1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Câu hỏi nhân định PL 1

17 2,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 33 KB

Nội dung

Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội.. Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội củ

Trang 1

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Thạc sĩ Lê Viết Tuấn

Giảng viên Tổ Bộ môn Lý luận, Khoa Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Tp.HCM

A Lý luận về Nhà nước

I Chương Một : Nguồn gốc Nhà nước

1 Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn

gay gắt đến mức không thể điều hòa được

2 Xã hội có giai cấp là xã hội có nhà nước

3 Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội

4 Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp

5 Học thuyết Thần quyền về nguồn gốc của nhà nước luôn cho rằng Thượng đế trực tiếp

trao quyền thống trị dân chúng cho nhà Vua

6 Học thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc của nhà nước cho rằng nhà nước là sản phẩm

của một hợp đồng được kí kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên

7 Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kì cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã

dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện

8 Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kì cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã

dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín mùi” và sự hình thành nhà nước

9 Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kì cuối của chế độ công xã nguyên thủy là

nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện nhà nước

10 Khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì nhà nước sẽ hình thành, do vậy nhà

nước là một sản phẩm, một hiện tượng tất yếu phải có của xã hội

11 Yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành nhà

nước

12 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng nhà nước không phải là hiện tượng bất biến,

nhà nước sẽ bị tiêu vong

II Chương Hai : Bản chất Nhà nước.

13 Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một

giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội

Trang 2

14 Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc nhà nước, nhà nước ra đời khi mâu

thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được

15 Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng

bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị

16 Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư tưởng

vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị,

là phương thức để giành chính quyến về tay giai cấp thống trị

17 Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ

mang nặng tính duy tâm

18 Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép tồn tại

duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội

19 Bản chất của nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chỉ tồn tại trong một xã hội có

giai cấp

20 Bản chất của nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi các điều kiện

khách quan của xã hội

21 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai

cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội

22 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với

nhau

23 Không thể tồn tại trường hợp thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà

nước

24 Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước chỉ lệ thuộc vào ý chí của

giai cấp thống trị, của đảng cầm quyền

25 Mức độ tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước sẽ phản ánh mức độ

dân chủ và tiến bộ của một nhà nước

26 Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu của nhà nước nhưng không chỉ có riêng đối

với nhà nước

27 Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước và đảng cầm quyền

trong xã hội

Trang 3

28 Không chỉ có nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã

tồn tại ngay từ xã hội công xã nguyên thủy

29 Nhà nước trong xã hội có giai cấp thực hiện sự quản lý dân cư theo sự phân chia khác

biệt về chính trị và địa vị giai cấp

30 Dân cư và lãnh thổ là hai yếu tố hợp thành một quốc gia

31 Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà nước

32 Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều được xem là pháp luật

33 Thuế chính là biểu hiện sự bóc lột của giai cấp thống trị

34 Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp

35 Xã hội và nhà nước là hai hiện tượng đồng nhất với nhau, vì không thể có nhà nước

nếu như không có xã hội và ngược lại

36 Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong xã hội vì hoạt động của nhà nước có thể làm ảnh

hưởng đến sự thay đổi và phát triển của toàn xã hội

37 Tổ chức, hoạt động của nhà nước đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội

38 Nhà nước luôn đóng vai trò tác động tích cực đối với xã hội

39 Một chính sách đúng đắn, phù hợp của nhà nước là đủ để tác động tích cực đến sự phát

triển của xã hội

40 Bằng pháp luật, chính sách và các công cụ khác nhà nước (yếu tố thuộc thượng tầng

kiến trúc xã hội) có thể đóng vai trò quyết định đối với kinh tế

41 Nhà nước luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội, vì vậy

nhà nước không thể đóng vai trò tác động tích cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế

42 Đảng cầm quyền đóng vai trò trung tâm của hệ thống chính trị, nhà nước là sản phẩm

của tổ chức chính trị đó

43 Đảng cầm quyền và nhà nước chỉ thể hiện ở mối quan hệ ràng buộc giữa đường lối,

chính sách của đảng cầm quyền và hoạt động của nhà nước

44 Chỉ có đảng cầm quyền mới có thể tác động đến tổ chức và hoạt động của nhà nước

45 Sự phát triển của nhà nước sẽ tiến đến một xã hội không cần có sự đóng góp của các tổ

chức xã hội, tổ chức phi chính phủ

Trang 4

46 Nhà nước luôn có khuynh hướng cản trở sự phát triển của các tổ chức xã hội vì sự

thống trị tuyệt đối của mình trong xã hội

47 Nhà nước và các tổ chức xã hội luôn thống nhất với nhau vì mục đích chung của sự

phát triển con người

III Chương Ba : Các kiểu Nhà nước.

48 Sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội sẽ tất yếu dẫn đến sự thay thế kiểu nhà

nước

49 Trong lịch sử, không phải kiểu nhà nước ra đời sau bao giờ cũng tiến bộ hơn so với

kiểu nhà nước ra đời trước đó

50 Các quốc gia trên thế giới đều phải lần lượt trải qua 3 kiểu nhà nước (chủ nô, phong

kiến và tư sản) trong lịch sử và tất yếu tiến lên kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

51 Giữa các kiểu nhà nước khác nhau sẽ có sự khác biệt cơ bản về cơ sở kinh tế, cơ sở xã

hội và cơ sở tư tưởng

52 Quan hệ sở hữu là trung tâm điểm trong cơ sở tồn tại của các kiểu nhà nước

53 Sự tồn tại của nô lệ là đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ và chỉ có

nhà nước chiếm hữu nô lệ mới cho phép tồn tại nô lệ

54 Vua đứng đầu nhà nước là dấu hiệu để xác định kiểu nhà nước phong kiến

55 Vô sản là giai cấp không được thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trong kiểu

nhà nước tư bản chủ nghĩa

56 Các kiểu nhà nước bóc lột (chủ nô, phong kiến và tư sản) không bảo vệ lợi ích chung

của cộng đồng, không đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi những tầng lớp bị trị trong xã hội

IV Chương Bốn : Chức năng Nhà nước.

57 Mỗi hoạt động của nhà nước là một chức năng nhà nước

58 Chức năng nhà nước chính là vai trò của nhà nước trong xã hội

59 Chức năng nhà nước là những vấn đề chủ yếu trong khoảng thời gian dài nhà nước

phải giải quyết để đạt được những mục tiêu cơ bản đã đặt ra

60 Chức năng nhà nước sẽ quyết định nội dung các nhiệm vụ chiến lược của nhà nước

61 Chỉ khi thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, chức năng của nhà nước

mới chịu sự quyết định của bản chất nhà nước

Trang 5

62 Chức năng của nhà nước không mang tính ý chí – không lệ thuộc vào sự chủ quan của

những người thực hiện quyền lực nhà nước

63 Các quốc gia có kiểu nhà nước giống nhau sẽ có chức năng nhà nước hoàn toàn như

nhau

64 Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ quyết định chức năng của nhà nước

65 Chức năng của nhà nước là yếu tố quyết định đối với cơ sở kinh tế - xã hội của một

nhà nước

66 Chức năng lập pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức

thực hiện pháp luật của nhà nước

67 Chức năng hành pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật

được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm

68 Chức năng tư pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động bảo vệ pháp luật

69 Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và sẵn sàng đàn áp đối với giai cấp bị trị luôn là

chức năng cơ bản của các nhà nước bóc lột (chủ nô, phong kiến và tư bản chủ nghĩa)

70 Chức năng nhà nước chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội khách quan của xã

hội

71 Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách mạng tư sản

72 Cưỡng chế là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các nhà nước bóc lột

73 Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ áp dụng phương pháp thuyết phục – giáo dục, mà

không cần thiết phải áp dụng phương pháp cưỡng chế

74 Mọi hoạt động thực hiện chức năng nhà nước đều được thể hiện dưới hình thức pháp

V Chương Năm : Bộ máy Nhà nước.

75 Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

76 Cưỡng chế là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các nhà nước bóc lột

77 Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ áp dụng phương pháp thuyết phục – giáo dục, mà

không cần thiết phải áp dụng phương pháp cưỡng chế

78 Không nhất thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước

79 Hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên ngân sách nhà nước

80 Mọi thành viên trong cơ quan nhà nước đều phải là công chức, viên chức nhà nước

Trang 6

81 Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước.

82 Bộ máy nhà nước là một bộ phận của hệ thống chính trị

83 Doanh nghiệp nhà nước hình thành và hoạt động dựa trên ngân sách nhà nước vì vậy

phải là cơ quan nhà nước

84 Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đề cập đến việc phân chia bộ

máy nhà nước thành 3 nhánh cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, nhánh hành pháp sẽ có vị trí cao nhất, biểu hiện qua quyền lực của Tổng thống – người đứng đầu cơ quan hành pháp

85 Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối,

không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

86 Lý thuyết chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước là phù hợp và khả thi

đối với các nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì theo đó “quyền lực của nhân dân là tối cao

và không thể bị chia tách”

87 Lý thuyết chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước không chấp nhận sự

phân quyền, mà chỉ là sự phân công quyền lực đối với cơ quan hành pháp

88 Không nhất thiết lúc nào Nghị viện cũng là cơ quan lập pháp, ở nhiều nước Nghị viện

chỉ là cơ quan quyết định ngân sách – tài chính

89 Cơ quan lập pháp ở các nước được chia thành 2 viện thì được gọi là Nghị viện, còn

nếu cơ quan lập pháp chỉ có 1 viện thì được gọi là Quốc hội

90 Ở những nước mà cơ quan lập pháp có quyền lực lớn nhất thì được gọi là Quốc Hội,

còn “cân bằng” quyền lực với cơ quan hành pháp thì được gọi là Nghị viện

91 Quốc hội gồm 2 viện chỉ tồn tại ở các quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên

bang

92 Cơ quan lập pháp ở các nước về cơ bản đều được hình thành từ việc bầu cử của nhân

dân (cả nghị viện, hay đối với hạ nghị viện) cho nên luôn là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước

VI Chương Sáu : Hình thức Nhà nước.

93 Các quốc gia có “Vua” (Nữ Hoàng, Hoàng Đế,…) đều được gọi là nhà nước chính thể

quân chủ

Trang 7

94 Quyền lực của nhà Vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là vô hạn.

95 Hình thức chính thể quân chủ hạn chế còn có tên gọi khác là hình thức chính thể quân

chủ lập hiến

96 Hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị là giống nhau vì ở đó

quyền lực tối cao của nhà nước đều do nhà Vua và Nghị viện nắm giữ

97 Hình thức quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị khác nhau ở chỗ: quân chủ nhị

nguyên thì quyền lực tối cao nhà nước toàn bộ vẫn nằm trong tay nhà Vua, còn quân chủ đại nghị thì quyền lực tối cao của nhà nước nằm trong tay Nghị viện

98 Hình thức chính thể quân chủ luôn có đặc điểm truyền ngôi theo nguyên tắc “cha

truyền con nối”

99 Hình thức chính thể quân chủ lập hiến chỉ tồn tại ở kiểu nhà nước tư sản

100 Hình thức chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước

thuộc về một cơ quan được nhân dân bầu ra trong một thời gian nhất định

101 Hình thức chính thể cộng hòa quí tộc là hình thức chính thể cộng hoà mà ở đó quyền

tham gia bầu cử thuộc về nhân dân, nhưng những người được bầu ra trong cơ quan đại diện (quyền lực) phải là tầng lớp quý tộc

102 Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ xuất hiện từ sau cách mạng tư sản

103 Ở quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị sẽ không có Tổng thống, mà chỉ

có Thủ tướng do Nghị viện bầu ra

104 Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị viện có

quyền bầu và phế truất Tổng thống

105 Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị viện bầu ra

Tổng thống, và Tổng thống sẽ thành lập ra Chính phủ

106 Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, Thủ tướng được Nghị viện bầu ra hay

được người đứng đầu nhà nước bổ nhiệm luôn là thủ lĩnh của đảng (liên minh đảng) cầm quyền

107 Hình thức chính thể cộng hòa tổng thống là hình thức chính thể mà ở đó Tổng thống

do nhân dân trực tiếp bầu bằng cách bỏ phiếu kín, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ

Trang 8

108 Ở hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, Nghị viện vẫn là cơ quan có quyền thành

lập, kiểm tra, giám sát, giải tán Chính phủ

109 Trong hình thức chính thể cộng hòa, Tổng thống – nguyên thủ quốc gia – có quyền

phủ quyết một phần hay toàn bộ luật mà Nghị viện đã thông qua

110 Ở các nước vừa có Tổng thống, vừa có Thủ tướng đều là hình thức chính thể cộng hòa

lưỡng tính (hỗn hợp)

111 Hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp là hình thức chính thể mà ở đó Tổng thống do

cử tri bầu trực tiếp bằng cách bỏ phiếu kín, và có quyền thành lập Chính phủ

112 Hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp là hình thức chính thể mà ở đó Chính phủ vừa

trực thuộc Nghị viện, vừa trực thuộc Tổng thống

113 Hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp là hình thức chính thể mà ở đó Tổng thống có

quyền bổ nhiệm Thủ tướng là thủ lĩnh đảng cầm quyền (giành đa số ghế trong Hạ Nghị viện)

114 Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước (một của

nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất áp dụng chung trên toàn lãnh thổ

115 Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước (một của

nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất

116 Nhà nước liên minh đó là bước chuyển tiếp giữa hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất

và nhà nước liên bang

117 Nhà nước liên bang là xu hướng phát triển của hình thức cấu trúc nhà nước của xã hội

hiện đại, tiến bộ

118 Kiểu nhà nước chủ nô và phong kiến không thể tồn tại chế độ chính trị dân chủ

119 Không có nền dân chủ thực sự thì không thể có nền chính thể cộng hòa dân chủ

120 Chế độ chính trị quân chủ không thể tồn tại trong chính thể quân chủ đại nghị

121 Một nhà nước quy định pháp lý quyền bầu cử thiết lập cơ quan quyền lực cao nhất của

nhà nước thì đó chính là nhà nước có chế độ chính trị dân chủ thực sự

122 Các nhà nước còn có sự tồn tại của nhà Vua thì không thể xem đó là nhà nước có chế

độ chính trị dân chủ

Trang 9

123 Xã hội có chế độ chính trị càng dân chủ thì vai trò quản lý của nhà nước càng giảm.

VII Chương Bảy : Nhà nước trong Hệ thống chính trị.

124 Hệ thống chính trị là phương pháp (thủ đoạn) mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền

lực nhà nước

125 Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước

126 Mặt trận tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước

127 Cùng với nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống

chính trị

128 Đảng cầm quyền lựa chọn và quyết định về mặt nhân sự trong bộ máy nhà nước

129 Tổ chức chính trị-xã hội hình thành với mục tiêu vì lợi ích của các thành viên và

hướng đến nắm giữ quyền lực nhà nước

VIII Chương Tám : Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (Không tìm được)

IX Chương Chín : Nhà nước pháp quyền.

130 Một xã hội mà ở đó nhà nước đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức đều phải tôn trọng pháp

luật thì đó là nhà nước pháp quyền

131 Tư tưởng nhà nước pháp quyền chỉ tồn tại trong các nhà nước tư bản và xã hội chủ

nghĩa

132 Nhà nước pháp quyền chỉ được hình thành kể từ sau cách mạng tư sản

133 Học thuyết nhà nước pháp quyền cho rằng nhà nước được thiết lập như một tổ chức

pháp lý nhằm thực hiện công quyền

134 Học thuyết nhà nước pháp quyền đã đặt vị trí của nhà nước xuống dưới pháp luật, chỉ

hoạt động trong khuôn khổ pháp luật

135 Học thuyết nhà nước pháp quyền cho rằng cần xem pháp luật là yếu tố duy nhất để

điều chỉnh các quan hệ xã hội

136 Học thuyết nhà nước pháp quyền cho rằng nhà nước phải sử dụng pháp luật để can

thiệp sâu vào hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội

137 Học thuyết pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho rằng không nhất thiết phải có dấu hiệu

“Tổ chức theo nguyên tắc phân quyền” trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

Trang 10

138 Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là dấu hiệu đặc trưng (chỉ có) của

các nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

B Lý luận về Pháp luật.

I Chương Một : Những vấn đề chung về Pháp luật.

1 Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp

luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội

2 Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã

hội

3 Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước

4 Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật

5 Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người

6 Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định

khi hình thành các quy định pháp luật

7 Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh

tế

8 Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển

9 Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người

10 Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật

11 Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể

hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật

12 Tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật đòi hỏi các quan hệ xã hội đã chịu sự

điều chỉnh của pháp luật thì không thể chịu sự điều chỉnh của các quy phạm xã hội khác

13 Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ

yếu trong xã hội

14 Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việc pháp luật tác động vào ý thức con

người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật

15 Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp

16 Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự

đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w