PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU BÌNH THƯỜNG VÀ THAY ĐỔI NƯỚC TIỂU TRONG BỆNH LÝ THẬN NIỆU Phân tích nước tiểu là một xét nghiệm đơn giản, ít tốn kém, có vai trò quan trọng.. Màu sắc- độ đục trong
Trang 1PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU BÌNH THƯỜNG VÀ
THAY ĐỔI NƯỚC TIỂU TRONG BỆNH LÝ
THẬN NIỆU
Phân tích nước tiểu là một xét nghiệm đơn giản, ít tốn kém, có vai trò quan trọng
Để giải thích kết quả nước tiểu cần phải lấy đúng cách, không bị lây nhiễm bởi môi trường xung quanh Nước tiểu cần được thử ở tình trạng càng tươi càng tốt giảm hiện tượng ly giải một số tế bào và sự phát triển của vi khuẩn Phân tích nước tiểu thường chú trọng đến lý tính, hóa tính, và vi thể nước tiểu
I PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
1 Màu sắc- độ đục trong
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong do sự hiện diện của Urochrome bài tiết bởi các tế bào ống thận Sự thay đổi màu sắc nước tiểu có nhiều nguyên nhân không nhất thiết có ý nghĩa bệnh lý thường gây sự chú ý của bệnh nhân Bình thường nước tiểu mới lấy ra trong Nước tiểu đục có thể do nhiễm trùng hay hiện diện quá nhiều tinh thể phosphate
Trang 2Nước tiểu màu vàng đậm hay cam có thể do hiện diện quá nhiều tinh thể bilirubin, urobilin, hay phẩm màu thực phẩm, riboflavin, nitrofurantoin Nước tiểu cô đặc cũng có màu vàng sậm
Nước tiểu màu đỏ hay hồng có thể do phẩm màu thực phẩm, diphenylhydrantoin, methyldopa; trường hợp bệnh lý là có máu
Nước tiểu màu nâu thường hiện diện bilirubin, acid hemogentisic, methemoglobin, porphyrin
Nước tiểu màu xanh điển hình chứa xanh methylen, biliverdin, vi khuẩn pseudomonas
2 Tỷ trọng nước tiểu
Đây là chỉ số nói lên nồng độ chất hòa tan trong nước tiểu
Tỷ trọng bình thường 1,003-1,035 (đo 1 lần đi tiểu)
Nước tiểu bị pha loãng( nhược trương), tỉ trọng 1,003- 1,007
Nước tiểu đậm đặc( ưu trương), tỉ trọng 1,020- 1,035
Nước tiểu đẳng trương có tỉ trọng 1,010- 1,020
- Sinh lý: trẻ em có tỉ trọng nước tiểu cao hơn người lớn, chế độ ăn( tỉ trọng nước tiểu tăng khi uống ít nước vận động nhiều)
Trang 3- Bệnh lý: tỷ trọng cao( tiểu đạm, đái tháo đường) ; tỉ trọng thấp( dùng thuốc lợi tiểu, đái tháo nhạt, suy thận mãn)
3 PH nước tiểu
Bình thường pH : 5-8,5 ; Bình thường nước tiểu hơi acid với pH bằng 6
Đánh giá chức năng ống thận trong điều hòa toan kiềm:
- Sinh lý:
+ Thực phẩm, giờ ăn: ăn nhiều thịt làm nước tiểu có tính acid, sau bữa ăn nước tiểu trở nên kiềm, sau vài giờ trở nên toan
+ Vận động nhiều: nước tiểu acid
- Bệnh lý:
+ Nước tiểu toan: toan chuyển hóa, lao niệu, ngộ độc rượu methyl, toan hóa ống thận
+ Nước tiểu kiềm: nhiễm trùng tiểu do Proteus
4 Protein
Trang 4Bình thường lượng protein trong nước tiểu 100-150mg/24h, tương đương xấp xỉ 100mg/l Đây là độ nhạy tối đa của que thử Khi pH quá kiềm hay tiểu máu vi thể thì sẽ gây dương tính giả
Khi dùng que thử nước tiểu sử dụng tétrabromophénol que sẽ đổi màu từ vàng đến xanh lá đậm, tương ứng từ vết đến 4+ Vết tương ứng với đạm 150-300mg/l,
và 4+ tương ứng với 2g/l Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tiểu đạm vẫn phải định lượng đạm niệu 24h
Tiểu đạm tư thế tuổi dậy thì: đạm niệu xuất hiện tư thế đứng, không ghi nhận tiền
căn bệnh thận niệu phối hợp, chức năng thận, cặn lắng nước tiểu bình thường,biến mất tự nhiên khi phát triển thể chất hoàn tất
Tiểu đạm từng lúc( protéinurie intermittente) có tính chất chức năng sinh lý
thường xuất hiện lúc vận động gắng sức, sốt
Tiểu đạm liên tục: tiểu đạm thường gặp nhất là biêủ hiện bất thường của hệ niệu,
điện di protein nước tiểu phần lớn các trường hợp để nhận ra tính chất các protein trong nước tiểu
+Tiểu đạm chọn lọc: tiểu albumin đơn thuần, lượng albumin chiếm trên 85%
+Tiểu đạm không chọn lọc: tiểu albumin dưới 75%, phần còn lại gồm các loại globulines huyết thanh
Trang 5+Tiểu globulines: gồm nhiều loại globulines phối hợp có trọng lượng phân tử nhỏ hơn albumin( β2 microglobuline, lysozyme, chuỗi nhẹ Immunoglobulin )
5 Đường niệu
- Bình thường trong nước tiểu không có glucose
- Bất thường:
+ Glucose trong nước tiểu xuất hiện khi glucose máu tăng cao (#10mmol/l) quá ngưởng tái hấp thu của thận( ĐTĐ)
+ Bệnh lý tổn thương ống thận gần làm giảm chức năng hấp thu đường tại đây không kèm tăng đường máu gặp trong bệnh ống thận mô kẽ
6 Thể ceton niệu
- Sự hiện diện trong nước tiểu thể ceton như acid acétoacétique và beta-hydroxybutyrique là hậu quả tích tụ acetylcoenzyme A trong quá trình chuyển hóa Bình thường trong nước tiểu không có ceton Ý nghĩa ceton niệu gặp trong đái tháo đường có nhiễm ceton, nhịn đói lâu ngày, khẩu phần ăn nhiều mỡ
7 Máu và/ hoặc Hb
Trang 6- Máu: sự hiện diện hồng cầu trong nước tiểu do tổn thương đường xuất tiết, thận Tiểu máu đại thể có thể thấy qua mắt thường màu sắc nước tiểu đỏ, hồng, tiểu máu
vi thể chỉ phát hiện khi ly tâm nước tiểu
- Tiểu huyết sắc tố(Hb): nước tiểu có màu đỏ, nâu hậu quả của sự tán huyết thường do ngộ độc cấp, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, tiểu Hb kịch phát về đêm, vùi lấp…
8 Bilirubin và Urobilinogen
Chỉ có bilirubin trực tiếp tan được trong nước mới có thể tìm thấy trong nước tiểu Urobilinogen được sinh ra từ sự tương tác giữa bilirubin và các vi khuẩn ở ruột Phần lớn urobilinogen được thải vào phân, 10-15% thải qua nước tiểu Thường sự tăng thải bilirubin song song với urobilinogen
Tắc nghẽn đường mật: tăng bilirubin, không tăng urobilinogen trong nước tiểu
II PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU VI THỂ( CẶN NIỆU)
Phải được thực hiện với nước tiểu vừa mới lấy, ly tâm, dựa vào lưu lượng nước tiểu và tính các yếu tố có hình mỗi phút
1 Tiểu máu
Bình thường không có hồng cầu trong nước tiểu
Trang 7- Tiểu máu vi thề : khi hồng cầu > 5000/ph(cặn addis) Sự hiện diện đồng thời của
albumin niệu và trụ niệu là bằng chứng gần như tuyệt đối của viêm vi cầu thận Hồng cầu sinh ra từ cầu thận luôn luôn bị biến dạng, còn hồng cầu sinh ra từ đường xuất tiết vẫn giữ được hình dáng nguyên vẹn
- Tiểu máu đại thể khi hồng cầu > 30.000/ph (cặn addis)
2 Tiểu bạch cầu
- Bình thường không có bạch cầu trong nước tiểu, giới hạn sinh lý cho phép BC< 1000/ph(cặn addis)
- Bất thường khi BC> 2000/ph, tiểu mũ khi BC> 5000/ph BC nguyên vẹn hay biến thể, khi biến thể khó phân biệt với các loại tế bào đường niệu khác Khi phối hợp với đạm niệu >0.5g/l hoặc với trụ BC thì chắc chắn đó là viêm thận kẽ Khi
BC trong nước tiểu là đa nhân thì rất có thể là nhiễm trùng nên khảo sát vi trùng học nước tiểu
3 Tế bào thượng bì
Là tế bào biểu mô đường tiểu chủ yếu của niệu đạo và tế bào biểu mô đường sinh dục Bình thường không có hoặc ít hơn 3 tế bào bì trên quang trường 10 Nếu hiện diện số lượng nhiều có thể nghi ngờ bệnh lý nhiễm trùng tiểu, sỏi hệ niệu, ung thư
hệ niệu, nhiễm trùng âm đạo
Trang 84 Trụ
-Trụ là các khối protein sinh ra từ các ống thận gần hay xa
+Trụ trong ( không chứa ẩn thể nào) không có ý nghĩa bệnh lý
+Trụ hồng cầu chứng tỏ hồng cầu sinh ra từ chủ mô thận, cầu thận
+Trụ bạch cầu bình thường không có trong nước tiểu, ý nghĩa bệnh lý do bạch cầu thoát ra từ các mô viêm của cầu thận, ống thận gặp trong viêm bể thận cấp, viêm cầu thận cấp mãn
+ Trụ rộng gặp trong bệnh thận mạn tiến triển
+ Trụ hyaline: mất nước, lợi tiểu
+ Trụ sáp, trụ hạt gặp trong viêm vi cầu thận mãn, viêm ống thận mô kẽ mạn, hội chứng thận hư
+ Trụ mỡ: sự hiện diện trong nước tiểu là đặc trưng của tiểu lipid trong hội chứng thận hư
5 Tinh thể
Tinh thể không có giá trị bệnh lý nếu chúng là những chất hiện diện bình thường trong nước tiểu( muối calcium, acide oxalique, acide urique hay urate) Sự hiện
Trang 9diện tinh thể không luôn luôn là bằng chứng của sỏi hệ niệu và bản chất tinh thể không nói lên bản chất của sỏi hệ niệu
6 Vi trùng học nước tiểu
Nước tiểu luôn luôn bị bội nhiễm trong lúc đi tiểu, thông thường lấy nước tiểu giữa dòng sau khi đã làm sạch bộ phận sinh dục ngoài
Số lượng vi khuẩn 1000 - 10000/ml bình thường
10000-100000/ml nghi ngờ
>100000/ml nhiễm trùng niệu
Nếu nước tiểu lấy từ bọng đái do chọc hút trên xương mu số lượng vi khuẩn 100-1000/ml có ý nghĩa bệnh lý