1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Độc học môi trường part 2 pdf

110 521 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

499 • Ở Hoa Kỳ, giới hạn tối đa cho phép cho mọi loại bụi amiăng trong 8 giờ lấy mẫu là 5 sợi/ml, loại sợi dài trên 5 micromet và kể từ tháng 6–1976, số sợi rút xuống là 2 sợi/ml (Utidjian, 1973). • Ở Việt Nam, giới hạn tối đa cho phép đối với amiăng và hỗn hợp trên 10% amiăng là 2 mg/m 3 . 10.5.4. Giải pháp thay thế cho amiăng 10.5.4.1. Gốm tổ ong cách điện và chòu nhiệt Sau nhiều năm thử nghiệm, Gideon Grader và cộng sự thuộc Viện Công nghệ Israel đã đưa ra sáng kiến sản xuất loại gốm tổ ong làm chất cách điện, thay cho amiăng, chất cách điện được coi là nguyên nhân gây ra bệnh phổi, suy tim và ung thư hiện nay. Gốm tổ ong có thành phần gồm 4–5% oxit nhôm, 94–95% không khí. Nhờ cấu trúc nhiều lỗ, gốm xốp nhẹ, rẻ tiền, an toàn hơn amiăng và các vật liệu hiện đang sử dụng. Ngoài khả năng cách điện, cách âm, gốm tổ ong còn chòu được nhiệt độ 1.700 độ C và hấp thụ các chất ô nhiễm môi trường như bụi, khói xe… Tháng 6 năm nay, gốm tổ ong sẽ được sản xuất hàng loạt để làm mẫu và thử nghiệm tại nhiều nơi ở Australia và châu Âu. Hơn 3.000 sản phẩm cách nhiệt, cách âm mà chúng ta sử dụng hiện nay đều có chứa amiăng. Theo các nhà khoa học, chất này rất nguy hại cho sức khoẻ con người. Các kỹ sư đã thử dùng sợi gốm Cellaris thay thế cho amiăng, tuy nhiên bụi gốm cũng độc hại không kém. 10.5.4.2. Tấm lợp thực vật Sợi khoáng Wollastonite và vật liệu bổ sung là sợi đay, sợi tre, bột giấy đã được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công ở Việt Nam. Chúng có khả năng thay thế amiăng, loại vật liệu mà Tổ chức Y tế thế giới khẳng đònh là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư phổi và trung biểu mô. Các loại sợi thực vật được nghiên cứu và ứng dụng trong dự án “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng amiăng và thử nghiệm vật liệu thay thế tại Việt Nam” rất sẵn có tại Việt Nam như bột giấy, bột tre, sợi đay. Về mặt công nghệ, đây là thử nghiệm đầu tiên đối với việc ứng 500 dụng sợi thực vật trong sản xuất vật liệu xây dựng bằng công nghệ xeo cán. Do khối lượng riêng của sợi thực vật khá thấp nên tấm lợp sản xuất ra nhẹ (1,35 m 2 nặng khoảng 11,5–12,5 kg). Các tấm lợp có bề mặt nhẵn, hơi bóng, màu ghi nhạt và dễ dàng sơn phủ màu để trang trí theo sở thích người sử dụng. Theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng sản phẩm sợi thực vật bước đầu đã đáp ứng được đa số tiêu chuẩn Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn cả là vẫn tận dụng được dây chuyền sản xuất tấm amiăng – ximăng sẵn có mà không cần thay đổi nhiều công nghệ cũ. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sợi thực vật ở Việt Nam khá phong phú, gồm các sợi xơ gỗ sinh ra từ quá trình chế biến gỗ, các phụ phẩm nông nghiệp như sợi cây ngô, rơm rạ 10.5.4.3. Sử dụng sợi PVA Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng đã phối hợp với công ty Nam Việt (Thủ Đức – TP HCM), sản xuất thử nghiệm 1.500 tấm lợp và 500 tấm phẳng sử dụng sợi PVA. Ông Trần Quốc Tế, tác giả của loại vật liệu mới này, cho biết, PVA là vật liệu dẻo có độ bền cao, bám dính tốt với ximăng và có khả năng chòu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của nước ta. Đối với ngành tấm lợp Việt Nam, sản xuất fibro ximăng hay tấm lợp PVA đều phải nhập khẩu sợi nguyên liệu, ông Tế cho rằng nên nhập PVA là thứ không gây tranh cãi thì hơn. Những tấm lợp sản xuất thử tại Công ty Nam Việt đã được kiểm nghiệm theo TCVN 4434/2000 cho tấm lợp fibro ximăng. Vì sợi PVA có nhược điểm là khả năng giữ hạt ximăng kém nhiều lần so với sợi amiăng nên nhóm nghiên cứu đã bổ sung phụ gia dàn sợi (bột giấy) và phụ gia trợ lọc TT–01. Trên cơ sở quy trình sản xuất fibro ximăng hiện nay, chỉ cần đầu tư thêm hai cụm thiết bò đánh nhuyễn bột giấy và pha chế phụ gia trợ lọc. Tuy nhiên giá thành cho sản xuất tấm lợp là khá cao, chênh lệch chi phí nhập khẩu vật liệu PVA là 45.000 đồng/kg; trong khi fibro ximăng chỉ có 5.000 đồng/kg. Như vậy, ba yếu tố cần hội đủ để một vật liệu mới có thể thay thế fibro ximăng trên thò trường là giá chấp nhận được, độ bền bằng hoặc hơn tấm lợp này và không độc hại. Nhưng hiện nay chưa có sản phẩm nào có đủ cả ba yếu tố đó. Vì thế, nếu cấm sản xuất fibro 501 ximăng vào năm 2004 mà chưa có vật liệu thay thế hữu hiệu, thò trường tấm lợp sẽ có những biến động lớn. 10.5.4.4. Sử dụng sợi thủy tinh kiềm Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết đònh 115, một số nhà khoa học – đi tiên phong là thạc só Trần Ngọc Mỹ – đã nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất sợi thuỷ tinh kiềm chất lượng cao thay thế sợi amiăng. Kết quả đề tài này được Viện Vật liệu (Bộ Xây dựng) cấp giấy chứng nhận số 195 VLXD/P14 và đã có nhận xét: “Đây là loại thuỷ tinh kiềm chất lượng cao có thể sử dụng các loại vật liệu có tính kết dính là ximăng, các loại keo hữu cơ và sử dụng trực tiếp làm vật liệu cách âm, cách ẩm, cách nhiệt. Trong quá trình chuyển đổi công nghệ có thể giữ nguyên dây chuyền thiết bò cũ, chỉ cần bổ sung thiết bò ở công đoạn phối trộn phụ gia với nguyên liệu chính. Qua thử nghiệm, các nhà khoa học tính toán khi chuyển đổi công nghệ thì chỉ cần đầu tư thêm 420 triệu đồng cho dây chuyền công suất 1 – 1,5 triệu m 2 /năm và thời gian ổn đònh công nghệ này trong vòng ba tháng. Như vậy chi phí giá thành dùng tấm lợp thủy tinh sẽ rẻ hơn tấm lợp Proximăng cốt sợi amiăng từ 6.300 đồng/tấm xuống 4.800 đồng/tấm. Nguồn nguyên liệu sản xuất được tận dụng thủy tinh phế liệu từ kính vỡ, chai lọ và các phụ gia hóa chất có trong thò trường nước ta.” Kết quả nghiên cứu thành công cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể khẳng đònh rằng năm 2004 vật liệu amiăng sẽ được thay thế như tinh thần Quyết đònh 115 của Chính phủ. 10.5.4.5. Dùng đinh hương để trung hòa amiăng Trước đây, amiăng (một loại chất sợi độc hại có thể gây ung thư phổi) thường được dùng làm vật liệu chống cháy trong các tòa nhà. Thông thường khi dỡ bỏ các tòa nhà, người ta phải phong tỏa chúng và ngăn không cho các sợi amiăng độc hại lọt ra ngoài. Giờ đây, các nhà khoa học Italy đã tìm được cách trung hòa chúng bằng cách sử dụng một chất chiết xuất từ cây đinh hương. Khi chất lỏng này chạm vào bề mặt amiăng, ngay lập tức nó sẽ làm amiăng rắn lại thành một loại polymer, không thể lơ lửng ra ngoài không khí. 502 10.5.5. Xử lý chất thải từ các nhà máy sản xuất tấm lợp fibro–ximăng Trong quá trình sản xuất, các nhà máy đã thải ra gần 10 ngàn tấn chất thải rắn dưới dạng cục và mảnh vỡ. Đây là một hỗn hợp gồm 10% sợi amiăng trắng và 90% ximăng Pooclăng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Để xử lý chất thải này, một số ít nhà máy đã chở chất thải đi nơi khác để chôn lấp như chôn lấp rác thải; một số khác thì tận dụng lại một phần để làm tấm lợp, còn hầu hết thì dồn thành đống, lưu trữ và chưa có hướng giải quyết cơ bản. Ngay cả việc chôn lấp cũng không thể duy trì mãi được, cũng như việc chôn lấp rác thải vậy. Nội dung, ý tưởng này là có thể tận thu để xử lý lượng chất thải này để tái chế clinke và phân bón cho cây trồng. Ý tưởng này có thể áp dụng để xử lý chất thải tại các nhà máy sản xuất vật liệu cách điện, bảo ôn và sản xuất má phanh ôtô. Quá trình xử lý như sau: Xử lý sợi amiăng trắng: Amiăng độc là do cấu trúc dạng sợi, nếu phá vỡ cấu trúc đó thì sẽ phá vỡ được khả năng gây nguy hiểm của nó. Như ta đã biết, amiăng trắng có công thức là 3MgO.2SiO 2 .2H 2 O, trong đó cấu trúc (H 2 O) chiếm 13%. Nếu nung amiăng trắng đến nhiệt độ trên 750 0 C thì lượng trên sẽ mất hoàn toàn. Nếu soi qua kính hiển vi điện tử thì thấy amiăng trắng có dạng “dã sợi” (giống như trên tàn hương, tàn thuốc lá) không còn tích chất sợi nữa. Kết quả phân tích Rơngen cho thấy trong hỗn hợp chỉ còn có khoáng MgO, SiO 2 chiếm khoảng 90%. Tận thu mua chất thải để tái chế clinke: như trên đã trình bày, trong chất thải rắn này có 90% là các thành phần ximăng pooclăng, vì vậy nếu tiếp túc nung (trong lò tunel) đến nhiệt độ trên 100 0 C và duy trì trong 1 giờ thì các oxit chủ yếu sẽ kết hợp với nhau tạo thành các khoáng vật Silicate–Canxi, Aluminat canxi ở dạng cấu trúc tinh thể hoặc vô đònh hình. Đây là nguyên liệu cho clinke ximăng poóclăng. Tận thu phế thải làm phân bón: Nếu trong phế thải thành phần cặn có chứa nhiều MgO hơn (trên 10%) thì khi nung sẽ tạo ra 503 olivin và SiO 2 , có thể bổ sung một ít khoáng vật khác để làm phân bón cho lúa hay cải tạo đất, chống sâu bệnh. 10.6. MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CẤM SỬ DỤNG AMIĂNG Ở NƯỚC TA Với những hiểu biết về tác hại của amiăng đến đời sống và sức khoẻ con người, hiện nay, Chính phủ đã ban hành những điều luật nghiêm ngặt trong việc cấm sử dụng sản phẩm vật liệu có chứa amiăng. Sản phẩm vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm Amphiboles cũng nằm trong danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu khi người Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam. Dưới đây là đoạn trích: “Thông tư liên tòch số 1529/1998/TTLT/ BKHCNMT–BXD ngày 17–10–1998 về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và xây dựng” 10.6.1 Sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu xây dựng 1. Cấm sản xuất dưới bất kỳ hình thức, quy mô khối lượng nào các sản phẩm có chứa amiăng, nguyên liệu amiăng thuộc nhóm khoáng vật Amphibole bao gồm: Actinolite, Crocidolite, Amosite, Anthophylite và Tremolite. 2. Các cơ sở sử dụng amiăng và sản xuất các sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng phải tuân thủ các quy đònh sau: a) Chỉ sử dụng amiăng Chrysotile làm nguyên liệu cung cấp cho sản xuất các sản phẩm và vật liệu có chứa amiăng. b) Bảo đảm nồng độ sợi amiăng Chrysotile trong khu vực sản xuất không vượt quá 1 sợi/ml không khí (trung bình 8 giờ) và 2 sợi/ml không khí (trung bình 1 giờ). c) Không để rách vỡ bao, rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu amiăng Chrysotile. d) Tổ chức theo dõi khám sức khỏe, chụp X–quang đònh kỳ theo quy đònh hiện hành của Bộ Y tế cho toàn bộ cán bộ, công nhân và lưu giữ kết quả tại cơ sở. 504 e) Lập và trình nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm đònh theo luật đònh trước ngày 31 tháng 3 năm 1999. 10.6.2. Sử dụng amiăng Chrysotile và các sản phẩm, vật liệu chứa amiăng Chrysotile trong xây dựng 1. Không sử dụng amiăng Chrysotile làm vật liệu nhồi, chèn, cách nhiệt trong công trình xây dựng. Cần sử dụng các chất kết dính nhằm đảm bảo sợi amiăng Chrysotile không khuếch tán vào không khí đối với những công trình, thiết bò công nghiệp có yêu cầu cách nhiệt và chòu lửa bằng amiăng Chrysotile. 2. Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khống chế việc phát sinh bụi amiăng Chrysotile khi thực hiện các công việc như cưa, mài, đục, cắt các sản phẩm có chứa amiăng Chrysotile. 3. Phải lập phương án bảo vệ môi trường trước khi tiến hành việc phá vỡ, sửa chữa, cải tạo các công trình, thiết bò công nghiệp có chứa amiăng Chrysotile. 4. Phải thu gom và chuyển vào nơi quy đònh các phế thải có chứa amiăng Chrysotile, các phế thải loại này không được dùng làm nguyên liệu rải đường. Câu hỏi: 1. Những bộ phận thiết bò nào trong ôtô đã phát thải amiăng xuống biển và phát thải loại amiăng nào? Mức độ phát thải là bao nhiêu? Chúng gây ảnh hưởng gì cho sinh vật sống ở khu vực này? Quá trình phát thải amiăng từ các thiết bò ôtô? 2. Tồn tại những sinh vật nào trong khu vực nhiễm amiăng? Với mức độ ô nhiễm bao nhiêu thì các sinh vật này có thể tồn tại được? 3. Công thức chung của nhóm Amphibole: XY 2 Z 5 (Si, Al, Ti) 8 O 22 (OH, F) 2 và công thức chung của nhóm Serpentine là (Mg, Fe) 3 Si 2 O 5 (OH) 4 . Thành phần nào gây độc, gây bệnh cho sinh vật? 4. EPA đã có qui đònh về amiăng trong nước uống, nồng độ tối đa là 7.10 6 sợi amiăng có kích thước dài hơn 10 miromet. Vậy khi nước uống có nồng độ amiăng nhỏ hơn 7.10 6 và những sợi amiăng ngắn hơn có gây ảnh hưởng gì không? 505 5. Khi nước có những biểu hiện nào, đặc tính gì thì có thể nghi ngờ nước nhiễm amiăng? 6. Cơ chế gây bệnh của amiăng và cơ chế làm sạch đất nhiễm amiăng trong đất từ nấm và vi sinh vật? 7. Hiện trang sử dụng những thiết bò chứa amiăng ở nước ta hiện nay? Và đã có những vật liệu nào thay thế cho những thiết bò đó chưa? 8. Tại sao những sợi amiăng dài hơn 10 miromet mới gây hại, những sợi ngắn hơn có gây hại không? 9. Hiện nay vẫn còn sử dụng ống ximăng thoát nước thải? Nước thải có chứa amiăng có gây ảnh hưởng gì đến môi trường đất không? 10. Làm thế nào để xác đònh vật chất đó có chứa amiăng? 506 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (2002), Độc học môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Đức Khiển (2002), Môi trường và sức khỏe, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Trònh Thò Thanh (2000), Độc học, môi trường và sức khoẻ con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. http://www.oshvn.net/vubhld/WebSO&H/BENH_21_02.HTM 5. http://www.vietpharm.com.vn/ungthu/cacloaiungthu/UT–phoi.htm 6. http://www.vtv.org.vn/ft8.cfm?content_id=XH30701155230&topic_ id=XH 7. http://www.moste.gov.vn/vanbanphapqui/moitruong%5Ctap1%5C3 –4.html 8. http://www.arb.ca.gov/toxics/asbestos.htm 9. http://www.chrysotile.com/en/chryso.htm 10. http://mineral.galleries.com 11. http://www.braytonlaw.com/asbestos/asbestos.htm 12. http://www.mesothelioma–attorney.com/ma_asbestos.cfm 13. http://www.cleanoceanaction.org/TakeAction/SubwayCars/Asbesto s_updated.htm 14. http://www.asbestos.biz 15. http://www.asbestos–institute.ca/main.html 16. http://www.epa.gov/iaq/asbestos.html 17. http://www.alewife.org/grace/links.html 18. http://www.mesoinfo.com/asbestos/amosite.html 19. http://www.danamark.com/AsbestosinWater.htm 20. http://www.wholly–water.com 507 21. http://www.fwr.org/waterq/dwi0073.htm 22. http://seattlepi.nwsource.com/national/36409_libby24.shtml 23. http://simplethinking.com/palache/crocidolite.stm 24. http://100.1911encyclopedia.org/C/CR/CROCIDOLITE.htm 25. http://simplethinking.com/palache/crocidolite.stm 26. http://www.geology.neab.net/minerals/grunerit.htm 27. www.osha–slc.gov/SLTC/asbestos/standards.html 28. http://www.fibrecount.com/home/044.html 29. http://www.worksafe.org/Traning/wherefind.shtml Ghi nhận: Có sự cộng tác của Phạm Việt Anh 507 CHƯƠNG 11 ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG VỀ BỤI (Ecotoxicology of Dust) 11.1. GIỚI THIỆU Bụi được coi là vật liệu quý báu trong hoạt động của con người qua nhiều thời đại, mang nhiều ý nghóa khác nhau. Nếu không có bụi thì sẽ không có hạt nhân ngưng kết đồng nghóa với không có mây, mưa trên trái đất. Khoa học – kỹ thuật phát triển, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, giao thông đô thò và nông thôn rầm rộ ngày đêm trên khắp mọi nẻo đường, con người tăng cường khai thác tài nguyên đã thải vào môi trường vô số bụi, gây ô nhiễm và độc hại. Bụi gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp, bệnh đường phố, bệnh phổi nghiêm trọng cũng như tác động lên môi trường sinh thái. Nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đang thực hiện công nghiệp hóa, đô thò hóa. Dân số đô thò Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỉ lệ 20%), năm 1995 tỉ lệ dân số đô thò chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 25% và dự báo đến năm 2010 tăng lên 33%, năm 2020 chiếm 45%. Sự phát triển đô thò kéo theo sự phát triển của ngành xây dựng và đương nhiên cả bụi xây dựng. Nghóa là đủ các loại bụi độc hại đua nhau tăng trưởng. Khẩu trang bòt mặt, chống bụi có ích gì nữa không !? Dưới góc độ Độc học môi trường, chương này sẽ đề cập đến ô nhiễm bụi và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. [...]... ra khi sử dụng nhiên liệu ở các phương tiện giao thông STT Chất thải (g/kg) Xăng Điêzen 1 CO 20 ,81 1,146 2 CO2 1 72, 83 175,64 3 C mH n 29 ,1 5,74 4 SOx 2, 325 3,8 5 NOx 19,7875 24 ,581 6 R – COOH 1,4 32 1, 327 7 R – CHO 1, 125 0,944 8 Muội (C) 1 ,25 6 ,25 0 9 Chì (Pb) 0, 625 0,00 10 Bụi 3,9 02 117,06 11.4 .2 Bụi silic 11.4 .2. 1 Bụi chứa silic dioxyt Bụi này xuất phát từ các nguyên liệu chứa cát, thạch anh, vật liệu... kh«ng kh«ng Bơi khãi: Bơi: – chøa silic – chøa ami¨ng 3 Antimon 40 25 4 Asen 30 10 5 Cadmi 20 1 6 Ch× 30 10 7 §ång 150 20 8 KÏm 150 30 9 Clo 25 0 20 528 10 HCI 500 20 0 11 Flo, axit HF (c¸c ngn) 100 10 12 H2S 6 2 13 CO 1500 500 14 SO2 1500 500 15 NOx (c¸c ngn) 25 00 1000 16 NOx (c¬ së s¶n xt axit) 4000 1000 17 H2SO4 (c¸c ngn) 300 35 18 HNO3 20 00 70 19 Amoniac 300 100 11.5 SỰ XÂM NHẬP BỤI VÀO CƠ THỂ Bụi vào... ứng trường diễn đối với các tổ chức Những hạt bụi đó có thể xâm nhập vào hệ bạch huyết, hệ máu và được vận chuyển đến các nội quan trong cơ thể, tích đọng lại đó, trở nên nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả bệnh lý Các hậu quả tiềm tàng do tác hại của các hạt bụi càng tăng lên nếu các hạt bụi đó chứa các chất hóa học độc hại (bụi chì, bụi phóng xạ) hoặc hấp phụ các chất độc hay khí độc có trong môi trường. .. trong các phòng thí nghiệm phóng xạ Trong dòch tễ học môi trường người ta còn lưu ý đến tính phóng xạ của các vật liệu xây dựng 11 .2. 7 Tính dẫn điện của bụi Bụi có thể tích điện Dưới tác dụng của điện trường, bụi sẽ bò phân ly, bò hút về các cực khác dấu và tính chất đó được ứng dụng để khử, lọc bụi trong công nghiệp Ba#ng 11.1 Tốc độ bụi dưới điện trường 3000 Volt Đường kính (μm) Tốc độ (cm/s) 100... tương tự nhưng yếu hơn Bụi thủy tinh có hàm lượng silic cao, đồng thời hạt bụi có cấu trúc sắc nhọn, dễ gây thương tổn cơ học cho hệ hô hấp 11.4 .2. 2 Bụi sợi thủy tinh Rất nguy hiểm vì chúng có thể đi qua da vào hệ thống tuần hoàn và các cơ 11.4 .2. 3 Bụi amiăng (Xem thêm Chương 10, Độc học Amiăng) Có một loại vật liệu xây dựng mà cho mãi đến nay người ta mới phát hiện hết tác hại của nó, đó là amiăng Người... 0,77mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần Lượng chì ở ao đãi chì và đổ xỉ có hàm lượng 3 ,27 8 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép 65 lần 522 Bụi chì trong không khí là 26 ,3 32 mg/m3 đến 46,414 mg/m3 gấp 4.600 lần so với tiêu chuẩn cho phép Những con số này khiến người ta rùng mình, nhất là khi ai cũng hiểu chì là một chất rất độc cho cơ thể Đó là chưa kể tới hàm lượng bụi chì có trong không khí tại các khu vực... mangan dioxyt ( MnO2) MnO2 thường được sử dụng trong công nghệ sản xuất pin điện, sản xuất chế phẩm xử lý nước, các hợp chất chứa mangan và trong nhiều công nghệ khác Bụi MnO2 có thể xuất phát từ khu vực sử dụng chất này cũng như trong dây chuyền nghiền tuyển quặng pyrolusit Bụi mangan dioxyt tác động tới hệ thống thần kinh nếu hít phải trong thời gian dài 11.4.4 .2 Bụi asen oxyt (As2O3 và As2O5) và các hợp... dải hẹp trên xích đạo Tiếp đó, đám mây này phải mất 2 tháng để rải ra và đi lên phía Nam Hoa Kỳ và trung tâm Châu Âu Trường Đại Học Geneve ghi được độ giảm của tia mặt trời chiếu trực tiếp vào năm 1991 là 21 %, năm 19 92 là 17% Năm 1994, đội vật lý ứng dụng về năng lượng của Trường Đại học Geneve dự đoán rằng, độ giảm ấy chỉ còn 7 hay 9 % Nhưng theo Pierre Ineichen cũng ở trong đội ấy thì “khó mà đo được... CO2, các oxit cacbon … và một lượng bụi độc hại gồm có bụi chì và bụi muội than Tác hại của bụi đường phố: gây bẩn nói chung, làm mất vệ sinh và mỹ quan đối với nhà cửa, đồ đạc Theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên và môi trường TPHCM (20 04), số liệu quan trắc tại vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm, giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ cho thấy nồng độ bụi 518 luôn vượt mức cho phép từ 1 ,2. .. nhiều tinh thể muối chủ yếu là NaCl còn lại là MgCl2, CaCl2, KBr … Loại ô nhiễm này đóng vai trò chủ yếu trong việc gây hen gỉ vật liệu, phá huỷ các công trình xây dựng Bảng 11.3 Giới hạn cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp (mg/m3) Gi¸ trÞ giíi h¹n TT Th«ng sè 400 20 0 – bª t«ng nhùa 500 20 0 – xi m¨ng 400 100 – c¸c ngn kh¸c 2 B – nÊu kim lo¹i 1 A 600 400 100 50 kh«ng kh«ng Bơi . Minh. 2. Nguyễn Đức Khiển (20 02) , Môi trường và sức khỏe, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Trònh Thò Thanh (20 00), Độc học, môi trường và sức khoẻ con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc. hưởng gì đến môi trường đất không? 10. Làm thế nào để xác đònh vật chất đó có chứa amiăng? 506 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (20 02) , Độc học môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. là khoảng 13 triệu người (chiếm tỉ lệ 20 %), năm 1995 tỉ lệ dân số đô thò chiếm 20 ,75%, năm 20 00 chiếm 25 % và dự báo đến năm 20 10 tăng lên 33%, năm 20 20 chiếm 45%. Sự phát triển đô thò kéo

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại học Y Dược TPHCM, Cẩm nang ung bướu học lâm sàng, NXB Y học TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ung bướu học lâm sàng
Nhà XB: NXB Y học TPHCM
2. Hội thảo quốc gia về “Thuốc lá hay sức khỏe” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thuốc lá hay sức khỏe
3. PGS Hoàng Long Phát, Thuốc lá hay sức khỏe, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc lá hay sức khỏe
Nhà XB: NXB Y học
4. 10 th World Conference on “Tobacco or Health” – Beijing 8–1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tobacco or Health
6. Trịnh Thị Thanh, Độc học môi trường và sức khỏe con người, NXB ẹHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc học môi trường và sức khỏe con người
Nhà XB: NXB ẹHQGHN
7. INGCAT – Advocacy for smoking cessation – Factsheet world No Tobacco Day, May 31 th 1999 “ Leave the pack behind Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advocacy for smoking cessation" – "Factsheet world No Tobacco Day
5. Lê Ngọc Trọng (1999), Báo cáo thực trạng hoạt động và chính sách phòng chống tác hại thuốc lá về lĩnh vực y tế Khác
8. WHO – Tobacco or Health from 1989 to 1999, 2000 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 11.1: Kích thước một số loại hạt bụi trong khoâng khí - Độc học môi trường part 2 pdf
Hình 11.1 Kích thước một số loại hạt bụi trong khoâng khí (Trang 11)
11.2.2. Hình dáng hạt - Độc học môi trường part 2 pdf
11.2.2. Hình dáng hạt (Trang 12)
Bảng 11.3. Giới hạn cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 11.3. Giới hạn cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí (Trang 31)
Bảng 11.4: Nguồn gốc và tác động độc chất kim loại nặng trong khí - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 11.4 Nguồn gốc và tác động độc chất kim loại nặng trong khí (Trang 38)
Bảng 11.5:  Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong  khoâng khí xung quanh - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 11.5 Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong khoâng khí xung quanh (Trang 39)
Bảng 11.6:   Nồng độ khí thải từ các phương tiện giao thông tại những  điểm ách tắc giao thông ở Hà Nội - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 11.6 Nồng độ khí thải từ các phương tiện giao thông tại những điểm ách tắc giao thông ở Hà Nội (Trang 47)
Hình 12.1: Trên một lá thuốc, nicotin phân bố rất khác nhau. Hàm - Độc học môi trường part 2 pdf
Hình 12.1 Trên một lá thuốc, nicotin phân bố rất khác nhau. Hàm (Trang 65)
Hình 12.2: Cơ chế bệnh sinh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính - Độc học môi trường part 2 pdf
Hình 12.2 Cơ chế bệnh sinh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (Trang 67)
Bảng 12.1: Triệu chứng của cơ thể ứng với nồng độ COHb trong máu - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.1 Triệu chứng của cơ thể ứng với nồng độ COHb trong máu (Trang 71)
Hình 12.3: Các chất chính có trong thuốc lá - Độc học môi trường part 2 pdf
Hình 12.3 Các chất chính có trong thuốc lá (Trang 77)
Bảng 12.3: Số ung thư phát triển hàng năm tính trên 100,000 dân - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.3 Số ung thư phát triển hàng năm tính trên 100,000 dân (Trang 86)
Bảng 12.4: Tử vong hàng năm trên 1.000 người theo tuổi và lượng - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.4 Tử vong hàng năm trên 1.000 người theo tuổi và lượng (Trang 92)
Bảng 12.5: Tử vong hàng năm tính trên 100,000 nam giới tuổi từ 35 - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.5 Tử vong hàng năm tính trên 100,000 nam giới tuổi từ 35 (Trang 93)
Bảng 12.6: Các bệnh do sử dụng thuốc lá gây nên - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.6 Các bệnh do sử dụng thuốc lá gây nên (Trang 93)
Bảng 12.8: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi hút thuốc lá, thuốc lào   Tác giả  Số lượng (n)  Tyỷ leọ % - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.8 Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi hút thuốc lá, thuốc lào Tác giả Số lượng (n) Tyỷ leọ % (Trang 97)
Bảng 12.7: Tỷ lệ bệnh nhân bị K phổi nghiện thuốc lá, thuốc lào - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.7 Tỷ lệ bệnh nhân bị K phổi nghiện thuốc lá, thuốc lào (Trang 97)
Bảng 12.9: Số liệu thống kê của Việt Nam và thế giới - Độc học môi trường part 2 pdf
Bảng 12.9 Số liệu thống kê của Việt Nam và thế giới (Trang 98)
Hình 13.1: Sự di chuyển của các hạt thông qua các biểu mô màng ruột - Độc học môi trường part 2 pdf
Hình 13.1 Sự di chuyển của các hạt thông qua các biểu mô màng ruột (Trang 109)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w