nông thôn Nam Định đã tìm thấy trứng sán lá gan nhỏ và ấu trùng giun lươn não trong rau.
Tại Hải Hoà (Nam Định) có 33/330 (10%) mẫu rau nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc, ấu trùng giun lươn.
Tại Hải Bối (Hà Nội) có 25/330 (7,6%) mẫu rau nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc, ấu trùng giun lươn.
Tại xã Hợp Thịnh (Hòa Bình) có 20/330(6,1%) mẫu rau nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa và giun tóc.
2.2.2. Mầm bệnh đơn bào
Tất cả các loại rau tại 3 điểm nghiên cứu đều bị nhiễm các loại đơn bào gây bệnh cho người.
Tại Hải Hoà (Nam Định) có 240/330 (72,7%) mẫu rau nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng.
Tại Hải Bối (Hà Nội) có 161/330 (48,8%) mẫu rau nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng.
trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng.
2.3. Mầm bệnh giun sán trong nước thải sử dụng nuôi thủy sản và tưới rau
2.3.1. Mầm bệnh giun sán
Tại 3 điểm nghiên cứu, nước bề mặt chỉ có điểm Hải Bối, Hà Nội là không thấy mầm bệnh giun sán, nước ởđáy và bùn đều thấy mầm bệnh giun sán, đặc biệt đã tìm thấy trứng sán lá gan nhỏ tại Hải Hòa, Nam Định và sán lá ruột nhỏ tại Hải Hòa và Hợp Thịnh.
Tại Hải Hoà (Nam Định) có 53/150 (35,3%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc.
Tại Hải Bối (Hà Nội) có 38/150 (25,3%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc.
Tại xã Hợp Thịnh (Hòa Bình) có 25/150 (16,7%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa và giun tóc.
2.3.2. Mầm bệnh đơn bào
Trong nước thải sử dụng nuôi thủy sán và tưới rau, cả 3 vị trí đều phát hiện đơn bào gây bệnh, trong đó nước bề mặt nhiễm ít hơn, riêng điểm Hải Hòa Nam Định, cả 3 vị trí đều tìm thấy các loại đơn bào.
Tại Hải Hoà (Nam Định) có 81/150 (54,0%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng.
Tại Hải Bối (Hà Nội) có 39/150 (26%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng.
Tại xã Hợp Thịnh (Hòa Bình) có 55/150 (36,7%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng.
Thành phần loài mầm bệnh ký sinh trùng trong nước được xác định là trứng giun đũa Ascaris, giun tóc Trichuris, sán lá gan nhỏ Clonorchis, sán lá ruột nhỏ Heterophyidae, ấu trùng giun móc Ancylostomatidae, ấu trùng giun lươn
Angiostrongylus; đơn bào gây bệnh cho người bao gồm amíp Entamoeba histolytica, trùng roi Giardia lamblia và bào tử trùng Cryptosporidium và
Cyclospora .
Như vậy, nói chung, tại điểm nông thôn có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng cao hơn điểm thành phố, trong đó vùng dịch tễ có tỷ lệ bệnh cao trên người thì ô nhiễm thủy sản và rau cũng cao hơn, đặc biệt thành phần loài tại nông thôn trong vùng lưu hành bệnh sán lá gan nhỏ còn phát hiện trứng sán lá gan nhỏ và trứng sán lá ruột nhỏ trong rau. Nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng khi sử dụng cá và rau sống là rất cao. Vi dụ có nhiều vùng ở nước ta, dân địa phương có tập quán ăn gỏi cá tới 70-80%, nhưng trong gỏi cá đã qua chế biến đưa vào sử dụng ấu trùng sán còn sống tới 93-95% và trong cua nướng ấu trùng sán còn sống 23-60% (Nguyễn Văn Đề và cs, 2004).
Chương 6 KẾT LUẬN 1. Ô nhiễm thuỷ sản bởi mầm bệnh ký sinh trùng
Thủy sản được nuôi bằng nước thải cảở nông thôn và thành phốđều bị ô nhiễm bới mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho người.
- Tại thành phố:
Thành phần loài mầm bệnh ký sinh trùng trong thủy sản được xác định là: cá nhiễm ấu trùng sán lá (TP Nam Định 10%; TP Hoà Bình 3,2%; TP Hà Nội 2%) trong đó có gan nhỏ Clonorchis sinensis, sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae; lươn nhiễm ấu trùng giun đầu gai Gnathostoma spinigerum (TP Nam Định 2%; TP Hà Nội 2%), ếch nhiễm ấu trùng sán nhái Spirometra erinacei (TP Nam Định 8%; TP Hoà Bình 4%; TP Hà Nội 10%) ; ốc nhiễm ấu trùng sán lá thuộc nhóm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ Parapleurolophocercous cercaria (TP Nam Định 1,7%; TP Hà Nội 0,7%). Riêng tại TP Hòa Bình tìm thấy ấu trùng sán lá phổi Paragonimus trên cua đá Potamiscus là 4% và trên ốc là 2,5%.
- Tại nông thôn:
Thành phần loài mầm bệnh ký sinh trùng trong thủy sản được xác định là; cá nhiễm ấu trùng sán lá (Nam Định 32,8%; Hoà Bình 16,0%; Hà Nội 3,2%) trong đó có gan nhỏ Clonorchis sinensis, sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae; lươn nhiễm ấu trùng giun đầu gai Gnathostoma spinigerum (Nam Định 6%; Hoà Bình 2%; Hà Nội 2%) , ếch nhiễm ấu trùng sán nhái Spirometra erinacei (Nam Định 20%; Hoà Bình 4%; Hà Nội 32%) ; ốc nhiễm ấu trùng sán lá thuộc nhóm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ Parapleurolophocercous cercaria (Nam Định 3,7%; Hoà Bình 3%; Hà Nội 1,3%).