0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

RNA vận chuyển (t-RNA) (trans RNA) còn gọi là s-RNA (RNA hoà tan): trong tế bào t-RNA chiếm khoảng 20% tổng số RNA, có vai trò vận chuyển có chọn lọc các acid amin

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH HÓA SINH ĐỘNG VẬT PHẦN 2 PPT (Trang 25 -28 )

3. Phân loại acid nucleic

3.4.3. RNA vận chuyển (t-RNA) (trans RNA) còn gọi là s-RNA (RNA hoà tan): trong tế bào t-RNA chiếm khoảng 20% tổng số RNA, có vai trò vận chuyển có chọn lọc các acid amin

bào t-RNA chiếm khoảng 20% tổng số RNA, có vai trò vận chuyển có chọn lọc các acid amin đã được họat hoá tới khu vực sinh tổng hợp protein và định vị trí cho các acid amin trong chuỗi polypeptide thông qua phần anti codon (codon đối mã) trong cấu trúc của nó.

Khối lượng phân tử của t-RNA từ 23.000-30.000, hằng số lắng từ 4s -63s, có 75 đến 90 nucleotide. Mỗi một loại acid amin trong phân tử protein có ít nhất 1 t-RNA tương ứng vận chuyển nó, một số acid amin có nhiều t-RNA, thí dụ: Leucine, Serine trong E.coli có 5 phân tử t-RNA. t-RNA có thể tìm thấy ở dạng tự do hay “liên kết” với acid amin tương ứng. Dạng liên kết của t-RNA là do nhóm carboxyl của acid amin được ester hoá với nhóm 2’-OH hoặc 3’-OH của gốc acid adenilic cuối cùng ở đầu cuối 3’ của chuỗi polynucleotide của t-RNA.

t-RNA có nhiều base “thiểu số”, chiếm khoảng 10%. Các base này là những dạng được methyl hoá hoặc những dẫn suất của chúng. Trong t-RNA còn có những mononucleotide không bình thường như acid pseudouridilic và ribothymidilic. Acid pseudouridilic có liên kết glycoside ở vị trí 5 của Uridine, khác với vị trí 1 như thông thường. Acid ribothymidilic cũng không bình thường, vì thông thường thymine có trong DNA.

Ở đầu cuối 5’ của t-RNA có gốc acid guanilic, nhóm 3’-OH liên kết với nucleotide áp chót, nhóm 5’-OH liên kết với nhóm phosphate. Ở đầu 3’ của t-RNA luôn có 3 nucleotide:

CCA. Nhóm 5’-OH của gốc acid adenilic liên kết với gốc acid cytidilic trước, các nhóm vị trí 2’ và 5’-OH tự do. Cấu trúc chung của t-RNA có thể viết như sau:

5’-pG (pN)75-90 pCpCpC A-3’-OH.

NHóm 2’-OH và 3’- tự do của gốc acid adenilic cuối cùng trong phân tử t-RNA được ester hoá với α-acid amin bằng Enzyme, tạo thành dạng hoạt động hay dạng vận chuyển, gọi là aminoacyl t-RNA.

Gốc acid amin này được vận chuyển đến đầu cuối sinh trưởng của chuỗi peptide trên bề mặt ribosome.

Một nửa số nucleotide của phân tử t-RNA bắt cặp tạo thành những đoạn xoắn kép. Cấu trúc không gian của t-RNA có dạng hình chữ L (hay là hình cỏ ba lá) và chia làm 5 thuỳ (hình 2.12)

Thuỳ acid amin là đầu 3’- OH của t-RNA có 3 nucleotide CCA, là nơi liên kết với acid amin mà nó vận chuyển.

Thuỳ TψC luôn có 3 nucleotide là: Ribothymidilic, Pseudouridilic, và cytidilic, thuỳ này giúp cho t-RNA nhận biết riboxom đang hoạt động cần acid amin nào.

Thuỳ thêm có thể có hoặc không có trong các phân tử t-RNA khác nhau. Chức năng chưa rõ.

Hình 2.12. Cu trúc hình c

Thuỳ đối mã (anticodon) có chứa 3 nucleotide liên kết với 3 nucleotide mã (codon) trên m-RNA. Nó quyết định cho việc gắn acid amin vào trong chuỗi peptide theo nguyên tắc bổ xung gốc kiềm.

Thuỳ G*GA luôn luôn có nucleotide dihydrouridilic, là nơi bám vào riboxom

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH HÓA SINH ĐỘNG VẬT PHẦN 2 PPT (Trang 25 -28 )

×