Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn, hướng về phía chân bệnh nhân và theo chiều của mẫu vận động chéo.. Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 180
Trang 1Bài 3
các mẫu vận động
1 NHữNG VấN Đề THEN CHốT KHI THựC HIệN CáC MẫU VậN ĐộNG
ư Cầm nắm theo kiểu cơ giun
ư Chọn thời điểm ra mệnh lệnh cùng lúc với kéo giãn
ư Đề kháng ngay sau kéo giãn
ư Thực hiện cử động theo đường chéo hay theo “đường rãnh” để tất cả các
thành phần trong một mẫu vận động hoạt động có hiệu quả nhất
ư Kỹ thuật viên phải di chuyển cùng với bệnh nhân và sử dụng toàn bộ cơ thể để tạo lực đề kháng
ư Khi thực hiện mẫu vận động của chi trên và chi dưới, cần phải tạo thuận các thành phần xa trước Ví dụ như: cổ tay, cổ chân
ư Thành phần xoay là then chốt
ư Kéo căng tất cả các thành phần trong mẫu vận động bao gồm cử động xoay
để việc tạo thuận đạt được là tối đa và hiệu quả nhất Điều này có nghĩa mỗi thành phần đều ở vào vị trí được kéo dài nhất để khi thực hiện kéo giãn nhanh sẽ có được đáp ứng tối ưu
ư Kéo giãn nhanh bằng động tác nhẹ nhàng như một “cái vỗ nhẹ”; tránh dùng lực quá mạnh
Trang 2Các bó giữa: áp xương vai – kéo bờ trong xương vai về phía cột sống
Cơ này nâng xương vai và xoay nhẹ xương vai xuống dưới
Cơ này hạ, áp, và xoay xương vai xuống dưới; đồng thời còn có chức năng duỗi và xoay trong xương cánh tay
Trang 33 Các mẫu vận động xương vai
3.1 Nâng vai ra phía trước
Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng, cổ ở tư thế trung tính không gập/duỗi
và nghiêng bên Hông và gối gập 900
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh và phía sau lưng bệnh
nhân và hướng về phía đầu của bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: hai bàn tay chồng lên để tăng cường lực cho nhau và
đặt ở vùng trước mỏm cùng vai
Kéo dài: xương vai được kéo trượt trên lồng ngực theo chiều hạ xuống, ra
sau và vào trong Có thể quan sát thấy các cơ ở bên cổ co kéo nhẹ Đầu và cổ của bệnh nhân không được nhấc lên khỏi mặt bàn và không lật thân người ra trước hay ra sau
Mệnh lệnh: “nâng vai lên về phía tai”
Đề kháng: chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng đối với cử động của
xương vai bằng một lực kéo dọc theo vòng cung của cử động
3.2 Hạ xuống ra phía sau
Tư thế bệnh nhân: như trên
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: như trên
Tiếp xúc bàn tay: một bàn tay đặt trên góc dưới xương vai và bàn tay kia
đặt trên gai vai
Kéo dài: lực căng trên các nhóm cơ hạ xương vai như: cơ răng cưa trước,
cơ trám, và cơ lưng rộng
Mệnh lệnh: “hạ vai xuống”
Đề kháng: tạo lực kéo dọc theo vòng cung của cử động xương vai trên lồng ngực
Chuyên viên Vật lý trị liệu hạ thấp hai khuỷu tay xuống khi thực hiện cử động
Xương vai – nâng lên ra phía trước
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa Tư thế kết thỳc
Trang 4Xương vai – hạ xuống ra phía sau
Tư thế khởi đầu Tư thế kết thỳc
3.3 Nâng lên ra phía sau
Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng như đã mô tả ở mẫu nâng xương vai lên
ra phía trước
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở phía sau bệnh nhân, ngang với
đầu của bệnh nhân và hướng về phía chân bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: đặt cườm tay ở trên vùng sau mỏm cùng vai, hai bàn
tay đặt chồng lên để giúp tăng cường lực cho nhau
Kéo dài: xương vai được đẩy trượt trên lồng ngực theo chiều hạ xuống và
ra phía trước Mỏm cùng vai ở phía trước đường giữa thân người Bệnh nhân không nhấc đầu và cổ lên khỏi mặt bàn và không lật ra trước
Mệnh lệnh: “nâng vai lên về phía sau”
Đề kháng: chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng đối với cử động của
xương vai bằng một lực kéo dọc theo vòng cung của cử động Hai khuỷu tay chuyên viên Vật lý trị liệu hạ xuống khi cử động nâng vai diễn ra cho phép tạo một lực đề kháng thích hợp
3.4 Hạ xuống ra phía trước
Tư thế bệnh nhân: như trên
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: như trên
Tiếp xúc bàn tay: dọc quanh bờ vai và nách của bệnh nhân, cầm nắm
kiểu cơ giun, một bàn tay ở phía trước và một bàn tay ở phía sau
Kéo dài: xương vai được kéo lên trên và ra phía sau Mỏm cùng vai ở phía
sau đường giữa thân người Lực căng được cảm nhận ở một bên thân mình và chậu Bệnh nhân không được lật thân người ra phía sau
Trang 5Mệnh lệnh: “hạ vai xuống về phía trước”
Đề kháng: chuyên viên Vật lý trị liệu tạo lực đề kháng bằng một lực kéo
dọc theo vòng cung của cử động
Xương vai – nâng lên ra phía sau
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa Tư thế kết thỳc
Xương vai – hạ xuống ra phía trước
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa Tư thế kết thỳc
4 các MẫU VậN ĐộNG CủA CHI TRÊN
Trình bày dưới đây là bốn mẫu vận động đơn giản căn bản của chi trên cùng với các thành phần của mẫu vận động và các cơ tham gia cử động
GậP/DANG Vai: gập, dang, xoay ngoài lDelta, hai đầu (đầu dài), cơ quạ
cánh tay, trên gai, dưới gai, tròn
Trang 6Xương vai: nâng lên ra sau Thang, nâng vai Khuỷu: ở tư thế duỗi Ba đầu, cánh tay, cơ khuỷu Cẳng tay: quay ngửa Hai đầu, cánh tay, cánh tay
quay, ngửa
Cổ tay: duỗi quay Duỗi cổ tay quay Ngón tay: duỗi Duỗi chung các ngón dài Ngón cái: dang và duỗi Duỗi ngón cái dài và ngắn,
dang ngón cái
DUỗI/áP Vai: duỗi, áp, xoay trong Ngực lớn, tròn lớn, dưới vai
Xương vai: hạ xuống ra trước
Ngực bé, trám, lưng rộng Khuỷu: tư thế duỗi Ba đầu cánh tay, cơ khuỷu Cẳng tay: quay sấp Cánh tay quay, sấp tròn, sấp
vuông
Cổ tay: gập trụ Gập cổ tay trụ Ngón tay: gập Gập các ngón nông và sâu,
giun, gian cốt Ngón cái: gập, áp Gập ngón cái dài và ngắn, áp
ngón cái, đối ngón cái
GậP/áP Vai: gập, áp, xoay ngoài Ngực lớn, delta, hai đầu (đầu
dài), cơ quạ, cánh tay
Xương vai: nâng lên ra trước
Thang, nâng vai, răng cưa trước
Khuỷu: tư thế duỗi Ba đầu cánh tay, cơ khuỷu Cẳng tay: quay ngửa Cánh tay quay, ngửa
Cổ tay: gập quay Gập cổ tay quay Ngón tay: gập Gập các ngón sâu và nông,
giun, gian, cốt Ngón cái: gập, áp Gập các ngón cái dài và ngắn,
áp ngón cái
duỗi/DANG Vai: duỗi, dang, xoay trong Delta, tròn lớn, dưới vai, tam
đầu, lưng rộng
Trang 7Xương vai: hạ xuống ra sau Lưng rộng, ngực bé
Khuỷu: tư thế duỗi Ba đầu, cơ khuỷu Cẳng tay: quay sấp Cánh tay quay, sấp tròn
Cổ tay: duỗi trụ Duỗi cổ tay trụ Ngón tay: duỗi Duỗi các ngón, cơ giun, cơ gian
cốt Ngón cái: duỗi, dang Duỗi ngón cái dài và ngắn,
dang ngón cái dài
4.1 Gập dang chi trên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn, hướng về phía chân bệnh
nhân và theo chiều của mẫu vận động chéo Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía đầu của bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – cầm nắm theo kiểu cơ giun, các ngón tay
khum lại đặt trên lưng bàn tay của bệnh nhân, sử dụng lực đè trên xương bàn ngón 1 và 2 để giữ cổ tay bệnh nhân ở tư thế gập Cách cầm nắm này giúp cổ tay duỗi và có vai trò như một điểm tựa để duy trì lực kéo trong suốt mẫu vận
động Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun tạo “đường hầm”, ban đầu tiếp xúc với phần xa mặt bên quay hoặc trụ của cẳng tay bệnh nhân Khi bắt đầu thực hiện mẫu vận động thì tiếp xúc với mặt gập cẳng tay của bệnh nhân
Kéo dài: xương vai ở thế hạ xuống và ra phía trước trong khi vai duỗi,
xoay trong; cẳng tay quay sấp Cổ tay, các ngón tay và ngón cái gập
Mệnh lệnh: “đưa bàn tay và cánh tay lên”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động Tạo một lực kéo về phía quay dọc theo trục dọc của cánh tay
Tư thế kết thúc: xương vai trong tư thế nâng lên ra sau, vai ở thế
gập/dang/xoay ngoài Cẳng tay quay ngửa, cổ tay duỗi và nghiêng quay, các ngón duỗi
4.2 Duỗi/áp chi trên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của
mẫu trên
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: như mẫu trên Khi thực hiện mẫu
vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía chân của bệnh nhân
Trang 8Tiếp xúc bàn tay: chuyên viên Vật lý trị liệu chuyển đổi tay phải và trái
Bàn tay xa – lòng bàn tay tiếp xúc lòng bàn tay của bệnh nhân để bệnh nhân có
điểm tựa để nắm trong suốt quá trình thực hiện mẫu vận động Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun tạo nên “đường hầm” Ban đầu tiếp xúc với phần xa mặt bên quay hoặc trụ của cẳng tay bệnh nhân và khi bắt đầu mẫu vận động thì tiếp xúc với mặt duỗi của cẳng tay
Kéo dài: xương vai trong thế nâng lên, ra phía sau với vai gập, xoay
ngoài, cẳng tay quay ngửa Cổ tay, các ngón duỗi
Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay và hạ cánh tay xuống”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động bằng lực kéo dọc theo trục dọc của cánh tay
Tư thế kết thúc: xương vai trong tư thế hạ xuống ra phía trước, vai ở thế
duỗi/áp/xoay trong Cẳng tay quay sấp, cổ tay gập và nghiêng trụ, các ngón gập
Chi trên – gập/dang
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa Tư thế kết thỳc
Chi trên – duỗi/áp với cầm nắm ở xa
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa 1
Trang 9Tư thế giữa 2 Tư thế kết thỳc
4.3 Gập/dang chi trên với gập khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn, hướng về phía chân
bệnh nhân như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía
đầu của bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – như trong mẫu vận động gập/dang với tay
thẳng Bàn tay gần – cầm nắm theo kiểu cơ giun trên mặt gập của cẳng tay ngay phía dưới khớp khuỷu
Kéo dài: như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng
Mệnh lệnh: “gập khuỷu lại và đưa tay lên”
Đề kháng: như trong mẫu vận động gập/dang với tay thẳng Chuyên viên
Vật lý trị liệu chỉ đề kháng nhẹ gập vai để tạo thuận cho cổ tay duỗi và khuỷu gập khi bắt đầu mẫu vận động Chuyên viên Vật lý trị liệu cũng phải hạ thấp trọng tâm sao cho cẳng tay của bệnh nhân đưa qua sát trên mặt của họ
Tư thế kết thúc: khuỷu gập, còn các thành phần khác như trong mẫu
vận động gập/dang với tay thẳng
4.4 Duỗi/áp chi trên với duỗi khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của
mẫu trên
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: hướng về phía đầu bệnh nhân như
mẫu trên Khi thực hiện mẫu vận động, chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người
1800 theo trục để hướng về phía chân của bệnh nhân
Trang 10Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – lòng bàn tay tiếp xúc với lòng bàn tay
như trong mẫu vận động duỗi/áp với tay thẳng Bàn tay gần – trên mặt duỗi của cánh tay ngay phía trên khớp khuỷu
Kéo dài: xương vai trong thế nâng lên ra phía sau với vai gập và xoay
ngoài, khuỷu gập Cổ tay và các ngón duỗi
Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay và hạ cánh tay xuống – thẳng khuỷu ra”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động Đề kháng khuỷu gập bằng bàn tay ở xa Tạo lực kéo bằng bàn tay gần dọc theo xương cánh tay
Tư thế kết thúc: như trong mẫu vận động duỗi/áp với tay thẳng
Chi trên – gập/dang với gập khuỷu
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa Tư thế kết thỳc
Chi trên – duỗi/áp với duỗi khuỷu
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa Tư thế kết thỳc
Trang 114.5 Gập/dang chi trên với gập khuỷu – luân phiên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, phía bên không vận động sát cạnh bàn Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn đối diện với phía bên
vận động của bệnh nhân, hướng về phía đầu của bệnh nhân
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa - cầm nắm kiểu cơ giun trên mặt lưng bàn
tay của bệnh nhân giữ cổ tay gập và vai duỗi xoay trong Giữ thẳng khuỷu Bàn tay gần - trên mặt gập của xương cánh tay ngay trên khớp khuỷu
Kéo dài – mệnh lệnh – và đề kháng: như trong mẫu gập/dang với gập
khuỷu Không có mẫu duỗi của mẫu này
Tư thế kết thúc: như trong mẫu gập/dang với gập khuỷu đã mô tả
Chi trên – gập/dang với gập khuỷu – Luân phiên
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa 1
Trang 124.6 Gập/áp chi trên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn để vai bệnh nhân có thể duỗi
nhẹ thấp hơn mặt bàn tạo thuận lợi cho việc kéo dài đầu dài cơ hai đầu
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh bệnh nhân, khoảng
ngang vai bệnh nhân, hướng về phía chân bệnh nhân Chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía đầu của bệnh nhân khi bắt đầu mẫu vận động và chuyển trọng lượng từ chân trước qua chân sau
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – lòng bàn tay của chuyên viên Vật lý trị
liệu tiếp xúc với lòng bàn tay của bệnh nhân và giữ cho bàn tay bệnh nhân ở thế duỗi đồng thời cũng là điểm tựa để bệnh nhân nắm Bàn tay gần – cầm nắm kiểu cơ giun tạo “đường hầm” quanh mặt trong/ngoài của cẳng tay bệnh nhân Sau đó trượt trên mặt gập của cẳng tay khi thực hiện mẫu vận động
Kéo dài: xương vai ở thế hạ xuống ra sau với vai duỗi và xoay trong Cổ
tay và ngón tay duỗi do chuyên viên Vật lý trị liệu di chuyển thân người ra xa
Mệnh lệnh: “nắm chặt tay tôi – đưa tay lên cao ngang qua mặt”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động Bệnh nhân kéo chuyên viên Vật lý trị liệu ra phía trước Tạo lực kéo dọc theo trục dọc của chi
Tư thế kết thúc: xương vai ở tư thế nâng lên ra trước với vai gập/áp/xoay
ngoài Cẳng tay quay ngửa, cổ tay gập quay, và các ngón gập
4.7 Duỗi/dang chi trên
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của
mẫu gập/áp
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở cạnh bàn hướng về phía đầu bệnh
nhân Chuyên viên Vật lý trị liệu xoay người 1800 theo trục để hướng về phía chân của bệnh nhân khi thực hiện mẫu vận động đến cuối tầm
Tiếp xúc bàn tay: chuyên viên Vật lý trị liệu chuyển đổi vị trí bàn tay
Bàn tay xa – cầm nắm kiểu cơ giun trên mặt lưng bàn tay của bệnh nhân để giữ cho cổ tay và các ngón tay bệnh nhân ở thế gập Bàn tay gần – cầm nắm kiểu cơ giun tạo “đường hầm” quanh mặt trong/ngoài của cẳng tay bệnh nhân Sau đó trượt trên mặt duỗi của cẳng tay khi thực hiện mẫu vận động
Kéo dài: xương vai trong tư thế nâng lên ra trước với vai gập xoay ngoài,
khuỷu thẳng, cổ tay và các ngón tay gập
Mệnh lệnh: “mở bàn tay ra – hạ tay xuống bàn”
Đề kháng: đối với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng
ngược chiều cử động với lực kéo dọc theo trục dọc của chi
Tư thế kết thúc: xương vai ở tư thế hạ xuống ra sau với vai
duỗi/dang/xoay trong Cẳng tay quay sấp, cổ tay duỗi trụ, và các ngón duỗi
Trang 13Chi trªn – gËp/¸p
Tư thế khởi đầu Tư thế giữa 1
Tư thế giữa 2 Tư thế kết thúc
Chi trªn – duçi/dang
Trang 14Tư thế giữa 2 Tư thế giữa 3 Tư thế kết thỳc
4.8 Gập/áp chi trên với gập khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn như trong mẫu gập/áp
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh bệnh nhân hướng về phía chân bệnh nhân như trong mẫu gập/áp
Tiếp xúc bàn tay: bàn tay xa – như trong mẫu gập/áp Bàn tay gần – trên mặt gập của xương cánh tay
Kéo dài: như trong mẫu gập/áp
Mệnh lệnh: “nắm chặt bàn tay tôi – đưa tay lên cao – gập khuỷu lại”
Đề kháng: với tất cả các thành phần như trong mẫu gập/áp Lực đề
kháng ở bàn tay xa phải nhẹ hơn lực đề kháng ở bàn tay gần để khuỷu có thể gập khi vai gập Vai và khuỷu gập cùng lúc qua suốt mẫu vận động Chuyên viên Vật lý trị liệu phải hạ thấp người và khuỷu xuống để để tạo thuận cho bệnh nhân gập khuỷu và để duy trì lực kéo Bàn tay của bệnh nhân phải qua di chuyển sát tai của họ
Tư thế kết thúc: tất cả như trong mẫu gập/áp với tay thẳng chỉ có một
điểm khác là khuỷu gập
4.9 Duỗi/dang chi trên với duỗi khuỷu
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa sát cạnh bàn, tay ở tư thế kết thúc của
mẫu gập/áp
Tư thế chuyên viên Vật lý trị liệu: ở bên cạnh bệnh nhân như trong
mẫu duỗi/dang