Độc học môi trường part 7 ppsx

110 450 0
Độc học môi trường part 7 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

994 Khả năng gây ung thư tiềm tàng của 2,3,7,8–TCDD = 1,5E+5 LADIF = cá/bữa ăn (kg) x không bữa ăn/năm x ED 70 năm x 365 ngày/năm Trong đó: LADIF: lượng cá trung bình mỗi ngày (kg/ngày) Cá/bữa ăn = 0,284 kg Không có bữa ăn/năm = 48 Khoảng thời gian tính (ED) = 30 năm LADIF = 0,016 kg/ngày LADD = CW x BCF x LADIF BW Trong đó: LADD: lượng trung bình mỗi ngày, mg/kg–ngày CW: cô đặc trong nước, mg/l BCF: tác nhân cô đặc sinh học = 50,000 BW: trọng lượng trung bình cơ thể người = 70 kg LADD = 2,3E – 09 mg/kg – ngày Rủi ro gây ung thư = LADD x nhân tố gây ung thư = 3,45E–04 Khả năng không gây ung thư = LADD x (70/30)RfD = 2,3E–09 x (70/30)/1E–09 = 5,4 22.11.2.4. Đánh giá tính độc của một số độc chất tiêu biểu trong sự cố thiêu rác nguy hại Cần phải đánh giá tính độc cho cả chất gây ung thư lẫn chất không gây ung thư vì chất không gây ung thư vẫn có khả năng gây 995 nên các bệnh khác. Các tính độc này được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn US EPA – Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ và tiêu chuẩn Cal/EPA. (Trong trường hợp Việt Nam thì dùng TCVN 2001) a. Đánh giá sơ bộ các độc chất có trong sự cố thiêu rác  Arsenic (As) Nguồn gốc của As và các hợp chất của nó có trong thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, ngành dệt, thủy tinh, hợp kim trong công nghiệp. Khi As–Pb tồn tại một lượng lớn trong cơ thể gây cảm giác nóng xung quanh miệng, buồn nôn. Ngoài ra còn gây hại đến các bó cơ, gan, thận và tim, theo sau đó là người nhiễm bò mê sảng, hôn mê và cuối cùng tử vong. Nước uống bò nhiễm As đã được chứng minh là có liên quan đến khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn qua việc khảo sát người dân ở Taiwan. Rủi ro gia tăng bệnh ung thư phổi được khảo sát cho những công nhân đã lập gia đình sản xuất thuốc trừ sâu có chứa As và những công nhân chế biến đồng, nơi có hàm lượng As rất cao. Những khối u trong mạch máu ở gan được khảo sát từ những người làm ở vườn nho trong nhiều năm sử dụng thuốc trừ sâu, dung dòch tưới hoa, nước uống và rượu nho. Số còn lại hầu hết là do các hóa chất khác gây nên As vô cơ ức chế DNA phục hồi cơ chế của vi khuẩn và tế bào trong quá trình nuôi cấy. US EPA phân loại As là một chất gây ung thư nhóm A căn cứ trên nghiên cứu khoa học về dòch tễ học.  Beryllium (Be) Be là một kim loại được dùng để sản xuất hợp kim với các kim loại khác, có trong nhiên liệu và trong công nghiệp hạt nhân. Khi da tiếp xúc trực tiếp với bụi Be dẫn đến bệnh viêm da, đối với da dễ mẫn cảm thì dẫn đến nổi mề đay. Khi hít phải một lượng lớn Be thì dễ bò viêm phổi đặc trưng bằng việc viêm toàn bộ đường hô hấp và có thể trong một số trường hợp, dẫn đến tử vong. Bụi Be có thể tích tụ trong phổi gây bệnh. Cả trung tâm nghiên cứu dòch tễ học và phòng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu động vật đều có kết luận Be là nguyên tố có thể gây bệnh ung thư cho con người. Be được phân loại là chất gây ung thư nhóm B2  Cadmium (Cd) 996 Cd được sản xuất trong thương mại giống như trong công nghiệp luyện kẽm. Phần nhiều công nghiệp sử dụng Cd có trong xi mạ, mạch điện, plastic, phẩm nhuộm, hợp kim và chế tạo pin. Cd tồn tại một lượng rất nhỏ trong thực phẩm và trong thuốc lá. Cd khi vào cơ thể nó sẽ hòa tan muối. Cd có khuynh hướng tích lũy ngày một nhiều trong cơ thể, chỉ có một lượng rất nhỏ bò bài tiết ra ngoài. Cd khi vào cơ thể sẽ tập hợp ở thận và xương gây chứng nhuyễn xương. Lượng Cd hít vào qua khói/bụi tại nơi làm việc gây bệïnh viêm cuống phổi, khí thủng và gia tăng rủi ro gây ung thư phổi. US EPA phân loại Cd là một chất gây ung thư nhóm B1 căn cứ trên nghiên cứu khoa học về dòch tễ học và phòng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu động vật.  Chromium (Cr) Cr có thể xâm nhập vào cơ thể từ thức ăn, tiếp xúc qua da, hít thở hơi Cr. Trong môi trường, Cr tồn tại dưới hai trạng thái oxi hoá: Cr III và Cr VI. Dạng Cr III thì ít độc, nó không có khả năng gây bệnh ung thư và bản chất nó là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự trao đổi glucose. Dạng Cr VI được xem là có tính độc nhiều hơn so với dạng Cr III. Cr VI có thể là nguyên nhân gây các bệnh về da như kích thích da nhầy và loét, làm thủng vách ngăn mũi, da dễ nhạy cảm trong môi trường làm việc. Khi Cr VI xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại đến thận và hệ thống hô hấp, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về mũi và ung thư cuống phổi. US EPA phân loại Cr VI là một chất gây ung thư nhóm A.  Đồng (Cu) Cu được sử dụng rộng rãi ở nhiều dạng khác nhau trong công nghiệp, muối đồng được sử dụng làm thuốc diệt nấm. Hít phải một lượng lớn khói hoặc bụi Cu sẽ gây nên hội chứng cúm. Khi Cu xâm nhập vào cơ thể với một lượng lớn sẽ gây bệnh u xơ, xơ gan, rối loạn chức năng thận. Cu có thể được phân loại là độc tố dưới nước. Cu không phải là chất gây ung thư theo US EPA hoặc Cal/EPA.  Chì (Pb) Pb là nguyên tố tác động lên một số mô và cơ quan trong cơ thể. Pb gây cản trở cho sự phát triển các nơ ron thần kinh ở trẻ, khi trẻ 997 tích tụ một lượng chì vượt quá mức độ cho phép. Độc chất chì tác động lên ngoại vi hệ thần kinh, các mô máu, thận, gây viêm đường ruột, viêm dạ dày. Chì được phân loại là chất có khả năng gây ung thư nhóm B theo US EPA.  Thủy ngân (Hg) Thủy ngân gây độc cấp tính và mãn tính ở con người, rõ ràng nhất là bệnh rối loạn thần kinh, các bệnh về thận, về đường ruột. Tác động của thủy ngân lên hệ thần kinh gây nên các bệnh như run, kích động, giảm trí nhớ. Thủy ngân không được phân loại là chất gây ung thư bởi cả US EPA hoặc Cal/EPA  Nickel (Ni) Ni gây độc lên phổi và hệ miễn dòch của cơ thể. Ni đã được trung tâm nghiên cứu động vật cảnh báo là chất độc làm giảm tuổi thọ. Bụi từ nhà máy tinh luyện Ni có liên quan đến bệnh ung thư, và bệnh đường hô hấp đối với công nhân làm việc ở đây. Bụi Ni được phân loại là chất gây ung thư nhóm A.  Benzen (C 6 H 6 ) Benzen là một dẫn xuất của dầu hỏa và được sử dụng như là dung môi hòa tan trong công nghiệp hóa chất. Benzen được sử dụng trong công nghệ tổng hợp cao su, nylon, polystyrene và trong thuốc bảo vệ thực vật. Benzen là một chất dễ bay hơi, thâm nhập vào cơ thể thông qua con đường thức ăn, hô hấp và tiếp xúc qua da. Benzen tồn tại trong cơ thể với một lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong, nhẹ hơn thì ảnh hưởng đến hệ thần kinh, rối loạn nhòp tim. Benzen có nhiều trong môi trường làm việc sẽ gây rối loạn tuần hoàn máu, bệnh bạch cầu, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh bướu. Benzen được phân loại là một chất gây ung thư nhóm A theo US EPA.  Carbon tetrachloride ( CCl 4 ) Carbon tetrachloride được sử dụng làm nhiều dạng dung môi hòa tan khác nhau trong công nghiệp. Carbon tetrachloride được sử dụng làm dung môi tẩy rửa, chất làm lạnh, tẩy kim loại, xông khói trong nông nghiệp (để trừ sâu) và được dùng để sản xuất chất bán dẫn. Dấu 998 hiệu và triệu trứng của sự nhiễm độc carbon tetrachloride là nó kích thích mắt, mũi và cổ họng, gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ỉa chảy, loạn nhòp tim, gây hại đến thận và gan dẫn đến hôn mê và chết. Carbon tetrachloride được phân loại là chất gây ung thư nhóm B theo US EPA.  Chloroform Chloroform được sử dụng rộng rãi làm chất gây tê, và là thành phần trong kem đánh răng, chất súc miệng, xi–rô ho và các loại thuốc khác. Hiện nay chloroform được sử dụng làm dung môi hòa tan trong các ngành công nghiệp. Chloroform là một chất dễ bay hơi, xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường thức ăn, hô hấp và qua da. Khi chloroform tồn tại một lượng lớn trong cơ thể sẽ gây hôn mê, gây ảnh hưởng đến thận và gan. Chloroform là một chất gây ung thư (thuộc nhóm B) ở động vật.  Formaldehyde Formaldehyde là một chất gây kích thích. Nồng độ từ 0,5 ÷ 1 ppm có thể cảm nhận bằng mùi được, từ 2 ÷ 3 ppm gây kích thích nhẹ và từ 4 ÷ 5 ppm thì có mùi rất khó chòu với hầu hết mọi người. Formaldehyde được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Formaldehyde được phân loại là chất gây ung thư nhóm B2 theo US EPA.  Polycyclic hydrocarbons thơm Polycyclic hydrocarbons thơm (PAHs) là hợp chất có trong sản phẩm cháy không hoàn toàn của hợp chất hữu cơ chứa hydro và cacbon. Có vài trăm hợp chất PAHs được tìm thấy. Trong đó bao gồm: naphthalene, benzo(a)anthracene, benzo(a)pyrene và chrysene và nhiều hợp chất khác. PAHs có thể hòa tan tốt lipit và trong nhiều trường hợp nó có thể hòa tan nhiều hợp chất khác. Một khía cạnh khác của PAHs là nó là một loại hợp chất có khả năng gây ung thư đối với động vật. Các hợp chất PAHs sau đây có nguy cơ gây bệnh ung thư tiềm tàng đối với con người: benzo(a)anthracene; benzo(b)fluoranthene; benzo(k) fluoranthene; benzo(a)pyrene, chrysene; dibenz(a,h)acridine; dibenz(a,j)acridine; dibenzo(a,h)anthracene; 7Hdibenz(c,g)carbazole; dibenzo(a,e)pyrene; dibenzo(a,h)pyrene; dibenzo(a,i)pyrene; dibenzo(a,i)pyrene; 7,12– 999 dimethylbenz(a)anthracene; indeno(1,2,3–c,d)pyrene; 3methylchlolanthrene; và 5–methylchrysene.  Benzo(a)pyrene Benzo(a)pyrene là một thành phần trong hỗn hợp của PAHs với than đá, hắc ín, nhựa đường, bồ hóng, cacbon đen, parafin và nhiều dẫn xuất của dầu và khói thuốc lá. Khi tiếp xúc với một lượng lớn PAHs gây kích thích da, mắt và phát ban. Qua điều tra nghiên cứu trên động vật benzo(a)pyrene là nguyên nhân gây ung thư cho đời con cháu của động vật (trong lúc mang thai) và benzo(a)pyrene còn được truyền qua tuyến sữa khi cho con bú. Cuộc điều tra còn cho thấy benzo(a)pyrene có khả năng gây ung thư dạ dày và ung thư phổi khi hít thở phải. Benzo(a)pyrene được phân loại là một chất gây ung thư nhóm B theo US EPA và Cal/EPA. Một số chất thuộc benzo(a)pyrene giống như than đá, hắc ín, nhựa đường, than cốc, bồ hóng, dầu và khói thuốc thì được cơ quan nghiên cứu về bệnh ung thư toàn cầu (IARC– International Agency for Calcer) công nhận là chất gây ung thư.  Dibenzo(a,h)anthracene Dibenzo(a,h)anthracene là một thành phần của polycyclic hydrocarbons thơm, có thể coi nó giống như PAHs. Nó là chất gây độc cho da. Dibenzo(a,h) anthracene là chất có khả năng gây ung thư nhóm B theo US EPA.  Naphthalene Naphthalene là chất được sử dụng trong công nghệ nhuộm, tổng hợp nhựa, dung môi, chất bôi trơn, thuốc trừ sâu. Naphthalene xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, tiếp xúc qua da và hô hấp. Một lượng lớn naphthalene sẽ gây nôn mửa, đau đầu, kích thích mắt, tiểu ra máu, co giật, ảnh hưởng đến phổi và gan. Ngoài ra nó còn gây bệnh đục thể thủy tinh, chết hoại phổi trên một số động vật nghiên cứu. US EPA phân loại naphthalene là chất gây ung thư tiềm tàng.  Dioxin (Polychlorinated dibenzo–p–dioxins và polychlorinated dibenzofurans) 1000 2,3,7,8– tetrachlorinated dibenzo–p–dioxin được dùng để sản xuất chlorophenols và các chất gây ô nhiễm như: 2,4,5– trichlorophenol (2,4,5– TCP); axít 2,4,5– trichloro–phenoxyacetic (2,4,5–T) và các chlorophenol khác. Một loại thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá với thành phần 2,4,5–T có chất dioxin đã được tìm thấy trong chất độc màu da cam ở Việt Nam. Dioxin là một hỗn hợp phức tạp của polychlorinated dibenzo–p–dioxins (PCDDs), polychlorinated dibenzofurans (PCDFs). Trong điều kiện các chất gây ô nhiễm như chlorophenols, PCDDs và PCDFs có nguồn gốc khác nhau, như trong các lò đốt rác đô thò và chất thải công nghiệp, từ các nguồn đốt khác, đặc biệt là trong chất thải nguy hại, chất bảo quản gỗ. Có 210 đồng phân khác nhau của PCDDs và PCDFs, nhưng chỉ có một vài chất được kiểm tra là có chất độc. Chất độc nhất là 2,3,7,8–tetrachloro– dibenzo–p–dioxin (TCDD); thực vậy TCDD được tìm thấy trong hầu hết động vật đem nghiên cứu. Một đồng phân khác (có ít chất độc hơn so với TCDD) và nhiều nồng độ clorua hơn so với đồng phân của TCDD và 2,3,7,8–tetrachloro–dibenzofuran (TCDF). TCDD là chất cực độc đối với các loài động vật. Nghiên cứu trên một số động vật, với một lượng lớn TCDD sẽ gây thoái hóa gan, ngăn chặn hệ thống miễn dòch của cơ thể. TCDD còn gây hiện tượng nổi mụn trứng cá. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên động vật, TCDD, PCDDs và PCDFs được US EPA và Cal/EPA phân loại là chất gây ung thư nhóm B.  Polychlorinated biphenyls (PCBs) Polychlorinated biphenyls (PCBs) được dùng làm dung môi trong công nghiệp hóa học. PCBs gây ảnh hưởng đến gan, viêm đường dạ dày, hệ thống hô hấp, da và mắt. PCBs được US EPA và Cal/EPA phân loại là chất gây ung thư nhóm B.  Tetrachloroethylene (perchloroethylene, PCE) PCE là chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Một lượng lớn PCE khi hít vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, hệ thần kinh trung ương, gây tê. Ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến gan và thận. PCE được phân loại là chất gây ung thư nhóm B2.  Vinyl chloride monomer (VCM) 1001 Vinyl chloride được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nhựa, để sản xuất PVC (polyvinyl chloride). Vinyl chloride dùng để sản xuất dung môi chlorinated, bao gồm: trichloroethylene (TCE), tetrachloroethylene (PCE) và 1,1–dichloroethylene (1,1 DCE). Vinyl chloride tồn tại trong không khí tại nơi làm việc là nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tê liệt và ù tai. Vinyl chloride được phân loại là chất gây ung thư nhóm A theo US EPA và Cal/EPA. 22.11.3. Mô tả đặc tính một số rủi ro khi đốt rác độc hại 22.11.3.1. Rủi ro ung thư do đốt rác nguy hại Đánh giá các tác động ung thư tiềm tàng từ lò đốt rác thải nguy hại được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 22.7. Rủi ro ung thư do đốt rác nguy hại có thể gây ra Con đường xâm nhập Nông dân Cư dân lớn tuổi Cư dân nhỏ tuổi Ngư dân Hô hấp 6,00E–08 7,00E–09 3,50E–09 7,00E–09 Thức ăn 5,00E–08 6,00E–09 6,00E–09 6,00E–09 Tiếp xúc qua da 2,00E–08 3,00E–09 6,00E–09 3,00E–09 Ăn thòt bò 5,00E–06 NA NA NA Uống sữa 2,00E–06 NA NA NA Ăn cá NA NA NA 3,50E–04 Ăn rau 4,00E–08 5,00E–09 6,00E–09 5,00E–09 Tổng rủi ro 7,20E–06 2,10E–08 2,10E–08 3,50E–04 (Nguồn: R.A, Becker, Cơ quan BVMT, California, 1997) Trong hầu hết các trường hợp, các giá trò rủi ro thấp (< 10 –5 ) thì cần phải có sự điều chỉnh thích hợp. Tác động bằng đường hô hấp thông qua con đường gián tiếp thì lớn hơn so với con đường trực tiếp. Tác động lớn nhất là dioxin (PCDDs và PSDFs) vì nó bền trong môi trường, khả năng tích tụ sinh học rất lớn trong dây chuyền thức ăn và khả năng gây ung thư tiềm tàng lớn. 1002 22.11.3.2. Tác hại của những chất khác không được đánh giá là gây ung thư Các chất này được so sánh tính độc dựa vào liều lượng. Tỷ lệ dự đoán liều lượng giới hạn bởi thương số chất nguy hại. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì cần phải dự đoán mức độ tác động của chất thải đến con người. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì khả năng tồn tại chất không gây ung thư là có thể xảy ra. Các chất này có thể phát ra từ ống khói của lò đốt rác nguy hại được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 22.8. Các khí độc không gây ung thư phát ra từ lò đốt rác nguy hại Con đường xâm nhập Nông dân Cư dân lớn tuổi Cư dân nhỏ tuổi Ngư dân Hô hấp 1,40E–01 1,00E–02 5,00E–02 1,40E–01 Thức ăn 2,00E–04 3,00E–05 1,50E–05 2,00E–04 Tiếp xúc qua da 2,00E–04 3,00E–05 6,00E–05 2,00E–04 Ăn thòt bò 2,00E–01 NA NA 2,00E–01 Uống sữa 2,00E–06 NA NA 2,00E–02 Ăn cá NA NA NA 3,50E–04 Ăn rau 4,00E–08 5,00E–09 6,00E–09 2,30E–09 Tổng rủi ro 3,60E–01 1,00E–02 5,00E–02 2,30E–00 (Nguồn: R.A, Becker, Cơ quan BVMT, California, 1997) Trong hầu hết các trường hợp các chất nêu trên có giá trò thấp (nhỏ hơn một) thì phải có sự điều chỉnh thích hợp. 22.11.3.3. Phân tích không chính xác Trong bất kỳ bước nào trong bốn bước đánh giá rủi ro tác động lên con người, sự giả đònh luôn không tránh khỏi sự thiếu chính xác. Tuy nhiên, cũng có một số giả đònh tin cậy được, trong đó nó chứa ít nhân tố ngẫu nhiên. Mỗi sự giả đònh đều có mức độ không 1003 chính xác trong đánh giá tác động rủi ro. Khi biết ít thông số về giá trò thực thì việc đánh giá sức khỏe con người không được ở mức thấp. Khi tất cả các giả đònh đều có sự tương tác lẫn nhau thì độ tin cậy sẽ cao hơn. 22.11.3.4. Nhận xét về đánh giá rủi ro từ đốt rác độc hại Quá trình đốt luôn phát ra những chất thải nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là những chất gây ung thư. Vì thế để đốt rác thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, cần phải xây dựng lò đốt rác có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn thì mới hạn chế được lượng chất nguy hại phát thải ra. Việc đánh giá tác động rủi ro của các chất phát ra từ lò đốt rác giúp chúng ta biết được tính độc hại của những chất này để từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp 22.12. KẾT LUẬN Cần phải hiểu tương quan giữa các nguy cơ do các chất thải độc hại vào môi trường và các mối nguy cơ khác gặp phải hằng ngày trong đời sống, từ đó làm cơ sở để có các quyết đònh cần thiết vận dụng nguồn lực quý hiếm của khu vực công và tư vào việc kiểm soát các nguy cơ. Có nhiều tình huống trong đời sống thường nhật gây ra nguy cơ lớn hơn kể cả ung thư, do tiếp xúc ở mức xác suất 1 trong 1.000.000. Trong lúc các thông tin này được sử dụng, xử lý sự cố, thì các vấn đề về thông tin khác lại nảy sinh, do vậy cần thận trọng hơn, và nhanh chóng nắm bắt thông tin, đánh giá rủi ro có độ tin cây cao hơn nữa. * Ghi nhận có cự cộng tác của Trần Thò Ngọc Oanh, Dương Chí Son, Dương Hồng Huệ [...]... khác 0,01 – 0,6 (Nguồn trang web www.google.com ) 1021 23.4.3 Môi trường đất Môi trường đất có thể bò nhiễm độc do sự lan truyền các chất ô nhiễm từ môi trường không khí, nước bò ô nhiễm hay từ xác gia cầm tồn tại lâu dài trong đất, làm cho nồng độ các chất độc tăng lên, vượt quá mức an toàn và gây ra ô nhiễm Sự xâm nhập của độc chất vào môi trường đất bò ảnh hưởng do hoạt tính của keo đất và dung dòch... rất độc với người 1009 Hình 25.2 Quá trình tái tạo và tổ hợp gen của các type cúm 25.1.4 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên virus cúm gà Các yếu tố như nhiệt độ, pH mạnh, những điều kiện không đẳng trương, sự khô ráo có thể bất hoạt virus Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến virus: - Ở 60oC bò tiêu diệt trong 30 phút - Ở 70 oC chết trong vòng 15 phút - Bò diệt ở pH < 5,0 và > 8,0, trong môi trường. .. ngày 25/3/2005 có 28 trường hợp mắc bệnh cúm tại 15 tỉnh/thành phố, trong đó có 15 trường hợp tử vong Năm 2005 người ta đã xét nghiệm vòt ở Hậu Giang và có kết quả 50% số vòt dương tính với H5N1 Nhà nước đã đưa ra chủ trương cấm mua vòt “chạy đồng” nhưng việc thực thi gặp nhiều khó khăn 23.4 CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CÚM GIA CẦM LÊN MÔI TRƯỜNG 23.4.1 Ảnh hưởng của virus cúm lên môi trường (nói chung) Trong... Nicholson, et al Lancet 2003; 362: 173 3 – 45) 1006 23.1.2 Những biểu hiện của bệnh cúm gà 23.1.2.1 Triệu chứng gà bò nhiễm Bệnh cúm gà do virus Influenzavi A gây nên Một số dòng (đặc biệt là H5 và H7) có độc lực cực kỳ cao và lây lan nhanh, có thể gây chết 90% hoặc toàn bộ đàn gà Gà chết nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của gia cầm, điều kiện môi trường và độc lực của chủng virus Sau đây... mùi 1020 hôi nồng nặc và mầm bệnh lên trên mặt đất, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường không khí Mùi các khí H2S, NH3, CH4, từ hố chôn ga, tác động lên đường hô hấp, gây đau đầu, viêm kết mạc, mất ngủ, đau mắt, suy hô hấp Với nồng độ cao chúng cản trở sự vận chuyển oxy, làm hại các mô thần kinh, có thể gây tử vong 23.4.2.2 Các khí độc Ở các hố chôn lấp do nhiệt độ không khí cao nên quá trình... khi bò phân hủy tạo ra các chất hữu cơ, canxi, xương, mùi, các khí độc như H2S, NH3, CO2,… Đặc biệt, cả các vi trùng gây bệnh, nên cần phải có những biện pháp thích hợp để xử lý Thông thường các hố chôn lấp phải có đường thoát nước rác riêng dẫn ra nơi xử lý, nếu không chúng sẽ ngấm vào trong đất, phát tán ra môi trường xung quanh (môi trường không khí, nước mặt, ngầm…) Nước rỉ từ các bãi chôn lấp có... 12/2003 tại trại gà giống Chương Mỹ (Hà Tây), lan rất nhanh ra 2. 574 xã, phường, 381 huyện, thò thuộc 57 tỉnh, thành phố trong cả nước Theo tin nhanh của Thông tấn xã Việt Nam đến ngày 7/ 2/2004 có 64 tỉnh thành trên cả nước xuất hiện cúm do vi khuẩn H5N1 Tính đến ngày 28/2/2004 tổng số gia cầm phải tiêu hủy đã lên tới 38 triệu con Ngày 27/ 01/04 UBND TPHCM đã có cuộc họp khẩn với các ban ngành, sở NN... H5 và H7 là những loại có độc lực rất cao – Việc virus cúm tái tổ hợp thành một virus có tính chất khác xảy ra rất dễ và rất nhanh Ví dụ: Năm 19 97 ở Hongkong một virus H5N1 mới được tạo ra do lấy phần H5 của virus H5N1 ở con ngỗng, phần N1 lấy từ H6N1 của virus ở một con vật khác và phần còn lại của bộ gen ( NP, MA, NS, PB1, PB2, PA) thì lấy từ virus H9N2 ở chim cút H5N1 của ngỗng H5N1 mới rất độc với... Đa số các đòa phương có dòch gia cầm đã tổ chức việc thu gom và chôn lấp xa khu dân cư Song qui trình chôn lấp, qui cách hố chôn, các biện pháp an toàn về môi trường nhiều nơi còn chưa đảm bảo, một số đòa điểm đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường Theo báo cáo một số đòa phương, có một số hố chôn gần nguồn nước mặt, gần trục đường giao thông, nơi đi lại của nhiều người và phương tiện giao thông,... đáy Do vậy, nhiều hố chôn bốc mùi hôi thối, nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước mặt, nước ngầm dễ xảy ra, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Ở một số nơi, người ta không chôn mà đốt xác gia cầm Điều này cũng gây ra ô nhiễm không khí nhưng hậu quả ít hơn so với việc chôn xác gia cầm 23.4.2 Ô nhiễm môi trường không khí 23.4.2.1 Mùi Do chưa ý thức được tác hại của dòch bệnh và . ung thư = LADD x (70 /30)RfD = 2,3E–09 x (70 /30)/1E–09 = 5,4 22.11.2.4. Đánh giá tính độc của một số độc chất tiêu biểu trong sự cố thiêu rác nguy hại Cần phải đánh giá tính độc cho cả chất. Các tính độc này được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn US EPA – Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ và tiêu chuẩn Cal/EPA. (Trong trường hợp Việt Nam thì dùng TCVN 2001) a. Đánh giá sơ bộ các độc chất. cứu khoa học về dòch tễ học và phòng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu động vật.  Chromium (Cr) Cr có thể xâm nhập vào cơ thể từ thức ăn, tiếp xúc qua da, hít thở hơi Cr. Trong môi trường,

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan