Mòn của dao phay mặt đầu

Một phần của tài liệu xác định độ cứng vững động của máy phay đứng bằng thực nghiệm (Trang 48 - 49)

Dao phay mặt đầu thƣờng cắt phoi có chiều dày lớn, cộng thêm chiều mặt cung tiếp xúc lớn nên thời gian phoi trƣợt trên mặt trƣớc lâu hơn, vì vậy dao thƣờng bị mòn theo cả mặt trƣớc và mặt sau. Khi răng bị mòn, mặt trƣớc có dạng lõm (hình 1.12), và tốc độ mòn càng lớn khi phay cao tốc bằng dao có góc trƣớc âm.

Giá trị của góc trƣớc và góc sau có ảnh hƣởng đến độ mòn theo mặt trƣớc và mặt sau.

Đối với dao phay mặt đầu có góc nghiêng chính φ < 900 khi đo độ mòn theo mặt ta dùng đoạn 1 – 2 làm chuẩn để đo độ mòn h3.

Hình 1.12 Sơ đồ mòn dao phay mặt đầu

Khi gia công các mặt phẳng có chiều dài lớn bằng dao phay mặt đầu, thực tế cho thấy mức độ mòn của dao phay có ảnh hƣởng lớn đến độ chính xác của chi tiết gia công. Lúc này đứng trên quan điểm về độ chính xác gia công ta cần có tiêu chuẩn lƣợng mòn cho phép khác mà đo độ chính xác của kích thƣớc gia công là tiêu chuẩn xác định lƣợng mòn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cụ thể là độ mòn của dao phay đƣợc đo theo phƣơng vuông góc với mặt phẳng gia công, lƣợng mòn này là một trong những nguyên nhân gây ra sai số của kích thƣớc gia công Δh (hình 1.12).

Nhƣ vậy, ngoài việc đảm bảo độ mòn theo mặt trƣớc và theo mặt sau khi phay để đảm bảo điều kiện cắt gọt bình thƣờng thì độ mòn ảnh hƣởng đến độ chính xác gia công cũng cần phải quan tâm đến.

Một phần của tài liệu xác định độ cứng vững động của máy phay đứng bằng thực nghiệm (Trang 48 - 49)