I.Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngừ: múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, buôn làng.. - Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc
Trang 1Đề bài: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngừ: múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, buôn làng
- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới: rông chiêng, nông c
- Hiểu được đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông
II Đồ dùng dạy học:
- Ảnh minh hoạ nhà rông trong SGK, thêm một số tranh ảnh về nhà rông do
gv và hs sưu tầm được (nếu có)
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới:
1.Gt bài
(2 phút)
-Gv kiểm tra 3 hs đọc thuộc lòng những khổ thơ mà em thích nhất trong bài: Nhà bố ở và trả lời câu hỏi gắn với những khổ thơ đã đọc
-Nhận xét bài cũ
-Hs quan sát ảnh nhà rông: gv giới thiệu bài
-3 hs đọc và trả lời câu hỏi
-Quan sát ảnh
Trang 22.Luyện
đọc
(15 phút)
2.1.Gv đọc diễn cảm toàn bài : giọng tả chậm rãi, nhấn mạnh một số từ: bền chắc, không đụng sàn, không vướng mái thờ thần làng, tiếp khách, ngủ tập trung
2.2.Gv hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a.Đọc câu nối tiếp:
-Hs đọc câu nối tiếp lần 1
-Rèn đọc từ khó: múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái truyền lại, buôn làng
-Hs đọc câu nối tiếp lần 2
b.Đọc đoạn nối tiếp:
-Hướng dẫn hs chia đoạn nhanh để hiểu nội dung mỗi đoạn
-Bài gồm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng
là một đoạn
-Đoạn 1: (5 dòng đầu) : nhà rông rất chắc và cao
-Đoạn 2: (7 dòng tiếp) : gian đầu của nhà rông
-Đoạn 3: (3 dòng tiếp) : gian giữa với bếp lửa
-Đoạn 4: (còn lại) : công dụng của gian thứ ba
-Chú ý lắng nghe
-Đọc theo yêu cầu
- Tập chia đoạn và nêu ý của từng đoạn
Trang 33.Tìm hiểu
bài
(8-10 phút)
-Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài -1 hs đọc chú giải
c.Đọc từng đoạn trong nhóm:
d.Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài lần -1 hs đọc thành tiếng đoạn 1, lớp đọc thầm theo
+Vì sao nhà rông chắc và cao?
-Giảng từ: rông chiêng
Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời +Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
-Đồng thanh
-1 hs đọc đoạn 1
-Nhà rông phải chắc
để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi họp hội, tụ tập nhảy múa, sàn cao để voi
đi không đụng sàn, mái cao khi múa, ngọn giáo không vướng mái
-Nghe
-Đọc thầm
-Gian đầu là nơi thờ thần làng nên được bài trí rất trang nghiêm, một giỏ mây đựng hòn đá thần trên vách, xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa
Trang 44.Luyện
đọc lại
(5-8 phút)
5.Củng cố,
dặn dò
(2-3 phút)
-Giảng từ: nông cụ
+Từ gian thứ ba dùng để làm gì?
+Em nghĩ gì về nhà rông sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu về nhà rông?
-Gv đọc mẫu lần 2
-4 hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài
-2 hs thi đọc cả bài
-Cả lớp và gv bình chọn bạn đọc hay nhất, thể hiện đúng nội dung bài
-1,2 hs nói về những hiểu biết của mình sau khi học bài này
-Gv tóm ý : Nhà rông Tây Nguyên rất độc đáo, đó là nơi sinh hoạt của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên
đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng
tế
-Gian thứ 3,4,5: là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng -Nhà rông rất độc đáo / lạ mắt / đồ sộ / nhà rông thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên
-Hs chú ý lắng nghe
- Thi đọc 4 đoạn của bài
- Thi đọc toàn bài -Nghe, nhận xét bạn đọc
-Hs nêu ý kiến
Trang 5-Nhận xét tiết học
-Dặn hs về nhà luyện đọc lại bài -Chuẩn bị bài sau: Đôi bạn