1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đáp án câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hành chính KL303

16 619 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 538 KB

Nội dung

Luật hành chính 1 KL303 với những câu hỏi nhận định đúng sai có đáp án giúp các bạn tham khảo trong quá trình học tập một cách hữu ích từ các chương . Tài liệu này chỉ mang tính tham khảo nhé chúc các bạn thành công và học tốt.

Trang 1

CÂU HỎI THAM KHẢO MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 1 (KL303)

Cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao:

1 “Quản lý nhà nước” là tất cả các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

Sai

Khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo hai góc độ Nếu theo nghĩa rộng thì quản lý nhà nước bao gồm tất cả các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Nếu theo nghĩa hẹp thì quản lý nhà nước chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành pháp và chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện

2 Thuật ngữ “quản lý nhà nước” trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta chủ yếu được hiểu theo nghĩa hẹp

Đúng

Thuật ngữ quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, hành chính nhà nước được sử dụng đang xen trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta Và chủ yếu được hiểu là hoạt động chấp hành, điều hành chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước

3 Bộ luật hành chính ở nước ta là sản phẩm của việc đã hoàn tất công tác pháp điển các nguồn của Luật hành chính Việt Nam

Sai

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản nào mang tên là Luật hành chính hay

Bộ luật hành chính Quốc hội chỉ mới ra Nghị quyết về việc lập ban soạn thảo Dự án “Luật hành chính công” Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có được bản Dự thảo lần đầu

4 Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành, điều hành

Sai

Nó còn bao gồm cả các quan hệ khi cơ quan nhà nước khác, tổ chức và cá nhân ngoài nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước

5 Ngành luật hành chính Việt Nam chỉ có phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh – phục tùng Sai

Mệnh lệnh – phục tùng là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính Việt Nam nhưng không phải là phương pháp duy nhất Phương pháp thỏa thuận cũng được sử dụng đan xen trong quá trình quản lý nhà nước Ví dụ khoản 2 Điều 17 Luật thanh tra năm 2010 quy định: “Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ”

6 Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Đúng

Luật hành chính có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước Phương pháp điểu chỉnh: mệnh lệnh – phục tùng và phương pháp thỏa thuận

7 Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật hành chính Việt Nam

Trang 2

Sai

Đối với văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật hành chính mới

là nguồn của Luật hành chính Việt Nam

8 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là nguồn của Luật hành chính Việt Nam

Sai

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là quyết định dùng để giải quyết một trường hợp cụ thể, cá biệt và áp dụng 1 lần cho đối tượng vi phạm hành chính Đây không phải là nguồn của Luật hành chính Việt Nam

9 Các tổ chức ngoài nhà nước không được tiến hành hoạt động quản lý nhà nước theo pháp luật Việt Nam

Sai

Hoạt động quản lý nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước có thẩm quyền hành chính thực hiện Ví dụ Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Chính phủ để ban hành nghị quyết liên tịch theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

10 Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính

Sai

Do không có Bộ luật hành chính hay Luật hành chính là một văn bản pháp điển tập trung, việc xác định năng lực chủ thể hành chính của cá nhân được đánh giá theo từng quan hệ cụ thể Mỗi quan hệ pháp luật hành chính sẽ có những yêu cầu khác nhau về năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính Đơn cử, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân nếu chỉ xét khía cạnh độ tuổi thì từ đủ 14 tuổi trở lên là được nếu vi phạm của cá nhân là

do cố ý mà không cần phải đủ 18 tuổi

11 Quan hệ pháp luật hành chính không phát sinh giữa các chủ thể không mang thẩm quyền trong quản lý nhà nước

Đúng

Quan hệ pháp luật hành chính đòi hỏi phải có ít nhất một trong các bên tham gia với tư các là chủ thể có thẩm quyền hành chính

12 Người nước ngoài không thể trở thành chủ thể quản lý nhà nước theo pháp luật Việt Nam Sai

Nhà nước có thể trao quyền cho cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam mà không phải lúc nào cũng phân biệt đây là công dân Việt nam hay người nước ngoài Ví dụ “Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga”

13 Chủ thể của luật hành chính phải có thẩm quyền hành chính nhà nước

Sai

Chủ thể của luật hành chính cần có năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính là được chứ không nhất thiết phải có thẩm quyền hành chính nhà nước Ví dụ cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính là đã tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính

Trang 3

14 Giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cá nhân cư trú trên địa bàn xã luôn tồn tại quan hệ pháp luật hành chính

Sai

Quan hệ pháp luật hành chính không mặc nhiên phát sinh giữa các chủ thể của ngành Luật hành chính Để có quan hệ pháp luật phát sinh giữa các chủ thể này thì cần có quy phạm pháp luật hành chính và sự kiện pháp lý hành chính

15 Sự kiện pháp lý hành chính là sự kiện xảy ra trên thực tế do con người thực hiện

Sai

Sự kiện pháp lý hành chính thông thường được chia thành hai loại là hành vi pháp lý hành chính và sự biến pháp lý hành chính Sự biến pháp lý hành chính thì không do con người thực hiện

16 Hành vi pháp lý hành chính là hành vi hành chính

Sai

Hành vi hành chính là hành vi của chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước, còn hành vi pháp lý hành chính có thể do chủ thể có thẩm quyền cũng có thể do các chủ thể khác của ngành luật hành chính thực hiện

17 Trong một số trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương ban hành chỉ

có hiệu lực ở phạm vi địa phương nhất định

Đúng

Khoản 1 Điều 155 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được

áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”

18 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính tuyệt đối chỉ có giá trị áp dụng từ ngày có hiệu lực cho đến thời điểm hết hiệu lực

Sai

Khoản 4 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới”

19 Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Chính phủ ban hành là nghị quyết liên tịch

Sai

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì tổ chức Đảng không phối hợp hay đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật

20 Các cơ quan hành chính nhà nước đều được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình

Sai

Chỉ có các cơ quan được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trang 4

21 Từ ngày 01/7/2016, tất cả các chỉ thị của Ủy ban nhân dân đều không phải là văn bản quy phạm pháp luật

Sai

Nếu chỉ thị do Ủy ban nhân dân ban hành trước ngày 01/7/2016 mà đó là văn bản quy phạm pháp luật thì theo khoản 4 Điều 172 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 nó vẫn tiếp tục là văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi hết hiệu lực

22 “Quyết định” của Thủ tướng Chính phủ có thể không phải là văn bản quy phạm pháp luật Đúng

Chỉ các quyết định nào có chứa quy phạm pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, đúng hình thức và trình tự, thủ tục thì mới là văn bản quy phạm pháp luật Ví dụ quyết định của Thủ tướng về việc bổ nhiệm Thứ trưởng là quyết định cá biệt

23 Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng “chỉ thị”

Sai

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

24 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính tuyệt đối chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sai

Phạm vi tác động về mặt không gian có thể trên phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ví dụ Điều 5 Luật xử

lý vi phạm hành chính 2012

25 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành

Sai

Văn bản quy phạm pháp luật hành chính là văn bản quy phạm pháp luật chứa nội dung điều chỉnh về vấn đề quản lý nhà nước, không lệ thuộc vào chủ thể ban hành là cơ quan nào Ví dụ Luật cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội ban hành vẫn là văn bản quy phạm pháp luật hành chính

26 Văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật hành chính

Sai

Văn bản quy phạm pháp luật hành chính trước hết phải là văn bản quy phạm pháp luật Do đó nếu văn bản do cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhưng lại không có quy phạm pháp luật thì không thể nào là văn bản quy phạm pháp luật hành chính

27 Khi nghị định hết hiệu lực thì thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho nó vẫn còn hiệu lực (trừ trường hợp hết hiệu lực vì lý do khác)

Sai

Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về các trường hợp làm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

28 Khi văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ thì hết hiệu lực

Trang 5

Đúng

Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

29 Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương ban hành có thể có hiệu lực sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành trong một số trường hợp

Đúng

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành theo Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

30 “Thông tư” của Bộ trưởng sẽ hết hiệu lực khi không còn đối tượng điều chỉnh

Sai

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực khi (Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):

1 Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

2 Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

3 Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4 Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực

31 “Thông tư” của Bộ trưởng trái với “quyết định” của Thủ tướng Chính phủ sẽ hết hiệu lực Sai

Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

32 “Quyết định” của Ủy ban nhân đân cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân thông qua (không kể trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn)

Sai

Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy định thời điểm bắt đầu có hiệu lực nhưng không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành trừ trường hợp được ban hành theo thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực sớm hơn

33 Văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực ngay vào thời điểm ký ban hành trong một số trường hợp

Đúng

Trong trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực sớm hơn bình thường Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

34 Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó

Đúng

Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

35 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua

Trang 6

Sai

Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã

Khoản 1 Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

36 Văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực khi văn bản mà nó căn cứ vào hết hiệu lực

Sai

Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

37 Từ ngày 01/7/2016 Thông tư liên tịch do các Bộ trưởng phối hợp ban hành trước đây không còn là văn bản quy phạm pháp luật

Sai

Khoản 4 Điều 172

38 Các văn bản quy phạm pháp luật quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng theo văn bản được ban hành sau

Sai

Khoản 3 Điều 156, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau Nếu không cùng cơ quan ban hành thì đầu tiên phải xác định xem văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn

39 Khi cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra quyết định đình chỉ văn bản thì làm cho nó ngưng hiệu lực

Sai

Điểm b khoản 1 Điều 153, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn

đề kinh tế – xã hội phát sinh

40 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đúng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng được ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật Khoản 3 Điều 132 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

41 Chính phủ không được ban hành văn bản dưới dạng nghị quyết

Sai

Chính phủ được ban hành nghị quyết, nghị định

Khoản 2 Điều 25 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

42 Bộ trưởng Chỉ được ban hành một loại văn bản là thông tư

Sai

Trang 7

Bộ trưởng được ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 123/2016/NĐ-CP

43 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính do Hội đồng nhân dân ban hành có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân ban hành

Sai

Khi xác định hiệu lực pháp lý, ưu tiên xác định dựa trên cấp ban hành trước rồi mới đến quan

hệ giữa cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực Ví dụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cao hơn của Hội đồng nhân dân cấp huyện

44 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính phải được đăng công báo

Sai

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định Khoản 3 Điều 150 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

45 Toàn bộ nội dung văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực vào cùng một thời điểm

Sai

Khoản 1Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định thời điểm văn bản có hiệu lực 1 phần hoặc toàn bộ… Như vậy có thể văn bản sẽ chỉ có hiệu lực trước 1 phần chứ không hẳn là toàn bộ sẽ có hiệu lực đồng loạt Ví dụ trước đây có Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

46 Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản không có chứa quy phạm pháp luật

Sai

Ví dụ khoản 8 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: “Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi

bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ”

47 Các cơ quan hành chính nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều

Sai

Nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

48 Chính phủ hoạt động theo chế độ thủ trưởng

Sai

Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ

Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP

49 Chính phủ có 1 Phó Thủ tướng thường trực và 3 Phó Thủ tướng khác

Trang 8

Sai

Chính phủ có 5 Phó Thủ tướng

50 Người đứng đầu các đơn vị thuộc bộ có tối đa 03 người là cấp phó

Sai

Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập không quá 03; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04

Khoản 2 Điều 40 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

51 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm: bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Sai

Bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

52 Ngoài chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ còn chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường

vụ Quốc hội và Chủ tịch nước

Sai

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội theo Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

53 Chính phủ có quyền điều chỉnh địa giới hành chính các cấp

Sai

Do Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh

54 Tổng cục do Thủ tướng quyết định thành lập

Sai

Khoản 3 Điều 40 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: “Việc thành lập vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ”

55 Các đơn vị thuộc bộ có con dấu

Sai

Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài Khoản Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 123/2016/NĐ-CP

56 Nhiệm kỳ của Thứ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội

Sai

Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, thời hạn tối đa là 5 năm Không tính theo nhiệm kỳ

57 Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ được thành lập nhằm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các dịch vụ công

Sai

Các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ không thực hiện chức năng quản lý nhà nước Khoản 2 Điều

23 Nghị định 123/2016/NĐ-CP

Trang 9

58 Cục, tổng cục là tổ chức trực thuộc bộ

Sai

Cục có thể trực thuộc bộ hoặc trực thuộc tổng cục Ví dụ Cục Thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự

59 Người đứng đầu các đơn vị thuộc bộ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm

Sai

Bộ trưởng “bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng,

kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc” theo quy định tại khoản 9 Điều 34 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

Đối với Tổng cục trưởng và tương đương thì chỉ thực hiện sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP

60 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm

Đúng

Bộ trưởng “bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng,

kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc” theo quy định tại khoản 9 Điều 34 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

61 Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và biểu quyết tại các phiên họp của Chính phủ

Sai

Theo Điều 44 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Chính phủ thì cách thức giải quyết công việc của Chính phủ bao gồm thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ hoặc gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ

62 Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa số thành viên của Chính phủ tham gia biểu quyết cho biểu quyết tán thành

Sai

Khoản 3 Điều 46 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: “Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết”

63 Khi biểu quyết, các thành viên Chính phủ cho ý kiến biểu quyết “đồng ý”, “không đồng ý” hoặc “không có ý kiến”

Sai

Chỉ có 2 phương án biểu quyết là “đồng ý” hoặc “không đồng ý”

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP

64 Thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng trong phiên họp của Chính phủ được cử cấp phó đi dự họp và biểu quyết thay mình

Sai

Thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng mặt được cử cấp phó

dự thay Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên Chính phủ vắng mặt nhưng không được biểu quyết

Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP

Trang 10

65 Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trên nhiều lĩnh vực ở địa phương Sai

Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương

66 Ủy viên Ủy ban nhân dân bao gồm ủy viên phụ trách công an, quân sự và ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn

Sai

Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm ủy viên phụ trách công an, quân sự; không có ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn

Ví dụ Điều 62 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về cơ cấu Ủy ban nhân dân phường

67 Ở mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh có tối đa 20 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Sai

Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nếu có sở được tổ chức theo điều kiện đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định và có Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch, kiến trúc thì tới

21 sở và cơ quan tương đương Nghị định 24/2014/NĐ-CP

68 Ở mỗi đơn vị hành chính cấp huyện được tổ chức 12 Phòng (nếu có thêm Phòng Dân tộc thì

có 13 phòng) thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Sai

Đối với địa bàn huyện đảo do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở đó quyết định số lượng phòng cụ thể nhưng không quá 10 phòng Điều 9 Nghị định 37/2014/NĐ-CP

69 Kết quả bầu cử Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn

Sai

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên phê chuẩn kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, kết quả bầu cử Ủy viên Ủy ban nhân dân không có yêu cầu phê chuẩn Khoản 7 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

70 Trong một số trường hợp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp

Đúng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không bắt buộc là đại biểu Hội đồng nhân dân Khoản 1 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

71 Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình sau khi được Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp hoặc Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn

Sai

Khoản 9 Điều 83: “Người giữ chức vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được Hội đồng nhân dân bầu”

72 Thành viên Ủy ban nhân dân phải là địa biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp

Sai

Ngày đăng: 08/10/2018, 16:35

w