Nhiễm nước thải bởi mầm bệnh ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền bắc (Trang 49 - 50)

- Tại thành phố

Tại 3 điểm thành phố, mẫu nước thải và bùn tại hồ nuôi thủy sản và tưới rau đều có mầm bệnh giun sán (tại TP. Nam Định 35,3% nhiễm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc; tại TP. Hòa Bình 4,7% nhiễm trứng giun đũa; tại TP. Hà Nội có 14,7 % nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa và giun tóc. Các mẫu nước và bùn tại 3 điểm thành phốđều có mầm bệnh

đơn bào gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng (số mẫu nhiễm tại TP. Nam Định 40,7% ; tại TP. Hòa Bình 21,3% và tại TP. Hà Nội 16%).

- Tại nông thôn

Tại 3 điểm nông thôn, nước bề mặt chỉ có điểm Hải Bối, Hà Nội là không thấy mầm bệnh giun sán, nước ởđáy và bùn đều thấy mầm bệnh giun sán gây bệnh cho người, đặc biệt đã tìm thấy trứng sán lá gan nhỏ tại Hải Hòa, Nam Định và sán lá ruột nhỏ tại Hải Hòa và Hợp Thịnh.

Tại Hải Hoà (Nam Định) có 35,3% mẫu nhiễm bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc; tại Hải Bối (Hà Nội) có 25,3% mẫu nhiễm gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc; tại Hợp Thịnh (Hòa Bình) có 16,7% mẫu nhiễm bao gồm trứng giun đũa và giun tóc. Trong nước thải sử dụng nuôi thủy sán và tưới rau, cả 3 vị trí đều phát hiện đơn bào gây bệnh như amíp, trùng roi, bào tử trùng, trong đó tại Hải Hoà (Nam Định) có 54,0% mẫu nhiễm; tại Hải Bối (Hà Nội) có 26% mẫu nhiễm; tại xã Hợp Thịnh (Hòa Bình) có 36,7% mẫu nhiễm.

Một phần của tài liệu Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thuỷ sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền bắc (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)