Độc học môi trường part 10 pps

109 522 1
Độc học môi trường part 10 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

397 + Nguyên liệu chất đốt chủ yếu là than + Quá trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là quá trình sản xuất chlorate, kali có liên quan tới Hg, clo và chất ăn da soda + Sự lan rộng liên quan đến tiêu dùng bao gồm lãng phí chất đốt xảy ra nhanh chóng ở các nước. Sản xuất và phân phối các sản phẩm chứa Hg đã phát triển rộng khắp thế giới kéo theo sự phát thải ô nhiễm Hg ra khí quyển và môi trường xung quanh. Theo đó, hàng năm con người đã lãng phí Hg trên toàn cầu khoảng 3.000.000 kg vào những năm 1900 và đã tăng gấp 3 lần suốt những năm 1970. Khoảng 45% số đó đã đi vào không khí, 7% vào nước và 48% vào đất. Sự tiêu dùng toàn cầu của Hg khoảng 18.000.000kg hàng năm, điều này có nghóa là hoạt động của con người hiện nay đang gây trở ngại một cách mạnh mẽ cho chu kỳ của Hg tự nhiên. Năm 1973, nước Mỹ tạo ra hơn 30% gánh nặng Hg cho khí quyển. Thủy ngân là một trong những nguyên tố độc nhất đối với con người và nhiều động vật bậc cao. Mặc dù Hg có tính độc dưới dạng ion, muối Hg có tính độc cao với sự nguy hiểm khác nhau. Độc chất Hg trong môi trường thực sự đã trở thành vấn đề nghiêm trọng sau trường hợp đầu tiên được xác đònh ở Nhật Bản vào năm 1950. Ngøi dân ở một tỉnh nhỏ của Mirnamata đã bò ngộ độc khi ăn cá có chứa mức metyl Hg cao. Hay một vài trường hợp thú hoang dại bò ngộ độc khi ăn lá cây có chứa metyl Hg ở Đức vào năm 1948–1965. Ở Canada, những dự án Hydrô Québec lớn và những nhà máy bột giấy khổng lồ dùng Hg (để sản xuất clo tẩy trắng giấy đã làm cho người Anh–Điêng ăn cá chứa nhiều kim loại độc hại gây nên các chứng rụng tóc, run rẩy ) Trường hợp vô nhân đạo xảy ra với bộ lạc Ojibwa ở Ontario do Mỹ gây nên khi Hg được thải ra từ các nhà máy giấy ở phía thượng lưu sông Wabigoon khiến con sông bò ô nhiễm tới 50 năm trong khi đây là nơi đem lại phần lớn nguồn thu nhập cho bộ lạc đã khiến bây giờ họ phải sống nhờ tiền viện trợ của chính phủ liên bang. Một người già đã mô tả thủy ngân: “Chúng tôi gọi nó là pijibowin, nghóa là chất độc ở Oijbwa. Anh không thể nếm được nó, nhưng anh biết nó 398 ở đó. Anh biết là nó có thể gây tổn thương cho anh, làm cho chân tay anh uể oải và gây bệnh loạn trí não của anh. Những điều này thì tôi hiểu. Điều tôi không hiểu là vì sao mà cả trái đất lại có thể chống lại chúng tôi”. Thủy ngân không chỉ làm nhiễm độc cơ thể mà còn gây ra những khó khăn về mặt kinh tế – xã hội. Chất metyl Hg huỷ hoại cả tâm lý, làm rung chuyển cơ chế sâu kín nhất của tâm hồn, làm lung lay cả niềm tin, tín ngưỡng của các nạn nhân. Một tờ báo ở Lisbon (Cananda) đã tiết lộ: “Tóc của các bà mẹ và trẻ em ở Camara trên đảo Madeira có nồng độ Hg vượt quá xa ngưỡng được quốc tế chấp nhận”. Tờ báo này đã tố cáo, có lẽ do cá kiếm đen – nguồn thức ăn chính của dân chúng – đã bò nhiễm độc và một phần Hg có trong đất và chắc chắn hơn hết là Hg có nguồn gốc từ công nghiệp và do các chất thải đổ lén lút ra biển. Cũng như các trường hợp tương tự, các nhà chức trách phản ứng bằng cách công nhận hiện tượng này và sau đó chỉ khuyên dân chúng nên thay đổi món ăn khác. Ở Phần Lan, người ta đã phát hiện sự song song tồn tại việc tiêu thụ cá nước ngọt, ít mỡ và hàm lượng Hg cả asen và xelen trong tóc gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim cấp. Để trả lời các câu hỏi của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu Phần Lan nhấn mạnh: “Trên cơ sở các kết quả đã được công bố và chưa được công bố, chúng tôi có cảm tưởng những tác động của Hg trong đồ ăn đối với sức khoẻ đã bò đánh giá thấp”. Năm 1994 nhóm người Anh được cử đi nghiên cứu ở Nam Cực đã xem xét sự hiện diện của 16 kim loại trong gan của 11 con hải cẩu cái có lông Arctocephalus gazella, từ 3–11 tuổi. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện mức độ nhiễm độc cao nhất chưa từng thấy ở các loài động vật có xương sống ở biển điều đáng lo ngại nhất là nồng độ Hg tới 215 mg/kg trọng lượng khô. 8.3.2. Tính độc của các hợp chất Hg trong môi trường sinh thái 8.3.2.1 Hơi thủy ngân kim loại Thủy ngân ở dạng kim loại nguyên chất không độc nhưng dạng hơi và ion lại rất độc. Thủy ngân là một chất độc đối với tế bào; tác 399 động của nó rất phức tạp. Thủy ngân gây thoái hóa tổ chức, tạo thành các hợp chất protein rất dễ tan làm tê liệt chức năng của các nhóm thiol (–SH), các hệ thống men cơ bản và oxi hóa–khử của tế bào. Hít, thở không khí có nồng độ thủy ngân 1mg/m 3 trong thời gian dài có thể bò nhiễm độc (từ 1–3mg/m 3 có thể gây viêm phổi cấp). Người tiếp xúc lâu dài với nồng độ thủy ngân 0,1mg/m 3 có nguy cơ nhiễm độc với triệu chứng cổ điển như run Số liệu nghiên cứu khác cho thấy thủy ngân ở nồng độ thấp, từ 0,06–0,1mg/m 3 , gây ra các triệu chứng như mất ngủ, ăn kém ngon. Người tiếp xúc 8 giờ/ngày trong 225 ngày lao động/năm với nồng độ từ 0,1–0,2mg/m 3 có triệu chứng run, còn với nồng độ khoảng 0,05mg/m 3 chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. 8.3.2.2. Các hợp chất vô cơ của thủy ngân Trong công nghiệp thường gặp các hợp chất thủy ngân sau: • Oxit thủy ngân đỏ (HgO) làm chất xúc tác trong công nghiệp pha sơn chống hà bám ngoài tàu, thuyền đi biển • Clorua thủy ngân I (Hg 2 Cl 2 ) còn gọi là Calomel hay thủy ngân đục, là bột trắng, không mùi vò, làm thuốc tẩy giun (lãi) dưới dạng Santonin–calomel, có thể gây ngộ độc cho người dùng. • Clorua thủy ngân II (HgCl 2 ) còn gọi là Sublimê ăn mòn, kết tinh trắng, là chất độc. Nó có tác dụng ăn mòn và kích ứng. HgCl 2 tác dụng với kim loại, có vò cay, làm săn da rất dễ chòu. Clorua Hg là hợp chất vô cơ của thủy ngân thường gặp, có độc tính rất cao. Theo Douris, độc tính của clorua thủy ngân qua đường miệng như sau: - Từ 1g trở lên, một lần: gây nhiễm độc siêu cấp tính, tử vong nhanh. - Từ 150–200mg, một lần: gây nhiễm độc cấp tính, thường tử vong. - Từ 0,5–1,4mg, trong 24 giờ: gây nhiễm độc mãn tính. - 0,007mg trong 24 giờ: có thể gây nhiễm độc cho người kém sức chòu đựng. 400 • Iôdua thủy ngân I (Hg 2 I 2 ) là bột màu xanh lục. • Nitrat thủy ngân II [(Hg(NO 3 ) 2 .8H 2 O)] là chất lỏng, ăn da mạnh nên rất nguy hiểm khi thao tác, được dùng trong y khoa để trò mụn nhọt, sử dụng trong công nghệ chế biến lông làm mủ phớt (feutre). • Xianua thủy ngân [(Hg(CN) 2 )]: là tinh thể, khan, không màu, mùi vò gây buồn nôn, rất độc. Một người khỏe mạnh cho uống 0,13 g xianua thủy ngân có thể chết sau 9 ngày với các triệu chứng nhiễm độc thủy ngân. • Sunfua thủy ngân: dùng làm bột màu. • Fulminat thủy ngân [Hg(CNO) 2 ]: được dùng trong công nghệ chế tạo thuốc nổ, dùng làm hạt nổ, kíp nổ. Hơi khói từ ngòi nổ fulminat thủy ngân có thể gây nhiễm độc. 8.3.2.3. Một số hợp chất thủy ngân hữu cơ Các loại hợp chất thủy ngân hữu cơ dưới dạng dược phẩm được dùng trong y tế như: + Neptal: thuốc lợi niệu. + Mecurocrom: thuốc sát trùng, dùng ngoài da, nếu dùng bên trong vết thương có thể bò nhiễm độc. Trước đây một số hợp chất thủy ngân hữu cơ cũng được dùng làm hóa chất trừ dòch hại như trừ nấm (ví du:ï để xử lý nấm ở thóc giống trước khi gieo hạt ) nhưng vì các hóa chất đó gây nhiễm độc cho người dùng và lưu tồn lâu dài trong môi trường tự nhiên nên nay đã bò cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 1996. Nói chung, các hợp chất hữu cơ thủy ngân có độc tính ít hơn ion thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ. Chúng thường gây ra các rối loạn tiêu hóa, thận và thần kinh. Ví dụ: Hg(CH 3 ) 2 được dùng trong nông nghiệp. Theo Yoshino, metyl thủy ngân làm giảm sự tổng hợp protein của tế bào thần kinh in vitro trước khi xuất hiện các triệu chứng về thần kinh. 401 Bảng 8.1. Dạng tồn tại và tính độc hại của thủy ngân trong môi trường Dạng tồn tại Tính độc Hg (kim loại) Trơ và không độc Hg (hơi) Độ bay hơi cao, rất độc (đối với não) Hg 2 2+ (phổ biến là Hg 2 Cl 2 ) Tạo hợp chất không tan với clorua, độc tính thấp Hg 2+ Rất độc, khó di chuyển qua màng sinh học RHg + (hợp chất thủy ngân hữu cơ) Độc tính cao, đặc biệt ở dạng CH 3 Hg + , gây nguy hiểm cho hệ thần kinh một chiều, nguy hiểm cho não, dễ chui qua màng tế bào sinh học, cư trú trong mô mỡ. Bảng 8.2: Ước lượng hàm lượng thủy ngân trung bình hằng ngày (ng/ ngày) Hơi thủy ngân Hợp chất thủy ngân vô cơ Methyl thủy ngân Không khí Thức ăn Đồ biển Thường Nước uống Chất trám răng 40– 200 (30 – 160) 0 0 0 3800 – 21000 (3000 – 17000) 0 600( 60) 3600(360) 50 (5) 0 0 2400 (2300) 0 0 Tổng cộng 3900 – 21000 (3100 – 17000) 4200 (420) 2400 (2300) (Nguồn: WHO, 1999) (Trong đó có đến 80% thủy ngân tồn tại trong cá là methyl thủy ngân, 20% là thủy ngân ở dạng vô cơ) 8.4. THỦY NGÂN TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Các phương tiện phân tích hiện đại đã cung cấp cho chúng ta những dữ liệu chính xác về thành phần hóa học của khí quyển trong nhiều thế kỷ, thậm chí trong hàng nghìn năm. Vì thế người ta có thể biết được hàm lượng chì, selen, sulfat và thủy ngân trong băng và qua đó có thể biết được thành phần khí quyển. 402 Ở châu Âu, tại một số vùng xa khu công nghiệp, lượng Hg trong không khí khoảng 2 đến 3 ng/m 3 vào mùa hè và từ 3 đến 4 ng/m 3 vào mùa đông. Lượng thủy ngân trong không khí ở thành phố thường cao hơn gấp 3 lần giá trò trung bình (Sweet and Vermette,1993). Đỉnh điểm cao nhất là vào khoảng 10.000ng/m 3 ở khu công nghiệp hay ở những nơi sử dụng rộng rãi thuốc diệt nấm có chứa Hg (Fujimura,1964). Hơi Hg có thể bốc lên từ các loại sơn có chứa hợp chất Hg. Lượng hơi Hg này có thể đạt nồng độ: 300 đến 1500 ng/m 3 (Beusterien et al.,1991). Khi lượng Hg trong không khí ở nông thôn khoảng 2ng/m 3 và khoảng 10ng/m 3 ở thành phố thì lượng Hg hấp thu vào máu ở người lớn hàng ngày trong vùng nông thôn là 32ng và trong vùng thành thò là 160 ng. 8.5. Ô NHIỄM VÀ GÂY ĐỘC CỦA THỦY NGÂN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 8.5.1. Hg trong môi trường nước Ô nhiễm thủy ngân của các hồ nước ở vùng hẻo lánh được xem như hậu quả của sự gia tăng nồng độ thủy ngân trong không khí. Để kiểm chứng điều đó, người ta đã nghiên cứu 07 hồ nước ở các vùng biên giới Minnesota và Wissconsin. Họ đã xác đònh được tốc độ gia tăng thủy ngân trong không khí hiện nay và trong thời kì tiền công nghiệp. Ô nhiễm thủy ngân ở các hồ nước này là hiện tượng phổ biến tại Phần Lan, Canada, Thụy Điển và Mỹ. Mặc dù các hồ nước này nằm ở những đòa điểm có rất ít, thậm chí không hề có sự hoạt động của con người, nhưng chúng là nơi sinh sống của các loài cá có nồng độ thủy ngân lên cao đến mức có thể gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Việc phân tích các lớp trần tích cho thấy sự gia tăng của thủy ngân chỉ trong khoảng 1–2 trăm năm nay. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng ô nhiễm này chủ yếu bắt nguồn từ không khí. Lượng thủy ngân trong không khí đã gia tăng nhưng người ta chưa so sánh được hàm lượng này so với thủy ngân có nguồn gốc tự nhiên khác (phát sinh từ núi lửa, đại dương ). Hơn nữa, đối với những hồ nước ở các nơi hẻo lánh, người ta không có được nhiều 403 thông tin về lượng thủy ngân trực tiếp rơi trên mặt nước cũng như về lượng thủy ngân có nguồn gốc từ bồn đòa thủy văn. Để tìm hiểu về tất cả những vấn đề đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu 07 hồ nước ở những vùng rừng núi, đồng thời tiến hành so sánh những củ cà rốt mọc ở đất trầm tích của chúng với cà rốt từ những hồ khác ở một khu vực đòa lý khác. Tất cả những hồ khảo sát đều nhỏ, nông và ít bò con người làm xáo động. Kết quả phân tích cho thấy trong 140 năm gần đây, lượng thủy ngân đã tăng lên từ 3 đến 4 lần. Các dữ liệu cũng cho thấy khối lượng thủy ngân rơi từ không khí xuống hồ lớn hơn lượng thủy ngân có từ những nguồn gốc tự nhiên khác vào khoảng năm 1850 và tăng lên nhiều từ năm 1920 đến năm 1950. Trong thời gian 140 năm gần đây, mỗi năm lượng thủy ngân tăng trung bìng 2%. Tại khu vực có những hồ được nghiên cứu, các kết quả thu được cho phép khẳng đònh rằng lượng thủy ngân do không khí mang lại đã gia tăng theo một tỷ lệ tương đối ổn đònh và hiện nay nồng độ thủy ngân tại những đòa điểm này đều tương tự như nhau. Hàm lượng thủy ngân trong đất tại những khu rừng chưa có sự can thiệp của con người cũng tương đối thuần nhất, mặc dù hàm lượng này có xu hướng gia tăng ở những nơi gần các khu công nghiệp. Các nhà nghiên cứu Scandinavia cũng đã nhận thấy những dấu hiệu của xu hướng này. Điều đó chứng tỏ tác động của các khu công nghiệp đến tình trạng ô nhiễm. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra những điều sau đây: lượng thủy ngân có nguồn gốc ở bồn hồ là không đáng kể, thủy ngân tích tụ trong hồ và lượng thất thoát là không đáng kể. Thủy ngân được tích tụ trong nước hồ và tồn tại lâu dài ở đó. Họ cũng thấy hiện nay như trong thời kỳ tiền công nghiệp, nói chung có một tỷ lệ không đổi giữa lượng thủy ngân do không khí đưa lại và lượng thủy ngân có nguồn gốc là bồn hồ. Khi đã được đưa tới các hồ nước, thủy ngân không thể bay hơi để trở lại khí quyển và cũng không được lưu giữ ở đất quanh hồ. Chất hữu cơ ở vùng đất này có một ái lực mạnh đối với thủy ngân, điều này khác với các kim loại khác. Đặc biệt, ái lực này sẽ tăng dần khi nước mưa có nhiều axit. Như vậy, ngoài những tác hại khác gây ra cho các khu rừng, 404 những trận mưa axit sẽ góp phần tăng cường quá trình biến đổi thủy ngân do tác động của các vi sinh vật trong đất. Khi đó, thủy ngân sẽ trở thành những thành phần hữa cơ và có điều kiện thuận lợi hơn để xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nồng độ thủy ngân trong cá ở các hồ này tăng lên tới mức độ rất cao. Như vậy, Edward Swain và cộng sự đã có thể khẳng đònh rằng lượng thủy ngân do không khí đưa lại là nguyên nhân chính của hiện tượng tích tụ thủy ngân tại những hồ nước hẻo lánh ở Bắc Mỹ. Đặc điểm đòa chất đòa phương dường như không ảnh hưởng gì mấy đến sự tích tụ thủy ngân ở các hồ này và thủy ngân “tự nhiên” chỉ chiếm 25% trong nồng độ hiện thời của Hg trong không khí. Sự gia tăng thủy ngân đã tích tụ nói trên diễn ra tương đối đồng đều trong toàn khu vực được khảo sát. Điều đó có nghóa là có những nguồn thủy ngân ở khu vực, thậm chí trên toàn cầu, gây ra tình trạng ô nhiễm ở cả những nơi hẻo lánh như vậy. Thực ra, ở đây người ta chỉ khẳng đònh lại một hiện tượng đã biết từ trước. Năm 1971, các nhà nghiên cứu tại Viện đại dương học Scripps ở La Jolla, Mỹ cho rằng, ngày nay do con người sử dụng thủy ngân nên Greenland không còn giữ được màu trắng thanh khiết của nó. Trong những thập niên gần đây, vì có những hoạt động công nghiệp thải ra thủy ngân nên hàm lượng thủy ngân trong các lớp băng vónh cửu trên đảo này đã không ngừng gia tăng. Weiss và cộng sự đã tiến hành phân tích thành phần của các lớp băng ở Greenland từ năm 800 trước CN đến năm 1965. Hàm lượng thủy ngân trung bình ở lớp băng trước năm 1952 là 60ng/kg, và ở các lớp băng từ năm 1952 đến 1965 là 125ng/kg. Như vậy sau 13 năm, lượng thủy ngân phát sinh đã tăng gấp đôi. Các phép tính của Weiss cho thấy rằng hàng năm các lục đòa đã đưa vào khí quyển từ 150.000 đến 250.000 tấn thủy ngân, trong khi đó các dòng sông chỉ đưa ra biển một lượng thủy ngân cỡ 3.800 tấn. Căn cứ vào thời gian thủy ngân lưu lại các lớp nước biển bề mặt (5 năm) và lượng thủy ngân trên toàn cầu, các tác giả suy ra rằng, do chuỗi thức ăn bò ô nhiễm, nồng độ Hg ở thòt cá ngừ và cá kiếm cũng tăng gấp đôi. Xin lưu ý rằng, đây là số liệu năm 1971. Từ đó trở đi, ở Mỹ, người dân đã được khuyến cáo là không nên tiêu thụ cá ngừ quá 405 một mức nhất đònh trong một tuần để hạn chế lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể vì kim loại này khó bò đào thải. Tại Mỹ, những con cá có nồng độ thủy ngân cao hơn 1μg/g được xem như nguy hiểm đối với người và không được bán trên thò trường trong nước. Thủy ngân có thể gây tác hại cho các cơ chế tái sinh của môi trường tự nhiên. Gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng, nó có thể làm tăng khả năng phát sinh những tác hại do phóng xạ gây ra đối với chức năng di truyền ở loài cá. Tại nhà máy xử lý rác thải vũ khí hạt nhân Savannah River, người ta đã nhận thấy ở bồn hồ với nồng độ phóng xạ nhẹ, do tác động của phóng xạ, trên các mẫu AND của loài cá sói xuất hiện nhiều vết đứt hơn. Khi có thêm thủy ngân ở các hồ này thì các hiệu ứng phóng xạ còn xấu hơn. Dường như kim loại này ngăn cản sự hoạt động của các cơ chế điều chỉnh AND tự nhiên trong các tế bào. Nếu như những cơ chế tự điều chỉnh và hồi phục như vậy bò phá vỡ, hậu quả sẽ thật là tai hại. Vấn đề quan trọng có thể được đặt ra: “làm thế nào để hạn chế được thủy ngân trong một phạm vi thích hợp sao cho nó có thể đảm bảo được những điều kiện bình thường cho quá trình sinh sản?”. 8.5.2. Sự chuyển hóa thủy ngân trong môi trường nước Khi thủy ngân xâm nhập vào nước, bò các vi sinh vật metyl hóa và tạo thành methyl thủy ngân, hợp chất này tan trong chất béo và gây độc mạnh tại đây. Vì thế, nó là một trong những dạng hợp chất thủy ngân nguy hiểm nhất. Để dễ hiểu, quá trình được biểu diễn bằng một sơ đồ được đơn giản hóa (hình 8.1) Phênyl thủy ngân Metyl thủy ngân C 6 H 5 Hg + CH 3 Hg + Hg 0 Hg 2+ (CH 3 ) 2 )Hg Hình 8.1: Giản đồ chuyển hóa thủy ngân trong nước 406 Trong hình 8.1 ta thấy, tất cả các dạng thủy ngân trong nước dù bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp đều biến thành metyl thủy ngân. Ở đại dương, Hg tích tụ trong cơ thể cá, từ đó xâm nhập vào chim, các động vật có vú ăn cá. Một số loài cá trong hồ lớn ở Bắc Mỹ bò nhiễm một lượng lớn Hg: cá kiếm Đại Tây Dương (Xiphias gladius), cá xanh Thái Bình Dương (Makaira ampla), cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus), cá ngừ vây vàng (Thunnusalbacaces), cá ngừ (Euthunnus pelamis), cá bơn Thái Bình Dương và Đại Tây Dương (Hippoglossus hippoglossus and H.stenolepis), hải cẩu và các loài cá mập khác. Hiện tượng cá bò nhiễm độc Hg đã thấy từ lâu. Sự ô nhiễm Hg ở cá ngừ hiện nay so với 07 loại mẫu cá ngừ thu được từ 1878 và 1903 (G.E.Miller et.al.,1972) hay ở các loài chim biển bắt được trước 1930 và sau 1980 ở bắc Đại Tây Dương (Thomson et al., 1992) là như nhau. Trong cùng một loài cá thì các con có kích thước lớn hay là sống lâu năm hơn sẽ có xu hướng tích tụ Hg tương đối nhiều hơn các con khác. Ví dụ: trong loại cá kiếm Đòa Trung Hải, hàm lượng Hg trung bình trên từng thể trọng nhỏ hơn 23kg là 0,55ppm, cho những con giữa 23 và 45kg là 0,86ppm, và với những con nặng trên 45kg là 1,1ppm (Amstrong, 1979). Hầu hết Hg hấp thu trong nước đều ở dạng methyl thủy ngân. Dạng hợp chất này có tính độc nhưng trong cơ thể cá nó chiếm một tỷ lệ nhỏ. Ngoài ra, lượng selen trong cơ thể có thể biến đổi tỷ lệ Hg này một cách đáng kể giúp độc tính của nó giảm đi ở cá cũng như ở các động vật ăn cá. Các động vật biển có vú khi ăn cá chứa Hg thì cũng bò nhiễm độc. Ví dụ: hải cẩu trưởng thành (Phocagroenlandica) ở biển Đòa Trung Hải Canada có lượng Hg trong mô cơ bắp là 0,34ppm, trong gan là 5,1ppm. 8.5.3. Metyl thủy ngân trong chuỗi thực phẩm trong môi trường nước Thủy ngân có thể xâm nhập vào nguồn nước dưới nhiều hình thức và từ nhiều nguồn khác nhau. Về mặt số lượng, chiếm vò trí hàng đầu là nguồn nước thải công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy hóa chất. Tuy nhiên, không ngoại trừ nước mưa rửa trôi các hóa chất dùng khi gieo trồng thì một phần đáng kể thủy ngân cuối cùng cũng [...]... như thế nào? Câu 9: Biến đổi độc tính của thuỷ ngân theo các dạng tồn tại? Câu 10: Thuỷ ngân xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? Câu 11: Thuỷ ngân có thể hoà tan được kim loại không? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê Huy Bá (2002), Độc học môi trường, trang 255–256, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh 2 Lê Huy Bá (2000), Môi trường cơ bản, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh... Letter.Middlesex, U.K 10 www.cfia–acia.agr.ca/english/corpaffr/factsheets/mercury.html 11 www.fda–gov/opacom/catalog/mercury.html 427 CHƯƠNG 9 ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG CỦA LƯU HUỲNH VÀ HP CHẤT CỦA NÓ (Ecotoxicology of Sulfur and its compounds) 9.1 GIỚI THIỆU CHUNG 9.1.1 Chu trình sinh – đòa – hóa lưu huỳnh (S) trong môi trường sinh thái Lưu huỳnh là nguyên tố khá phổ biến ở hành tinh của chúng ta, chiếm 4.7 *10 2% tổng... độc hữu cơ như là bực dọc, vô cảm, đần độn và đau đầu liên miên Có các trường hợp nói lẫn, ban đầu là lưỡng lự khi bắt đầu một câu nói và phát âm khó 421 khăn Ngộ độc thủy ngân hữu cơ thì cả hai trường hợp trên đều nghiêm trọng hơn so với ngộ độc thủy ngân vô cơ Rối loạn thần kinh cảm giác và chỉ huy cũng là một phần của hội chứng thần kinh Dáng đi co cứng và rối loạn tiểu não là trường hợp nhiễm độc. .. thường là 10mg/24 giờ qua nước tiểu và 10 mg/ngày qua phân Trong nha khoa, hỗn hống thủy ngân làm bệnh nhân tăng bài tiết Hg trong khoảng 10 ngày, nhưng không nguy hiểm cho bênh nhân Người ta chưa thấy rõ mối liên quan giữa quá trình thải loại Hg trong nước tiểu với các dấu hiệu lâm sàng trong nhiễm độc Hg Ở những người nhiễm độc có thể thấy Hg niệu cao hoặc thấp (giống như trường hợp nhiễm độc chì)... tố này có thể đóng vai trò quan trọng trong những trường hợp không thấy tương quan giữa tỷ lệ đào thải qua nước tiểu và các dấu hiệu nhiễm độc 8.8.4 Các dạng nhiễm độc ở người Tùy theo điều kiện và nồng độ Hg xâm nhập cơ thể, có thể xảy ra nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính và mãn tính Nhiễm độc mãn tính do Hg là nhiễm độc Hg nghề nghiệp 8.8.4.1 Nhiễm độc cấp tính a Tình trạng: thường do tai nạn, ví dụ:... nguyên liệu và năng lượng thấp, dẫn đến việc thất thoát vào môi trường lao động và môi trường chung, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và môi trường * Sản xuất axit sunphuric Cho đến nay axit sunphuric là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của công nghiệp hóa chất của Việt Nam vì nó gắn liền với việc sản xuất phân lân, nguồn phân bón hóa học quan trọng của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Sản xuất... thuốc đặc trò nhiễm độc mãn tính BAL chỉ tác dụng trong nhiễm độc cấp tính, không có hiệu quả trong nhiễm độc mãn tính Nếu có triệu chứng nhiễm độc mãn tính, cần cách ly bệnh nhân, không tiếp xúc với Hg Các thuốc có hiệu quả trong điều trò nhiễm độc mãn tính do Hg là: Penixilamin, versenat (EDTA CaNa2) Ngoài ra cần điều trò các triệu chứng khác 8.8.5 Phòng tránh và xử lý nhiễm độc ở người 8.8.5.1 Nồng... Một khi thiếu sự cảnh giác thì việc phát hiện ra môi trường nào có thủy ngân là điều hết sức khó khăn Vì vậy, để tránh bò nhiễm độc thủy ngân, chúng ta cần có sự cảnh giác cao mọi lúc mọi nơi Hiện nay nhiều nhà sản xuất vì mục đích lợi nhuận kinh tế mà phớt lờ đi tính độc hại của thủy ngân, tiếp tục cho thủy ngân vào sản phẩm của mình rồi tung ra thò trường Hậu quả lại là người dân hứng chòu Có thể... thải công nghiệp đã cung cấp cho đất từ 100 –250 kg SO2/ha năm Trong môi trường đất, các chu trình phụ thuộc thể hiện thông qua các quá trình sulfat hóa và phản ứng sulfat hóa nhất thiết phải có sự tham gia của vi sinh vật: H2S + O2 S2 + 3O2 2H2O + S2 + Q 2H2SO4 + Q FeS2 + 7O2 2FeSO4 + 2H2SO4 + Q Hình 9.1: Chu trình sinh đòa hóa S và hợp chất của nó trong môi trường Chú dẫn hình: Waste Organic Matter... từng lời được nói chậm rãi và rõ ràng; qua nhiều năm ngộ độc người ta có thể bò điếc Ngộ độc thủy ngân hữu cơ gây co thắt thần kinh ngoại biên thò giác trong những trường hợp nghiêm trọng thì tổn thương bệnh lý nguy hiểm nhất là teo vỏ tiểu não với rất nhiều triệu chứng Trong sản xuất, nhiễm độc Hg mãn tính khởi đầu một cách âm thầm hơn so với nhiễm độc do dùng thuốc có Hg, và có các biểu hiện: • Viêm . những nguyên tố độc nhất đối với con người và nhiều động vật bậc cao. Mặc dù Hg có tính độc dưới dạng ion, muối Hg có tính độc cao với sự nguy hiểm khác nhau. Độc chất Hg trong môi trường thực. 401 Bảng 8.1. Dạng tồn tại và tính độc hại của thủy ngân trong môi trường Dạng tồn tại Tính độc Hg (kim loại) Trơ và không độc Hg (hơi) Độ bay hơi cao, rất độc (đối với não) Hg 2 2+ (phổ biến. chất đó gây nhiễm độc cho người dùng và lưu tồn lâu dài trong môi trường tự nhiên nên nay đã bò cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 1996. Nói chung, các hợp chất hữu cơ thủy ngân có độc tính ít hơn

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan