PHƯƠNG PHÁP CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG BỆNH LÝ THẦN KINH 1. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính. 1.1. Mở đầu: + Phương pháp chụp cắt lớp vi tính được hai nhà vật lý học Cormack (người Mỹ) và Hounsfield (người Anh) phát minh năm 1971, đã đưa chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh tiến một bước nhảy vọt và góp phần cống hiến to lớn cho y học lâm sàng, đặc biệt là chuyên ngành Thần kinh học. + Dựa vào lý thuyết tái tạo ảnh cấu trúc của một vật thể 3 chiều, các tác giả đã thiết kế một máy chụp gồm hệ thống phát xạ quang tuyến X và những đầu dò đặt đối diện với bóng X quang. Hệ thống này quay quanh một đường tròn của một mặt phẳng vuông góc với trục cơ thể. Kết quả được một bộ nhớ của máy vi tính phân tích, cho người ta một ảnh của cấu trúc cơ thể trên cùng mặt phẳng có độ chênh lệch tỷ trọng 0,5%. + Người ta dùng đơn vị Hounsfield (HU) để tính tỷ trọng của cấu trúc: - Nước có tỷ trọng : 0 HU. - Không khí có tỷ trọng : -1000 HU. - Xương đặc có tỷ trọng : 1700 HU. - Ổ máu tụ có tỷ trọng : 50-90 HU. - Chất xám có tỷ trọng : 40-45 HU. - Chất trắng có tỷ trọng : 30-40 HU. - Dịch não tủy có tỷ trọng : 0-10 HU. 1.2. Chỉ định: + Hầu hết các khám xét ban đầu đều không dùng chất cản quang, dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để chỉ định vùng chụp cắt lớp vi tính. Độ dày lớp cắt từng vùng từ 2-10 mm. Có thể dựng lại ảnh theo không gian 3 chiều. + Đưa thuốc cản quang vào lòng mạch: chủ yếu đưa vào tĩnh mạch loại thuốc thải trừ qua thận để làm rõ một số cấu trúc như ổ áp xe, khối phát triển… + Sọ não: được chỉ định trong chấn thương sọ não để phát hiện vỡ xương, máu tụ ngoài, dưới màng cứng và trong não. + Tai biến mạch máu não: để chẩn đoán phân biệt giữa chảy máu và nhồi máu. + Các tổn thương do viêm: áp xe, viêm não, sán não. + Phát hiện các khối u nội sọ. + Phát hiện dị tật bẩm sinh của não bộ. + Chụp cột sống để phát hiện lao, ung thư, thoát vị đĩa đệm… + Chụp toàn thân để phát hiện và đánh giá sự lan rộng của bệnh lý. 1.3. Đánh giá cấu trúc trên các lớp cắt dựa vào tỷ trọng: + Tăng tỷ trọng: vùng cần đo có tỷ trọng cao hơn mô lành của cá thể đó. + Giảm tỷ trọng vùng cần đo có tỷ trọng thấp hơn mô lành của cá thể đó. + Đồng tỷ trọng: kết quả ghi được tương tự như mô lành của cá thể đó. 1.4. Các biến đổi hình ảnh: + Dịch trong kén, dịch viêm có tỷ trọng từ 20-30 HU. + Dịch thấm có tỷ trọng gần như nước. + Máu tụ có tỷ trọng từ 50-90 HU và giảm theo thời gian do tiêu máu. + Áp xe có tỷ trọng 30 HU. + Các biến đổi khác như vôi hoá có tỷ trọng gần giống tỷ trọng của xương. Hình 9.10: ảnh chảy máu não. Hình 9.11: ảnh nhồi máu não. 2. Phương pháp chụp cộng hưởng từ. 2.1. Mở đầu: + Dựa vào tính cộng hưởng đối với sóng radio của nguyên tố hydrogen trong cơ thể khi nằm trong từ trường mạnh người ta có thể làm cho nguyên tố đó phát tín hiệu và dùng các tín hiệu đó để tạo ảnh dùng trong chẩn đoán. + Tạo hình ảnh bằng cộng hưởng từ gồm có 5 bước sau: - Đưa người bệnh vào một từ trường mạnh. - Phát sóng radio vào từ trường đó. - Tắt sóng radio. - Người bệnh sẽ phát ra những tín hiệu. - Hệ thống máy ghi lại tín hiệu và dựng lại hình ảnh qua hệ thống máy tính. + Thời gian thư duỗi (reflaxation times, ký hiệu T1 và T2): khi tắt sóng radio, các proton đang đảo đồng nhịp với sóng radio bị mất dần năng lượng, trở về trạng thái ban đầu chưa được phát sóng radio. Thời gian thư duỗi gồm 2 quá trình: - Thời gian thư duỗi dọc (T1): quá trình từ hoá dọc lớn dần cho tới khi đạt được trị số ban đầu gọi là thời gian thư duỗi dọc T1. - Thời gian thư duỗi ngang (T2): quá trình từ hoá ngang vừa mới được hình thành nhờ xung radio, nay xung giảm dần đến khi mất hẳn gọi là thời gian thư duỗi ngang T2. Sự khác nhau giữa ảnh T1 và T2 là sự khác về cường độ tín hiệu giữa các tổ chức hiện trên ảnh (đối quang tổ chức). 2.2. Chỉ định: + Chẩn đoán u tủy, thoát vị đĩa đệm cột sống. + Phân biệt u não giảm tỷ trọng và nhồi máu não. + Nhồi máu não, chảy máu não ở thân não và hố sau. 2.3. Hình ảnh cộng hưởng từ: + Hình ảnh tổ chức bình thường trên ảnh cộng hưởng từ: - Tổ chức não và dịch não tủy: trên ảnh T2 dịch não tủy màu trắng, trên ảnh T1 dịch não tủy màu tối. - Tổ chức cơ và da đầu thấy rõ trên ảnh T1. - Xương đặc và tủy xương rõ hơn, tăng tín hiệu ở T1. + Một số hình ảnh bệnh lý trên cộng hưởng từ: - U não: phát hiện được cả u có tỷ trọng thấp và tỷ trọng cao, phù tổ chức quanh u nhìn thấy rõ. - Tràn dịch não: thấy cả não thất 3, 4 và cống Sylvius. - U tủy sống trên T1 thấy tủy sống, đĩa đệm, thân đốt, dịch não tủy có màu tối. Trên T2 dịch não tủy cho tín hiệu rõ nhất, đĩa đệm thấy rõ, nhất là ở người trẻ. - U màng tủy thấy rõ trên hình ảnh T1. - U nội tủy thấy rõ ở mặt phẳng cắt dọc và ngang, đồng thời xác định được chiều dài của khối u rõ nhất. - U rễ thần kinh thấy rõ trên ảnh T1, có đường viền rõ và cấu trúc thuần nhất. - U dưới màng cứng cho biết vị trí kích thước của khối u. Hình 9.12: hình ảnh u não trên T2. Hình 9.13: hình ảnh u não trên T1. . PHƯƠNG PHÁP CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG BỆNH LÝ THẦN KINH 1. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính. 1.1. Mở đầu: + Phương pháp chụp cắt lớp vi tính được hai nhà vật lý. 9.11: ảnh nhồi máu não. 2. Phương pháp chụp cộng hưởng từ. 2.1. Mở đầu: + Dựa vào tính cộng hưởng đối với sóng radio của nguyên tố hydrogen trong cơ thể khi nằm trong từ trường mạnh người ta. dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để chỉ định vùng chụp cắt lớp vi tính. Độ dày lớp cắt từng vùng từ 2-10 mm. Có thể dựng lại ảnh theo không gian 3 chiều. + Đưa thuốc cản quang vào