348 Ứng dụng lý thuyết phân tích tài chính vào thẩm định dự án và phát triển đầu tư trung tâm thương mại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai của Công ty BITI`S
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Một dự án có hiệu quả phải đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư và các mục tiêu kinh tế – xã hội của nhà nước Điều đó phải đòi hỏi dự án phải được soạn thảo, phân tích và đánh giá một cách cẩn thận từ giai đoạn tiền đầu tư Nhiều dự án đầu tư bị đỗ vỡ hay kém hiệu quả trong thời gian qua bắt nguồn từ việc phân tích đánh giá dự án không toàn diện hoặc không nghiêm túc Các dự án được đánh giá không lường hết các yếu tố rủi ro cũng như thực hiện cách phân tích khác ngoài phân tích tài chính cho dự án
Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường đầu tư, lựa chọn phương pháp phân tích đánh giá dự án đúng đắn cũng như dự báo các yếu tố tác động đến dự án trong tương lai sẽ góp phần nâng cao chất lượng của dự án
2 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Mục tiêu đánh giá kinh tế của dự án là xác định xem dự án đạt yêu cầu mong muốn về mặt tài chính hay không? Một cách cụ thể, đánh giá nhằm giải quyết hai câu hỏi sau đây:
• Dự án đó có đáng giá hay không? Nghĩa là đạt các tiêu chuẩn như lợi nhuận cho chủ đầu tư, giải quyết về việc làm, khai thác thế mạnh về tài nguyên, du lịch quốc gia…
• Với một danh sách dự án đã cho, dự án nào là tốt nhất? Thứ hạng của mỗi dự án đó như thế nào?
Thông thường khi soạn thảo và phân tích dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện các tính toán phân tích trong điều kiện xác định cũng cần dự báo các yếu tố không xác định trước như:
• Lạm phát
• Những thay đổi trong công nghệ
• Năng lực dự báo
• Vốn đầu tư cần thiết, thời gian thi công xây dựng, thời gian chạy thử
Do đó khi phân tích đánh giá dự án chúng ta phải thừa nhận tính bất định và phân tích dự án trong điều kiện xác định và cả trong điều kiện bất định Trên cơ sở phân tích đánh giá dự án qua hai tình huống những nhà đầu tư nghiên cứu nhằm quyết định đầu tư
Hơn nữa việc đưa phân tích kinh tế, xã hội vào trong nội dung phân tích dự án cũng giúp những người ra quyết định đầu tư có các nhìn toàn diện hơn về môi
Trang 2tröôøng maø döï aùn hoát ñoông trong ñoù Moôt döï aùn coù hieôu quạ phại laø moôt döï aùn mang lái lôïi nhuaôn cho nhaø ñaău tö vaø ñaùp öùng ñöôïc lôïi ích kinh teâ – xaõ hoôi
Trong thöïc teâ tái Vieôt Nam vieôc ñaùnh giaù caùc döï aùn ñaău tö phaăn lôùn chư ñöôïc thöïc hieôn trong ñieău kieôn xaùc ñònh Cođng cuoôc ñoơi môùi kinh teâ cụaVieôt nam cuøng vôùi neăn kinh teẫ thò tröôøng ñang dieên ra heât söùc phöùc táp ñoøi hoûi vieôc nghieđn cöùu, soán thạo, phađn tích, ñaùnh giaù moôt döï aùn phại thöïc hieôn moôt caùch nghieđm tuùc, öùng dúng caùc phöông phaùp ñaùnh giaù hieôu quạ nhaỉm xaùc ñònh tính khạ thi cụa döï aùn ñem lái trong töông lai Ñađy laø múc tieđu maø ñeă taøi naøy muoân ñeă caôp
3 Múc tieđu vaø phám vi cụa vaân ñeă nghieđn cöùu
Múc tieđu chính cụa luaôn aùn naøy laø öùng dúng lyù thuyeât phađn tích hieôu quạ taøi chính cụa döï aùn, ñaùnh giaù möùc ñoô rụi ro cụa döï aùn trong ñieău kieôn xaùc ñònh vaø ñieău kieôn baât ñònh nhaỉm ñaùnh giaù hieôu quạ ñaău tö cụa döï aùn ñoâi vôùi chụ ñaău tö -Biti’s vaø möùc ñoô ạnh höôûng cụa döï aùn ñoâi vôùi neăn kinh teâ xaõ hoôi cụa tưnh Laøo Cai trong ñònh höôùng phaùt trieơn tưnh Laøo Cai ñeân naím 2010
Phám vi nghieđn cöùu cụa luaôn aùn bao goăm caùc vaân ñeă sau:
- Giôùi thieôu caùc lyù thuyeât lieđn quan ñeân phađn tích taøi chính cụa döï aùn vaø caùc rụi ro trong ñieău kieôn xaùc ñònh vaø baât ñònh
- ÖÙng dúng lyù thuyeât ñeơ phađn tích ñaùnh giaù thaơm ñònh döï aùn ñaău tö Trung tađm cöûa khaơu quoâc teâ Laøo Cai, chụ ñôn vò ñaău tö laø Cođng ty Biti’s
- Aùp dúng phöông phaùp ñaùnh giaù döï aùn trong ñieău kieôn xaùc ñònh vaø baât ñònh ñeơ phađn tích taøi chính döï aùn vaø möùc ñoô rụi ro cụa döï aùn
- Aùp dúng phöông phaùp phađn tích kinh teâ xaõ hoôi ñeơ ñaùnh giaù hieôu quạ xaõ hoôi cụa döï aùn
Trang 3CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
I.1 Những khái niệm tài chính cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Phân tích tài chính dự án
a Xây dựng dòng tiền tệ ròng (dòng ngân lưu của dự án)
Xây dựng báo cáo dòng tiền tệ là công việc đầu tiên trong viêc phân tích tài chính dự án dựa vào những thông tin tìm được trong các phần phân tích về kỹ thuật, nhân lực và tiếp thị
Thành quả dự kiến trong tương lai của một dự án đầu tư được tóm tắt trong một tập hợp báo cáo tài chính dự trù hay triển vọng gồm các thông tin thu nhập và chi phí trong nhiều năm của dự án
Các khoản thu nhập và các khoản chi phí của dự án xuất hiện ở những năm khác nhau trong đời dự án tạo thành dòng tiền tệ của dự án và được xác định hàng năm như sau :
Trong quá trình tính toán dòng tiền tệ hàng năm của dự án một số vấn đề tài chính cần được quan tâm như sau :
Trong các khoản thu bằng tiền mặt ngoài doanh thu còn tính đến các khoản phải thu, tương tự các khoản chi tiền mặt ngoài chi phí phải tính đến các khoản phải trả Tất cả những yếu tố trên được xác định trong việc xây dựng nhu cầu tiền mặt giao dịch và vốn lưu động
b Các khái niệm về thu nhập của dự án
Tổng thu trong năm của dự án: Là tất cả những khoản tiền mà dự án thu được do
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm hoạt động của dự án Thu nhập trong năm của dự án bao gồm:
- Tiền thu do bán hàng: đây là nguồn thu nhập chủ yếu trong năm của dự án
- Thu nhập từ hoạt động tài chính
- Thu nhập từ các khoản viện trợ
- Thu nhập do thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản tại năm cuối cùng của dự án
Thu hồi hoàn vốn : là thu hồi ở giai đoạn hoạt động hàng năm dùng để hoàn lại
vốn đầu tư ban đầu được xác định bằng tổng khấu hao và thu nhập ròng hàng năm
Thu hồi thuần hàng năm: là hiệu số giữa thu nhập hàng năm và tổng chi hàng
năm của dự án Trong giai đoạn nghiên cứu, lập dự án và thực hiện đầu tư chưa có thu nhập thì thu hồi thuần là số âm và bằng tổng chi phí đầu tư, trong những năm Dòng tiền tệ ròng
(thu hồi thuần) = Khoản thu (tiền mặt) - Khoản chi (tiền mặt)
Trang 4hoạt động, không có đầu tư bổ sung thu hồi thuần bằng thu hồi hoàn vốn tại năm đó
c Các khái niệm về chi phí:
Các hoạt động của dự án được đảm bảo bằng các nguồn lực khác nhau, đó là những đầu vào đảm bảo cho hệ thống hoạt động Những đầu vào này biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc từng giai đoạn dự án như lao động, công nghệ thiết bị, nguyên vật liệu, đất đai, nhà xưởng…Chi phí của dự án là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực cần thiết hoạt động dự án Đối với dự án đầu tư Chi phí của dự án được xem xét ở cả ba giai đoạn
Giai đoạn 1 : (giai đoạn chuẩn bị đầu tư) xác định số lượng và nguồn vốn cần thiết cho các hoạt động dự án, nó thường chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại đóng vai trò quyết định đối với chi phí ở giai đoạn sau gồm các công việc : nghiên cứu đánh giá cơ hội đầu tư, nghiên cứu lập dự án tiền khả thi và khả thi, thẩm định và phê duyệt dự án ở cấp quản lý
Giai đoạn 2: (thực hiện dự án) là giai đoạn chủ yếu chi phí được đưa vào để thực hiện dự án như xin thuê đất, chuẩn bị mặt bằng, tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát-thiết kế giám định kỹ thuật chất lượng công trình, tổ chức đấu thầu, mua sắm thiết bị, thi công xây lắp, nghiệm thu công trình và thanh quyết toán
Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác dự án) chi phí được biểu hiện dưới dạng chi phí khai thác dự án (còn được gọi là vốn lưu động cần thiết để sản xuất kinh doanh khi dự án hoàn thành)
Các loại chi phí của dự án
Chi phí cố định và chi phí biến đổi:
Chi phí cố định: là chi phí phải trả cho dù doanh nghiệp không sản xuất gì cả như chi phí thuê nhà đất, khấu hao tài sản
Chi phí biến đổi: là chi phí tăng, giãm theo sản lượng chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công …
Chi phí chìm: Đây là những chi phí không thu lại được xảy ra do những quyết định
quá khứ Trong khi đó, việc phân tích kinh tế dự án chỉ xét những chi phí và lợi ích
do những quyết định hiện tại gây ra Nhiều chi phí quá khứ không thu hồi được
bằng một hành động tương lai, vì vậy chi phí chìm không được xem xét trực tiếp trong phân tích kinh tế dự án Trong thực tế chi phí chìm thường ảnh hưởng đến
việc lựa chọn dự án do yếu tố tâm lý là tiếp tục theo đuổi những quyết định trong
quá khứ mà thường được cho là không vô ích
Chi phí khấu hao: Trong phân tích hiệu quả dự án, khi xác định chi phí hàng năm
người ta không tính chi phí khấu hao vì toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu của dự án đã được tính đủ và khấu trừ hết trong những năm thực hiện việc đầu tư Do vậy khi xác định chi phí tiêu hao nếu tính chi phí khấu hao thì ta đã tính khấu trừ hai lần cho chi phí này Mặc dù thế nhưng chi phí khấu hao cũng ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền tệ của dự án từ đó ảnh hưởng đến kết quả phân tích và lựa chọn dự án
Trang 5Trước hết chi phí khấu hao ảnh hưởng đến mức thu nhập của doanh nghiệp, mức khấu hao càng lớn, thu nhập càng nhỏ, và ngược lại được thể hiện qua công thức tính lợi nhuận gộp (lợi nhuận chịu thuế)
Lợi nhuận gộp = Doanh thu hàng năm - (chi phí vận hành hàng năm + khấu
hao năm)
Thứ hai khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến thu hồi gộp trong năm:
Thu hồi gộp trong năm = khấu hao + lợi nhuận ròng + lãi vay (thu hồi hoàn vốn) Thu hồi thuần trong năm = thu hồi gộp trong năm – chi phí đầu tư trong năm
Dòng tiền tệ của dự án để phân tích hiệu quả lựa chọn dự án chính là dòng thu hối thuần của dự án
Mô hình tính khấu hao được chọn là khấu hao đều (hay gọi là khấu hao đường thẳng)
Chi phí đất đai : Giống như các tài sản khác, đất đai có một chi phí kinh tế cơ hội
khi được sử dụng cho dự án, ngay cả trong trường hợp Chính phủ cung cấp đất không mất phí cho dự án, chi phí về đất cũng phải được tính trong tổng chi phí đầu
tư của dự án và mức chi phí đất đó phải đươc xác định ở mức giá trị phản ảnh đúng giá trị thị trường của đất tại khu vực dự án Đất đai còn là một tài sản đặc biệt ở chổ trong hầu hết mọi trường hợp đất đai không có khấu hao Ngược lại do những cải thiện trong hệ thống cơ sở hạ tầng giá trị của đất đai còn có thể tăng nhanh hơn mức tăng của lạm phát trong suốt thời gian hiện hữu của dự án Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là chúng ta không được tính phần giá trị của đất đai gia tăng vượt quá mức tăng của lạm phát vào giá trị thanh lý của dự án Thông thường giá cả đất đai thực sự tăng lên là do kết quả đầu tư cho cơ sở hạ tầng công cộng mà sản phẩm của chúng ta không có bán trên thị trường cạnh tranh, do đó điều quan trọng là không được qui mức tăng trong giá trị thực của đất đai cho bất kỳ dự án nào nhằm tránh được sự thiên lệch trong khi lựa chọn đối với các dự án sử dụng nhiều đất
Chi phí hoạt động (chi phí khai thác) là chi phí tiêu hao trong giá thành sản phẩm
hàng năm của dự án kể cả thuế các loại
Chi phí khai thác hàng năm = Giá thành sản phẩm-Khấu hao+thuế thu nhập
d Báo cáo thu nhập dự kiến : Dựa trên cơ sở doanh thu hằng năm đã được dự trù
và các chi phí hoạt động đã được bao gồm (chi phí trực tiếp, gián tiếp, khấu hao ), thuế doanh thu ta tính được :
Lãi gộp = doanh thu – chi phí hoạt động Thu nhập chịu thuế tính trước = lãi gộp – chi phí trả lãi năm Dòng tiền tệ ròng sau khi trả thuế = thu nhập trước thuế – thuế thu nhập DN
Trang 6e Nguyên tắc xem xét lợi ích và chi phí trong việc phân tích hiệu quả dự án:
- Phân tích hiệu quả dự án xem xét cho cùng là so sánh các lợi ích và chi phí để thấy được doanh lợi hay tính hấp dẫn của các dự án khác nhau Bởi vậy đối với mỗi dự án, việc xác định đầy đủ các chi phí và lợi ích là một vấn đề quan trọng.Trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án, xác định chi phí và lợi ích được tiến hành theo nguyên tắc: tất cả những gì làm gia tăng mục tiêu là lợi ích còn tất cả những gì làm giảm mục tiêu là chi phí
- Trong phân tích khả thi, để tránh việc chấp thuận dự án dựa trên những ước tính quá lạc quan về lợi ích, chi phí, chúng ta nên sử dụng những ước tính thiên lệch theo hướng làm giảm bớt lợi ích của dự án trong khi làm tăng cao mức ước tính về chi phí Nếu dự án vẫn hấp dẫn sau khi tiến hành thẩm định như vậy thì có nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững khi thẩm định kỹ hơn, chính xác hơn
- Mục tiêu thay đổi theo tính chất sự phân tích Trong phân tích hiệu quả tài chính, mục tiêu là đánh giá lợi nhuận mà dự án mang lại cho người chủ dự án cũng như các cá nhân và tổ chức khác tham gia vào dự án Do đó phân tích hiệu quả tài chính chỉ tính đến những chi phí và lợi ích nào là xác thực đối với cá nhân và tổ chức đã nêu Theo nguyên tắc này khấu hao và các chi phí chìm không dự tính là chi phí của dự án Các chi phí và lợi ích phụ, chi phí và lợi ích ẩn cũng không được xem xét trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án
I.1.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính dự án:
I.1.2.1 Các phương pháp phân tích tài chính dự án theo các yếu tố xác định
Nội dung của các phương pháp này nhằm đánh giá lợi ích tuyệt đối và tương đối của dự án đầu tư Những phương án co 1lợi nhất về tương đối và có lợi nhất về tuyệt đối, có như vậy phương án được soạn thảo mới xứng đáng được đầu tư Những phương pháp này chỉ cho ta kết luận chính xác trong điều kiện những số liệu về lợi ích và chi phí của dự án được đoán một cách chắc chắn, môi trường của
dự án hoạt động ít biến động gồm các phương pháp sau:
Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư :
Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá kết quả dự kiến của dự án đầu tư :
- Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV)
- Suất thu lợi nội tại(Internal rate of return – IRR)
- Tỷ số lợi ích – chi phí (Benefit – cost ratio)
- Thời kỳ hoàn vốn (Payback period)
a Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV)
Bản chất của các dự án đầu tư là lợi ích và chi phí của chúng thường xảy ra vào các giai đoạn khác nhau Một số tiền có được hiện tại được coi là có giá trị cao hơn cùng một số tiền như vậy nhận được trong tương lai bởi vì tiền có được bây giờ cho
Trang 7phép để đầu tư có lãi hay tiêu dùng trong khoản thời gian giữa hiện tại và tương lai Do đó người đi vay sẳn sàng trả lãi suất dương để có thể sử dụng được vốn, còn người cho vay đòi hỏi phải được trả lãi
Gọi suất chiết tính là r, nếu đem 1 đồng đầu tư thì sau một năm sẽ tăng lên thành 1/(1+r) đồng Như vậy một khoản tiền B trong năm tới sẽ có giá trị hiện tại là B/(1+r) Tổng quát một khoản tiền B sẽ nhận được vào n năm trong tương lai sẽ có hiện giá là B/(1+r)n (n là thời gian hoạt động của dự án Suất chiết tính r càng cao và thời gian có được số tiền thu được càng lùi xa vào tương lai thì giá trị hiện tại của nó càng nhỏ)
Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV) của một dòng các lợi ích ròng trong tương lai (Bo – Co), (B1-C1),…(Bn-Cn) có thể được diễn tả như sau :
NPV = 0 00
)1(
)(
r
C B
+
− + 1 11
)1(
)(
r
C B
+
−+ ….+ n n n
r
C B
)1(
)(
C B
0 (1 )
)(
Mục đích của việc tính giá trị hiện tại ròng NPV của 1 dự án là để xác định xem tài nguyên theo cách đó có mang lại lợi ích lớn hơn chi phí của tài nguyên đó, hay chi phí đó có được phản ánh bằng suất chiết tính thích hợp Nếu như có lợi, giá trị hiện tại ròng dương (NPV>0), còn ngược lại giá trị hiện tại âm (NPV<0)
Trong trường hợp suất chiết tính biến đổi theo thời gian của dự án ta có công thức tổng quát tính giá trị hiện tại ròng:
i
t t
r
C B
1
1
)1(
)(
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế Giả sử vốn vào thời điểm hiện nay là rất khan hiếm so với trước đây Ta thấy rằng chi phí của vốn vào thời điểm hiện tại sẽ cao một cách bất thường và như vậy suất chiết tính sẽ giảm dần theo thời gian trong lúc cung và cầu của vốn trở về mức bình thường Ngược lại nếu hiện tại có nhiều tiền vốn, chúng ta dự kiến chi phí của vốn và suất chiết tính sẽ xuống thấp hơn mức trung bình dài hạn Trong trường hợp này chúng ta có lẽ dự kiến suất chiết tính sẽ tăng lên trong khi cung và cầu vốn dần dần quay trở về xu hướng dài hạn Quá trình này được minh hoạ như sau:
Trang 8Hình 1: Điều chỉnh chi phí của vốn theo thời gian Đối với đầu tư trong khu vực tư nhân, suất chiết tính thích hợp nhất được suy ra từ chi phí của vốn đầu tư tư nhân mà công ty phải trả để có vốn cho các đầu tư mới.Theo quan điểm tổng mức vốn đầu tư, chi phí này của vốn được tính bằng bình quân tỷ trọng chi phí của vốn có được từ việc bán cổ phần (hay thu nhập được giữ lại) và chi phí của vốn vay Như vậy suất chiết tính được thể hiện là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được tính theo công thức sau:
Trong đó :
V : giá trị vốn của công ty
EQi : giá trị vốn cổ phần (Equity) của thành phần i
DEj : giá trị vốn vay nợ (Debt) của thành phần j
Rei : giá sử dụng vốn cổ phần thành phần i
Rdj : giá sử dụng vốn vay thành phần j
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp giá trị hiện tại ròng:
Ưu điểm:
- Phương pháp NPV cho biết qui mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án
- NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ giá trị theo thời gian của đồng tiền, tính đầy đủ mọi khoản thu và chi trong cả thời kỳ hoạt động hoặc phân tích dự án Vì vậy, NPV là tiêu chuẩn để chọn tập dự án tức là chọn ra
Trang 9không phải một dự án mà là một số dự án trong số những dự án có thể có để đạt tổng lợi ích lớn nhất với những nguồn lực hạn định
Hạn chế:
- Chỉ tiêu NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu r được chọn Tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại Việc xác định tỷ suất chiết khấu chính xác là khó khăn, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động Để tránh hạn chế này người ta áp dụng phương pháp tỷ suất thu hồi nội tại IRR (sẽ nghiên cứu phần sau)
- Khi sử dụng phương pháp NPV đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập cho đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng
- Khi sử dụng phương pháp NPV so sánh các phương án cho các thời kỳ hoạt động không giống nhau sẽ gặp nhiều khó khăn Mặc dù các nhà phân tích dự án đã dùng kỹ thuật thời kỳ phân tích chung của dự án, phương pháp đầu tư bổ sung gối đầu, chuỗi đầu tư… nhưng đó chỉ là giả định khó đảm bảo độ chính xác Vì vậy, người ta sử dụng phương pháp giá trị hàng năm (Annual Worth- AW) để thay thế khi phương pháp NPV gặp khó khăn
AW = NPV
1)1(
)1(
−+
+
n n
r
r r
- NPV là chỉ tiêu tuyệt đối do đó khi dùng NPV chỉ xác định mức lãi lỗ thực của dự án mà nó chưa cho biết tỷ lệ lãi đó trên vốn đầu tư như thế nào? Điều này đặc biệt có ý nghĩa nghiêm trọng khi so sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau Để khắc phục hạn chế này người ta dùng phương pháp hệ số hoàn vốn đã được chiết khấu (NPVR)
NPVR =
)
(I
PV NPV
Ghi chú : PV (I) là giá trị hiện tại của vốn đầu tư
b Tiêu chuẩn suất thu lợi nội tại :
Suất thu lợi nội tại (internal rate of return) là một số thống kê đã được các nhà đầu
tư của cả hai khu vực nhà nước và tư nhân sử dụng rất nhiều để mô tả độ hấp dẫn của một dự án
Tiêu chuẩn IRR và NPV có liên quan bằng cách thức tính toán ra chúng Để tính NPV, người ta đưa ra suất chiết tính và dùng nó để tìm ra giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí Ngược lại khi tìm IRR, người ta quy NPV của dòng lợi ích ròng bằng không và IRR là suất chiết tính tìm được làm cho NPV bằng 0
Trang 10=
n t
t 0
t t t
k
C B
)1(
)(
+
Chi phí được định nghĩa bao gồm chi phí tư bản, chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí năng lượng và chi phí vận chuyển và các chi phí sữa chữa bảo trì Chi phí không bao gồm các khoản khấu hao và các lãi suất thực sự trả hay ước tính
vì bản thân IRR phản ánh mức sinh lãi ròng của dự án theo ý nghĩa này nó đã khấu hao các chi phí của dự án
Như chúng ta đã biết tỷ suất chiết khấu “k” ảnh hưởng quyết định đến chỉ tiêu NPV, “k” càng lớn thì NPV càng bé và ngược lại Độ chính xác của phương pháp giá trị hiện tại chịu ảnh hưởng quyết định của suất chiết khấu “k” Để khắc phục nhược điểm này người ta dùng phương pháp IRR Về ý nghĩa kinh tế khi NPV=0 có nghĩa là toàn bộ số tiền vốn bỏ ra bằng thu nhập và tất cả đều được hiện giá trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án
Một dự án đầu tư được xem là đáng giá khi suất thu lợi nội tại IRR của nó lớn hơn hoặc bằng suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được MARR (Minimum acceptable rate
of return)
Phương pháp suất thu lợi nội tại có một lợi thế hơn là nó có thể được tính toán dựa vào các số liệu của dự án mà thôi Đặc biệt, việc tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn
Công thức tính IRR
Khác với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu IRR không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức là phương pháp xác định một giá trị gần đúng giữa hai giá trị đã chọn Theo phương pháp này
ta tìm hai tỷ suất chiết khấu k1 và k2 sao cho ứng với tỷ suất nhỏ hơn (giả sử k1 ) ta có NPV>0, còn tỷ suất kia sẽ làm cho NPV<0 IRR cần tính (NPV=0) sẽ nằm giữa
2 tỷ suất k1 và k2 việc nội suy giá trị thứ 3giữa 2 tỷ suất trên theo công thức:
IRR = k1+ (k2- k1)
)()
(
)(
2 1
1
k NPV k
NPV
k NPV
− Trong đó :
1
k : tỷ suất chiết khấu thấp hơn NPV(k1) >0
2
k : tỷ suất chiết khấu cao hơn NPV (k2) < 0
NPV(k1) : giá trị hiện tạí ứng với k1
NPV (k2) : giá trị hiện tạí ứng với k2
Khi sử dụng phương pháp nội suy không nên nội suy rộng cụ thể là khoảng cách giữa 2 tỷ suất chiết khấu được chọn (k1,k2) không vượt quá 0,5%
Nguyên tắc sử dụng IRR trong phân tích hiệu quả:
- Dự án đầu tư có lợi khi lãi suất tính toán r < IRR
Trang 11- Trong số những dự án đầu tư độc lập IRR cao hơn sẽ được chọn
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tính IRR :
Ưu điểm:
- Khắc phục nhược điểm của phương pháp NPV khi lựa chọn mức tỷ số chiết khấu tính NPV
Nhược điểm:
- Việc tồn tại nhiều IRR khó xác định chính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá
Hình 2 : có 3 tỷ suất IRR
- Việc áp dụng IRR có thể dẫn đến các quyết định không chính xác khi lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau Những dự án có IRR cao nhưng qui mô nhỏ tức NPV nhỏ hơn một dự án khác mà IRR thấp nhưng NPV lại cao Bởi vậy khi lựa chọn một dự án có IRR cao rất có thể đã bỏ qua cơ hội thu một giá trị hiện tại lớn hơn Trong trường hợp này cần sử dụng phương pháp NPV
- Ngoài ra phương pháp này cũng không cho phép xác định thông tin về mức độ sinh lợi của đồng vốn bỏ ra ban đầu, thời gian hoàn vốn…
c Tiêu chuẩn tỷ số lợi ích – chi phí (B/C ratio)
Tiêu chuẩn này để xếp hạng các dự án đầu tư là qui tắc được các nhà phân tích đầu tư áp dụng rộng rãi nhất Nhưng nếu nó không được sử dụng một cách cẩn thận, tiêu chuẩn này sẽ đưa ra một lời khuyên sai lệch về sự hấp dẫn tương đối của các cơ hội đầu tư Tỷ số lợi ích chi phí được tính bằng cách đem chia giá trị hiện tại của các lợi ích cho giá trị hiện tại của các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết tính:
Tỷ số lợi ích – chi phí =
Công thức tính toán chỉ tiêu B/C
Giá trị hiện tại của các lợi ích Giá trị hiện tai của các chi phí NPV
0 ( k %)
Trang 12t
t t
r C r B
1
1
)1(
)1(
r : Lãi suất chiết khấu
n : năm tương ứng với tuổi thọ kinh tế của dự án
t
C : chi phí về vốn đầu tư tại năm t + chi phí vận hành năm t
Trường hợp C t và B tcó giá trị đều hàng năm ta có công thức :
B/C =
)(
)]
([
CR PW
M O B
PW − +
Trong đó :
B : giá trị đều hàng năm của lợi ích (thu nhập) ( B có dạng AW)
CR : chi phí đều hàng năm để hoàn vốn đầu tư ban đầu (khấu hao)
O : chi phí vận hành đều hàng năm
M : chi phí bảo hành đều hàng năm
Sử dụng tiêu chuẩn này chúng ta sẽ đòi hỏi để cho một dự án có thể được chấp nhận, tỷ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1 Trong việc lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau, qui tắc là chọn dự án có tỷ giá lợi ích – chi phí lớn nhất
Ưu điểm và hạn chế của chỉ tiêu B/C :
- Cũng như phương pháp NPV, tỷ lệ B/C chỉ ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tính toán r, lãi suất càng cao thì tỷ lệ B/C càng giảm
- Giá trị tỷ lệ B/C đặc biệt nhạy cảm với định nghiõa lợi ích và chi phí đây là hạn chế cơ bản nhất trong việc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ B/C Ví dụ: khi nhà sản xuất phải trả thuế cho một mặt bằng được bán, thì hạng mục cho các khoản thu trong bảng dòng tiền tệ có thể được ghi sổ là doanh số sau khi đã trừ thuế với thuế được ghi sổ là một khoản chi để bù lại
Trang 13d Thời gian hoàn vốn
Qui tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi trong việc quyết định đầu tư Bởi vì dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh, qui tắc này đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong việc lựa chọn đầu tư kinh doanh Nhưng nó có thể dẫn đến những kết quả sai lệch đặc biệt là trong những dự án đầu
tư có thời gian hoạt động dài và người ta biết khá chắc chắn về lợi ích và chi phí trong tương lai
Trong hình thức đơn giản nhất, thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết phải có để lợi ích ròng chưa trừ chiết khấu (dòng tiền tệ ròng dương) hoàn lại vốn đầu tư có đủ lợi ích để bù lại chi phí đầu tư trong thời gian qui định mới có thể chấp nhận được
Một hình thức tinh vi hơn của qui tắc này là đem so sánh các lợi ích đã trừ chiết khấu của một số năm trong giai đoạn đầu của dự án với chi phí đầu tư cũng đã được chiết khấu Tuy nhiên, một giả thiết đặt ra là tiêu chuẩn về thời gian hoàn vốn là các lợi ích thu được sau thời gian đã được ấn định cho thời gian hoàn vốn sẽ không chắc chắn là đến mức chúng bị bỏ qua Cách làm này cũng bỏ qua các chi phí đầu tư có thể xảy ra sau ngày ấn định đó
Mặc dù không ai tranh cải với quan điểm tương lai ít chắc chắn hơn hiện tại, nhưng sẽ là không thực tế khi giả thiết rằng sau một ngày cụ thể nào đó giá trị mong đợi trung bình của các lợi ích ròng là con số không Do vậy cũng không thể kết luận rằng tất cả các dự án mang lại về nhanh hơn lại tốt hơn các đầu tư lâu dài
Hình 3 : so sánh hai dự án có đời sống hữu dụng khác nhau
Đời sống hữu dụng dự án B
Trang 14Chúng ta giả thuyết cả hai dự án có chi phí giống nhau (Ca = Cb), tuy nhiên theo
biên dạng lợi ích của hai dự án A có lợi ích lớn hơn dự án B trong từng năm đến
thời điểm t*, từ năm t* cho đến tb dự án A mang lại lợi ích ròng bằng không, trong
khi dự án B mang lại lợi ích ròng dương (hình chử nhật có gạch xiên)
Rút ra các nhận xét khi sử dụng các chỉ tiêu phân tích ở trên :
Như vậy trong các tiêu chuẩn trình bày ở trên, tiêu chuẩn NPV được xem là quan
trọng nhất, còn tiêu chuan IRR có những điểm bất lợi mà chúng ta cần phải thận
trọng khi sử dụng nó Đối với một dự án đầu tư điển hình mà giai đoạn đầu tư ban
đầu (trong thời gian đó B t −C t < 0 và được tiếp giai đoạn sau đó với lợi ích ròng
luôn luôn dương thì chỉ có một IRR duy nhất Mặt khác nếu ta có dự án mà biên
độ thời gian của lợi ích ròng cắt ngang trục hoành không ít hơn một lần, chúng ta
không thể xác định được IRR duy nhất
Hình 4.1 : Lợi ích ròng (B t −C t) cắt trục hoành nhiều lần <-> nhiều IRR
Những dự án theo biên độ trên là do trong quá trình dự án đi vào hoạt động các
hạng mục thiết bị lớn đôi khi cần phải thay thế làm cho lợi ích ròng âm trong
những năm tái đầu tư Có những trường hợp mà kết thúc một dự án lại đưa đến chi
phí ròng lớn không có hiệu quả
Hình 4.2 : Lợi ích ròng (B t −C t) cắt trục hoành nhiều lần <-> nhiều IRR
Trang 15Do đó sử dụng phương pháp IRR có thể dẫn đến những kết luận sai lầm
I.2.2 Phân tích tài chính dự án trong điều kiện bất định :
Đầu tư có nghĩa là bỏ vốn để nhận được lợi nhuận lớn hơn trong tương lai Phần trên ta đã nghiên cứu những phương pháp đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư trong điều kiện xác định tức các chỉ tiêu như dòng tiền tệ (cash flow), suất chiết tính, tuổi thọ dự án… là biết trước một cách chắc chắn Song trong thực tế thì trái lại lượng vốn bỏ ra còn có thể biết được một cách tương đối chính xác, kết quả nhận được trong tương lai hoàn toàn trên cơ sở giả định, dự tính và có độ an toàn không cao Thực ra chúng ta không thể biết trước một cách chắc chắn các thông tin đó Do đó, hợp lý hơn phải xem xét chúng như là biến ngẫu nhiên
Khi phân tích kinh tế dự án xem xét trong môi trường rủi ro và bất định người ta thường dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích điểm hoà vốn
- Phương pháp phân tích độ nhạy
a Phương pháp phân tích điểm hoà vốn:
Phân tích điểm hoà vốn được tiến hành nhằm xác định mức sản xuất hoặc mức doanh thu thấp nhất mà tại đó dự án có thể vận hành không gây nguy hiểm đến khả năng tồn tại về mặt tài chính của nó, tức là dự án không bị lỗ, có đủ tiền mặt để hoạt động và có khả năng trả nợ Ngoài ra phân tích điểm hoà vốn còn giúp cho việc xem xét mức giá cả mà dự án có thể chấp nhận được Theo phân tích dự án người ta phân tích các điểm hoà vốn sau :
- Điểm hoà vốn lời lỗ
- Điểm hoà vốn tiền tệ
- Điểm hoà vốn trả nợ
* Điểm hoà vốn lời lỗ : là điểm mà tại đó mức sản lượng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án không bị lỗ trong năm hoạt động bình thường
B DT
D
−Trong đó :
HLL : Hệ số hoà vốn lời lỗ
D : Tổng định phí cố định trong năm của dự án, bao gồm cả lãi vay
DT : Tổng doanh thu dự kiến trong năm của dự án
B : Tổng chi phí biến đổi trong năm của dự án
Trang 16Điểm hoà vốn lời lỗ được mô tả :
*Điểm hoà vốn tiền tệ (điểm hoà vốn hiện kim): là điểm mà tại đó mức sản lượng hoặc doanh thu của dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao cơ bản tài sản cố định và chiết giảm chi phí thành lập Đôi với khấu hao
cơ bản chỉ tính khấu hao phần tài sản cố định vay vốn Điểm hoà vốn tiền tệ cũng được biểu hiện thông qua hệ số hoà vốn tiền tệ ( HTT)
HTT =
*Điểm hoà vốn trả nợ là điểm hoà vốn mà tại đó cho phép dự án có tiền để trả nợ vay và đóng thuế hàng năm Từ điểm hoà vốn tiền tệ dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay, tuy nhiên trên thực tế ngoài số nợ vay dự án phải có số tiền cao hơn để trả nợ và đóng thuế Số nợ phải trả và thuế lợi tức được xem như chi phí cố định của năm
HTN =
b Phương pháp phân tích độ nhạy:
Phân tích độ nhạy nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào và đại lượng đầu ra không an toàn Phân tích độ nhạy giúp các nhà quản lý trả lời câu hỏi kết quả của dự án như thế nào nếu như các yếu tố đầu vào thay đổi trong quá trình vận hành dự án từ đó có chú ý và tính toán để xác định dự án an toàn hơn cho những kết quả đã được dự tính Những dự án được xem là an toàn khi ít ảnh hưởng bởi các nhân tố đầu vào, tức là nhân tố đầu vào bất định kết quả của dự án vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được
Điểm hoà vốn
Định phí – khấu hao cơ bản Doanh thu – Biến phí
Định phí – khấu hao + Nợ gốc phải trả hàng năm + Thuế lợi tức
Doanh thu – Biến phí
Trang 17Ví dụ : ảnh hưởng của suất chiết khấu đến NPV :
Phân tích độ nhạy cần đánh giá được các biến số quan trọng là biến có ảnh hưởng nhiều đến kết quả dự án Nhược điểm của phương pháp này chỉ khảo sát từng thông số trong khi kết quả của dự án chịu tác động của nhiều thông số cùng một lúc, ngoài ra cũng không đánh giá được xác suất xuất hiện của các thông số
I.2.3 Các quan điểm phân tích dự án đầu tư:
Đối với mỗi dự án, điều quan trọng không chỉ tính chính xác lượng thu nhập ròng (tổng thu – tổng chi) cần thiết mà còn cần xác định nguồn vốn của nó Mỗi dự án có thể đảm bảo bằng một hoặc một số nguồn vốn khác nhau, cơ cấu nguồn vốn là một nhân tố phản ánh khả năng an toàn của dự án
Một dự án đầu tư có thể thẩm định theo các cách phân tích tài chính, kinh tế, phân phối thu nhập hay xã hội Ngoài việc tuân theo những cách thức phân tích khác nhau, các dự án đầu tư cũng có thể thẩm định theo các quan điểm khác nhau của các cá nhân hay tổ chức khác nhau Việc thẩm định dự án dựa trên quan điểm nào là quan trọng vì chúng cho phép các nhà phân tích xác định xem các thành viên liên quan tới dự án có thấy đáng tài trợ, đáng tham gia hay thực hiện dự án không?
Việc cung cấp tài chính có thể bao gồm các hình thức như cổ phần, quỹ trợ cấp, tiền vay trong nước, nước ngoài hoặc tiền viện trợ của nước ngoài Khoản nào trong các hình thức như trên được coi là ngân lưu vào (nguồn thu) cho dự án là phụ thuộc vào việc phân tích dự án được tiến hành dựa trên quan điểm nào Nếu kết quả dự án là hấp dẫn đối với chủ dự án nhưng không hấp dẫn đối với các tổ chức tài chính hay cơ quan quản lý ngân sách của chính quyền, dự án đó có thể gặp khó khăn trong khâu xin phép phê chuẩn hay tìm nguồn tài trợ Hay ngược lại nếu dự án đó là có lợi theo quan điểm ngân hàng hay của cơ quan quản lý ngân sách nhưng không có lợi cho chủ đầu tư, dự án đó có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện Nói tóm lại,để đảm bảo cho việc phê chuẩn và thực hiện thành công, một dự án phải hấp dẫn đối với những người đầu tư và những người thực hiện có liên quan đến dự án
10% 12% 14% 16% Suất chiết khấu
NPV
(+)
0
(-)
Trang 18a Quan điểm ngân hàng (còn gọi là quan điểm của tổng mức đầu tư)
Mối quan tâm trước tiên của ngân hàng là xác điïnh sức mạnh chung của toàn dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay Các ngân hàng coi dự án đầu tư như là một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính rõ ràng và thu hút những nguồn tài chính rõ ràng Quan điểm này còn được biết như là quan điểm của tổng mức đầu tư, theo đó ngân hàng xem xét các dòng tài chính, chi trả cho dự án (kể cả trợ giá) và các lợi ích (kể cả phần trả thuế) với cả lợi ích và chi phí được xác định theo mức giá cả tài chính của chúng Từ sự phân tích những dòng tài chính tiềm năng này, ngân hàng sẽ xác định được tính khả thi của dự án, nhu cầu cần vay vốn của dự án cũng như khả năng trả nợ vay của dự án Chi phí cơ hội tài chính của công trình hiện hữu nào mà được đưa vào dự án mới cũng đều phải được tính vào tổng chi phí đầu tư của dự án Các ngân hàng không quan tâm tới các chi phí gốc của các tài sản hiện có Quan điểm của ngân hàng hay quan điểm của tổng mức vốn đầu tư được diễn tả như sau:
Quan điểm ngân hàng = Quan điểm tổng mức đầu tư = lợi ích tài chính trực tiếp – chi phí tài chính trực tiếp – chi phí cơ hội của các tài sản hiện có
- Dòng tiền tệ vào = doanh thu + mức thay đổi trong khoản sẽ thu
- Dòng tiền tệ ra sẽ là tổng các chi phí đầu tư và chi phí vận hành (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, mức thay đổi trong khoản phải trả, mức thay đổi trong dự trù tiền mặt)
- Dòng tiền tệ ròng trước khi trả thuế = dòng tiền tệ vào – dòng tiền tệ ra
- Dòng tiền tệ ròng sau thuế = dòng tiền tệ ròng trước khi trả thuế – các loại thuế
b Quan điểm chủ đầu tư :
Giống như ngân hàng, chủ đầu tư xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án
so với những gì họ thể kiếm được trong trường hợp không có dự án Vì vậy chủ đầu tư cần xem những gì mà họ bị thiệt khi thực hiện dự án như là chi phí Khác với ngân hàng, chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng vào khoản thu, và trừ tiền lãi, nợ gốc vào khoản chi
Như vậy đối với chủ đầu tư của dự án, dòng tiện tệ ròng tương ứng có thể diễn tả như sau:
Quan điểm chủ đầu tư = Quan điểm ngân hàng + vay ngân hàng – trả lãi – nợ vay
c.Quan điểm của cơ quan ngân sách – chính phủ:
Đối với các cơ quan ngân sách, các dự án có thể cần chi dưới dạng trợ giá hay các khoản trợ cấp khác có thể tạo thu nhập từ chi phí sử dụng và thuế thu trực tiếp hay gián tiếp Do đó, đối với các cơ quan quản lý ngân sách chính quyền, thu nhập tài chính ròng do một dự án tạo ra có thể được diễn tả như sau:
Quan điểm cơ quan ngân sách = (thuế, chi phí sự dụng trực tiếp, gián tiếp) – (trợ giá và trợ cấp các khoản trực tiếp, gián tiếp)
Trang 19CHƯƠNG II ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI KHẨU QUỐC
TẾ LÀO CAI CỦA CÔNG TY BITI’S
II.1 Sự cần thiết phải đầu tư và khả năng đầu tư:
II.1.1 Giới thiệu khái quát về thị trường Tây Nam Trung Quốc:
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và giàu tiềm năng với dân số gần 1,3 tỷ người, có nhiều Tỉnh, Thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam… và trong những năm qua, nền kinh tế luôn duy trì mức tăng trưởng hơn 10%/ năm
Riêng khu vực phía Tây Trung Quốc có 12 Tỉnh, Thành như Quảng Tây, Vân
Nam, Qúy Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Tây Tạng, tổng giá trị sản xuất: 1.660 tỷ NDT (tương đương 200 tỷ USD) Thu nhập bình quân đầu người 564 USD/ người Người dân ở đây có mức sống tương đồng và những đặc tính tiêu dùng giống người Việt Nam, có nhu cầu và khả năng tiêu thụ nhiều loại hàng hoá của Việt Nam Trong tương lai đây là nơi trung chuyển hàng hoá lớn nhất
Trung Quốc đang quyết tâm đầu tư để biến Miền Tây trở thành “Chiếc cầu Đại lục Châu Á” giữa Đông Á, Tây Á, Trung Á và Đông Nam Á, một trong những đầu cầu đó là Hà Khẩu – Lào Cai Vì vậy, riêng ở cửa khẩu Hà Khẩu - Tỉnh Vân Nam sẽ hình thành khu thương mại đặc biệt với diện tích 4,42 km2 để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Theo nhiều nhà kinh tế, việc Trung Quốc gia nhập WTO tạo ra một lợi thế thương mại đáng kể trên phạm vi toàn cầu, kết hợp với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA) – Trung Quốc thì khu vực này sẽ trở thành một thị trường lớn nhất trên thế giới với 1,7 tỷ người
Thực tế nhiều năm qua cho thấy Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu qua tuyến đường này gồm chủ yếu:
- Vật tư, kim khí, hoá chất phục vụ sản xuất công nghiệp: hoá chất cho sản xuất giấy, than cốc, thạch cao cho sản xuất xi măng, nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá…
- Các mặt hàng nông sản của vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ
- Các loại hàng hoá tiêu dùng : bột giặt, đồ nhựa, giầy dép…
- Các loại giống cây trồng năng suất cao : giống lúa la, khoai tây, hành tỏi, giống cây ăn quả chất lượng cao
- Hải sản các loại
Hàng hoá qua cửa khẩu Lào Cai xét về tính chất đều là những hàng hoá Nhà nước Việt Nam khuyến khích xuất nhập khẩu đồng thời nhiều năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lào Cai tăng nhanh, nhưng đều cân bằng giữa xuất và nhập
Trang 20- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1991 mới đạt 1,4 triệu USD
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1999 tăng lên 57 triệu USD tăng 39 lần so với năm 1991
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 tăng lên 100 triệu USD tăng 75% so với năm 1999
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2001 tăng lên 150 triệu USD tăng 50% so với năm 2000
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 tăng lên 230 triệu USD tăng 53% so với năm 2001
Thực tế trên cho thấy, 4 năm trở lại nay Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu hàng năm tăng rất cao từ 50-70%, trong khi các cửa khẩu lớn khác của Việt Nam với Trung Quốc giảm nhiều thì ngược lại XNK qua lào Cai tiếp tục tăng nhanh
Với những đặc điểm và lợi thế như trên, cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa hai nước Thực sự là cửa ngõ là cầu nối giữa Việt Nam với thị trường Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc đầy tiềm năng chưa được khai thác
Như vậy, có thể nói Trung Quốc nói chung và khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc
nói riêng là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng mà các nhà doanh nghiệp luôn muốn hướng tới để tìm kiếm cơ hội làm ăn, khai thác kinh doanh và mở rộng thị trường của mình, đồng thời đây cũng là một tấm gương phản chiếu đầy đủ tiềm lực của các doanh nghiệp khác trên thế giới, từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những đánh giá để tìm kiếm các đối tác liên kết, đầu tư hoặc vươn tới những khu vực thị trường khác
II.1.2 Tầm quan trọng của dự án TTTM cửa khẩu quốc tế trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Lào cai:
- Tại tỉnh Lào Cai hiện nay chưa có một Trung tâm thương mại đúng nghĩa, việc mua bán – kinh doanh thông qua các chợ là chính, chưa thực sự là một khu vực kinh tế cửa khẩu, chưa làm được công tác xúc tiến thương mại đúng tầm với thị trường Trung Quốc rộng lớn phía Tây Nam Trung tâm Thương mại Biti’s định hướng là Trung tâm xúc tiến Thương mại, cung cấp thông tin giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác, đáp ứng nhu cầu về văn phòng đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh nhất để các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, liên doanh, liên kết, ủy thác, thanh toán… Đây cũng chính là mục tiêu mà Chính Phủ và chính quyền Lào Cai đang mong chờ Công ty Biti’s thực hiện dự án Trung Tâm Thương Mại trong thời gian tới
- Dự án TTTM được hình thành đóng vai trò quan trọng là một Trung tâm, nơi xúc tiến các hoạt động thương mại giữa hai nước, là đầu mối tổ chức các hoạt động giao thương kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam muốn khái phá thị
Trang 21trường Trung Quốc, thực hiện “Ngân hàng dữ liệu về Tây Nam Trung Quốc phục vụ cho công việc xúc tiến thương mại và đầu tư tại Lào Cai” cung cấpï cho các nhà đầu tư mà từ lâu họ rất “đói” thông tin về làm ăn, buôn bán với Trung Quốc nói chung và khu vực Tây Nam-Trung Quốc nói riêng, Giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động đón đầu những cơ hội làm ăn, đầu tư Thúc đẩy việc lưu thông hàng hoá qua lại giữa hai nước, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong nước như : xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, khoáng sản,…, sang Trung Quốc,
- Góp phần làm sôi động nền kinh tế khu vực, thu hút được một số lượng lớn các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai đầu tư và làm bàn đạp tiến vào thị trường Tây Nam Trung Quốc, thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà, và nguồn nhân lực tại địa phương nhằm đáp ứng hoạt động lâu dài cho các dự án đầu tư là không thể thiếu, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, nâng cao mức sống, trình độ dân trí, kỹ thuật tiên tiến
a Thúc đẩy lưu thông hàng hoá giữa hai nước:
- Thị trường Tây Nam-Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng với dân số trên
300 triệu dân, chiếm 28,1% dân số Trung Quốc, với diện tích trên 5 triệu km2, chiếm 60% diện tích toàn Trung Quốc Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải…Để cải thiện đời số nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa Miền Đông và Miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính Phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “Đại khai phá Miền Tây” với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại…cho vùng này, do vậy nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hoá hiện có ở Việt Nam, là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
- Với thế mạnh của Việt Nam là nông sản, hải sản, khoáng sản, thị trường Tây Nam Trung Quốc là thị trường tiêu thụ ổn định để xuất khẩu các loại nông sản, hoa quả ở phía Nam: chuối, nhãn, sầu riêng, mãng cầu, thanh long, chôm chôm…; hải sản (do Vùng Tây Nam Trung Quốc không có biển) Ngoài ra, thực hiện xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng đạt chất lượng cao của Việt Nam cạnh tranh với các mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc không đạt chất lượng: bột giặt, hàng nhựa; bánh kẹo, càfe, nước hoa, bột giặt cùng các loại khoáng sản, quặng nguyên liệu…Hơn nữa, khoảng cách vị trí của các tỉnh Tây Nam Trung Quốc khá
xa so với các khu kinh tế phát triển của Trung Quốc như : Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, do đó việc cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ, nhất là các loại nông lâm – thuỷ hải sản không kịp thời, gặp nhiều khó khăn Đây chính là thị
Trang 22trường đầy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư, sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc lấy Trung tâm Thương Mại làm nơi giao dịch, mua bán hàng hoá qua lại giữa hai nước, đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế của hai quốc gia
b Thúc đẩy du lịch địa phương, giao lưu văn hoá giữa hai nước:
- Với những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai như : Sapa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương…, đây là tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch phong phú, thúc đẩy chính sách khuyến khích phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với Trung Quốc Mỗi năm số khách du lịch đến Lào Cai trên 350.000 lượt người, khách du lịch xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đạt trên 1,4 triệu lượt người
- Ngoài ra, tiếp giáp với tỉnh Lào Cai là tỉnh Vân Nam -Trung Quốc, một trong bốn tỉnh có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, hàng năm có 2 triệu khách tới du lịch và đa số du khách đến Vân Nam đều muốn qua du lịch ở Việt Nam và ngược lại
- Dự án Trung Tâm Thương mại Biti’s với việc đầu tư khu 11 tầng, 17 tầng làm khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà khu vực Hà Khẩu -Trung Quốc (giáp Lào Cai) chưa có, đáp ứng nhu cầu nghĩ ngơi, mua sắm của các du khách là một công trình không thể thiếu theo định hướng phát triển của tỉnh Lào Cao về du lịch với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đây cũng chính làm tăng mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa hai nước, tạo sự đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc khu vực Lào Cai-Việt Nam và Vân Nam-Trung Quốc, ổn định an ninh quốc phòng
II.2 Các điều kiện thuận lợi và khó khăn
II.2.1 Các điều kiện thuận lợi
Tỉnh Lào Cai với lợi thế về đường sắt đường bộ và đường sông đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hành lang kinh tế “Côn Minh-Hà Khẩu-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng” Đồng thời là cửa ngõ kinh tế từ khu vực phía Tây Trung Quốc đi đến khu vực mậu dịch của các nước Asean, Thái Bình Dương và ngược lại, trở thành một vị trí chiến lược quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực để thu hút đầu tư và giao thông kinh tế
II.2.1.1 Chính phủ Việt Nam (Lào Cai) thực hiện các chính sách thu hút đầu tư
a Thực hiện các chính sách ưu đãi cho tất cả các doanh nghiệp đầu tư trong khu kinh tế thương mại cửa khẩu, cụ thể:
- Các chính sách ưu đãi áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài :
+ Miễn tiền thuê đất : Miễn tiền thuê đất phải nộp kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đưa dự án vào sử dụng trong 11 (mười một) năm đối với các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Lào Cai
Trang 23+ Giá cho thuê đất : Đối với dự án đầu tư vào các thị xã, thị trấn trong tỉnh Lào Cai (thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn – theo qui định của Nghị định 24/2000/NĐ-CP) giá thuê đất được xác định bằng 50% mức giá cho thuê đất quy định đối với đô thị nhóm 5 Nếu các dự án nằm trong địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (theo quyết định 100/1998/QĐ-TTG) còn được giãm thêm 50% giá thuê đất nữa (tức là tổng số được giãm là 75%)
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài :
Tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Lào Cai được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau :
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 0% được áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án
Được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giãm 50% trong 4 năm tiếp theo (ngoại trừ các dự án được miễn thuế TNDN 8 năm BOT, BTO, BT đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu
tư ; Doanh nghiệp công nghệ kỷ thuật cao; doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao trong khu công nghệ cao…)
Đối với thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài chịu thuế suất 3% đối với lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
+ Ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng :
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định
Nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án : BOT, BTO, BT…được miễn thuế nhập khẩu
Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất rong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với dự án đầu tư thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn qui định tại Phụ lục kèm theo nghị định 24/2000/NĐ-CP
Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất, đối với sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí, điện, điện tử
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tạm chưa phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Không phải nộp thuế giá trị giá tăng đối với thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp Nếu có cả loại thiết bị, máy móc trong nước sản xuất được nhưng nó nằm trong dây chuyền đồng bộ thì cũng không chịu thuế cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ
Trang 24- Các chính sách ưu đãi áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước :
+ Miễn tiền thuê đất :
Miễn tiền thuê đất 10 năm đối với các dự án đầu tư vào địa bàn xã Lào Cai và huyện Bảo Thắng Miễn tiền thuê đất 13 năm đối với dự án đầu tư thuộc các ngành nghề lĩnh vực được ưu đãi đầu tư (quy định tại Danh mục A – nghị định 51/1999/NĐ-CP, đồng thời sử dụng bình quân ít nhất 20 lao động
Miễn tiền thuê đất 15 năm đối với các dự án đầu tư vào địa bàn các huyện còn lại (thuộc địa bàn quy định tại Mục I-Danh mục C –nghị định 51/999/NĐ-CP
Đầu tư dự án vào địa bàn khu kinh tế cửa Khẩu Lào Cai được giảm 50% tiền thưê đất
+ Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp :
Đối với việc đầu tư vào thị xã Lào Cai và huyện Bảo Thắng thuế suất 25% đối với tất cả các dự án, và thuế suất 20% đối với các dự án đầu tư thuộc các ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư (Qui định tại Danh mục –Nghị định 51/1999/NĐ-CP
Đối với việc đầu tư vào các huyện còn lại của tỉnh Lào Cai thuộc địa bàn quy định tại Mục I - danh Mục C – Nghị định 51/1999/NĐ-CP, thuế suất 20% đối với tất cả các dự án và 15 % đối với ngành nghề lĩnh vực được ưu đãi đầu tư (quy định tại Danh mục A – nghị định 51/1999/NĐ-CP
Ngoài ra, chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, cấp đất dự án trong thời gian ngắn nhất, hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp, Ban hành chính sách thu hút nhân tài đến làm việc tại Lào Cai như hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tuyển lao động Lào Cai vào làm việc với mức: 1.000.000 đồng/người
b Hình thành Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Tỉnh nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư trong địa bàn Tỉnh trong việc vay vốn đầu tư với mức lãi suất ưu đãi
c Đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp: Nam Ga - Phố Mới và Bắc Duyên Lào Cai với diện tích mỗi khu là 100 ha nhằm phục vụ các doanh nghiệp làm nhà xưởng, kho tàng
Hải-d Đầu tư mở đường ô tô tại khu Kim Thành, mở rộng gấp đôi đường lên Sapa (14m) Xây dựng một sân bay nội địa tại Lào Cai và đầu tư mạng lưới thông tin phục vụ xúc tiến thương mại tại Khu Cửa khẩu Chính Phủ đã đồng ý giao cho phía Nhật Bản nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai Đồng ý với phương án của Tỉnh Lào Cai, cho phép Lào Cai là chủ đầu tư dự án mở rộng và nâng cấp quốc lộ 70 (Hà Nội - Lào Cai)
Trang 25II.2.1.2 Chính phủ Trung Quốc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư :
a Tại khu vực Hà Khẩu, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách: Ưu đãi đầu tư và đặc biệt chính sách thuế nhập khẩu có nhiều ưu tiên hơn
so với các cửa khẩu khác như Quảng Tây-Móng Cái, Lạng Sơn nhằm dồn đầu mối giao thương, phát triển kinh tế về khu vực Cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai
b Thực hiện giảm thuế nhập khẩu tiểu ngạch ưu đãi (chỉ bằng 50% thuế nhập khẩu tiểu ngạch thông thường và 25% thuế nhập khẩu chính ngạch) đối với hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch có xuất xứ từ các nước láng giềng Ví dụ đối với mặt hàng giày dép 12,5%, thuế tăng trị áp dụng đối với khu mậu dịch tiểu ngạch biên giới giảm còn 8,5% …
c Người dân mua hàng qua biên giới đối với khu mậu dịch chợ biên giới (Hà Khẩu) không quá 3.000 NDT tương đương 5.500.000 VNĐ không phải đóng thuế
II.2.1.3 Các dự án đầu tư của chính phủ hai bên đã và đang tiến hành:
a Phát triển và xây dựng một số tuyến đường giao thông quan trọng gắn liền với khu vực cửa khẩu và hành lang phát triển kinh tế giữa hai nước Trung Quốc – Việt Nam như nâng cấp và mở rộng đường cao tốc Hà Khẩu - Côn Minh
b Xây dựng một sân bay quốc tế mới tại Côn Minh trước năm 2005 Phối hợp với Chính phủ Việt Nam khảo sát thực địa, triển khai vận tải đường thủy Sông Hồng
c Ký kết thỏa thuận hợp tác thanh toán biên mậu giữa ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh lào Cai với ngân hàng công thương tỉnh Vân Nam-Trung Quốc, ngày 1/7/2003, khẳng định bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Lào Cai – Vân Nam lên tầm cao mới Doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán biên mậu của Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh lào Cai ngày càng tăng, doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2002 đạt 1.225 tỷ VNĐ, tương đương 720 triệu CNY Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng năm 2002 đạt 795 tỷ VNĐ, tương đương 445 triệu CNY và chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu, hiện nay thường xuyên có 200 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng
II.2.1.4 Quan hệ thương mại, du lịch truyền thống ở biên giới hai nước
a Tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng tốt đẹp Từ khi tái lập quan hệ bình thường tới nay, hai nước đã ký kết với nhau 30 hiệp định cấp chính phủ Mậu dịch hai nước đã đạt được 2,8 tỷ USD vào năm 2001 so với 2,4 tỷ USD vào năm 2000 và 30 triệu USD vào năm 1991, dự kiến năm 2005 sẽ vượt qua con số 5 tỷ USD
Trang 26b Nhân dân hai nước qua lại biên giới ngày càng nhiều để thăm hỏi, du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh Lượng khách du lịch đến Lào Cai ngày càng tăng: Năm 2001 là 265.000 lượt người, tăng 26% so với năm 2000 Trong đó 165.000 khách quốc tế (chủ yếu là từ Trung Quốc) với doanh thu đạt 52 tỷ, tốc độ tăng 30% so với các năm trước.Dự kiến đến năm 2005 sẽ thu hút 400.000 lượt khách (trong đó 265.000 khách quốc tế) với doanh thu 251 tỷ, năm 2010 thu hút 680.000 lượt khách (trong đó: 440.000 khách quốc tế) với doanh thu 760 tỷ Tiềm năng cho thời gian tiếp theo là rất lớn, đặc biệt cho lĩnh vực du lịch và thương mại
II.2.1.5 Tiềm năng của Biti’s và những bước chuẩn bị cho dự án
Đánh giá được tiềm năng của thị trường Trung Quốc và đặc biệt là các tỉnh phía Tây Trung Quốc Từ tám năm trước đây, Biti’s đã không ngừng quan tâm trong việc đầu tư, xâm nhập vào thị trường Trung Quốc bằng các hình thức: Thiết lập và mở rộng quan hệ với các cơ quan chính quyền Trung Quốc và chính quyền Tỉnh Lào Cai, đầu tư thành lập Chi nhánh tại tỉnh Lào Cai, mở Văn phòng đại diện tại Hà Khẩu – Vân Nam và văn phòng giao dịch tại Quảng Châu - Trung Quốc, tìm hiểu nghiên cứu và thu thập thông tin kinh tế về thị trường Trung Quốc, tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm Biti's nhằm chuẩn bị cho việc phát triển kinh doanh lâu dài Qua đó đã đạt một số kết quả sau:
Chi nhánh Lào Cai thành lập năm 1995 với mục tiêu mở rộng và khai thác thị trường khu vực phía Tây Bắc Việt Nam, đồng thời từng bước tạo dựng cơ sở để chinh phục thị trường Trung Quốc đã đánh dấu một bước phát triển của Biti’s:
− Hệ thống kênh phân phối tại Lào Cai phát triển ổn định với 38 CHĐL và đại lýù được thiết lập tại các khu vực trọng điểm Hệ thống khách hàng Trung Quốc hiện nay bao gồm 14 Tổng Kinh Tiêu và 200 Kinh tiêu phân phối sản phẩm Biti’s tại các tỉnh thành lớn như: Vân Nam, Tứ Xuyên, Bắc Kinh, Quảng Tây, Trùng Khánh, Giang Tây, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quý Châu Đồng thời công tác phát triển thị trường đang được chú ý mở rộng ra các tỉnh thành phố khác của Trung Quốc
− Thực hiện đầu tư thương hiệu thông qua việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc năm 1999, đầu tư quảng cáo Pano, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các kỳ hội chợ… nhằm phát triển thương hiệu đến người dân Trung Quốc Đến nay đã có được một thị phần ổn định ở chính thị trường Trung Quốc Khu vực thị trường chiếm được không chỉ tại các địa phương giáp biên giới phía Bắc như Côn Minh, Hà Khẩu… mà còn ở các địa phương khác như Bắc Kinh, Nam Ninh, Hồ Bắc… Đồng thời, việc kinh doanh của Biti’s được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền hai nước, vì vậy có khả năng phát triển mạnh trong những năm tới
Trang 27− Là một doanh nghiệp tư nhân đạt được những thành công bước đầu tại thị trường Trung Quốc, vốn là nước sản xuất giày dép đứng đầu thế giới, có nguồn
lao động dồi dào - mẫu mã sản phẩm phong phú – đẹp - giá rẻ, Biti’s đã tạo
được niềm tin và uy tín với cấp chính quyền Trung Quốc, sự kiện Thủ Tướng Trung Quốc -Chu Dung Cơ đến thăm Công ty vào cuối năm 1999 minh chứng điều này
− Sản phẩm Biti’s trong thời gian qua luôn được sự tín nhiệm của người tiêu
dùng, thị trường ngày càng rộng mở trong nước và quốc tế Uy tín và thương hiệu Biti’s luôn được nhắc tới một cách tự hào, tin cậy khi nói về các doanh
nghiệp Việt Nam
− Đồng thời với việc sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực giày dép, vào đầu tháng 06/2002 Biti’s đã khai trương Trung Tâm Thương Mại Tây Nguyên với sự tham gia kinh doanh của 25 doanh nghiệp kinh doanh với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú Điều này tạo thêm vị thế cho Biti’s và là một kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng và khai thác dự án Trung Tâm Thương Mại Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai sau này
− Hiện nay, Cán bộ công nhân viên toàn hệ thống Biti’s hơn 6.000 người, trong đó đối với cấp nhân viên và cán bộ làm công tác chuyên môn, quản lý có trình độ đại học và sau đại học khoảng 60%, cao đẳng 20% và Trung cấp 20% thuộc các chuyên môn ngành nghề khác nhau, cộng với chính sách thường xuyên chú trọng đến việc bồi dưỡng đào tạo CBNV trong toàn công ty, Công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Viện đào tạo Biti’s năm 2003 chuyên đào tạo, huấn luyện cán bộ công nhân viên, nhất là đã mở và hoàn tất các lớp huấn luyện bồi dưỡng năng lực quản lý cho các cán bộ chủ chốt, năng lực chuyên môn lĩnh vực kinh doanh, vì vậy đội ngũ nhân lực của Biti’s đủ sức thực hiện các công việc đặt ra trong thời kỳ phát triển mới của Công ty
Từ những thành công trên, Biti’s đã tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp trong nước, vốn luôn gặp những khó khăn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc, chính điều đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Biti’s đối với chính quyền các cấp của Việt Nam và giới doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và mở rộng sang lĩnh vực đầu tư dự án
Với thị trường rộng lớn của Trung Quốc, khu vực Asean và các chính sách đã và đang được hai Nhà nước triển khai thực hiện, đặc biệt liên quan tới khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu, chắc chắn dự án sẽ tạo được sự quan tâm và thu hút được một lượng khách hàng lớn, do đó tính khả thi của dự án tương đối cao
Trang 28II.2.2 Các rủi ro và khó khăn :
a Hạn chế về chính sách :
+ Chính quyền Lào Cai đang triển khai các chính sách ưu đãi nhằm thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, với việc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định và nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí, điện, điện tử… Tuy nhiên, việc nhập khẩu máy móc thiết bị tao tài sản cố địnhguyên vật liệu sản xuất, thực hiện các thủ tục Hải Quan thông qua các cảng khác thường xuyên gặp khó khăn về thủ tục, chứng từ khi khai báo miễn thuế hàng nhập khẩu, do chính sách về miễn thuế chưa được liên thông giữa các nơi, hạn chế việc đầu tư của các doanh nghiệp
+ Dự án Trung tâm Thương Mại được đặt tại lãnh thổ Việt Nam, trong khi phần lớn khách hàng của dự án không đặt mục tiêu cho việc tiêu thụ sản phẩm tại chính thị trường Lào Cai, mà chủ yếu từ phía Việt Nam hướng vào thị trường Trung Quốc hoặc từ phía Trung Quốc đi sâu vào Việt Nam Do đó tính ổn định của dự án lệ thuộc rất nhiều vào cơ chế – chính sách vĩ mô về kinh tế, chính trị, xã hội, các chính sách thuế quan của hai nhà nước (Việt Nam – Trung Quốc), khi có sự thay đổi đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động ủa dự án
+ Chính phủ Trung Quốc đang rất nóng lòng khai phá vùng Đại Tây Nam Trung Quốc, nên đã và đang thực hiện các chính sách để thu hút đầu tư với những điều kiện ưu đãi đôi khi còn nhiều hơn của chính phủ Việt Nam, đồng thời có cả những biện pháp giải quyết đầu ra cho các nhà đầu tư một cách tốt nhất như dự án “Côn Minh - Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng” ra Thái Bình Dương, Asean, dự án “ Côn Minh – Thái Lan – Singapore – Asean” Vì vậy có thể thu hút các nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào các dự án do Trung Quốc tổ chức
+ Nguồn nhân lực tại chỗ (Lào Cai và các tỉnh lân cận) thiếu thốn và hạn chế kinh nghiệm và trình độ, trong đó đòi hỏi cao là biết tiếng Trung Quốc, đã gây trở ngại cho việc tuyển dụng và sử dụng người địa phương cho một số chức danh quan trọng, nếu đưa nhân tài từ các nơi khác đến, chi phí sẽ cao do cần thực hiện chính sách đãi ngộ đặc biệt Mặt khác điều kiện sống và sinh hoạt tại Lào Cai không cao nên cũng rất khó thu hút nhân tài làm việc lâu dài và ổn định
+ Sự không đồng bộ, chưa thống nhất và hay thay đổi trong việc ban hành các chính sách, luật pháp, thủ tục hành chính thường xảy ra tại Việt Nam cũng là một nguy cơ tiềm ẩn đối với dự án trên mọi phương diện
Trang 29b Hạn chế về cơ sở Hạ Tầng :
+ Hệ thống đường giao thông vận chuyển hàng hoá từ các tỉnh phía Nam, Miền Trung, Hải Phòng, Hà Nội đi Lào Cai được thực hiện chủ yếu bằng đường ôto và đường sắt, tuy nhiên đường sắt chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng với khối lượng rất ít Hiện nay hệ thống đường ôtô chưa đáp ứng tiêu chuẩn là đường xuyên Á, có 4 làn xe, để đảm bảo nhanh chóng và an toàn trong vận chuyển hàng hoá, nên việc vận chuyển hàng hoá hiện nay gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển tốn kém, ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh
+ Kết cấu cơ sở hạ tầng ngay tại Lào Cai còn kém, nếu không được đầu tư kịp thời sẽ ảnh hưởng đến mãi lực của dự án Đây là điểm đặc biệt trọng yếu quyết định đến sự thành – bại của dự án do phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ đầu tư và sự tham gia kinh doanh của các đối tác
+ Cơ sở hạ tầng của Tỉnh Lào Cai đang được chính quyền Lào Cai thực hiện đầu tư, nâng cấp hầu hết để xứng tầm trở thành Thành Phố Lào Cai Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện đồng loạt các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng là rất lớn, phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của tỉnh, kêu gọi đầu tư, vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai đồng bộ và kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng theo định hướng phát triển tỉnh Lào Cai, Vì vậy, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp
c Hạn chế cuả thị trường :
+ Quy mô vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn chậm, rủi ro về nguồn vốn đầu tư cao nếu có biến động khủng hoảng về tài chính đồng thời việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư dự án cũng gặp những khó khăn nhất định do thị trường đầu tư địa ốc mới phát triển mạnh trong những năm gần nay, còn bị ảnh hưởng tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư tài chính về đầu tư địa ốc trong những năm trước nay thông qua việc phá sản của Công
ty Epco, Minh Phụng, Huy Hoàng…
+ Việc gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và cho thuê mặt bằng từ các doanh nghiệp Trung Quốc có thế mạnh lớn về vốn đầu tư, đặc biệt tại khu vực Hà Khẩu – Lào Cai về các cao ốc, khu thương mại chưa có, nhưng với tiềm năng phát triển của thị trường, việc đầu tư cao ốc và khu thương mại là không tránh khỏi làm tăng nguy cơ rủi ro cho dự án
d Hạn chế cuả Biti’s :
+ Biti’s với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giày
dép, với mối quan hệ tốt và nhận được sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam và sự quan tâm của chính phủ Trung Quốc Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản còn chưa nhiều kinh nghiệm và tính
Trang 30chuyên nghiệp, vì vậy việc triển khai ít nhiều còn gặp lúng túng nhất là tổ chức trong giai đoạn khai thác dự án để đạt hiệu quả cao nhất
e Hoá giải các rủi ro :
Các rủi ro trên có thể xảy ra đối với dự án, mỗi rủi ro đều có ảnh hưởng nhất định đến thành công của dự án Vì vậy, dự đoán trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra cho dự án để có biện pháp khắc phục, thay đổi phù hợp để đảm bảo được tính khả thi, ổn định lâu dài của dự án :
+ Dự án TTTM Lào Cai được chính phủ Việt Nam và tỉnh Lào Cai ủng hộ, cũng là bộ mặt của nước Việt Nam nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng đối với nước bạn Trung Quốc, sự thành công của dự án sẽ là động lực để các công ty khác quyết định đầu tư tại Lào Cai đúng theo chính sách phát triển của tỉnh
Lào Cai, vì vậy việc áp dụng chính sách ưu đãi riêng cho Dự án Trung tâm
Thương mại là cần thiết để thu hút các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc đến hoạt động và khai thác tại Dự án này, cũng như để đánh giá các chính sách ưu đãi của tỉnh Lào Cai có thực sự thu hút được các doanh nghiệp đến đầu tư hay không
+ Với kinh nghiệm của các tập đoàn nước ngoài chuyên nghiệp trong lĩnh vực khai thác hoạt động của các dự án sau khi hoàn thành đang được nhiều dự án áp dụng, cụ thể một trong số các dự án chủ đầu tư không phải là đơn vị khai thác như : Toà nhà Etown của Ree, toà nhà Bitexco tại TP.HCM, khách sạn Sofitel – Hà Nội… việc giao cho các tập đoàn này tổ chức khai thác một cách chuyên nghiệp sẽ tạo sự thành công của dự án và tối đa hoá hiệu quả mang lại của dự án Qua đó Biti’s sẽ học hỏi được nhiều kinh nhiệm trong tổ chức, quản lý, khai thác dự án
+ Nghiên cứu các chính sách ưu đãi giữa Việt Nam và Trung Quốc để kiến nghị lên chính quyền Lào Cai kịp thời các chính sách không còn thu hút nhà đầu tư hay đang là khó khăn cho các nhà đầu tư để nhanh chóng thay đổi phù hợp, thu hút ý định đầu tư của các doanh nghiệp vào Lao Cai Như vậy, Chính quyền Lào Cai muốn các chính sách ưu đãi của Tỉnh đến được các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc và thực sự thu hút các doanh nghiệp thì phải thông qua Dự án TTTM để quảng cáo, vì vậy sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền Lao Cai và Trung Tâm Thương mại để đưa ra chính sách phù hợp là hoàn toàn xảy ra Khi đó Trung tâm Thương mại thực sự là địa điểm giao thương hàng hoá giữa các doanh nghiệp
+ Biti’s với mối quan hệ rộng với các tập đoàn Trung Quốc như tập đoàn lớn nhất Trung Quốc : Tân Huy Vọng, Tập đoàn Trung Sơn, Hải Ngoại Quảng Đông…cũng như quan hệ tốt với chính quyền các tỉnh Quảng Châu, Trung Sơn Trung Quốc, nhất là sự kiện thủ tướng Trung Quốc đến thăm chính thức Công
ty Biti’s vào năm 1999, đã tạo sự tin tưởng của chính quyền Trung Quốc và các doanh nghiệp Trung Quốc khi làm ăn với Công ty Biti’s, nhiều tập đoàn muốn hợp tác liên doanh với Biti’s để khai thác thị trường Việt Nam Vì vậy,
Trang 31sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tại Trung Quốc đến Lào Cai để đầu tư thông qua hoạt động của Trung tâm Thương mại, giãm mức rủi ro không có đơn vị khai thác, hoạt động trong dự án
+ Phương án dự phòng những rủi ro nếu xảy ra là thực hiện hợp tác với chính quyền Lào Cai trong việc đầu tư vốn, xây dựng và khai thác Trung Tâm Thương Mại theo đúng định hướng phát triển của tỉnh lào Cai và xem dự án Trung Tâm Thương Mại như công trình của Quốc gia, thực hiện các chính sách
ưu đãi của nhà nước và chính quyền cho Trung Tâm Thương mại, thu hút các nhà đầu tư đến hoạt động, đầu tư tại Trung tâm Thương Mại và đầu tư tại Lào Cai
II.3 Giới thiệu qui mô dự án
II.3.1 Vị trí đầu tư:
- Trung Tâm Thương Mại Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai xây dựng trong khu quy hoạch tổng thể Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai, được UBND Tỉnh Lào Cai phê duyệt, tọa lạc tại Phường Lào Cai - Thị xã Lào Cai - Tỉnh Lào Cai cách Trạm Kiểm Soát Liên Ngành 60m về phía Nam, kẹp giữa đường Nguyễn Huệ (đã mở rộng) và đường bờ Sông Hồng
- Đây là vị trí cửa khẩu quốc tế có hướng nhìn đối diện với Hà Khẩu – Tỉnh Vân Nam - Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
- Diện tích đất qui hoạch: 8.069 m2 (trong đó diện tích vườn hoa : 1.151 m2, diện tích khuôn viên công trình : 6.918 m2)
- Diện tích đất xây dựng: 2.496 m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng toàn bộ Công trình : 22.204 m2
Trong đó:
- Tổng chiều cao nhà 4 tầng : 16.5m
- Tổng chiều cao nhà 11 tầng : 40.3m
- Tổng chiều cao nhà 17 tầng : 60.7m
II.3.2 Chức năng dự án :
Đây là công trình kiến trúc đa chức năng, đáp ứng được nhiều yêu cầu phục vụ kinh doanh như: Siêu thị, du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng, ngân hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ khác…
Phân khu chức năng: Công trình bao gồm 3 hạng mục chính như sau:
- Khu siêu thị và văn phòng cho thuê với qui mô 1 tầng hầm và 4 tầng lầu, diện tích sàn xây dựng 5.212 m 2 :
+ Khu thương mại để các doanh nghiệp trưng bày, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tiếp