sản an toàn, rau an toàn
Thủy sản, trong đó chủ yếu là cá nước ngọt trong nghiên cứu bị ô nhiễm bởi mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người, kể cả vùng dịch tễ có bệnh lưu hành và cả những vùng chưa được xác định có bệnh lưu hành. Những mầm bệnh này theo nguồn nước thải rồi vào thủy sản gây ô nhiễm cho thủy sản là thức ăn của con người. Như vậy giải pháp nuôi thủy sản sạch là cần lưu ý nguồn nước sử dụng nuôi thủy sản bao gồm cả thủy sản làm giống và thủy sản làm thịt.
Rau tại cả nông thôn và thành phố đều bị ô nhiễm bởi mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người. Những mầm bệnh này cũng lây truyền theo đường nước thải. Do vậy, muốn có được rau sạch không những không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý mà còn không được sử dụng nguồn nước thải để tưới rau.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra giải pháp cho người sản xuất, người tiêu dùng và các nhà quản lý như sau:
4.1. Giải pháp đối với người sản xuất
4.1.1. Nuôi trồng thuỷ sản sạch
- Chọn giống thuỷ sản sạch, nghĩa là không bị nhiễm ký sinh trùng lúc làm giống. - Xử lý ao sạch trước khi cho nước vào nuôi trồng thuỷ sản.
- Chỉ dùng nước sạch hay nước đã qua xử lý đúng kỹ thuật để nuôi trồng thuỷ sản, tuyệt đối không sử dụng nước thải.
- Không cho thuỷ sản ăn phân người hay phân chuồng.
- Không để nước sinh hoạt hay nước khu phụđổ xuống ao/hồ nuôi.
- Quản lý phân người và phân súc vật không cho phát tán mầm bệnh ra môi trường.
4.1.2. Trồng rau sạch
- Chỉ dùng nước sạch hay nước đã qua xử lý đúng kỹ thuật để tưới rau, tuyệt đối không sử dụng nước thải tưới rau.
- Không sử dụng phân người hay phân chuồng để bón rau khi chưa ủ kỹđúng kỹ thuật và đủ thời gian.
- Không trồng rau những nơi có nước sinh hoạt hay nước khu phụđổ vào.
trồng rau.
4.2. Giải pháp đối với người tiêu dùng
4.2.1. Đối với sản phẩm thuỷ sản
- Không ăn sống thuỷ sản dưới mọi hình thức nhưgỏi cá, cá nấu chưa chín như lẩu cá, cá om, cá nướng, cá rán chưa kỹđều có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
- Cần lưu ý các gia vị chế biến gỏi, muối đều không có khả năng diệt giun sán. - Cần tìm hiểu nguồn gốc thuỷ sản vì thuỷ sản biển ít nhiễm ký sinh trùng hơn, ngược lại hải sản nước ngọt ở vùng có bệnh lưu hành sẽ có tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn vùng khác.
4.2.2. Đối với sản phẩm rau
- Không ăn sau sống dưới mọi hình thức.
- Cần lưu ý các hoá chất như nước muối, thuốc tím không diệt được mầm bệnh giun sán khi rửa.
- Hãy sử dụng rau sạch đúng nghĩa cả về chỉ số ký sinh trùng và biết rõ nguồn gốc rau sạch.
4.3. Giải pháp đối với các nhà quản lý
4.3.1. Đối với nhà quản lý về y tế
- Cần đưa nhấn mạnh vai trò gây bệnh cho người của ký sinh trùng vào lĩnh vực điều trị và dự phòng.
- Cần lưu ý mầm bệnh ký sinh trùng trong an toàn thực phẩm. - Bổ sung tiêu chuẩn nước sạch cần có chỉ số ký sinh trùng.
4.3.2. Đối với nhà quản lý về môi trường
- Cần hoạch định chiến lược tổng thể và ô nhiễm môi trường, trong đó có mầm bệnh ký sinh trùng.
- Môi trường sinh thái cần bao gồm các sinh vật là ký sinh trùng hay vectơ truyền bệnh ký sinh trùng.
- Đưa chỉ số ký sinh trùng vào tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm nước thải.
4.3.3. Đối với các ngành liên quan
Để sản xuất thuỷ sản và rau sạch, ngành y tế cần phối hợp với các ngành liên quan như thuỷ sản, nông nghiệp, thú y để thực hiên.
Chương 5 BÀN LUẬN