1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chẩn đoán hình ảnh sỏi tiết niệu pdf

6 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 99,12 KB

Nội dung

- Sỏi cản quang là Hình ảnh bóng mờ có đạm độ cao tương đương xương, Sỏi có thể gặp ở bất kỳ đâu trong đường dẫn niệu từ đài thận đến niệu đạo.. - Siêu âm thấy sỏi hệ tiết niệu là hình t

Trang 1

Chẩn đoán hình ảnh sỏi tiết niệu

1./ Đại cương:

- Sỏi tiết niệu là bệnh lý hay gặp, chiếm tỷ lệ từ 1 – 10%

- Lâm sàng đa dạng không đau hoặc đau thắt lưng, có thể đau quặn thận, đái máu hoặc không, có thể có sốt hoặc không

- Yếu tố thuận lợi tạo sỏi: Tiền sử chấn thương thân, nhiễm trùng đường niệu, ứ đọng nước tiểu, dị dạng đường niệu

- 90% là sỏi cản quang có cấu tạo can xi, sỏi hỗn hợp 70% Một số ít sỏi không cản quang

- Thường gặp ở người có tuổi, nhưng có thể gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi

- Đa số sỏi được hình thành ở cao, rồi di chuyển xuống thành sỏi NQ, BQ và sỏi niệu đạo

- Có thể cố định hay thay đổi vị trí => Trước khi mổ lấy sỏi phải chụp lại phim kiểm tra vị trí sỏi

2./ Chẩn đoán hình ảnh:

a./ Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:

Trang 2

- Là phương tiện căn bản phát hiện sỏi vì đa số là sỏi cản quang

- Sỏi cản quang là Hình ảnh bóng mờ có đạm độ cao (tương đương xương), Sỏi có thể gặp ở bất kỳ đâu trong đường dẫn niệu từ đài thận đến niệu đạo

- Bờ trơn nhẵn hoặc nham nhở

- Kích thước sỏi thấy được từ 2 mm đến 10 cm

- Hình dáng sỏi thay đổi tùy theo vị trí sỏi:

+ Sỏi đài thận hình tròn, hình tam giác

+ Sỏi bể thận hình tam giác lớn

+ Sỏi niệu quản hình bầu dục, trục nằm ngang

Sỏi đài – bể thận: Hình củ gừng ( sỏi san hô)

- Có thể thấy bóng thận to do ứ nước thận

b./ Siêu âm:

Cùng với phim hệ tiết niệu không chuẩn bị siêu âm là kỹ thuật thông dụng để phát hiện sỏi hệ tiết niệu

- Siêu âm thấy sỏi hệ tiết niệu là hình tăng âm kèm bóng cản phía sau nằm trong đường dẫn niệu (không liên quan đến sỏi cản quang hay không cản quang)

- Sỏi nhỏ < 3mm không có bóng cản, sỏi nhỏ ở đài bể thận khó thấy vì xung quanh là

mỡ xoang thận tăng âm

Trang 3

- Hình dạng sỏi: Với sỏi nhỏ thấy toàn bộ viên sỏi hình tròn, hình bầu dục Nếu sỏi lớn thì chỉ thấy được bề mặt sỏi có dạng đường thẳng hay hình vòng cung tăng âm kèm bóng cản phía sau

- Siêu âm thấy được sỏi ở đài bể thận, đoạn đầu và đoạn cuối niệu quản, niệu đạo nam

- Siêu âm rất khó phát hiện được sỏi niệu quản đoạn bụng do vướng hơi trong ruột, trừ một số trường hợp sỏi lớn trong niệu quản giãn ở bệnh nhân gầy

- Siêu âm có thể thấy các dấu hiệu gián tiếp như:

+ Giãn đài bể thân, niệu quản do sỏi gây tắc, ứ nước

+ Thận to, nhu mô mỏng đài bể thận biến dạng

+ Phù nề quanh sỏi: Viềm giảm âm quanh sỏi

+ Thoát dịch ra ngoài, đôi khi tạo nên một lớp dịch quanh thận (hay gặp trong hội chứng tắc nghẽn cấp)

+ Nước tiểu trong hoặc có thể có máu, mủ: Trống âm hoặc không

c./ UIV:

- Đây là kỹ thuật cung cấp đầy đủ thông tin về hình thái đường dẫn niệu và chức năng thận trong bệnh lý sỏi đường tiết niệu

- Thường chỉ định sau phim hệ tiết niệu không chuẩn bị và siêu âm

Trang 4

- Hình ảnh trực tiếp:

+ Sỏi cản quang: Sỏi từ dễ nhìn trên phim không chuẩn bị trở lên khó nhìn trên UIV

=> rễ bỏ sót Hình ảnh là điểm dừng lại của đường dẫn niệu giãn chứa thuốc cản quang

+ Sỏi không cản quang là hình khuyết thuốc trong đường dẫn niệu Nếu sỏi trong niệu quản có hình ảnh đáy chén úp ngược

- Hình ảnh gián tiếp:

+ Phù nề quanh sỏi: Viền sáng quanh sỏi do viêm phù nề

+ Giãn đường bài xuất phía trên sỏi (giãn đài bể thân, đoạn niệu quản trên sỏi)

+ Thận câm: Nếu sỏi bít tắc lâu ngày

- UIV có thể phát hiện những bất thường đường dẫn niệu là nguyên nhân gây sỏi

d./ CT.Scanner:

Đây là kỹ thuật đắt tiền, nhưng khả năng phát hiện sỏi rất cao (độ đặc hiệu khoảng

95 – 100%)

- Phát hiện thấy sỏi cản quang và sỏi không cản quang với hình ảnh tăng tỷ trọng ( >

100 UH)

- Có thể thấy giãn đài bể thận, niệu quản tuy không rõ bằng UIV

- CT.Scanner đánh giá nhu mô thận và vùng quanh thận rất hiệu quả

Trang 5

- CT.Scanner không cho biết chức năng thận Nếu cần thiết sẽ bổ xung thêm chụp UIV

3./ Chẩn đoán phân biệt:

a./Với sỏi cản quang: Cần chẩn đoán phân biệt với

- Sỏi mật: Siêu âm phân biệt hoặc chụp phim nghiêng Sỏi thận nằm sau cột sống còn sỏi mật nằm trước cột sống

- Sỏi tụy: Bóng cản quang vắt ngang cột sống L1- L2 Siêu âm để chẩn đoán phân biệt

- Vôi hóa hạch mạc treo: cản quang ít, không đồng nhất, di động theo nhịp thở

- U năng buồng trứng có chứa răng hay xương: Hình ảnh răng ở tiểu khung

- Vôi hóa tĩnh mạch tiểu khung: Một hoặc nhiều nốt cản quang nhỏ như đậu xanh, trung tâm ít mờ hơn, nằm cạnh gai tọa hoặc bờ trên xương mu

- Vôi hóa tiền liệt tuyến: Vôi hóa lấm tấm chồng lên khớp mu

- Ngoài ra các vôi hóa khác dễ phân biệt hơn như vôi hóa ĐM, vôi hóa sụn sườn, gai cột sống, mấu ngang cột sống

b./ Với sỏi không cản quang: Cần chẩn đoán phân biệt với

- U đường bài xuất: Có xâm lấn đường bài xuất, bờ nham nhở Chẩn đoán phân biệt trên CT.Scanner khối bắt thuốc sau tiêm rõ nhưng không đều

Trang 6

- Máu cục: trên siêu âm không có bóng cản, Trên CT.Scanner có tỷ trọng thấp hơn sỏi và không bắt thuốc sau tiêm

- Lao đường tiết niệu: Đài bể thận có hình cốc rượu, có hình cộng thêm và có hình tràng hạt nếu lao Niệu quản

- Giãn đài bể thận do hẹp vị trí nối: Chẩn đoán phân biệt dựa vào CT.Scanner

4./ Chẩn đoán biến chứng:

- ứ nước ứ mủ đài bể thận

- Đái máu

- Suy thận

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w