1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH ppsx

13 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 830,96 KB

Nội dung

BÀI TẬP NHÓM: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH, GIẢI THÍCH TẠI SAO NGÀNH SẢN XUẤT CHIP ĐIỆN TỬ LẠI CÓ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CAO. Nhóm sinh viên: 1. Vũ Thị Thu Hảo NHE K11 2. Hoàng Nghĩa Đức NHE K11 3. Hoàng Ngọc Ánh NHE K11 4. Nguyễn Minh Đức NHK K11 5. Trần Mạnh Hà NHK K11 6. Đặng Hồng Nhung KTA K11 LỜI MỞ ĐẦU Tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghệ vi mô đang thay đổi cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó biến đổi cách thức con người sinh hoạt, làm việc, học tập cũng như giải trí một cách sâu sắc đến nỗi ngay lúc này, khi nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta không khỏi giật mình. Chỉ cách đây một thập kỷ, những chiếc điện thoại di động được coi là “ siêu mỏng” có kích thước bằng cả một cuốn từ điển nhỏ, những chiếc máy tính cá nhân cồng kềnh, nặng nề vẫn là vật bất khả thay thế, và việc sở hữu máy tính xách tay chỉ là giấc mơ của số đông mọi người… Còn hiện tại, chiếc điện thoại nhỏ nhất có độ dày tương đương một chiếc thẻ tín dụng, máy tính xách tay phổ biến đến cả tầng lớp học sinh sinh viên, thế giới đón chào sự ra đời của máy tính bảng… công nghệ phát triển chóng mặt đến không ngờ. Và thứ đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, khi nhìn nhận một cách cụ thể, thật bất ngờ, lại là một vật vô cùng nhỏ bé, con chip điện tử. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT CHIP ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm Chip điện tử - Chip điện tử thực chất là một mẩu nhỏ vật liệu bán dẫn (hiện nay thường sử dụng silicon) có nhúng trên đó một mạch tích hợp IC (integrated circuit). Một con chíp điển hình nhỏ chưa tới 1,6 cm vuông nhưng có thể chứa tới hàng triệu thành phần điện tử (tức transitor). Các công nghệ và vật liệu sản xuất mới giúp kích thước và trọng lượng của con chíp ngày càng thêm nhỏ, thêm nhẹ. - Chức năng : Hiểu một cách cơ bản là nơi truyền tải cũng như xử lý thông tin, số liệu nhận được, chính vì chức năng quan trọng này mà sự phát triển của chip gắn chặt hay có thể nói không quá là quyết định tới sự phát triển của công nghệ thời gian qua. - Phân loại: Từ những bước đầu tiên, nền công nghiệp sản xuất chip lớn mạnh không ngừng và hiện nay cho ra đời hàng loạt những phát kiến làm thay đổi quan niệm thế giới về thiết bị điện tử.Con chip được sản xuất ngày càng có kích thước nhỏ hơn, sức mạnh lớn hơn, và đặc biệt giá thành ngày một rẻ hơn, đây chính là tiền đề tạo nên cuộc cách mạng trong công nghệ số như đã nói. Hiện tại công nghệ chip theo sự phát triển chung, trở nên vô cùng phức tạp tuy nhiên nhìn chung có thể phân loại theo một số hướng đơn giản: Theo cấu tạo vi xử lý bao gồm hai loại:  Chip CPU (bộ vi xử lý) chứa đựng toàn bộ một đơn vị xử lý  Chip bộ nhớ là chỉ chứa bộ nhớ trống 2. Ngành sản xuất chip điện tử: - Sự kiện đánh dấu sự ra đời của công nghiệp công nghệ bán dẫn chính là việc phát minh ra máy thu phát tín hiệu âm thanh (radio) vào năm 1901. Song phải mãi tới năm 1931 quá trình phát triển của ngành vi mạch sơ khai thời gian đầu mới có được một bước tiến lớn thực sự, đó chính là việc phát minh ra những bóng bán dẫn (transistor) đầu tiên, nền tảng của chip hiện đại cùng với tên tuổi của nhà sản xuất Bell Telephone Laboratories. - Từ đó, ngành công nghệ bán dẫn liên tục phát triển và trở thành ngành đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ như ngành hôm nay. - Những nhà sản xuất vi mạnh hay chip lớn nhất hiện nay phải kể tới là: Intel, ADM, TMSC, Samsung Electronics, Toshiba Semiconductors, Texas Instruments,… - Tổng doanh thu toàn ngành tới năm 2010 đạt 304,006 tỷ USD. - Là lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp. Cùng với sự phát triển trên thị trường mặt hàng công nghệ cao sử dụng chip trong thời gian gần đây, và nhìn vào quy mô của ngành, hẳn ta cùng có một suy nghĩ đây là một lĩnh vực đầy lợi nhuận. Song thực tế lại không phải như vậy. Nhìn một cách tổng quát, Ngành sản xuất linh kiện bán dẫn lại là một trong những lĩnh vực có mức tỷ suất lợi nhuận nhỏ nhất. Lấy tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu trung bình 5 năm trở lại đây của một số công ty dẫn đầu của một số ngành khác nhau ta có thể thấy điều này: Số liệu của năm 2007, lí do sử dụng số liệu của năm 2007 để tránh những hiệu ứng tác động của kinh tế vĩ mô tới các ngành nghề kinh doanh. (năm 2008 là khủng hoảng tài chính và năm 2010 là thời điểm phục hồi Bảng thể hiện tỷ suất lợi nhuận: 0 5 10 15 20 25 30 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho lĩnh vực này có mức tỷ suất lợi nhuận thấp đến vậy. Việc phân tích theo mô hình lực lượng cạnh tranh của Michael Porter sẽ phần nào cho chúng ta câu trả lời cho câu hỏi này. II. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐỂ GIẢI THÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NGÀNH SẢN XUẤT CHIP ĐIỆN TỬ THẤP. 1. Lực lượng cạnh tranh 1: Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại. Trong hầu hết các ngành kinh doanh, mức sinh lợi bình quân bị ảnh hưởng chủ yếu bởi bản chất mối quan hệ cạnh tranh giữa các hang trong ngành kinh doanh đó. Trong một số ngành, các DN cạnh tranh khốc liệt với nhau, đẩy giá xuống gần với chi phí cận biên. Trong một số khác, các DN không cạnh tranh mạnh mẽ trên gái mà thay vào đó, tìm cách hợp tác với nhau trong việc định giá hay cạnh tranh trên những khí cạnh không phải giá. Vậy lĩnh vực sản xuất chip thuộc xu hướng nào. Sau đây là một số nhân tố chủ chốt xác định mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành:  Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất chip điện tử . Có một thực tế là trong vòng 20 năm qua, ngành sản xuất chip điện tử là 1 trong những ngành có tốc độ phát triển khá cao. Tính từ năm 2005 đến 2010, dù phải chịu đừng tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu song doanh thu của ngành vẫn tăng 28%, trung bình gần 6%/năm. Có 2 thời điểm cần lưu ý là 2010 và 2004 và 2000 khi năm 2010 chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ, tăng trưởng doanh thu lên tới 32,5% năm 2004 và 2000 cũng có tăng trưởng lần lượt là 25% và 30.3%. Biểu đồ thể hiện doanh thu của ngành sản xuất bán dẫn và chip Đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển có đầu tư chú trọng về công nghệ thì con số này còn ấn tượng hơn rất nhiều, đơn cử như tại Việt Nam tăng trưởng khoảng 23% một năm. Số liệu cụ thể như sau: (đơn vị: triệu USD) Tổng doanh thu, 304006 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Axis Title Tổng doanh thu Trieu USD 544.1 668.4 850 1048.4 1288.8 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu chip Doanh thu chip Nguồn: Rank of 20 largest semiconductor 2001-2005 – isuppli corporation supplided for 1987-2010 (www.fabtech.org) Bảng trên thể hiện doanh thu từ việc sản xuất và cung cấp sản phẩm chip tại Việt Nam. Một ước tính được đưa ra, khả năng tới 2012, nhu cầu tiêu thụ chip điện tử trong nước sẽ đạt mức 2 tỷ USD Song sự tăng trưởng ấn tượng không đông nghĩa các công ty có thể không cần cạnh tranh, giành thị trường để phát triển. Cần chú ý tới đặc điểm của ngành, chip không phải là một sản phẩm tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân, đối tượng khách hàng của các công ty bán dẫn là các hãng sản xuất thiết bị điện tử trung gian, do đó nếu một hãng muốn có doanh thu tốt, ổn định cần có một vị thế vững chắc và tăng trưởng nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh cũng như tốc độ chung của ngành nhằm tạo ra uy tín, hấp dẫn các khách hàng lớn. Điều này quan trọng vì khi kí hợp đồng với nhà sản xuất chip nào, các công ty sản xuất thiết bị điện tử thường gắn bó với nhà sản xuất đó trong thời gian khá lâu. Như vậy, dù mức độ tăng trưởng khá cao, song không vì thế mà tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất bớt đi mà thực ra, môi trường này lại là chất xúc tác gia tăng cạnh tranh, khiến thị trường trở nên vô cùng nóng bỏng. Các nhà sản xuất tìm mọi cách để thu hút khách hàng bằng cách giảm giá thành và nâng cao chất lượng tối đa.  Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh là khá cao Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, cũng như việc thị trường đã trở nên gần như không có biên giới, sự canh tranh của các công ty đầu ngành càng lúc càng trở nên gay gắt. Hãy nhìn lại quá trình phát triển của ngành để thấy rõ điều này. Sự biến đổi sẽ được tập trung vào thị phần của các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao này. Nếu như vào đầu những thập niên 90, ngành công nghệ sản xuất chip chủ yếu bị thống trị bởi các công ty đến từ Nhật Bản với tên tuổi lớn nhất là Nec Semiconductor và Fujits.Thì một thập kỷ sau: Intel corporation nổi lên thành nhà cung cấp linh kiện bán dẫn lớn nhất thế giới và ông hoàng của năm 1990, NEC chỉ còn nắm giữ 6% thị phần. Và chúng ta cũng thấy sự nổi lên của một thế lực mới là Hàn Quốc bên cạnh những tên tuổi của Mỹ, Nhật và châu Âu với đại diện là Samsung, vị trí thứ 4 Năm 2005 là một năm cạnh tranh khốc liệt của các nhà sản xuất chip và chất bán dẫn. Lần đầu tiên top 5 nhà cung cấp hàng đầu không còn là cuộc chiến tay đôi của Nhật Bản và Mỹ, Samsung trở thành nhà cung cấp linh kiện thứ 2 trên thế giới nhờ vào sức mạnh kinh tế bùng nổ. Top 6 công ty hàng đầu của ngành đến từ 5 quốc gia khác nhau. Có một điều không đổi là Intel vẫn duy trì vị thế số 1 của mình, thị phần của họ tăng từ nhẹ từ 14% năm 2000 lên 15% năm 200 Và gần đây nhất là 2010. Agere (2) 2% AMD 2% Fujitsu Semiconductor s 2% Hitachi Semiconductor s 3% Hynix 2% IBM Microelectroni cs (1) 2% Infineon (spin- off from Siemens Semiconductor s) 3% Intel Corporation 14% Matsushita Semiconductor s 2% Micron Technology 3% Mitsubishi Semiconductor s 3% Motorola Semiconductor s 3% NEC Semiconductor s 4% Philips Semiconductor s 3% Samsung Semiconductor s 4% Sharp Semiconductor s 2% Sony Semiconductor s 1% STMicroelectr onics 4% Texas Instruments 4% Toshiba Semiconductor s 5% khác 33% 2000 AMD (1) 2% Broadcom (3) (fabless) 1% Freescale (spin-off from Motorola Semiconductor s) 2% Hynix 2% IBM Microelectroni cs (2) 1% Infineon (spin- off from Siemens Semiconductor s) 3% Intel Corporation 15% Matsushita Semiconductor s 2% Micron Technology 2% NEC Semiconductor s 2% Philips Semiconductor s 2% Qualcomm (3) (fabless) 1% Renesas Technology (merger of Mitsubishi and Hitachi Semiconductor s) 4% Rohm 1% Samsung Electronics 7% Sharp Semiconductor s 1% Sony Semiconductor s 2% STMicroelectr onics 4% Texas Instruments 5% Toshiba Semiconductor s 4% khác 35% 2005 Vị trí lại có sự xáo trộn khi chứng kiến sự thụt dốc của các đại diện từ châu Âu, sự quay lại mạnh mẽ của Nhật Bản và một suy giảm tương đối của người khổng lồ Intel. Những dẫn chứng trên để thấy rằng thị trường sản xuất và cung ứng linh kiện bán dẫn nói chung và chip nói riêng vô cùng khắc nghiệt, sự cạnh tranh của các công ty truyền thống hàng đầu luôn gay gắt. Ngoại trừ Intel luôn giữ được thị phần tương đối ổn định, các nhà sản xuất khác có biến động rất mạnh về thị phần của mình. Không một công ty nào có thể giữ vững vị thế độc tôn, chi phối hoàn toàn thị trường. Nếu để ý thì chúng ta cũng nhận thấy thị phần của các công ty nhỏ, không thuộc top 20 nhà sản xuất hàng đầu cũng tăng dần lên. Đặc biệt, nếu so sánh với thời điểm năm 1990, họ chỉ chiếm 10% thị phần của thị trường thì tới 2010, con số này là 35%, bước tăng trưởng lên tới 250%. Với sự tham gia đầy tích cực và mạnh mẽ từ nhiều nhà cung cấp trên một thị trường không biên giới trong một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi sự biến đổi liên tục, rõ ràng một điều là một cuộc chiến về giá cả cũng như kỹ thuật, chất lượng sản phẩm là hiển hiện. Các công ty sản xuất lôi kéo khách hàng, nâng cao thị phần bằng cách giảm giá thành cũng như giá bán tới mức tối đa. Với một giá bán thấp, họ không thể duy trì một suất lợi nhuận cao.  Mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi AMD 2% Broadcom 2% Elpida Memory 2% Freescale Semiconductor 1% Hynix 4% Infineon Technologies 2% Intel Corporation 13% Marvell Technology Group 1% MediaTek 1% Micron Technology (2) 3% NVIDIA 1% NXP 1% Panasonic Corporation 2% Qualcomm 2% Renesas Electronics (1) 4% Samsung Electronics 9% Sony 2% STMicroelectro nics 3% Texas Instruments 4% Toshiba Semiconductor s 4% khác 35% 2010 Nguồn: Rank of 20 largest semiconductor 2001-2005 – isuppli corporation supplided for 1987-2010 (www.fabtech.org) Các sản phẩm của ngành có sự tương đồng về mặt kỹ thuật công nghệ, chất lượng cho nên các sản phẩm này có khả năng thay thế cho nhau rất cao. Đồng thời giá thành của các sản phẩm này bị kéo xuống thấp do cuộc chạy đua cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp, do đó việc một khách hàng muốn chuyển việc sử dụng sản phẩm của hãng này sang sản phẩm của hãng khác là hết sức đơn giản. Trên thực tế, các công ty sản xuất chip và vi mạch thường chuyên biệt trong một số lĩnh vực sản xuất. Và trong lĩnh vực của mình đều phải đối mặt với những đối thủ rất lớn. Đơn cử như lĩnh vực chip máy tính. Nếu như tên tuổi nổi tiếng nhất là Intel, song không phải họ không phải dè chừng, trong suốt quá trình hoạt động của mình, Intel luôn gặp phải trở ngại từ 2 kẻ ngáng đường khác là AMD và VIA, 2 công ty chuyên biệt sản xuất chip. Những khách hàng của Intel, vốn là các công ty sản xuất máy tính hoàn toàn có thể chuyển sang đặt hàng sản phẩm của AMD và VIA bất kì lúc nào vì nhìn chung, giá thành sản phẩm không có gì khác biệt. Intel duy trì được thị phần ưu thế một phần lớn là dựa trên các mối quan hệ và khả năng đàm phán của họ.  Tính kinh tế, khả năng học hỏi nhờ quy mô và tỷ lệ chi phí cố định trên chi phí biến đổi Ngành sản xuất chip là ngành sản xuất yêu cầu vốn cố định lớn. Tính trên tổng tài sản thì tỷ lệ vốn cố định của các công ty này rất cao so với các ngành khác: Trong năm 2009: Intel: 32.44%. AMD: 89.1%. Samsung Electronics: 65%. Sony: 66.7% Ngoài ra trong những năm gần đây, hãng Intel, Samsung và nhiều công ty khác trên thế giới liên tục đầu tư thêm những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực sản xuất chip, nhằm mở rộng thị trường, gia tăng thị phần. Các hãng này nhận thấy những cơ hội lớn trong lĩnh vực chế tạo chip từ sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị kỹ thuật số, từ các loại điện thoại thời thượng như iPhone hay BlackBerry tới các hệ thống theo dõi điện tử. ví dụ như riêng trong năm 2007, tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này đã là 33 tỷ USD. Đặc trưng của ngành là tỷ lệ chi phí cố định trên chi phí biến đổi cao, vì thế mà các nhà sản xuất chip sẽ tìm mọi cách để tận dụng triệt để công suất lắp đặt và khiến cho chi phí cố định trên đơn vị sản phẩm giảm. Điều này giúp họ có thể giảm giá thành đến mức tối đa có thể để tăng lợi thế cạnh tranh. Do mức độ đầu tư ban đầu vô cùng lớn, nhà đầu tư muốn rút lui khỏi thị trường sẽ bị thua lỗ một khoản rất lớn. Do đó họ sẽ lựa chọn việc tiếp tục sản xuất thay vì rút lui khỏi ngành , điều này làm lượng cung tăng tương đối so với cầu khiến cho giá thành giảm làm tỷ suất lợi nhuận giảm. Như vậy, tất cả những nhân tố thuộc yếu tố cạnh tranh số một: CẠNH TRANH GIỮA CÁC HÃNG HIỆN TẠI đều tạo ra sức ép lớn cho nhà sản xuất, buộc mọi công ty trong ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử trong ngành phải cạnh tranh giảm giá bán, thậm chí có thể tiệm cận với giá thành. Không một công ty nào có khả năng lũng đoạn thị trường, điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của ngành là khá nhỏ. Các tài liệu tham khảo: BCTC của các công ty Intel, Samsung, Waltdisney, AMD, Unilever, Sony, VIA, Microsoft Business week, wikipedia.org. Rank of 20 largest semiconductor – isuppli corporation supplided for 1987- 2010 (www.fabtech.org) Bài phỏng vấn của nhà bao Hoàng Dũng Huệ với ông Nguyễn Văn Thọ-TGĐ cong ty công nghiệp Sài Gòn Semiconductor industry – The History and trends 2. Lực lượng cạnh trnah số 2: Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn. Ngành sản xuất chip điện tử đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với một số ngành khác có cùng tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên đây vẫn là ngành được khuyến khích đầu tư vì sản phẩm đầu ra chính lại chính là sản phẩm đầu vào cho các ngành công nghệ cao hơn như điện tử, máy tính. Khi xem xét cả sức hút của ngành đối với các nhà đầu tư tiềm năng cũng như rào cản gia nhập đều không cho thấy đây là ngành thu hút các công ty đầu tư mới mà hầu như là đầu tư mở rộng hoặc theo chiều sâu. Chính vì vậy, mối đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn tới các hãng hiện tại là không lớn, ít gây ảnh hưởng đến việc xác định giá của sản phẩm trên thị trường. Có thể chỉ ra một số yếu tố như sau:  Sức hút ra nhập ngành không quá lớn. Theo công ty nghiên cứu iSuppli, ngành công nghiệp chip toàn cầu từ đầu năm 2010 đã có chuyển biến đi lên, đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong thập niên vừa qua. Doanh thu từ thị trường bán dẫn khắp thế giới dự kiến sẽ tăng lên 300,3 tỷ đô la Mỹ (300,3 tỷ USD, ~5.705,7 nghìn tỷ đồng), tăng 30,6% so với 229,9 tỷ USD (~4.368,1 nghìn tỷ đồng) của năm 2009. Đây là tỷ lệ tăng trưởng cao đầu tiên kể từ khi ngành này đạt mức 36,7% trong năm 2000. [...]... sản phẩm đã có mối quan hê hợp tác lâu năm cùng nhau phát triển, có lợi cho cả đôi bên như IBM sử dụng các chip vi xử lý của Intel hay Nokia, Apple sử dụng chip di động của ARM thì không có lý do gì để tìm đến 1 hãng mới gia nhập ngành chưa có kinh nghiệm hay uy tín trên thị trường  Các rào cản về pháp lý: Các bằng phát minh sáng chế, giấy phép đầu tư… Trong lĩnh vực sản xuất chip việc cạnh tranh giữa... đầu tư cho ngành công nghệ cao nên cũng tạo điều kiện ưu đãi đầu tư về luật pháp, đất đai, thuế nên sẽ tạo cơ hội mở rộng cho các công ty hiện tại đồng thời cho các công ty muốn tham gia vào ngành ( các công ty nội địa) Như đã phân tích trên đây có thể kết luận là rất khó khăn để một công ty gia nhập vào ngành đặc biệt là khu vực chế tạo sản xuất chip Ngành công nghiệp sản xuất chip là một ngành cạnh.. .Doanh thu của ngành công nghiệp chip điện tử đạt kỷ lục trong năm 2010 do mức cầu tiêu dùng sản phẩm điện tử mới sản xuất tăng mạnh, các nhà sản xuất chip đã nỗ lực gia tăng quản lý năng suất và danh mục mặt hàng, và sự xuất hiện nhiều công nghệ đổi mới về cả linh kiện lẫn thiết bị cuối Tuy vậy phải nói rằng đây không phải là ngành có siêu lợi nhuận Thực tế cho thấy... mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm…đã làm cho các hãng mới rất khó khăn khi muốn gia nhập ngành, dù vậy vẫn có mối đe dọa tiềm ẩn từ phía các công ty có sản phẩm tương tự hay gần gũi trong chuỗi công nghệ (các công ty gia công sản xuất) Trong hiện tại, đây có lẽ là yếu tố hỗ trợ để duy trì tỷ suất lợi nhuận của ngành Tuy nhiên do các yếu tố khác tác động mạnh mẽ hơn nên tỷ suất của ngành vẫn... tố về công nghệ đòi hỏi cao thì việc ra nhập ngành của các công ty mới là rất khó Đó còn chưa kể phải liên tục đòi hỏi cải tiến, phát triển sản phẩm đáp ứng với nhu cầu thị trường mà tốn rất nhiều chi phí Tuy nhiên thì vẫn có phân khúc thiết kế vi mạch cho các công ty mới này Bởi chi phí vốn không quá lớn mà chủ yếu là nhân lực chất lượng cao Và đây cũng là ngành có lợi nhuận tương đối cao Một số công... của Intel hay ADM do đã có thể tích lũy về cả vốn và công nghệ, trong thời gian qua đã có đầu tư cho R&D Trong tương lai khi có đội ngũ này tham gia vào phân khúc sản xuất thì sẽ làm cho mức độ cạnh tranh của ngày trở nên khốc liệt hơn nữa  Lợi thế của người đi đầu Thực tế trên cả các mảng sản phẩm chip điện tử như vi mạch điện tử đơn giản, thẻ nhớ cho đến bộ vi xử lý chạy trên máy tính đã có rất... công ty trong ngành phải liên tục đổi mới, thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới mới theo kịp được thị trường và vượt lên so với đối thủ Đây tiếp tục lại là một khó khăn cho các công ty quy mô vốn nhỏ  Kênh phân phối và các mối quan hệ: Ở các hãng điện tử của Nhật như Hitachi, Toshiba đều có công ty sản xuất chip cho đồ điện của hãng riêng Còn các Intel, AMD sản xuất vi xử lý thì đã trực . BÀI TẬP NHÓM: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH, GIẢI THÍCH TẠI SAO NGÀNH SẢN XUẤT CHIP ĐIỆN TỬ LẠI CÓ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CAO. Nhóm. II. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐỂ GIẢI THÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NGÀNH SẢN XUẤT CHIP ĐIỆN TỬ THẤP. 1. Lực lượng cạnh tranh 1: Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại. Trong hầu hết các ngành kinh doanh, . cả đôi bên như IBM sử dụng các chip vi xử lý của Intel hay Nokia, Apple sử dụng chip di động của ARM thì không có lý do gì để tìm đến 1 hãng mới gia nhập ngành chưa có kinh nghiệm hay uy tín

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w