nguồn nước thải tại thành phố
1.1. Mầm bệnh ký sinh trùng trên thủy sản
Thủy sản tại 3 thành phố nghiên cứu đều bị ô nhiễm bởi mầm bệnh ký sinh trùng, tuy mức độ ô nhiễm có khác nhau. Tại TP. Nam Định cách xa vùng lưu hành bệnh sán lá truyền qua cá khoảng 50 km, nhưng cũng có tỷ lệ cá nhiễm ấu trùng sán cao. Tại đây có 25/250 (10,0%) cá nhiễm ấu trùng sán lá gây bệnh cho người, lươn nhiễm ấu trùng giun đầu gai 2%, ếch nhiễm ấu trùng sán nhái 8% và ốc nhiễm ấu trùng sán lá 1,7%. Một nghiên cứu khác của cùng tác giả tại hồ Vị Xuyên TP.Nam Định (cá nhiễm 4,6%). Metacercaria thu thập từ cá được xác định loài là
Clonorchis sinensis,Haplorchis taichui và Haplorchis pumilio (Nguyễn Văn Đề và cs, 2006). Tại TP. Hòa Bình tuy cũng có bệnh sán lá truyền qua cá lưu hành (5% năm 1999) nhưng trong nghiên cứu này thủy sản nhiễm thấp hơn tại TP Nam Định. Đặc biệt tại cả 3 thành phốđều chưa thấy ấu trùng sán lá gan nhỏ. Tại đây có 8/250 (3,2%) cá nhiễm ấu trùng sán lá gây bệnh cho người, ếch nhiễm ấu trùng sán nhái 4%, cua nhiễm ấu trùng sán lá phổi 4% và ốc nhiễm ấu trùng sán lá phổi 2,5%. Tại Hồ Tây, TP. Hà Nội có 5/250 (2%) cá nhiễm ấu trùng sán lá gây bệnh cho người, lươn nhiễm ấu trùng giun đầu gai 2%, ếch nhiễm ấu trùng sán nhái 10% và ốc nhiễm ấu trùng sán lá 0,7%.
Như vậy, tại 3 thành phố đều phát hiện ấu trùng sán nhái trên ếch, tại TP Nam Định và Hà Nội đã phát hiện giun đầu gai trên lươn. Trên ốc tai cả 3 thành phố đã tìm thấy ấu trùng nhóm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ (Parapleurolophocercous cercaria) và ở TP. Hòa Bình còn tìm thấy ấu trùng sán lá phổi trên cua đá và trên ốc mút.
So sánh với nghiên cứu khác, tại chợ Hà Nội, 7/10 loài cá nước ngọt nhiễm ấu trùng sán lá với tỷ lệ 1,7-21,7%; cá quả và lươn nhiễm ấu trùng Gnathostoma
4,8-11,4% (Nguyễn Văn Đề và cs, 2005). Tỷ lệ cá nhiễm ấu trùng sán lá trong nghiên cứu này cũng tương tự nghiên cứu khác tại hồ Vị Xuyên TP.Nam Định (cá
nhiễm 4,6%). Metacercaria thu thập từ cá trong nghiên cứu này được xác định loài là Haplorchis taichui và Haplorchis pumilio.đây là những loài đều đã phát hiện ở người Việt Nam và là các loài thường gặp ở vùng Đông Nam Á. Lươn nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum tương tự nghiên cứu khác ở Hà Nội (2% so với 1,2- 8,4%); ếch nhiễm ấu trùng sán nhái Spirometra erinacei trong nghiên cứu này rất cao, cao hơn ở Nam Định (32% so với 8-20%). Từ nghiên cứu này và một số nghiên cứu khác cho ta thấy nguy cơ cao đối với con người không những với mầm bệnh sán lá mà còn cả với giun Gnathostoma và ấu trùng sán nhái.
1.2. Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau tươi sống
1.2.1. Mầm bệnh giun sán
Trên tất cả các loại rau tại TP Nam Định và TP Hà Nội đều có mầm bệnh giun sán bao gồm trứng giun đũa, trứng giun tóc, ấu trùng giun móc, trứng sán lá ruột nhỏ và ấu trùng giun lươn Angiostrongylus, riêng TP Hòa Bình chỉ có 3 loại rau có mầm bệnh giun sán. Cụ thể, tại TP. Nam Định có 27/330(8,2%) mẫu rau nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc, ấu trùng giun lươn; tại TP. Hòa Bình có 4/330 (1,2%) mẫu rau nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc; tại TP. Hà Nội có 11/330 (3,3%) mẫu rau nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa và trứng giun tóc.
So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thuỳ Trâm, 2007 thì rau ở chợ Hà Nội nhiễm trứng giun 35,7%, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim 2006 tại TP.Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mẫu rau tại chợ nhiễm trứng giun đũa 23,1%. Tại Pakistan, Jeroen 2007 nghiên cứu trên rau tại ruộng có 0,7 trứng giun sán/gam rau và ở chợ là 2,1 trứng/gam rau.
1.2.2. Mầm bệnh đơn bào
Tại cả 3 thành phố (TP Nam Định, TP Hòa Bình và TP Hà Nội) tất cả các loại rau đều ô nhiễm mầm bệnh đơn bào với tỷ lệ cao và bao gồm nhiều đơn bào gây bệnh nguy hiểm. Cụ thể, tại TP. Nam Định có 175/330 (53,0%) mẫu rau nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng (tỷ lệ nhiễm amíp 14 (4,2%), Cryptosporidium 98 (29,7%), Cyclospora 53
(16,1%), Giardia 45 (13,6%) và đơn bào khác 49 (14,8%); tại TP. Hòa Bình có 78/330 (23,6%) mẫu rau nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng (tỷ lệ nhiễm amíp 6 (1,8%), E.coli 5(1,5%),
Cryptosporidium 17 (5,2%), Cyclospora 22 (6,7%), Giardia 9 (2,7%) và đơn bào khác 27 (8,2%); tại TP. Hà Nội có 101/330 (30,6%) mẫu rau nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng (tỷ lệ nhiễm amíp 9 (2,7%), Cryptosporidium 38 (11,5%), Cyclospora 26 (7,9%), Giardia 10 (3,0%) và đơn bào khác 25 (7,6%).
So với nghiên cứu của Nguyễn Thuỳ Trâm, 2007 thì rau ở chợ Hà Nội nhiễm đơn bào Cyclospora 8,4-11,8%. So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim 2006 tại TP.Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mẫu rau tại chợ nhiễm bào nang đơn bào 8,6-85,6%. Kết quả của Lese, 2007 (chưa công bố) cho thấy rau tại Hà Nội nhiễm
Cryptosporidium 10-19%. Tại Campuchia, Anders Dalsgaard, 2004 cho thấy rau muống nhiễm Cyclospora 37,5%, nhiễm Giardia 3,7%.
1.3. Mầm bệnh KST trong nước thải sử dụng nuôi thủy sản và tưới rau
1.3.1. Mầm bệnh giun sán
Tại 3 điểm thành phốđược nghiên cứu, nước thải sử dụng nuôi thủy sản và tưới rau đều có mầm bệnh giun sán, nước ở đáy và bùn đều thấy mầm bệnh giun sán nhiều hơn. Tại TP. Nam Định có 53/150 (35,3%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc. Cụ thể, tại TP. Nam Định có 53/150 (35,3%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc. Tại TP. Hòa Bình có 7/150 (4,7%) mẫu nước và bùn nhiễm trứng giun đũa. Tại TP. Hà Nội có 22/150 (14,7%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa và giun tóc.
1.3.2. Mầm bệnh đơn bào
Tại 3 điểm thành phốđược nghiên cứu, nước thải sử dụng nuôi thủy sản và tưới rau đều có mầm bệnh đơn bào gây bệnh cho người.
Tại TP. Nam Định có 61/150 (40,7%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. Tại TP.
Hòa Bình có 32/150 (21,3%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. Tại TP. Hà Nội có 24/150 (16%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng.
Thành phần loài mầm bệnh ký sinh trùng trong nước được xác định là trứng giun đũa Ascaris, giun tóc Trichuris, sán lá gan nhỏ Clonorchis, sán lá ruột nhỏ Heterophyidae, ấu trùng giun móc Ancylostomatidae, ấu trùng giun lươn
Angiostrongylus; đơn bào gây bệnh cho người bao gồm amíp Entamoeba histolytica, trùng roi Giardia lamblia và bào tử trùng Cryptosporidium và
Cyclospora .