1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt

34 602 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 583,11 KB

Nội dung

http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 29 NH 2 COOH NH 3 + COO - ⎜ ⎜⎜ ⎜ ⎜ ⎜⎜ ⎜ ⎜ ⎜⎜ ⎜ ⎜ ⎜⎜ ⎜ > ⎜ ⎜⎜ ⎜ ⎜ ⎜⎜ ⎜ COOH COO - Sự phân ly này còn phụ thuộc vào pH của môi trường. Trị số pH môi trường làm cho độ phân ly của các gốc đó tiến tới bằng nhau để điện tích triệt tiêu thì giá trị pH đó gọi là điểm đẳng điện, kí hiệu là pI. Tại điểm đẳng điện hạt keo protein không bền, vì nó mất một yếu tố là sức đẩy tĩnh điện. Điểm đẳng điện của đa số protein nằm ở vùng dưới 7, phía acid. Ví dụ: pI của casein là 4,7; albumin là 4,8; globulin là 5,4. 7.3. Hiện tượng mất nguyên tính và sa lắng: Protein tồn tại ổn định trong môi trường nhất định, khi môi trường thay đổi (pH và t 0 ) làm ảnh hưởng tới cấu trúc bậc III, tới điện tích thì một số tính chất của protein thay đổi như khả năng xúc tác của các enzyme bị giảm sút hoặc mất hẳn, trường hợp đó gọi là trường hợp mất nguyên tính. Khi tác động của những yếu tố môi trường không sâu sắc hoặc quá nhanh thì phân tử protein có thể trở lại trạng thái ban đầu (hoàn nguyên - khôi phục lại nguyên tính của nó). Nếu tác động c ủa các yếu tố môi trường kéo dài và mạnh thì protein bị biến đổi tính chất mà phổ biến là cấu trúc bậc III hoàn toàn rối loạn, lúc đó một số thuộc tính của trạng thái keo bị mất như khả năng có điện tích, khả năng thuỷ hoá và các phân tử protein tụ lại với nhau kết tủa và sa lắng. 7.4. Tính đặc trưng sinh học: Đây là sự khác nhau của các protein về mặt cấu trúc (trước hế t là bậc I) và chức năng như tính đặc hiệu của enzyme, hiện tượng choáng do việc truyền máu, hiện tượng không dung hoà khi vá da hoặc cấy ghép mô Các loại phản ứng này rất tinh vi và phức tạp. Tính đặc trưng sinh học này được di truyền chặt chẽ qua acid nucleic. 8. Phân loại protein Theo tính toán của Pauling, trong một con người có khoảng 10 vạn loại protein khác nhau nên việc phân loại là phức tạp. Hiện nay người ta vẫn theo đề nghị của Hoppezaile và Dreczen việc phân loại protein là theo 2 l ớp lớn là protein đơn giản (protein) và protein phức tạp (proteid). Protein đơn giản là loại protein mà thành phần cấu tạo chỉ có các acid amin. Protein phức tạp là loại protein mà thành phần cấu tạo chủ yếu là các acid amin, bên cạnh đó còn có các nhóm ghép không có bản chất acid amin 8.1. Protein đơn giản (protein): gồm 4 nhóm sau: 8.1.1. Albumin và globulin: Là những protein chức năng phổ biến ở máu và cơ. Chúng khác nhau về khối lượng phân tử, albumin khối lượng phân tử thấp hơn (2-7 vạn dalton), globulin 1 triệu dalton (1dalton = 1,66 x 10 -24 gam). Về chức năng: albumin gắn liền với quá trình dinh dưỡng, là nguyên liệu xây dựng mô bào, giữ áp lực thẩm thấu keo của máu, một phần liên kết với các chất khác để vận chuyển chúng như với vitamin, các acid béo, cholesterin, một số ion Ca, Mg Tiểu phần albumin chiếm 35-45% protein trong huyết thanh, tỷ lệ này phản ánh cường độ trao đổi chất của cơ thể. Albumin được tổng hợp nhiều ở gan. Tỷ lệ và hàm lượng albumin trong máu ph ản ánh chếđộ dinh dưỡng cao hay thấp và chức năng của gan. http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 30 Globulin chiếm phần lớn protein trong huyết thanh, nó bao gồm nhiều loại như α, β, γ- globulin, chúng có vai trò khác nhau trong cơ thể sống. Hai loại α, β-globulin được tổng hợp chủ yếu ở gan, chúng gắn liền với quá trình dinh dưỡng như albumin. Tiểu phần α-globulin liên kết với glucid và lipid tạo thành những phức hợp glucoproteid và lipoproteid, α-globulin còn liên kết với Hb khi hồng cầu bị vỡ, bằng phương pháp điện di ngườ i ta tách được α- globulin thành 2 tiểu phần α1 và α2-globulin, trong đó α2-globulin có chứa haptoglobin là yếu tố có liên quan tới Hb. Tiểu phần β-globulin có chứa transferin là yếu tố tham gia vào quá trình tạo máu cho cơ thể. Tiểu phần γ-globulin do tế bào lâm ba cầu B sinh ra, có vai trò đặc biệt quan trọng, là tổ hợp các kháng thể, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng chống bệnh, khả năng thích nghi của cơ thể. Người ta đã tách được 5 nhóm kháng thể có đặc tính miễn dịch khác nhau đó là IgG, IgA, IgM, IgD, IgE. Chỉ số A/G (Albumin/Globulin) là chỉ số phản ánh tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng của con vật. 8.1.2. Histon và protamin: là loại protein kiềm tính pI = 8-13. Phân tử chúng chứa nhiều acid amin kiềm như Arg, Lyz, His có nhiều trong nhân tế bào, gắn liền với DNA và giữ vai trò điều hoà hoạt động của DNA, với tính base cao tạo thành poly cation để cho polyanion là DNA bám vào. 8.1.3. Á protein (proteinoic): là protein của mô liên kết (gân, dây chằng, tóc, xương ) Đặc tính của chúng là tuy có cấu tạo thuần tuý từ các acid amin nhưng chúng không ở trạng thái keo (không hoà tan trong nước), cấu trúc thường ở dạng sợi hoặc bó. Đại diện của nhóm này là: Colagen: là loại protein có chủ yếu ở mô liên kết, ở da, thành mạch quản, tỷ lệ colagen tăng là cho da nhăn nheo khi tuổi già. Ở t 0 cao phân tử của chúng đổi sang dạng hồ, dạng gelatin. Elastin: có nhiều ở mô liên kết gân, dây chằng, tỷ lệ tăng khi tuổi già, không tan trong môi trường nước nóng như colagen. Keratin: là chất tạo sừng móng, lông, tóc, đặc tính là có dạng sợi. Fibroin: là protein của tơ tằm 8.1.4. Prolamin và Glutelin: là protein có nhiều trong hạt ngũ cốc, thành phần không cân bằng nhiều acid amin Glu, Pro. 8.2. Protein phức tạp (proteid): gồm 5 nhóm sau: 8.2.1. Glucoproteid: là loại protein phức tạp, thành phần chủ yếu là các acid amin, ngoài ra còn có nhóm ghép là các loại đường hoặc dẫn xuất của đường. Lớp này có vai trò quan trọng trong cấu trúc màng, gây tính kháng đặc hiệu của màng như màng hồng cầu. Đại diện của nhóm này là: Muxin: có ở dịch nhày (nước bọt, bao khớp) có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát cơ học bảo vệ cơ quan, có nhóm ghép là mucoitin bao gồm glucozamin, acid glucoronic, H 2 SO 4 . http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 31 O CH2OH NH2 O COOH Glucozamin Acid glucoronic Mucoid: là chất mềm của xương, sụn, có nhiều trong lòng trắng trứng. Acid hyaluronic: là chất xi măng gắn các tế bào với nhau. Enzyme phân giải chúng là hyaluronidase có tính đặc hiệu theo loài. 8.2.2. Phosphoproteid: là những protein phức tạp, trong thành phần có chứa gốc phosphoryl, gốc này thường gắn với nhóm OH của Ser, Tre. Đại điện là chất caseinogen trong sữa, ovovidein trong trứng, là những protein có vai trò dinh dưỡng. 8.2.3. Lipoproteid: là loại protein phức tạp, có nhóm ghép là lipid, nó có đặc tính hoà tan trong nước, không hoà tan trong dung môi hữu cơ, thành phần còn có phospho. Vai trò của l ớp này là nguyên liệu tạo nên các loại màng sinh vật. Sự phân bố giữa lipid và các phần protein trong màng có thể khác nhau từng loại màng. Nhờđặc tính của lớp chất này làm cho màng có được tính thẩm thấu có chọn lọc đối với các hợp chất, thậm chí màng của ty lạp thể thẩm thấu chọn lọc cả với các điện tử và ion. Ngoài việc tạo cho màng tính thẩm thấu chọn lọc, lớp chất này còn tạo cho màng tính cách điện, d ẫn điện một chiều như màng trong của ty lạp thể là loại màng có tính dẫn điện một chiều, chỉ cho điện tử chuyển được qua màng, thông qua tính chất này tế bào hình thành được một hiện tượng là thế hiệu màng (gradien vềđiện tích), đây chính là cơ chế của quá trình tạo năng lượng cho cơ thể. 8.2.4. Cromoproteid: Là loại protein đông đào và chính chúng tạo cho sinh vật có mầu sắc. Nguyên tắ c cấu tạo ngoài phần protein chúng còn có nhóm ghép, nhóm ghép này có bản chất khác nhau, chính nhóm ghép này tạo cho Cromoproteid có mầu sắc tương ứng như mầu đỏ của máu, màu đen của mắt các màu sắc được hình thành vì nhóm ghép có chứa các ion kim loại: chứa sắt cho mầu đỏ, Mg màu xanh Một số Cromoproteid: Hemoglobin (Hb) có ở máu, nhóm ghép là Hem Mioglobin có ở cơ, nhóm ghép là Hem Cytocrom có ở ty lạp thể, là thành viên của chuỗi hô hấp, nhóm ghép là Hem Rodopxin có ở võng mạc mắt, nhóm ghép là vitamin A Hemoglobin (Hb) Là chất mầu đỏ của hồng cầu, hàm l ượng trong máu ở cơ thể khoẻ mạnh từ 8-12g%, nó là chất vận chuyển khí giữa phổi và mô bào. http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 32 Về cấu tạo: Hemoglobin gồm protein là globin chiếm 94% + nhóm ghép là hem chiếm 4,6%, khối lượng phân tử 67.000 dalton. Hb có 4 tiểu phần: 2 tiểu phần ký hiệu là α mỗi tiểu phần có 141 acid amin 2 tiểu phần ký hiệu là β mỗi tiểu phần có 146 acid amin Tổng số khoảng 600 gốc acid amin Mỗi tiểu phần có một nhóm hem, 4 tiểu phần này liên kết với nhau bằng cấu trúc bậc IV, được bố cục trong không gian thành hình tứ diện đều, đường kính 50A 0 . Trong một hồng cầu có khoảng 280 triệu phân tử Hb. Phần globin của các tiểu phần α và β có sự khác nhau về cấu trúc bậc I và III. Sự khác nhau giữa các loại Hb trong một cơ thể cũng như giữa các loài là do sự khác nhau của globin mà chủ yếu ở tiểu phần β. Sự khác nhau này đã tạo khả năng cho Hb hấp thu được nhiều hay ít 0 2 trong phần chức năng của mình. Ở bào thai chuỗi β được thay bằng chuỗi γ tạo thành HbF, động vật lớn dần thì chuỗi β sẽ thay dần cho chuỗi γ. Động vật có hồng cầu hình lưỡi liềm tức là HbS đây là do tính đàn hồi của hồng cầu bị mất nên khi chúng đi qua các viti huyết quản có đường kính nhỏ hơn đường kính hồng cầu, chúng không trở lại dạng c ầu được mà giữ nguyên trạng thái méo mó đó, từđó ảnh hưởng tới chức năng của hồng cầu, gây nên chết sớm. Nguyên nhân sâu xa là do chuỗi β trong tổng số 146 acid amin có acid amin thứ 6 bị thay đổi, bình thường là acid amin Glu (tính acid), người bị bệnh là acid amin Val (trung tính) khác nhau một đằng là ưa nước, một đằng là kị nước dẫn đến tính đàn hồi bị mất. Nhóm Hem: cấu tạo của nhóm hem ở các loại máu đều giống nhau, c ấu tạo gồm 4 vòng pirol nối với nhau bởi 4 dây nối metyn (= CH - ), có 2 gốc vinyl (- CH = CH 2 ), 4 gốc metyl (- CH 3 ), 2 gốc acid propionic (- CH 2 - CH 2 - COOH), tạo thành protoporfirin. Hem là hợp chất sắt hoá trị 2 với protoporfirin. Nhóm hem nối với globin bởi các dây nối tĩnh điện, các dây nối này không bền nên hem dễ bị tách ra (hình 1.26). Vai trò của Hemoglobin: Vai trò chính của hemoglobin là chuyển khí giữa phổi với mô bào: Vận chuyển 0 2 : 0 2 gắn với hem bởi các dây nối phụ (không thay đổi hoá trị). Sự liên kết này phụ thuộc vào áp suất riêng của 0 2 . 0 2 ở phổi có áp suất riêng là 158mmHg, Hb tiếp thu 0 2 ; ở mô bào áp suất của 0 2 là 40mmHg, 0 2 được nhả ra dùng vào quá trình hoá sinh học. http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 33 Vận chuyển C0 2 : ở mô bào phân áp C0 2 cao nó gắn với Hb qua các nhóm amin chót của hemoglobin thành dạng Cac-Hb: R - NH 2 + C0 2 > R NH. C00H. Sự vận chuyển C0 2 theo cách này chiếm khoảng 20%, còn 80% C0 2 liên kết với kiềm của huyết tương và hồng cầu thành những bicabonat như NaHC0 3 , KHC0 3 tới phổi nó chuyển sang dạng acid cacbonic và thải ra ngoài: NaHC0 3 + H + > Na + + H 2 0 + C0 2 Ngoài liên kết với 0 2 và C0 2, hemoglobin còn liên kết với các chất khác: Hemoglobin dễ bị o xy hoá bởi các chất o xy hoá như K 3 [Fe (CN) 6 ], HN0 3 lúc này sắt chuyển sang hoá trị 3 tạo thành Met - Hb (Fe +3 - OH). Nếu đủ thời gian thì nhóm OH tự phân ly và sắt 3 sẽ chuyển về sắt 2. Hemoglobin có ái lực rất mạnh với C0, chỉ cần nồng độ của C0 trong không khí lên 10% thì 95% Hb sẽ liên kết với C0 và cơ thể sẽ bị ngạt, lúc này sắt cũng chuyển sang hoá trị 3. Với HCN, KCN, Hb chuyển sang dạng xyanmet Hb (Fe +3 - CN), cơ thể cũng lúc này cũng bị nhiễm độc do ngạt. Nhóm hem còn có trong Mioglobin của cơ, Mioglobin có 2 tiểu phần, là chất dự trữ O 2 Hình 1.26. Sơđồ cấu trúc của Hem http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 34 Về sắt: toàn bộ cơ thể người có 5 lít máu, tổng số sắt là 5g. Quá trình hấp thu sắt khá phức tạp nên khi hồng cầu vỡ, sắt được giữ lại. 8.2.5. Nucleoproteid: Đây là loại protein phức tạp, thành phần của nó gồm có protein là các protein kiềm tính như histon và protamin và nhóm ghép là acid nucleic. Histon và protamin là những protein của nhân tế bào, nó thường gắn với DNA của nhân. Đây là những protein kiềm tính, cấu tạo của nó thường là các acid amin kiềm như Lyzin, Prolin, Histidin cấu trúc phân tử củ a chúng tạo nên một polication để cho DNA là một polianion bám vào. Yêu cầu sinh viên cần nắm được: Khái niệm cấu tạo và chức năng của protein nói chung, của Albumin và Globulin, Glucoproteit, Lipoproteit, Hemoglobin YÊU CẦU CẦN NẮM CHƯƠNG I: PROTEIN CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG Khái niệm cấu tạo và chức năng của protein nói chung, của Albumin và Globulin, Glucoproteit, Lipoproteit, Hemoglobin Câu 1: Khái niệm và chức năng của protein Câu 2: Cấu trúc bậc I của protit? ý nghĩa sinh học của cấu trúc này? Câu 3: Thế nào là axít amin không thay thế? Viết công thức của những axít amin đó? Câu 4: Cấu trúc bậc III của protit? Mối liên quan giữ a cấu trúc này với hoạt tính sinh học của protit? Câu 5: Cho biết đặc điểm, vai trò của albumin và globulin Câu 6: Đặc điểm cấu tạo và vai trò sinh học của Hemoglobin (Hb)? Câu 7: Cấu trúc, chức năng của γ- Globulin ? http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 35 CHƯƠNG II ACID NUCLEIC VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN TẾ BÀO 1. Khái niệm: Về mặt sinh học: Acid nucleic là chất mang các đặc tính di truyền của sinh vật, là bản mật mã di truyền chứa tất cả các thông tin di truyền. Ngoài ra còn có loại acid nucleic (RNA) tham gia vào quá trình truyền đạt bản mật mã sang dạng protein. Về mặt hoá học: Acid nucleic là những polyme tự nhiên được cấu tạo từ các monome là các nucleotide. 2. Cấu trúc của Acid nucleic Acid nucleic chia làm 2 loại là: DNA và RNA. DNA: Desoxyribonucleic acid RNA: Ribonucleic acid Chúng là các polyme được cấu tạo từ các monome nucleotide. 2.1. Nucleotide Nucleotide có 3 thành phần: Base nitơ, đường 5 carbon, và acid phosphoric. Ba thành phần này nhận được khi thu ỷ phân nucleotide. 2.1.1. Base nitơ. Hai loại Base nitơđược tìm thấy trong nucleotide là dẫn xuất của pyrimidine và purine dị vòng thơm. Purine là dẫn xuất của vòng pyrimidine và imidazole. Mononucleotide Pyrimidine Purine Cách đánh số của Châu Âu Cách đánh số của Mỹ Ba se Pyrimidine: Base pyrimidine được tìm thấy trong nucleotide là: Cytosine viết tắt là C: vị trí 6 có nhóm amin (NH 2 ), vị trí 2 có nhóm OH. Uracil viết tắt là U: vị trí 6 và 2 có nhóm OH, U chỉ có trong RNA. Thymine viết tắt là T: vị trí 6 và 2 có nhóm OH, vị trí 5 có nhóm metyl -CH 3 , T chỉ có trong DNA Các pyrimidine chính Cytosine Uracil Thymine (2-0ci-4-aminpyrimidine) (2,4-diocpyrimidine) (5-methyl-2,4-đĩoxypỷrimidine) Phosphate Base purine haypyrimindin http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 36 Base Purine: Hai base Purine chính tìm thấy trong Nucleotide là Adenine và Guanine, viết tắt là A và G. Một số base purine hiếm như: 2-methylAdenine và 1-methyl-Guanine. Ngoài ra, một số ít base pyrimidine hiếm cũng được tìm thấy là 5-methylcytosine, 5-hydroxymethylcytosine. Các tính chất của base purine và pyrimidine rất giống nhau. Chúng ít hoà trong nước và tồn tại ở dạng hỗ biến: nghĩa là có khả năng biến đôi giữa dạng lactim (dạng enol) và dạng latam (dạng ketone). Tất cả các base purine và pyrimidine của acid nucleic hấp thụ rất mạnh ánh sáng tử ngoại trong vùng bước sóng từ 260 đến 280nm. Khả năng hấp thụ cực đại ở bước sóng 260 nm. Tính chất này có ý nghĩa lớn để định tính và định lượng không chỉ các base t ự do mà cả các nucleoside, nucleotide và phân tử acid nucleic nguyên vẹn. Các base purine và pyrimidine rất dễ phân tích và nhận biết bằng phương pháp sắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng 2.1.2. Đường Pentose. Các Purine chính Adeninee Guaninee (6-aminpurine) (2-amin-6-oxypurine) http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 37 Trong acid nucleic có chứa đường 5 carbon ở dạng β -D-furanose. Chúng được chia làm 2 loại là ribose và desoxyribose. Acid nucleic chứa desoxyribose gọi là desoxyribonucleic acid (DNA). Để phân biệt các bon của đường người ta thêm dấu phảy ở các vị trí của nó, ví dụ 3’, 5’ là chỉ vị trí C số 3, số 5 của đường. Đường ribose Đường desoxyribose 2.1.3. Acid phosphoric: trong nucleotide nó gắn với đường hoặc ở vị trí C 5 hoặc ở vị trí C 3 và có cách ghi chép tương ứng là 5 / - phosphate hoặc 3 / - phosphate. Trong các nucleotide tự do H 3 P0 4 hay gọi là gốc phosphoryl bao giờ cũng gắn ở vị trí C 5 với số lượng có thể từ 1,2,3 gốc, tương ứng có các hợp chất là mono, di, tri phosphate. Cách đọc: Base purin có đuôi là ozin: adenine đọc là adenozin; guanine đọc là guanozin, ví dụ: adenine + pentose + H 3 P0 4 đọc là Adenozin mono phosphate. Base pirimidin có đuôi là idin: Cytosine đọc là Cythydine; Uracil đọc là Uridine và Thymine đọc là thymidin, ví dụ: thymine + pentose + H 3 P0 4 đọc là Timidin mono phosphate. Cách viết: Ví dụ1: Adenozin mono phosphate(AMP): đường gắn với base qua vị trí N số 9 của base, phosphate gắn với đường qua vị trí C số 5 của đường. Khi tồn tại ở dạng mono phosphat thì gọi là acid adenylic, nếu gắn với 2 gốc phosphate thì gọi là Adenozin di phosphate (ADP) nếu là 3 gốc phosphate thì gọi là Adenozin tri phosphate (ATP). Ví dụ 2: Uridine mono phosphate: đường gắn với vị trí 3 của base, phosphate gắn với vị trí 5 của đường. Tương tự ta cũng có các hợp chất UMP, UDP. UTP. N N N N NH 2 O HOH HH HH O HOH HH HH NH O ON H 3 C AMP TMP OP-O O- O CH2 OP-O O- O CH2 http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 38 Các nucleotide khi trước nó có chữ D là chỉđường cấu tạo của nó là desoxyribose. 2.1.4. Nucleoside. Khi nucleotide bị thuỷ phân làm mất gốc phosphate tạo thành nucleoside. Liên kết giữa các nucleoside là N-glycoside liên kết giữa các base purine và pyrimidine, trong đó nguyên tử carbon 1’ của pentose liên kết với nguyên tử N 3 của pyrimidine hay nguyên tử N 9 của purine. Ribonucleoside có thành phần đường là D-ribose, và 2’-desoxyribonucleoside, có 2-desoxy- D-ribose. Tên của 4 nucleoside chính là adenoseine, guanoseine Cythydine, Uridine và 4 desoxyribonucleoside chính là 2’-desoxyadenoseine, 2’-desoxyguanoseine, 2’- desoxycididine, 2’-desoxythymidine. Các nucleotide hoà tan rất nhiều trong nước, hơn cả các gốc base của chúng. Chúng cũng được phân tách dễ dàng bởi sắc ký lớp mỏng hay sắc ký giấy. Nucleoside dễ dàng bị thuỷ phân khi đun nóng trong acid. Sản phẩm của sự thuỷ phân là các base ni tơ và các pentose tự do, các nucleoside pyrimidine bền hơn các nucleoside purine. Các nucleoside còn bị thuỷ phân bởi các nucleoseidase chuyên hoá. Hai nucleoseine Adenoseine 2-Desoxyadenosein(q-β ββ β-D- ribofuranoseilAdenine (q-β ββ β-D-2 ’ -desoxy-D-ribofuranoseilAdenine) [...]... nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 56 http://www.ebook.edu.vn xơ, chúng hấp phụ trên lưới nội chất, hằng số lắng là 80s, đường kính 22 0A° khối lượng phân tử 4kDa có 2 tiểu phân 60s và 40s Tuy nhiên kích thước các tiểu phần thường khác nhau giữa động vật và thực vật r-RNA thực vật có loại 25 S và 16S hoặc 18s, động vật có loại 26 s và 18s r-RNA 28 s của động vật có kích thước khác... 000 3 600 000 DNA (2) DNA (2) DNA(1hoặc2) DNA (2) RNA(1) 61 41 26 64 32 Nòng nọc Nòng nọc Nhiều mặt Nòng nọc Nhiều mặt 180 60 150 20 0 175 40 000 000 10 600 000 1 970 000 RNA(1) RNA(1) RNA(1) 5 15 20 Que Nhiều mặt Nhiều mặt 3000 28 0 21 0 6 700 000 RNA(1) 28 Nhiều mặt 300 21 000 000 DNA (2) 13.4 Nhiều mặt 450 20 0 000 000 2 000 000 000 DNA (2) DNA( `) 5 7.5 Nhiều mặt Viên gạch 700 23 00 Hình 2. 14: Ảnh kính hiển... của chúng (hình 2. 15) Ở người và vượn người sản phẩn cuối cùng của sự phân giải này là acid uric, nó được thải ra ngoài cùng với nước tiểu, còn động vật khác, phần lớn hoặc hoàn toàn acid uric biến đổi thành allaintoin ở động vật máu lạnh cá, lưỡng thể và trong nhiều động vật cổ, allaintoin phân li thành acid glyoxylic và urê Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật ……………………………... nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 52 http://www.ebook.edu.vn Hình 2. 11 7-MethylGuanine ở đầu mũ 5’ tìm thấy ở hầu hết các m-RNA ở các sinh vật nhân chuẩn 3.4 .2 RNA ribosome (r-RNA) r-RNA chiếm khoảng 65% trong riboxom và 80% tổng số RNA của tế bào Có thể tách chiết r-RNA từ ribosome của E.coli bằng phenol, nó có dạng thẳng và phân tử sợi đơn, có 3 loại với hằng số lắng: 23 s, 16s và... acid 3’-adenilic) Acid adenoseine 2 -phosphateric (Acid 2 -adenilic) (Acid adenilic chu trình) Hình 2. 1.Các ribonucleotide và desoxyribonucleotide chính Ribonucleoside 2' - desoxyribonucleoside 5' - monophosphate Cấu trúc chung 5' - monophosphate Cấu trúc chung Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 39 http://www.ebook.edu.vn Bảng 2. 1 Tên gọi và viết tắt của mono... các bon số 3 của pentose ở nucleotide bên cạnh Như vậy phần base được tự do, đường và phosphate tạo thành dây nối Ví dụ ta có đoạn nucleotide: A-X-U Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 44 http://www.ebook.edu.vn NH2 N OH N O P O H2C O H OH O NH2 N N N OH O P O H H O N CH2 O O H H NH H O O H H OH P N O H2C O H H O H H OH H OH Đặc điểm của chuỗi: Đầu chuỗi có... khác với mô hình của Watson Crick (Hình 2. 9) Hình 2. 9 So sánh các dạng A, B và Z của DNA Có 24 cặp base trong 1 cấu trúc Đặc tính Kiểu xoắn -Số gốc nucleotide 1 chu trình xoắn -Đường kính xoắn(A°) ° -Khoảng cách 2 Nucleotide kể nhau(A°) ° -Chiều dài 1 chu trình xoắn (A°) ° A B B Phải 10 A Phải 10.9 Z Trái 12 20 10.9 18 3.4 2. 9 3.5-4.1 34 -Chiều xoắn 32 45 Z 2 Hai chuỗi được củng cố bởi các base hướng... bởi cytosine deaminase xảy ra ở nấm men và những vi sinh vật khác Nucleoside cytidine bị phân giải thành nucleoside uridine bởi cytidin deaminase phổ biến ở các mô động vật cũng như ở vi khuẩn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 60 http://www.ebook.edu.vn Con đường phân giải uracil và thymine ở các mô động vật bao gồm sự khử pyrimidine thành dẫn xuất dihydro,... AICAR Hình 2. 20 Sinh tổng hợp nucleotid purin Focmyl AICAR Fumarate + GTP Acid + Aspartate Adenilo - Succinat lyase denilsuccinic NAD Glutamine ức chế bởi acid micophenolic xantosein 5' phosphate (XMP) GMP Hình 2. 21: Sự tạo thành AMP và GMP từ IMP Uracil > Dihydrouracil - acid β - Ureidopropionic > β -alanine Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 62 Thymine ... được vận chuyển đến đầu cuối sinh trưởng của chuỗi peptide trên bề mặt ribosome Một nửa số nucleotide của phân tử t-RNA bắt cặp tạo thành những đoạn xoắn kép Cấu trúc không gian của t-RNA có dạng hình chữ L (hay là hình cỏ ba lá) và chia làm 5 thuỳ (hình 2. 12) Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 54 http://www.ebook.edu.vn Hình 2. 12 Cấu trúc hình cỏ ba lá của . học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 45 N N N N NH 2 O HO HH HH H 2 C N NH 2 ON O HO HH HH PO O- O OH CH 2 POO OH NH O ON O OHOH HH HH H 2 C POO OH Đặc điểm của chuỗi:. của cơ, Mioglobin có 2 tiểu phần, là chất dự trữ O 2 Hình 1 .26 . Sơđồ cấu trúc của Hem http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 34 Về. Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 33 Vận chuyển C0 2 : ở mô bào phân áp C0 2 cao nó gắn với Hb qua các nhóm amin chót của hemoglobin thành dạng Cac-Hb: R - NH 2 + C0 2 >

Ngày đăng: 27/07/2014, 02:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.26. S ơ đồ  c ấ u trúc c ủ a Hem - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 1.26. S ơ đồ c ấ u trúc c ủ a Hem (Trang 5)
Hình 2.4. C ầ u acid phosphoric (hay liên  k ế t 3’,5’ phosphodieste) trong - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.4. C ầ u acid phosphoric (hay liên k ế t 3’,5’ phosphodieste) trong (Trang 15)
Hình 2.7. Mô hình liên k ế t hydro trong các c ặ p base b ổ  sung c ủ a Watson và Crick - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.7. Mô hình liên k ế t hydro trong các c ặ p base b ổ sung c ủ a Watson và Crick (Trang 19)
Hình 2.9. So sánh các d ạ ng A, B và Z c ủ a  DNA. Có 24 c ặ p base trong 1    c ấ u trúc. - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.9. So sánh các d ạ ng A, B và Z c ủ a DNA. Có 24 c ặ p base trong 1 c ấ u trúc (Trang 20)
Hình 2.10.  Các d ạ ng c ấ u trúc c ủ a phân t ử  DNA (1) d ạ ng m ở , (2) d ạ ng xo ắ n m ở ,  (3) d ạ ng siêu xo ắ n - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.10. Các d ạ ng c ấ u trúc c ủ a phân t ử DNA (1) d ạ ng m ở , (2) d ạ ng xo ắ n m ở , (3) d ạ ng siêu xo ắ n (Trang 21)
Hình 2.11.  7-MethylGuanine  ở đầ u m ũ  5’ tìm th ấ y  ở  h ầ u h ế t các m-RNA  ở  các sinh v ậ t  nhân chu ẩ n - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.11. 7-MethylGuanine ở đầ u m ũ 5’ tìm th ấ y ở h ầ u h ế t các m-RNA ở các sinh v ậ t nhân chu ẩ n (Trang 25)
Hình 2.12. C ấ u trúc hình c ỏ - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.12. C ấ u trúc hình c ỏ (Trang 27)
Hình 2.13. C ấ u trúc c ủ a Ribosome - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.13. C ấ u trúc c ủ a Ribosome (Trang 29)
Hình 2.14:  Ả nh kính hi ể n vi  đ i ệ n t ử  c ủ a các virus, s ơ đồ  virus kh ả m thu ố c lá - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.14 Ả nh kính hi ể n vi đ i ệ n t ử c ủ a các virus, s ơ đồ virus kh ả m thu ố c lá (Trang 30)
Hình d ạ ng Chi ể u dài  (A °°°° ) - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình d ạ ng Chi ể u dài (A °°°° ) (Trang 30)
Hình 2.15: S ự  thoái hoá c ủ a purine  ở   m ứ c  độ  nucleotide, nucleoside và  basehypoxanthine, xanthine sau  đ ó b ị  oxy hoá d ướ i tác d ụ ng c ủ a xanthine oxydase t ạ o  thành acid uric. - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.15 S ự thoái hoá c ủ a purine ở m ứ c độ nucleotide, nucleoside và basehypoxanthine, xanthine sau đ ó b ị oxy hoá d ướ i tác d ụ ng c ủ a xanthine oxydase t ạ o thành acid uric (Trang 32)
Hình 2.17. Các con  đườ ng phân gi ả i Uracil và Thymine - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.17. Các con đườ ng phân gi ả i Uracil và Thymine (Trang 33)
Hình 2.21: S ự  t ạ o thành  AMP và GMP t ừ  IMP. - Giáo trình hóa sinh động vật phần 2 ppt
Hình 2.21 S ự t ạ o thành AMP và GMP t ừ IMP (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN