Mài mòn do mặt sau là dạng mài mòn chủ yếu và dễ đo nhất. Do đó thƣờng dùng h3 – kích thƣớc chiều cao của diện tích mài mòn theo mặt sau làm tiêu chuẩn đánh giá độ mòn. Trị số h3 – đƣợc gọi là độ mòn cho phép hoặc tiêu chuẩn mài mòn.
Trong thực tế việc xác định chuẩn hợp lý về độ mòn dao có ý nghĩa quan trọng. Chuẩn này đƣợc xác lập có tính đến độ chính xác và độ bóng cần thiết của bề mặt gia công, dạng dụng cụ, kích thƣớc và vật liệu. Sẽ là sai khi dùng dao bị cùn cho đến lúc cạnh cắt bị phá hủy hoàn toàn, điều này không mang lại hiệu quả kinh tế cũng nhƣ khái niệm sử dụng. Ngƣời ta xác định chuẩn quy ƣớc cùn dao, khi đạt đến giới hạn thì nó đƣợc dùng để mài sắc lại. Cùn dụng cụ cắt là sự mài mòn có liên quan đến các yếu tố công nghệ mang tính quy luật mà thực tế có thể đo đạc đƣợc. Các điều kiện này tƣơng ứng với mòn dụng cụ ở bề mặt sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi gia công thô có phoi lớn – tốc độ cắt nhỏ, mòn cho phép ở mặt sau có thể cao hơn, khi gia công thép dao mòn ít ở mặt sau và mòn nhiều ở mặt trƣớc. Khi gia công gang thì hiện tƣợng ngƣợc lại dao mòn nhiều ở mặt sau.
Đối với gia công tinh cần đảm bảo độ chính xác của sản phẩm trên cả chiều dài của nó, do đó độ mòn dao hợp lý không nên lấy theo thời gian làm việc của dao mà lấy theo đƣờng đi của dao hoặc theo đơn vị chiều dài của chi tiết gia công. Điều này cho phép đánh giá đúng hơn chất lƣợng sử dụng và khả năng của dụng cụ. Khi gia công tinh các chi tiết lớn không nên chia công việc thành bƣớc mà nên xác lập chuẩn mòn cho một chi tiết hay loại chi tiết.
Từ các điều kiện trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, tiêu chuẩn mòn hay mức độ mòn dụng cụ là đại lƣợng quy ƣớc, phụ thuộc vào đặc tính gia công, chế độ cắt, vật liệu của dụng cụ và chi tiết gia công, khi ma sát giữa chi tiết gia công và dụng cụ cắt chuẩn mòn của dụng cụ cắt có thể tăng rõ rệt đến các kích thƣớc xác định bởi các trƣờng hợp cụ thể, các biệt bởi độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
Trong quá trình sản xuất, nên có các chỉ tiêu khách quan để đánh giá lƣợng mòn cho phép mà không cần sử dụng dụng cụ đo lƣợng mòn cho tới khi lƣỡi cắt bị phá hủy hoàn toàn. Đã có các ý đồ thử nghiệm lấy các chỉ tiêu làm tiêu chuẩn các định lƣợng mòn, ví dụ nhƣ sự biến đổi của lực cắt trong khi gia công khi dao bị mòn. Thực tiễn chứng minh rằng phƣơng pháp này có các nhƣợc điểm. Công suất tiêu thụ trong quá trình cắt không hoàn toàn đặc trƣng mức độ mòn của dụng cụ. Cùng với sự tăng dần độ sâu của vết lõm trên mặt trƣớc của dao, công suất cắt hầu nhƣ không thay đổi và nếu tiếp tục mòn trên mặt sau hiện tƣợng tróc, lở trên cạnh cắt xảy ra mới kéo theo tăng công suất cắt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong thực tế sản xuất, để đánh giá mức độ mòn của dụng cụ cắt theo kinh nghiệm, ngƣời ta cần quan sát các hiện tƣợng nhƣ: mặt phẳng sáng trên mặt cắt, thay đổi dạng phoi và màu của nó.