Độc học môi trường part 5 doc

110 460 1
Độc học môi trường part 5 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

826 khá cao. Loại dầu 2–K (chứa 0,3%S) sinh ra lượng SO 2 gấp 7,5 lần so với loại dầu 1–K. Khi sưởi ấm, người ta thường dùng củi, do vậy nồng độ các chất ô nhiễm càng tăng cao. Các căn nhà cũ có lò sưởi đốt bằng củi vẫn còn rất nhiều. Riêng ở Mỹ hiện còn sử dụng tới 10 triệu lò sưởi loại này. Thêm vào đó 50% số lượng nhà ở Mỹ có thiết kế lò sưởi bằng củi, tuy không mấy khi sử dụng. Các sản phẩm phụ của quá trình cháy khi dùng lò sưởi đốt củi là CO, NO x , SO 2 , andehit, các hạt mòn và nhiều chất hữu cơ bay hơi. Một công trình nghiên cứu đã phát hiện tới trên 200 chất trong khói khi đốt củi, trong số này có những chất gây ung thư, như hydrocacbon thơm đa vòng. Dùng lò sưởi gaz liên quan đến nồng độ cao của NO 2 và CO 2 trong môi trường nội thất. Nồng độ CO có thể lên tới 25 đến 50 ppm. 19.4.1.6 . Các chất độc từ khói nhang, đèn cầy Thói quen của người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng thường thắp nhang đèn những ngày lễ tết. Có cả những người ngày thường họ cũng đốt nhang, nến liên tục. Khói bay nghi ngút ấy đã gây ngạt thở cho nhiều người trong nhà, nhất là khi họ đốt nhang Thái Lan, trong các đền thờ, chùa chiền ngày lễ tết. Người ta không hiểu rằng trong khói nhang ấy chứa hàng chục chất độc: C 2 H 4 , CO, CO 2 , benzen, NO, và nhiều chất hóa học có trong nguyên liệu làm nhang, phẩm màu. Đèn cầy chế từ mỡ và chất béo khác khi cháy tạo ra nhiều chất độc gây ung thư. Trong đó, đáng chú ý nhất là etylen có trong nhang. Etylen là chất khí không màu, gần như không mùi và hầu như không tan trong nước. Nó sẽ gây độc đáng kể lên những người trong phòng. 19.4.1.7 . Các chất gây nhiễm độc sinh học trong nhà Giới thiệu: Trong các căn nhà hiện đại, các hệ thống điều hòa không khí, làm lạnh, tạo độ ẩm, khử độ ẩm… thường được trang bò, tạo ra môi trường thích hợp cho người sống trong nhà, nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh thông qua sự phát triển nấm mốc, các vi sinh vật truyền bệnh, gọi chung là các tác nhân ô nhiễm sinh học. Chúng có thể có ở các bộ phận kết cấu của các ngôi nhà nếu độ ẩm tương đối trên 70%. Nhà đông người, ít thông gió 827 hoặc thông gió hồi lưu cũng có thể lan truyền các tác nhân gây bệnh cho người, đôi khi thành dòch bộc phát như lao phổi, sởi, thủy đậu, bệnh cựu chiến binh (legionnaires) cũng như các bệnh khác nữa. Chất ô nhiễm sinh học bao gồm các loại vi sinh vật, virus, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi, động vật kí sinh (ve ), gián, phấn hoa,… Một vài loại hầu như có mặt trong tất cả các nhà. Không có biện pháp nào để loại bỏ chúng hoàn toàn, trong khi không hề có một dấu hiệu nào cho biết đang có sự phát triển của các loại sinh vật này. Chúng phát triển trong điều kiện chất lượng không khí trong phòng thấp và có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Chúng có thể phá hủy cả bề mặt phía trong và phía ngoài của ngôi nhà. Chúng di chuyển trong không khí và tất nhiên là không thể nhìn thấy được. Hai điều kiện quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của vi sinh vật là chất dinh dưỡng và độ ẩm. Dễ dàng tìm thấy những điều kiện này trong nhà như ở phòng tắm, những nơi ẩm thấp hay các thiết bò giữ ẩm (máy chỉnh độ ẩm, điều hòa nhiệt độ) và ngay cả trong các tấm thảm và trong đồ đạc. Vật liệu và kó thuật xây dựng hiện nay có thể giảm lượng khí bên ngoài vào trong nhà nhằm giữ độ ẩm cao bên trong. Việc sử dụng máy giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ làm tăng sự hình thành lớp ẩm phía trong nhà đây chính là điều kiện tốt để các loại sinh vật nêu trên phát triển. Theo hai cuộc khảo sát tiến hành ở Bắc Mỹ và Canada thì khoảng 30 – 50% các cấu trúc ở trong điều kiện ẩm ướt là tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Tỉ lệ này cao hơn ở những nơi có khí hậu nóng, ẩm. Nguồn phát sinh: Chất ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Phấn hoa bắt nguồn từ cây; virus truyền từ người và động vật; vi khuẩn do người, động vật và các mảnh vụn đất hay lá cây; vật nuôi trong nhà thải ra nước bọt, lông, vảy gàu… Protein trong nước tiểu chuột là một loại chất gây dò ứng mạnh, khi khô đi chúng phát tán vào trong không khí. Các hệ thống điều hòa lượng không khí có thể trở thành nơi bắt nguồn sản sinh ra nấm, mốc và các chất ô nhiễm khác, đồng thời góp phần phát tán chúng ra môi trường. Nước đọng, vật liệu bò nước ăn mòn hay các bề mặt ẩm ướt được xem là nơi 828 sinh ra nấm, mốc, vi khuẩn và côn trùng. Ngoài ra, các sản phẩm bài tiết của bọ mạt bụi, côn trùng trong nhà, các loài tiết túc và gia súc thải ra cũng có thể phát tán vào không khí trong nhà, gây dò ứng người hoặc kích thích những người sống trong nhà. Hàm lượng nước cao hoặc bò ngưng tụ ở các thiết bò điều hòa khí hậu, nước rò rỉ từ các thiết bò lau chưa sạch hoặc bảo dưỡng cũng góp phần phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm sinh học. Thêm vào đó, có thể kể đến cả những nơi phát sinh khác như chính bản thân người và gia súc, các vật liệu hữu cơ có thể chứa các nền dinh dưỡng cho các vi sinh vật phát triển như đồ đạc, vải làm rèm cửa, vải bọc bàn ghế, các thực phẩm… Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Tất cả mọi người đều tiếp xúc với vi sinh vật. Tuy nhiên, các ảnh hưởng đến sức khỏe còn tuỳ thuộc vào loài và lượng sinh vật tiếp xúc cũng như cơ thể của mỗi người. Một số người không bò dò ứng, nhiễm bệnh hay bò ngộ độc khi tiếp xúc với các sinh vật này trong khi một số người khác lại chòu ảnh hưởng của các phản ứng đó. Ngoại trừ sự lây nhiễm, các phản ứng gây dò ứng được xem như là các vấn đề sức khỏe chung nhất về chất lượng không khí trong nhà, bao gồm dò ứng gây viêm phổi hay viêm mũi. Chúng luôn gắn liền với các loại vật nuôi (chủ yếu là chó và mèo), động vật vi mô sống trong bụi, với phấn hoa. Các phản ứng dò ứng này có thể rất nhẹ nhưng cũng có khi đe dọa đến tính mạng con người, như khi bò cơn hen tấn công. Một vài triệu chứng thường gặp như: 1–Chảy nước mắt; 2–Chảy mũi và hắt xì hơi; 3–Tắc nghẽn mũi; 4–Ho; 5–Ngứa; 6– Thở khó, khò khè; 7–Nhứt đầu, sốt; 8–Mệt mỏi. Các chuyên gia sức khỏe đặc biệt quan tâm đến bệnh hen suyễn. Người bệnh hen có đường hô hấp nhạy cảm, dễ phản ứng lại với các chất kích thích gây khó thở. Số người mắc bệnh hen tăng lên trong những năm gần đây. Người ta đã thống kê được 16 loại bệnh liên quan đến các tác nhân sinh học gây ô nhiễm trong nhà như: viêm mũi (Rhinitis), viêm xoang (simisitis), viêm tai (otilis), viêm phổi (Pneumonia), hen xuyễn (Asthma), viêm kết mạc (conjuntitivis), viêm phế nang (Alveolitis), sốt do máy làm ẩm (Humidifier Fever), bệnh 829 nấm viêm phổi phế quản (Bronchopulmonary Aspergillosis), viêm da tiếp xúc (Contact Dermatitis), Eczema mẫn cảm (Atopic Eczema), mày đay tiếp xúc (Contact Urticaria), hội chứng ẩm nhà cao tầng, dò ứng (Allergy), phản ứng giả dò ứng (Pseudoallergic Reaction). Các tác nhân gây ô nhiễm sinh học chủ yếu gây bệnh bằng cơ chế truyền nhiễm, gây dò ứng và kích thích nhưng mức độ nguy hiểm đến sức khỏe có khác nhau. Mặc dù có mối liên quan giữa liều lượng – khả năng gây bệnh nhưng đối với các vi sinh vật trong nội thất, người ta chưa xác đònh được liều lượng tuyệt đối hoặc người truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm do các loại vi khuẩn, virus gây ra như bệnh cúm, sởi, bệnh thủy đậu và bệnh lao có thể lây lan trong nhà. Thường thì chúng lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc vật lý. Lượng vi khuẩn dày đặc với sự tuần hoàn khí không tốt sẽ tạo điều kiện lan truyền bệnh trong nhà. Một số vi khuẩn, virus phát triển và lan truyền nhanh qua các hệ thống thông gió. Ví dụ như vi khuẩn gây bệnh Legionnaire (viêm phổi do nhiễm khuẩn) – một bệnh khá nghiêm trọng và đôi khi làm chết người, bệnh sốt Pontiac – giống như bệnh cúm, đã lan truyền đi rất rộng bằng cách này. Tốc độ lan truyền các vi sinh vật trong nhà phụ thuộc vào nguồn hành vi của người (ví dụ hắt hơi và bắn nước bọt khi nói chuyện) và tác dụng lan truyền lại phụ thuộc vào hệ thống thông gió, hệ thống thanh lọc và tuần hoàn không khí. Khả năng mắc bệnh phụ thuộc vào tuổi tác (đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi và người già trên 60 tuổi), các bệnh có sẵn khả năng miễn dòch của cơ thể, các bệnh nghề nghiệp làm suy yếu hệ thống bảo vệ. Ngoài tác hại gây bệnh, các vi khuẩn bám trên hệ thống thông gió có thể giải phóng các chất độc như endotoxin gây các bệnh cấp tính như sốt, đổ mồ hôi, đau cơ, viêm xoang, khó thở Nấm lại sản sinh ra mycotoxin, hít thở phải sẽ bò ngộ độc cấp tính (bệnh này gọi là mycotoxicosis). Bụi trong nhà sinh ra chất kích thích không đặc hiệu nhưng gây dò ứng đến từng cá nhân. Các phản ứng nhiễm độc từ các sinh vật gây ô nhiễm là những vấn đề về sức khỏe được nghiên 830 cứu và hiểu rõ nhất. Các chất độc có thể phá hủy trạng thái của các cơ quan và các mô trong cơ thể, bao gồm gan, hệ thống thần kinh trung tâm, bộ máy tiêu hóa và hệ thống miễn dòch. Nấm mốc trong không khí trong phòng: Nấm mốc sinh ra ở những nơi có độ ẩm quá cao, có thể xuất hiện ở trên đồ gỗ, tường đá, nền nhà hoặc mặt tường phía ngoài ngôi nhà, trên thức ăn, giấy, vật liệu cách ly… rồi dần dần gây ra sự mục rữa, thối nát. Chúng còn có thể phát triển trên chất hữu cơ, ở những nơi mà hơi ẩm và oxy tồn tại trong thời gian dài. Nấm phát triển mạnh ở nơi ẩm, tối và kín gió. Chúng dễ dàng được tìm thấy ở những căn phòng kín, những kẽ nứt ẩm và bay mùi mốc trong nhà tắm, sau lưng giấy dán tường trên phần tường bò ẩm hay ngay cả trên trần nhà, ở những chỗ bò rỉ nước. Vào mùa nóng và oi bức, nấm mốc có thể hình thành trên cả sách báo, các chồng tạp chí, quần áo hay khăn tắm. Vai trò của nấm mốc trong không khí nhà ở ngày càng được quan tâm hơn khi các tác động của nó lên sức khỏe con người càng rõ rệt, nhất là các phản ứng gây dò ứng. Khi các toà nhà hay các vật liệu tích luỹ một lượng ẩm quá mức thì nấm mốc sẽ phát triển. Việc loại trừ hoàn toàn nấm trong môi trường là không thể thực hiện được nhưng kiểm soát sự phát triển của nó thì không khó. Nấm được hình thành từ các bào tử mà mắt thường không thể nhìn thấy được nếu không có thiết bò phóng đại hỗ trợ. Các bào tử nấm di chuyển liên tục trong không khí trong và bên ngoài nhà. Khi các bào tử bám vào một điểm có hơi ẩm, chúng bắt đầu phát triển. Các bào tử này tiêu thụ bất cứ thứ gì để sống sót, vì vậy mà nó dần dần phá hủy những thứ mà nó bám vào. Có rất nhiều loại nấm tồn tại trong không khí. Hầu hết đều có khả năng gây bệnh. Nấm tạo ra các chất gây dò ứng cho người và thậm chí là gây bệnh hen cho người dò ứng với nấm. Một số khác tạo ra các độc tố mạnh hoặc các chất kích thích. Như vậy bảo vệ sức khỏe con người là một lý do quan trọng để ngăn ngừa và loại trừ bất cứ sự tồn tại nào của nấm mốc. Khi nấm bắt đầu nở hoa, chúng nhanh chóng trưởng thành và phát tán các bào tử trôi nổi ngoài không khí. Con người tiếp xúc và 831 hít các bào tử này vào cơ thể. Một số triệu chứng thường gặp như đau đầu, khó thở, da bò kích thích, dò ứng và một loạt các triệu chứng của bệnh hen. Những người nhạy cảm với nấm thì chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ cũng đủ gây ra các trạng thái như hắt xì, chảy nước mắt, ho, thở ngắn, choáng váng, tê liệt, sốt và các vấn đề về hệ tiêu hoá. Sự phân loại và tính khắc nghiệt của các triệu chứng một phần phụ thuộc vào hình thức xuất hiện của nấm mốc, vào phạm vi tiếp xúc, tuổi, tính nhạy cảm của con người. Như vậy, những hiệu ứng đặc biệt mà sự phát triển nấm gây ra có thể được tổng kết như sau: Gây dò ứng như hắt xì, chảy mũi, đỏ mắt, nổi ban trên da; Bệnh hen tấn công vào người bò dò ứng với nấm; Viêm phổi do dò ứng (cũng giống như viêm phổi do vi khuẩn); Bệnh truyền nhiễm dễ tấn công vào người có hệ miễn dòch yếu, dễ bò tổn thương. Nấm tạo ra một loại độc chất được gọi là mycotoxin. Một số mycotoxin bám lên bề mặt bào tử nấm, một số khác lại được tìm thấy bên trong bào tử. Có hơn 200 loại mycotoxin được xác đònh từ những loại nấm thông thường. Một số triệu chứng và bệnh được xem là do mycotoxin gây ra là: sưng tấy màng nhầy, phát ban, buồn nôn, giảm hệ thống miễn dòch, bệnh gan cấp tính và mãn tính, sự phá hủy hệ thống thần kinh trung tâm cấp tính và mãn tính, ảnh hưởng tuyến nội tiết và ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ về sự ảnh hưởng của mycotoxin lên sức khỏe con người. Vì vậy, cần phải thận trọng để tránh những nhiễm độc do nấm và mycotoxins. Cách phòng ngừa mạnh nhất sự phát triển của nấm cũng như đốùi với các vi sinh vật là hãy khống chế được lượng ẩm trong nhà. 19.5. HỘI CHỨNG "BỆNH NHÀ CAO TẦNG" 19.5.1. Khái niệm “Sick building” là thuật ngữ dùng để chỉ những toà nhà mà người sống trong đó bò ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không có một nguyên nhân đặc hiệu nào và được gọi dưới tên chung là bệnh tật liên quan đến nhà cửa (building related illness). Triệu chứng thể hiện là cay mắt, mũi họng, kích thích đường hô hấp trên, nhức đầu, mệt mỏi. Các triệu chứng này khiến người ta phải nghỉ việc, giảm năng 832 suất lao động. Các tòa nhà gây ra hội chứng này (sick building) thường được xây dựng khoảng 10 năm về trước (ở Mỹ), kín, thông gió cưỡng bức, và dùng máy điều hòa không khí, cửa sổ ít khi được mở ra. Những nghiên cứu nguyên nhân làm các tòa nhà trở nên “độc hại” như sau:  Nhà quá kín, nói chung lượng không khí trong lành đi vào các toà nhà này giảm xuống tối thiểu, do tiết kiệm năng lượng nên để không khí tuần hoàn cưỡng bức.  Sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí nhờ hệ thống cơ học. Hệ thống này phân bổ các chất ô nhiễm phát sinh từ vật liệu và các trang thiết bò ra toàn toà nhà. Nó có thể “ủ” và phát tán nấm mốc, vi khuẩn, virút.  Bố trí thông gió và thải khí không hợp lý. Việc thông gió có thể đưa các chất ô nhiễm ngoài trời vào trong nhà. Ví dụ: thiết bò thông gió bố trí gần đường phố đông người đi lại, bên cạnh các gara đỗ xe Vò trí thiết bò thải khí bố trí không hợp lý, làm khí thải không thoát được ra ngoài.  Bố trí sai thiết bò phân phối gió. Các thiết bò khuếch tán khí trời vào và khí thải ra lắp đặt tại trần nhà, tạo ra sự phân tầng và đứt quãng dòng không khí tại trần, gây ra vùng không khí chuyển động và tuần hoàn kém.  Thiếu kiểm tra các điều kiện môi trường đối với từng cá nhân. Mỗi người “phản ứng” với môi trường một khác. Khi thay đổi môi trường có thể gây stress, khó chòu và các vấn đề sức khỏe khác.  Dùng các vật liệu và trang thiết bò mới. Các vật liệu tổng hợp, các trang thiết bò văn phòng hiện đại, các chất tẩy rửa, xi đánh sàn có thể sinh ra nhiều chất kích thích, chất độc hại và bụi chứa formaldehit, hydrocacnom, amin, ozon và các aerosol.  Đèn huỳnh quang phát ra tia tử ngoại và có thể cung cấp năng lượng cho các phản ứng quang hóa giữa các chất ô nhiễm, tạo ra chất độc hại hơn. 833  Sử dụng gara đỗ xe, nhà hàng và các khoảng không gian khác như nơi đỗ xe, nhà hàng, câu lạc bộ, các cơ sở dòch vụ… ở xen lẫn với nhà làm việc. Những cơ sở này có thể là nơi phát sinh các sản phẩm phụ của sự cháy.  Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng thường làm giảm tốc độ thông gió, và tăng tốc độ tích tụ các khí độc vì hạn chế lượng không khí hút ra. Các bộ lọc khí cũng giảm tốc độ không khí. 19.5.2. Tác động độc hại lên sức khỏe Hội chứng ốm nhà cao tầng thường thể hiện ở mắt, đầu, mũi, họng, ngực, da và sự mệt mỏi. Để xác đònh nguyên nhân, người ta so sánh các triệu chứng ở người sống trong các văn phòng điều hòa không khí và thông gió tự nhiên. Bảng 19.5. Tác động độc hại môi trường văn phòng lên sức khỏe con người Triệu chứng Văn phòng có điều hòa không khí% Văn phòng thông gió tự nhiên% Buồn ngủ 69,2 44,5 Mệt mỏi 68,0 52,4 Nhức đầu 67,2 50,5 Cay mắt 52,1 45,9 Mất tập trung 50,9 41,2 Cảm cúm 50,2 32,4 Họng loét 47,9 28,3 Kích thích mũi 45,5 26,5 Đau lưng 41,8 41,4 Hoa mắt 42,9 28,8 Đau cổ 41,2 39,1 Huyết áp 36,1 33,1 Khô da 29,9 16,7 834 Trầm cảm 25,1 25,2 Suy nhược 20,3 9,1 Buồn nôn 19,4 7,8 Viêm đường hô hấp 12,2 5,7 Tức ngực 9,8 6,8 Sốt 8,1 2.0 Theo những nghiên cứu, các triệu chứng nói trên thường xảy ra trong văn phòng, nhà ở, bệnh viện do bụi, khí độc và các vi sinh vật. Một số yếu tố đã xác đònh là: dư lượng chất tẩy rửa khô, bụi sợi thủy tinh bảo vệ các đường ống, formaldehit tách ra từ vật liệu cách nhiệt và cách ẩm, sự tạo ra sương mù quang hóa và các bệnh do các vi sinh vật khu trú trong các trang thiết bò. Khói thuốc lá cũng liên quan đến những triệu chứng này. Gần đây tại các văn phòng đều trang bò máy vi tính và máy photocopy. Người ta phát hiện chúng cũng là nguồn gây ô nhiễm và có hại đến sức khoẻ. Máy vi tính có thể gây ra chứng mụn trứng cá, bệnh chàm, nhức mắt… Sóng từ trường của máy có thể gây rối loạn tiến trình thai nghén. Máy photocopy có bộ phận điện áp cao, phóng điện trong không khí tạo thành ozon rất có hại đến sức khoẻ. 19.6. ĐỘC CHẤT TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN SINH HOẠT TRONG NHÀ, VĂN PHÒNG Các tiện nghi sinh hoạt như máy giặt, tủ lạnh, bếp gas, lò viba, tivi và đặc biệt là máy vi tính đã đem lại cho con người rất nhiều lợi ích, giúp con người tiết kiệm một lượng lớn thời gian để làm các việc khác và có nhiều thời gian cho gia đình, cho mình, để tăng kiến thức cho mình và tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện nghi đó là những tác hại kèm theo mà con người không nhìn thấy mà cũng không để ý đã tác động đến con người một cách dần dần, và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. 835 19.6.1. Máy vi tính Máy vi tính là một trong những phát minh vó đại của thế giới, nhờ nó mà con người đã giải quyết được những công việc mà trước đó chỉ có trong mơ. Với hàng tỉ phép tính trong một giây, nó giúp con người làm những công việc phức tạp một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la và thế giới vi mô của các siêu vi, các hạt cơ bản và hỗ trợ trong công nghệ sinh học thành lập nên các bản đồ gen. Một trong những thành công khác của máy vi tính là làm cho con người trên toàn thế giới có thể liên lạc và thông tin cho nhau qua mạng internet bằng lời nói, hình ảnh, âm thanh, có thể hiểu biết hơn về thế giới, về con người và có thể làm việc chung với nhau. Nhưng cũng chính từ đó mà máy vi tính đã có thể có ở mọi nhà và gây những tác động không tốt tới sức khỏe con người. Một trong những tác hại về mặt sức khỏe là chứng mất ngủ khi sử dụng máy vi tính thường xuyên. Theo các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) thì không nên đặt máy vi tính trong phòng ngủ, một nghiên cứu trên 1000 người có máy vi tính trong phòng ngủ cho thấy, 2/3 số người trên thường bò mất ngủ cả đêm trong khi 1/5 lại mất ngủ từ 2–5 giờ ngủ mỗi ngày. Việc thiếu ngủ đã dẫn đến tình trạng yếu thể lực và suy sụp về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như hiệu quả công việc. Ngoài ra, làm việc nhiều giờ trên máy vi tính cũng làm cho con người nhức mắt, đau đầu và với thời gian lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 19.6.2. Máy photocopy Máy photocopy được sử dụng dựa trên nguyên lý cơ bản: lợi dụng điện áp xung điện cực cao để phóng điện, lợi dụng ánh sáng tác dụng hình thành phần in kín để photo tài liệu. Khi sử dụng máy, đèn thủy ngân cao áp hoặc tia lửa điện chứa một lượng lớn tia cực tím, làm biến đổi oxy trong không khí thành ozon, là một loại khí cực mạnh gây oxy hóa nitơ trong không khí, đồng thời tạo thành hợp chất oxít nitơ. Những khí này có tác dụng kích thích rất mạnh đối [...]... Aflatoxin có thể gây chết người Nhiều nấm mốc sinh độc tố khác cũng gây hại cho sức khỏe của người hay con vật ăn phải chúng Các độc tố thường gặp trong thực phẩm là Aflatoxin và Fumonisin Đây là những độc tố cực kỳ nguy hiểm bởi chỉ với một liều lượng nhỏ 0, 35 0 ,5 mg/kg cũng có thể gây chết người Khi vào cơ thể, độc tố này còn 844 tạo thêm 7 loại độc tố khác nhau nữa và có thể gây tử vong ngay nếu... tạo ra chất độc trong đường ruột Sau khoảng 8 đến 20 tiếng đồng hồ người bò ngộ độc sẽ ói mửa, đau bụng quặn, tiêu chảy Sau một ngày thì triệu chứng sẽ giảm đi Bacillus cereus: Triệu chứng trúng độc của loại vi khuẩn này cũng tương tự như của loại Clostridium perfringens Clostridium botulinum: Loại vi khuẩn này sản xuất chất độc trong lương thực Sau khi ăn nhầm lương thực có chất độc, chất độc sẽ đi... tiếng ồn và nguy cơ bò suy giảm thính lực như sau: Bảng 19.6 Tiêu chuẩn về tiếng ồn của Mỹ tại các khoảng thời gian tiếp xúc Thời gian tiếp xúc (giờ/ngày) 8 6 4 3 2 1 ,5 1 0 ,5 . 44 ,5 Mệt mỏi 68,0 52 ,4 Nhức đầu 67,2 50 ,5 Cay mắt 52 ,1 45, 9 Mất tập trung 50 ,9 41,2 Cảm cúm 50 ,2 32,4 Họng loét 47,9 28,3 Kích thích mũi 45, 5 26 ,5 Đau lưng 41,8 41,4 Hoa mắt 42,9 28,8. Bảng 19 .5. Tác động độc hại môi trường văn phòng lên sức khỏe con người Triệu chứng Văn phòng có điều hòa không khí% Văn phòng thông gió tự nhiên% Buồn ngủ 69,2 44 ,5 Mệt mỏi 68,0 52 ,4 Nhức. tuần hoàn kém.  Thiếu kiểm tra các điều kiện môi trường đối với từng cá nhân. Mỗi người “phản ứng” với môi trường một khác. Khi thay đổi môi trường có thể gây stress, khó chòu và các vấn đề

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan