Lợi ích và thành phần dinh dưỡng quả sầu riêng
Trang 1I – TỔNG QUAN VỀ SẦU RIÊNG:
I.1.Giới thiệu:
Sầu riêng là một cây ăn quả nhiệt đới
khá đặc biệt, có thể gọi là đặc sản về 2
phương diện: một là đòi hỏi những điều kiện
nóng và ẩm khá chặt chẽ, một kiểu khí hậu
rừng mà ngay cả ở các vùng nhiệt đới nóng
không phải là đâu cũng có thể trồng được;
hai là về mặt chất lượng, người đã ăn quen
thì cho là “tuyệt vời”, còn những người chưa
quen thì không chịu được mùi thơm quá
mạnh của nó, đến độ ở các nơi công cộng
nhiều nơi cấm không cho mang sầu riêng
vào
Hình 1: Cây sầuriêng
Cũng như hương vị của nó, thành phần dinh dưỡng cho thấy sầu riêng là một loạiquả đặc biệt, giá trị calo, tỷ lệ cacbohydrat, protein, lipid, chất khoáng đều rất cao sovới các quả khác tuy hàm lượng vitamin chỉ trung bình Điều này cắt nghĩa phần nàonhận xét chung là về vị sầu riêng được đánh giá là “siêu đẳng” duy chỉ có hương quámạnh, người không quen khó chầp nhận
Chính vì lẽ đó người dân vùng Đông Nam A Ùgọi sầu riêng là “hoàng đế của cácloại quả” Họ coi đó như là một “tiên phẩm trần gian”
Tidbury viết như sau :”chắc chắn một khi người ta đã ngửi mùi sầu riêng thì khôngbao giờ quên nữa và không có người trung thực nào có thể cho là mình đã biết rõnghề trồng cây ăn quả ở các vùng nhiệt đới ẩm nếu người đó chưa nếm sầu riêng”.Rutxen Oalaxo trong cuốn “Bán đảo Malaysia năm 1869” có lẽ là người đã mô tảhương vị sầu riêng 1 cách thú vị nhất "Cấu tạo và hương vị mùi sầu riêng thật khó tả,đó là 1 vị trứng, bơ, sữa, gia vị thêm bằng hạt hạnh đào và lẫn trong đó thoang thoảngcó vị kem phomat, sốt hành xơri lên men, mặc dù vậy nó vẫn hoàn mỹ và càng ănngười ta càng không muốn dừng lại Thực sự sầu riêng là 1 cảm giác mới lạ, đáng chongười ta tiến hành 1 cuộc viễn du sang phương Đông”
Sầu riêng có:
+ Tên tiếng Anh : DURIAN
+ Tên tiếng Pháp : THURIAN
+ Tên khoa học là Durio zibethinus, thuộc họ bombacaceae Họï này bao gồm cây bao táp của vùng châu Phi (Adansonia digitata), cây hạt dẻ (Pachira aquataca), cây bombax (Bombax ellipticum), cây vải sồi tơ (Chorisia speciosa) và cây gỗ nhẹ (Ochroma pyramidale)]
Trang 2Phân loại khoa học:
Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi làsầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Malaysia - Nam Dương gọi là Djoerian(về sau viết là Doerian) Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi sầu riêng làDurian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian.Tuy nhiên, trong
chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất.
I.2 Nguồn gốc- Phân bố:
Sầu riêng có nguồn gốc ở Đông Nam Á và mọc dại trong rừng Malaysia: Sumatra
và Kalimantan Chi durio gồm nhiều loài, không ít loài có cùi quanh hạt ăn được
nhưng loài sầu riêng trồng hiện nay cùi dày và hương vị tốt thì không tìm thấy trongrừng do vậy người ta cho rằng sầu riêng đã được thuần hoá từ lâu, ở nước nào thì chưarõ
Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) vàBrunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự Các vùng khácmà sầu riêng có thể mọc là Minđanao, Thái Lan, Philipin, Queensland ở Úc,Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri lanka và một phần của Hawaii
Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu sầu riêng Ấn Độ, Srilanka và Brunei đều coisầu riêng là cây có triển vọng nhưng chưa trồng nhiều
I.3 Phân loại:
Có hơn 100 loại sầu riêng nhưng chỉ có một số trong chúng được nhân dân trồngcho hiệu quả kinh tế
Giới (Kingdom): PlantaeNgành (Division): MagnoliophytaLớp (Class): Magnoliopsida
Bộ (Ordo): Malvales
Họ (Familia): Malvaceae(Bombacaceae)Chi (Genus): Durio
Lồi (Species): D zibethinus
Trang 3Hình 2: Một số giống sầu riêng được trồng ở Việt Nam
Bảng 1: Những giống sầu riêng phổ biến trên thế giới:
Giống Tên thông
thường Nguồngốc Đặc điểm
MerahReservoir,Perak
Trái hình oval, kích thước trung bình, nặngkhoảng 1-2,8 kg/trái Vỏ có màu xanh đếnxanh nâu, gai nhọn và nhỏ Thịt quả vàng,dày và ngọt
D99 Kop Thái Lan Trái hình tròn, kích thước trung bình, nặng
khoảng 1-2 kg/trái.vỏ màu xanh đến xanhnâu, gai ngắn, bén Thịt quả dày, hơi vàng,mềm, ngọt
D123 chanee Thái Lan Trái hình oval, lớn, nặng 2-4 kg/trái Vỏ có
màu xanh đến nâu, gai lớn, thịt quả vàngđậm, dày, mềm,ngọt
Trái kích thước trung bình, nặng 1-2 kg/trái,hình tròn và hơi nhọn ở phần cuối Gai dài,gần nhau Vỏ màu xanh Thịt quả vàngđậm, mềm và ngọt
D158 Kan Yau Thái Lan Trái kích thước trung bình, nặng 2-4 kg/trái,
hình oval, dài khoảng 15-17 cm Vỏ màuxanh nâu Thịt quả vàng đậm, ngọt
D159 Gối vàng Thái Lan Trái lớn, nặng 4-6 kg/trái Trái dài, hình
oval và cong ở cuối Gai màu nâu Thịt quảvàng đậm, dày và ngọt
D169 Kelantan Trái kích thước trung bình, nặng 1-2 kg/trái
Trái hình oval dài với vỏ màu xanh vàng,gai nhọn bén Thịt quả vàng, dày, mềm, vịngọt lịm
KAN-YAOKRA-DUM-TONG
Trang 4I.4 Tình hình trồng và xuất nhập khẩu sầu riêng trên thế giới :
Malaysia là nước có nhiều giống sầu riêng nhất nhưng một trong những cườngquốc về xuất khẩu sầu riêng lại là Thái Lan Với quy mô sản xuất công nghiệp, diệntích lớn, hiệu quả cao trước nay Thái Lan chỉ sản xuất để tiêu thụ trong nước nhưngnay đã xuất khẩu sang nhiều nước châu Á như : Singapor, HongKong và cả Pháp vàMỹ
Bảng 2: Những nước trồng nhiều sầu riêng nhiều nhất
Nước Năm Diện tích trồng
(ha)
Diện tích có quả(ha)
Sản lượng(tấn)
Khuynh hướng thâm canh ở Thái Lan là chỉ trồng cây thấp để đảm bảo chấtlượng như cây mẹ, mau ăn (sau 3 năm trồng có trái bán), mật độ dầy (khoảng cách 6-
7 m, thay vì 10-12 m) để đạt năng suất cao ngay những năm đầu cho trái, sau 15-20năm lại thay giống mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn Cây sầu riêng ở Thái Lankhông chỉ trồng ở vùng đất thịt, đất đỏ basalt mà còn phát triển mạnh ở vùng đất cátxám có đầu tư hệ thống tưới và chăm sóc thâm canh cao Tỷ lệ phân bón NPK cho sầuriêng thời kỳ cây còn nhỏ là 2-3-1, còn cây đã vào giai đoạn khai thác (cho trái) vùngđồng bằng sông Cửu Long có thể theo tỷ lệ 2-1-1, ở miền Đông, miền Trung cần tăngkali hơn: 2-1-2 hay 2-1-3, dạng kali sulfat tốt hơn dạng clorur vì phân clorur làm giảmphẩm chất trái, trái sượng Nếu đất thiếu mùn, cần bón lượng phân hữu cơ cao (30-50kg/gốc/năm)
Trang 5Bảng 3: Sản xuất sầu riêng ở Malaysia, Indonesia và Philippines
Tình hình xuất nhập khẩu sầu riêng :
– 3 nước xuất khẩu sầu riêng chủ yếu trên thế giới là Thái Lan, Malaysia vàIndonesia, các nước còn lại sản xuất chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc vừa có xuấtkhẩu vừa nhập khẩu, nhưng sản lượng xuất khẩu chưa nhiều
– Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu sầu riêng lớn hàng đầu thế giới, trongđó sầu riêng tươi chiếm 81%, sầu riêng đông lạnh chiếm 18% và sầu riêng chế biếnchỉ chiếm gần 1%
Bảng 4: Sản lượng các sản phẩm sầu riêng xuất khẩu của Thái Lan
– Singapore : lớn nhất (65%), trên 36745 tấn sầu riêng tươi với giá trị 30,6 triệuUS$ vào 1993
– Hồng Kông : lớn thứ hai (20%), 99% là từ Thái Lan Năm 2001: nhập 83537tấn, đạt 1161 tỷ baht, tăng 49% so với năm 2000 (55924 tấn, 850 triệu baht)
– Mỹ là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn ở khu vực Bắc Mỹ, hầu hết là từThái Lan và một ít từ Mã Lai Năm 2001: nhập 8334 tấn sầu riêng của Thái Lan
Trang 6– Thị trường Mỹ và Canada: sầu riêng đông lạnh được tiêu thụ nhiều hơn so vớisầu riêng tươi Năm 2001 tổng số sầu riêng đông lạnh Canada nhập từ Thái Lan đạt
1511 tấn với giá trị 490 triệu baht
– Nhu cầu sầu riêng ở thị trường châu Âu nhỏ, Pháp nhập khẩu sầu riêng tươi vàđông lạnh lớn nhất (hầu hết là từ Thái Lan)
Bảng 5: Sản lượng sầu riêng thế giới, sản xuất và phân bố nhu cầu thị trường sầu
riêng Thái Lan
SL (tấn) SL (tấn) SL (tấn) SL (tấn)
I Tồn thế giới 1.400.000 1.400.000 1.400.000 1.400.000
II Của Thái Lan 789.800 830.000 820.000 813.267
1 Đơng Thái Lan 575.760 628.850 613.900 606.170
2 Nam Thái Lan 214.040 201.150 206.100 207.097
Nhu cầu nước ngồi 132.860 112.179 122.000 122.346
Bảng 6: Cơ cấu diện tích trồng sầu riêng theo giống ở Thái Lan
I.5 Tình hình trồng sầu riêng ở Việt Nam:
Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới 2 giống "sầu riêng mỡ" có lớp cơmmàu trắng xám như mỡ và "sầu riêng đường" có lớp cơm màu vàng như đường mía
Trang 7Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng (Durio
zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống "sầu riêng đường không hạt" có
triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặcbiệt ở Thái Lan và Việt Nam: cơm (thịt) ngọt, không có hạt hoặc hạt bị mai một Sầu riêng ở Việt Nam trước đây trồng nhiều ở Lái Thiêu, nhưng sau chiến tranhđã được phát triển mạnh trên đất đỏ tương đối mưa nhiều từ Di Linh, Bảo Lộc và cáctỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre nhờ thủy cấp gần Các vùng đấtđỏ ở Sông Bé, Đồng Nai cũng thích hợp với sầu riêng, nếu mùa nắng không kéo dàiquá ba tháng (mưa ít hơn 60 mm một tháng được kể là tháng nắng) Nếu trồng ở miệtNha Trang hay Tây Ninh thì nên tưới nước mùa nắng cho sầu riêng mọc tốt Nhiềugiống sầu riêng, nhất là các giống ở vùng biên giới Thái Lan và Malysia, cho trái hộtlép, cơm dày, nên du nhập trồng thử ở Việt Nam
Ở Việt Nam ngay sau khi sản xuất lương thực ổn định, tiêu thụ quả tăng lên vàsầu riêng là 1 trong những loại quả dễ tiêu thụ nhất, do đó trong phong trào mở rộngdiện tích cây ăn quả hiện nay sầu riêng là 1 trong những cây được chú ý nhiều nhất.Mặc dù được bán với giá cao gấp 5-10 lần những quả thông thường như chuối, ổi, đuđủ nhưng sầu riêng vẫn được tiêu thụ dễ dàng Nếu lại biết trong 1kg sầu riêng chỉ có14-22% phần ăn được trong khi những loại quả thông thường có đến 60-80% phần ănđược càng thấy sầu riêng được đánh giá cao như thế nào
Tổng diện tích hiện có 11838 ha, sản lượng khoảng 53 ngàn tấn (2003) Trong đócác tỉnh miền Đông Nam bộ chiếm khoảng 55 %, các tỉnh miền Tây Nam bộ chiếm45% Nhìn chung sản xuất sầu riêng ở nước ta tính tạp giống còn phổ biến, chưa cógiống có lợi thế nổi trội về sản lượng
Sầu riêng giống khổ qua xanh của Việt Nam, trái nhỏ nhưng sai trái hiện đượcdân chúng rất thích Ở Chợ Lách (Bến Tre) hay ở Tiền Giang có giống sầu riêng hộtlép được nhà vườn ưa chuộng
Bảng 7: Diện tích và sản lượng sầu riêng các tỉnh Nam Bộ năm 2002
Trang 8Cung cầu thị trường sầu riêng Nam bộ
Nguồn cung cấp sầu riêng từ sản xuất trong nước
• Nguồn sầu riêng sản xuất trong nước cung cấp cho thị trường Nam Bộ chủyếu là từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, VĩnhLong, TP.HCM
• Trong tổng sản lượng sầu riêng thu hoạch của các tỉnh Nam Bộ, ước tính cókhoảng 49.500 tấn cung cấp cho thị trường nội địa, trong đó thị trường Nam Bộ chiếmđến 85%
– TP Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thu lớn nhất ở Nam Bộ, chiếm đến 44%sản lượng,
– Các tỉnh thành còn lại ở Nam Bộ (41%)
Nguồn cung cấp sầu riêng từ nước ngoài
– Nhập một lượng khá lớn sầu riêng từ nước ngoài, hầu hết là từ Thái Lan.Sản lượng sầu riêng nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ hầu hết ở thị trườngNam Bộ và chủ yếu ở TP HCM
– Tổng sản lượng sầu riêng tiêu thụ có đến 27% nhập khẩu
Sơ lược tình hình trồng sầu riêng ở Cai Lậy (một trong những vùng có diện tích cây sầu riêng lớn nhất và năng suất cao nhất đồng bằng sông Cửu Long):
Vùng đất ven sông Tiền thuộc địa phận huyện Cai Lậy có nhiều loại trái câyđặc sản, trong đó, sầu riêng là một loại trái cây nổi tiếng xưa nay ở cù lao Ngũ Hiệp.Cù lao Ngũ Hiệp, còn gọi cù lao Năm Thôn, nằm giữa sông Tiền, quanh năm tráingọt, cây lành Theo các lão nông trong vùng, cây sầu riêng xuất hiện ở đây từ thậpniên 60 Ông Hai Tôn (ấp Tân Đông) là một trong những người đầu tiên trồng loại sầuriêng khổ qua xanh Nhiều năm sau đó, ông Tư Tây (ấp Hoà Thinh ) trồng được giốngsầu riêng hạt lép Cuối thập niên 80, cây sầu riêng được nhà vườn ưa chuộng, đưa vàokế hoạch cải tạo vườn tạp, lên liếp lập vườn cây ăn trái mới từ những nền đất lúa kémnăng suất Do thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu cũng như giá trị kinh tế cao nên hiện
Trang 9nay hộ nào cũng trồng sầu riêng, chiếm hơn 90% diện tích vườn cây ăn trái ở vùngđất phì nhiêu này
Khoảng 70% sầu riêng ở cù lao Ngũ Hiệp là giống sầu riêng địa phương như khổqua xanh, lá quéo, hạt lép Tư Tây, với phần lớn là cây trên mười năm tuổi Còn lạinhà vườn trồng các giống mới như sầu riêng Chín Hóa, Ri6, Monthong v.v hầu hếtlà cây tơ dưới 10 tuổi, cho trái rất sung mãn
Các loại sầu riêng tạp, giống cũ được thay thế bằng các loại giống có thươnghiệu mạnh trên thị trường như Mon Thoong, Ri 6, Ray Sở dĩ 3 giống sầu riêng nàyđược chọn để đầu tư, phát triển vì đây là loại sầu riêng cao cấp của Thái Lan và ViệtNam đã qua quá trình lai tạo, cấy ghép cho năng suất cao và chất lượng trái rất thơmngon được thị trường ưa chuộng
Giống sầu riêng Ri6: có nguồn gốc ở Myanmardu nhập vào Việt Namnăm 1986
và được trồng đầu tiên ởBình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long rất dễtrồng, dễ chăm sóc, dễ đậu trái Thời gian xuống giống bằng gốc ghép đến khi ra tráikhoảng 36 tháng, thích nghi với khí hậu địa phương.giống cho năng suất khá cao120-
150 trái/cây/năm, trọng lượng trái trung bình 2.5-5kg Về chất lượng trái thì Ri6 cócơm dày, vàng, mịn, ráo, tỉ lệ hạt lép đạt 40%/trái
Giống sầu riêng Monthong: giống có nguồn gốc ở Thái Lan, được ông Trần Minh
Tâm mang về Việt Nam trồng từ năm 1991 tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.trọnglượng trái khá to 2.5-4.5kg, cơm vàng, sáng, rất ít xơ, mịn, ráo, tỉ lệ cơm: 30-37% Lưu
ý thụ phấn bổ sung để dạng trái cân đối và hạn chế được số ngăn lép
Giống sầu riêng sữa hạt lép Chín Hóa:là giống được lai tạo ở Việt Nam, trung
bình 2.0-3.0kg/trái Dang hình cầu chia thành 5-6 múi cân đối Vỏ trái màu vàng đồngkhi chin, cơm trái màu vàng, không xơ, hơi nhão, vị rất béo và ngọt, mùi thơm, hạt lépnhiều, tỉ lệ cơm 28.8%, không sượng
Ngoài ra còn có giống sầu riêng khổ qua xanh: cho năng suất cao, hiệu quả
kinh tế lớn, có thể đạt được vài chục tấn quả/ha Quả nặng trung bình 1-3kg, cơm dày,vàng, ngọt, béo Là giống có nhiều triển vọng trong tương lai để đưa vào sản xuấtcông nghiệp
Năm 2006, sầu riêng Ngũ Hiệp tiếp tục được mùa được giá Những vườn sầuriêng từ 10 năm trở lên cho năng suất phổ biến từ 20-25 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt từ30-35 tấn/ha Theo thống kê của UBND xã Ngũ Hiệp, xã hiện có 1.400 ha sầu riêng,
200 ha trồng nhãn, cam, bưởi, chôm chôm xen lẫn với sầu riêng hạt lép Dự kiếntrong năm nay, Ngũ Hiệp sẽ thu hoạch 22.000 tấn sầu riêng, đạt sản lượng cao nhấthuyện Cai Lậy
Không chỉ ở cù lao Ngũ Hiệp, hiện nay nhà vườn ở các xã lân cận như: TamBình, Long Khánh, Long Trung, Hội Xuân đang nhân giống trồng sầu riêng, hìnhthành vùng chuyên canh cây sầu riêng của huyện Cai Lậy
Nhìn chung, vùng đất miệt vườn này hội tụ tất cả những giống sầu riêng tốt nhất
ở Nam bộ Những vườn mới trồng từ 3-6 năm tuổi có trên 70% là các giống sầu riêng
Trang 10ha, nhiều nhất là xã Ngũ Hiệp (1.400 ha), Tam Bình (1.200 ha), Long Trung (600 ha),Long Tiên (600 ha) Trong đó, hiện có khoảng 3.000 ha đang cho trái Theo số liệucủa Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy, vụ sầu riêng chính vụ năm 2006, toàn huyệnđạt năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng 50-60 ngàn tấn trái.
Ưu thế phát triển
Sầu riêng Cai Lậy có những lợi thế để phát triển mà những vùng trồng sầu riêng khác ở Nam bộ không có được
– Trước hết, về phẩm chất, sầu riêng Cai Lậy xưa nay rất được người tiêu dùng
ưa chuộng vì có mùi thơm đậm đà, cơm không xơ, ít bị sượng, độ ngọt và độ béo cao.Mùa sầu riêng chính vụ (tháng 4-7 ÂL) cho thu hoạch sớm hơn sầu riêng miền Đôngnên hầu như độc chiếm thị trường Hiện nay, nhà vườn có thể xử lý cho cây sầu riêng
ra hoa mùa nghịch Áp dụng kỹ thuật do khuyến nông hướng dẫn, nhà vườn đã xử lýcho sầu riêng ra hoa trái vụ bằng biện pháp phủ nilon, xiết nước cho thu hoạch bìnhquân 20 tấn/ha Với biện pháp kỹ thuật này, nhà vườn Cai Lậy hầu như có sầu riêngđể thu hoạch quanh năm, ít nhiều tuỳ mùa vụ Vào thời điểm trái vụ (tháng 1-2 ÂL),sầu riêng cao giá gấp nhiều lần Vì vậy, một hộ có 4-5 công sầu riêng xử lý nghịch vụcho thu nhập 150 - 200 triệu đồng là chuyện bình thường Chỉ trong một mùa sầuriêng, nhiều hộ nhà vườn đã phất lên, mua xe, xây nhà, mua đất v.v
– Trong những năm gần đây, nhà vườn ở vùng ven sông Tiền còn được ViệnNghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, ĐH Cần Thơ, cũng như ngành nông nghiệpthường xuyên chuyển giao công nghệ mới trong việc thâm canh cây sầu riêng, hướngdẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại, thuần hoá các giống mới
– Về hạ tầng cơ sơ û, tỉnh đã đầu tư xây dựng các chợ đầu mối trái cây như chợ
Long Trung (Cai Lậy), Vĩnh Kim (Châu Thành), nâng cấp, mở rộng, tráng nhựađường tỉnh 868 (Lộ Ba Dừa), đường tỉnh 864 (Tam Bình - Mỹ Tho) Hệ thống đườnggiao thông nông thôn trong khu vực cũng được hoàn chỉnh Từ trung tâm các xã, người
ta có thể đi xe máy đến tận các ấp cũng như các vườn cây ăn trái một cách dễ dàng.Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà vườn giao dịch, mua bán trái cây, không bịép giá
Khó khăn
– Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui được mùa được giá, người trồng sầu riêng hiệnvẫn còn khá nhiều trăn trở Thực tế là một số người dân (lẫn thương lái) vẫn thườngbỏ qua yếu tố uy tín để “gặt lúa non” khi thấy thị trường hút hàng Đây là một trongnhững lý do làm cho chất lượng sầu riêng tung ra thị trường bị giảm sút, người tiêudùng mất tin tưởng, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín về thương hiệu của cây sầuriêng
– Song song đó, cho đến giờ này chưa có một định hướng hay dự báo nhất quánnào của ngành chức năng về chủng loại giống để người dân lựa chọn đầu tư Giữa bộnbề các loại giống như Ri6, Monthong, Chín Hóa, Chuồng bò, Khổ qua xanh, Cơmvàng hạt lép mỗi loại đều có ưu, khuyết điểm khác nhau, người nông dân không
Trang 11biết chọn loại nào Ngay cả các thương lái cũng chẳng biết loại nào là tốt xấu bởi yếutố thị trường chi phối tất cả, mà thị trường thì “mưa nắng thất thường” nên họ cũngchẳng biết đâu mà lần Vì vậy, phương thức “mì ăn liền” luôn là sự lựa chọn ưu tiêntrong chiến lược kinh doanh của họ.
– Dù định hướng phát triển của ngành nông nghiệp huyện xác định rõ cây sầuriêng là cây kinh tế chủ lực trong vùng (gồm Ngũ Hiệp, Long Trung, Tam Bình, LongTiên ) với diện tích lên đến 4.500ha, nhưng cho tới giờ này vẫn chưa có một tổ chứcnào đứng ra làm đầu tàu trong việc thu mua, chế biến cũng như xác định được thịtrường nào mang tính bền vững và ổn định trong việc tiêu thụ, ngoài thị trườngTPHCM Hầu hết việc tiêu thụ đều “giao khoán” cho các thương lái theo mùa vụ.Trong khi đó, dù có diện tích và sản lượng thấp hơn nhiều, nhưng các loại trái câykhác như xoài cát Hòa Lộc, Bưởi Long Cổ Cò đã có thương hiệu và tiếp tục phát huythương hiệu qua thị trường
I.6 Đặc điểm thực vật:
I.6.1 Cây sầu riêng:
Hình 3: Cây sầu riêng
Cây sầu riêng cao khoảng 20-30m, tán lá thưa, hết mùa mưa và khi mùa khô tớithì hình thành mầm hoa Cây sầu riêng cho quả sau 8-10 năm Tuổi đời cây sầu riêngthường từ 80-150 năm nhưng chúng có thể chết sớm hơn do ảnh hưởng của gió, ánhsáng, bệnh, vi sinh vật, con người…Mặc dù số lượng trái bị giảm khi cây già, chấtlượng trái lại có xu hướng tăng lên cùng tuổi thọ, trái từ cây già bán được giá cao hơn
I.6.2 Hoa sầu riêng:
Trang 12Hình 4: Hoa sầu riêng
Hoa sầu riêng phát triển thành từng chùm, số lượng nhiều khoảng 1-45 hoa/chùmtrên các cành to hoặc nhỏ, ít khi ở đầu cành Hoa sầu riêng rất thơm, dài từ 2-3 inches(50-70mm), Cây sầu riêng với hoa màu vàng nhạt sẽ cho quả màu vàng, thịt rắnchắc, trong khi những hoa trắng hoặc cánh hoa hơi đỏ sẽ cho trái trắng hoặc hơi đỏ.Thường chỉ có 1 hoặc 2 trái phát triển từ 1 chùm hoa
Đài hoa : có 5 cánh không kể đài phụ phía ngoài 3 cánh Vành hoa 5 cánh màukem hơi xanh Nhị đực dính với nhau trên nửa cuống hình thành 5 chùm nhị, mỗichùm có 10-12 bao phấn Bầu hình trái xoan vòi dài, đầu nhụy tròn có 5 mảnh, khichín có nhựa dính Từ khi nụ bắt đầu nở đến khi thành hoa cần 2,3 ngày Hoa nở vàokhoảng 3h chiều và mở cho đến 6h sáng ngày hôm sau Bao phấn nứt vào khoảng 7htối và đến 11 giờ tối mới có thể thụ phấn tốt cho nhụy nhưng lúc này nhụy đã tàn lụi
Do đó hoa sầu riêng không tự thụ phấn được và muốn kết quả cần thụ ngoại hoa nhờphấn của các cây khác Cây sầu riêng nở nhiều hoa, 1 thời gian dài nhiều tuần lễ dođó có nhiều mật, phấn và nhiều động vật đến lấy Sáng sớm thì có sóc, bọ cánh cứng,ong, ruồi, ban đêm thì có cầy hương, dơi Theo Lim Tong Kwee, sầu riêng có nhiềuđặc điểm của những cây thụ phấn nhờ dơi như hoa nở trên cành to, dơi dễ đậu, hoa nởban đêm, mùi hoa hắc hấp dẫn dơi, hoa to mở rộng và màu trắng, không có màu đỏ,tím, vàng và đường, mật, phấn nhiều đủ thức ăn cho dơi
I.6.3 Quả sầu riêng:
Quả sầu riêng thuộc loại quả nang, có màu xanh đến nâu, có hình tròn hoặcthuôn, có nhiều gai nhọn bao quanh, kích thước tuỳ thuộc vào chủng loại, hạt gieotrồng Giống của Thái Lan có kích thước lớn nhất Những giống được trồng ởMalaysia và các vùng khác có kích thước nhỏ hơn, màu sáng hơn Quả go àm 5 múivà nứt ra thành 5 phần khi chín, mỗi phần chứa những hạt màu nâu được bao quanhbởi lớp thịt quả dày, béo, màu vàng Từ khi hoa nở đến khi quả lớn tối đa là 12-13tuần, 15-16 tuần thì quả chín Tuỳ theo giống, điều kiện thụ phấn có hạt to (dài 5cm,rộng 3-4cm) có hạt lép Phần ăn được của sầu riêng được tạo thành sau 4 tuần kể từngày
Trang 13thụ phấn, nó bắt đầu là phấn trắng bao bọc toàn bộ hạt, rồi sau đó từ từ chuyển màutuỳ thuộc vào giống (thường là màu vàng kem, cam…).
Hình 5: Trái sầu riêng
Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thờiđiểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ)và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng).Nhờ đó con người tránh được tai nạn
I.7 Điều kiện sinh trưởng
I.7.1 Thời tiết :
- Sầu riêng ưa khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp, độ ẩmcao và ổn định, ít khi có nắng, bức xạ không quá lớn Miền bắc nước ta không trồngsầu riêng được vì có gió mùa đông bắc, mùa đông quá lạnh còn mùa hè thì lại quánóng vì có gió lào, thường đạt tới nhiệt độ 39-400C Bảo Lộc và Di Linh (Lâm Đồng)tuy ở độ cao 884 và 972m, nhiệt độ trung bình năm 210C tuy thấp hơn ở Cần Thơ 270Cnhưng nhiệt độ trung bình từ tháng 1-12 chỉ ở mức 20-220C rất ổn định, không cónóng, không có lạnh nên sầu riêng rất tốt, tuy sinh trưởng và phát dục chậm hơn ởCần Thơ
- Sầu riêng ưa ẩm nhưng là ẩm dưới rừng già, đất ẩm nhưng không đọng nước,không khí thường xuyên ẩm Khí hậu nóng và khô hanh không thích hợp với sầuriêng
- Sầu riêng chịu hạn rất kém vì lá sầu riêng sinh trưởng liên tục không nghỉ (khácvới cây có thời gian nghỉ) Cây không xúc tích chất sinh trưởng ở thân, cành mà ở lánên khi có hạn, dù 1 thời gian ngắn, lá bị khô rìa, vàng rụng, ảnh hưởng nghiêm trọngđến các bộ phận còn lại là thân, cành, rễ
- Về ánh sáng: khi cây còn nhỏ, ánh sáng không cần nhiều, vả lại ánh sáng nhiềuthì mất nước nhiều kể cả do bốc hơi và tiết nước qua lá, cho nên thời kỳ cây con phảicó bóng râm Khi cây đã lớn nếu điều kiện nước và nhiệt thuận lợi, nhiều ánh sáng
Trang 14chỉ có lợi cho quang hợp, cho sản lượng, do đó sầu riêng lớn không cần cây che bóngvả lại lúc này khó tìm được cây cao hơn che bóng cho sầu riêng.
- Sầu riêng là cây sợ gió, cần im, một là vì cây yếu, gỗ dòn, dễ gãy, bị bật gốcnếu có gió to, hai là nhiều gió thì lá sầu riêng tiết nước nhiều, do đó phải trồng ở nơikín gió và nếu cần, trồng cây chắn gió
I.7.2 Đất :
- Đất phải tốt, sâu, thoát nước cây mới mọc nhanh, mang nhiều quả
- Đất nhiều li mông (thịt), phù sa, đất đỏ bazan là những đất tốt thích hợp cho câysầu riêng, đất nhiều cát không thích hợp
- Nên chọn đất dốc thoai thoải để dễ thoát nước Nếu có tầng đá hoặc đất sét ởdưới đất phải sâu hơn 3-4m vì rễ ăn sâu, cây mới bám chắc không bị đổ
- Đất đỏ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu lànhững nơi thích hợp để trồng sầu riêng nhưng cần chú ý bồi đất, lên líp nếu đất thấp
I.8 Thành phần dinh dưỡng
Sầu riêng là một loại quả khác thường, giá trị calo, tỷ lệ cacbohydrat, protein, lipid,chất khoáng đều rất cao so với các quả khác tuy hàm lượng vitamin chỉ trung bình
Bảng 8: Thành phần dinh dưỡng trong 100 g cơm sầu riêng tươi.
Trang 16Bảng 9: Thành phần các amino acid trong trái sầu riêng
Amino acid composition
Trang 17Bảng 10: So sánh thành phần dinh dưỡng giữa sầu riêng tươi và sầu riêng sấy
(giá trị trên 100g phần ăn được)
Năng lượng 144 kcal
I.9 Các hợp chất hương trong trái sầu riêng:
Một trong những thành phần góp phần quan trọng tạo nên vị trí “hoàng đế” củaquả sầu riêng là các hợp chất hương
Công trình khảo cứu lâu dài và sâu sắc trước nhất về cấu tạo trái sầu riêng đượcthực hiện ở Viện Đại học Sains Malaysia tại Minden, Penang bên Mã Lai Dùngdichloromethan chiết xuất những thành phần dễ bay hơi (66-69mg/kg) từ tử y ba mẫucấy mô mọc ở Penang rồi đem phân tích qua phép sắc ký khí kết hợp với máy lượngphổ ký GC-MS, hai nhà khảo cứu K.C Wong và D.Y Tie xác định được 63 cấu chấtgồm có những hợp chất không có lưu huỳnh (ester, alcool, ceton, aldehyd,hydrocarbon) và những hoá chất có lưu huỳnh (ester, thioalcool, hydrocarbon và đặcbiệt hydrosulfid) Ở Trung tâm Sinh học Công nghệ Thức ăn ở Singapore, các hóa sưxác định được đến 108 cấu chất
Trang 183-hydroxybutanoate
Butan -1-ol Dodecan-1-ol
Ethyl-2-hydroxypropanoate Methylmethylbutanoate Butane-2,2-diol Ethanol Ethyl isovalerate Methyl octanoateButanedione Ethanethiol Ethyl methacrylate 2-methylpropan-1-
2-olButyl acetate Ethyl acetate Ethyl-2-methylbut-
2-enoate Methyl propanoateButyl propanonate Ethyl benzen Ethyl-2-
methylbutanoate
Methyl propyldisulphide
one
Methanol Propyl-2-methyl
propanoateEthyl propyl
disulphide
one
4-hydroxybutan-3-Methyl acetate Propyl propanoate
Ethyl propyl
trisulphide 3-hydroxypentan-2-one Methyl butanoate S-propylthioacetate
S-ethyl thioacetate
2-hydroxypentan-3-one 2-methylbut-2-enal S-propylthiopropionate
2,4,6-trimethyl-1,3,5-trithiane
Trang 19 Các ester chiếm tỷ số lớn nhất trong các hợp chất hương (49,23-57,88%) trongđó phần lớn là ethylpropanoat và ethylbutanoat được xem là hợp chất “nặng mùinhất” trong số những chất không chứa lưu huỳnh Có 7 ester không bão hoà là ethyl(E)-but-2-enoat, ethyl (E)-2-methylbut-2-enoat và những chất hiếm thấy : ethyl(Z,Z)-, (E,Z)-, (E,E)- deca-2,4 dienoat, ethyl (3Z,6Z)-decadienoat và ethyl (E,E,Z)-decatrionat Chính các ester này đã tạo nên mùi hương đặc trưng nhất cho sầu riêng.
Các chất số lượng đứng hạng nhì thuộc loại hydroxy ceton, nhiều nhất là hydroxy butan-2-on
3- Còn có 2 chất số lượng ít hơn nữa, 2-hydroxy pentan-3-on và 2-hydroxypentan-2-on , là cấu chất của hương thơm cà phê, da ua, phó mát Gruyère và gan heonấu chín
Nguyên do mùi khó chịu ở sầu riêng là những chất có lưu huỳnh, 4 ester :
S-ethyl thioacetat, S-propyl thioacetat, S-propyl thiopropionat và ethyl (methylthio)acetat ; 4 thioalcool : methan thiol, ethan thiol, propan thiol và 1-(ethylthio) ethan thiol
; 3 hydrocarbon : cis và trans-3,5-dimethyl-1,2,4-trithiolan và trithian ; 10 sulfid : dimethyl, diethyl, ethylpropyl sulfid, methylethyl, methylpropyl,ethylhydro disulfid, diethyl, methylethyl, ethylpropyl trisulphid và diethyltetrasulfid
2,4,6-trimethyl-1,3,5-Hai tác giả Wong và Tie bảo không xác định được những chất methanthiol, diethyl và dimethyl disulphid, triethyltrisulfid đã được J Baldry, J Dougan, G.E.Howard ở Viện Nhiệt đới London bên Anh tìm ra trong sầu riêng Singapore và KualaLumpur, cũng như ethyl methyl disulfid, diethyl tetrasulphid và ethyl hydrodisulfid mà
R Moser, D Duvel, R Greve ở các Viện Khoa học Kỹ thuật và Thực vật Ứng dụngHamburg bên Đức đã phát hiện trong sầu riêng hái ở Chandburi (vụ mùa xuân) vàPrajeen Rayong (vụ mùa hè) bên Thái Lan Cũng theo Wong và Tie, các mùi hành,kiệu, tỏi tây trong sầu riêng phát xuất từ các chất có lưu huỳnh ấy vì chúng cũng đượctìm ra trong kiệu, hành, tỏi tây Đặc biệt mùi tỏi là do các thioglycosid phân tán Ngoại trừ ethyl hydro disulfid, các chất hydro sulfid và thiol không có hay có ít trongtrái còn xanh, tăng gia với độ chín của trái và không có chút nào trong hột và vỏ tráicây
I.10 Một số hợp chất khác được tìm thấy ở sầu riêng:
Ngoài các chất dễ bay hơi, một số các acid béo có vòng cyclopropen trong hộtđược khảo sát vì dầu chiết xuất ra (65,4%) có khả năng ngăn gây vô sinh hay hỗnloạn sinh lý ở thú vật, bắt nguồn từ sự chuyển hóa các acid mỡ, như tăng lớn gan,phồng bóng đái Giả thuyết được đưa ra là tính độc do vòng cyclopropen liên kết vớisulfydryl của protein tạo nên
Về mặt acid béo, dầu sầu riêng chứa nhiều nhất (%) steraric (45,84), sau đó nhữnglà palmitic (26,75) và ít hơn là những oleic (14,95) và linolenic (12,46) acid Đặc biệtarachidic acid có nhiều trong vỏ trái hái mùa hè Trong tử y và hột trái thì (%)sterculic acid (38,53) có nhiều nhất, nhiều hơn malvalic acid (15,72), còn dihydro
Trang 20Trong một công trình khảo cứu trên 4 mẫu cấy mô, S.K Berry nhận thấy hễ tỷ lệ lipidcàng lớn so với acid béo không bão hòa thì số điểm gây cảm giác càng lớn, cũng nhưkhi tỷ lệ palmitic acid so với palmitoleic acid càng nhỏ.
Nên biết thêm là trong trái sầu riêng còn có flavanol, caffeic acid đồng thờinhững nhân tố antihistamin bền nhiệt cũng đã được tìm ra
Về mặt tính chất sinh vật học, đã được phát giác những polysaccharide chiết xuấttừ vỏ trái có khả năng ức chế hoạt động của hai chủng vi khuẩn Staphylococcusaureus, Escherichia coli và hai chủng nấm men Candida albicans, Saccharomycescerevisiae
I.11 Sâu bệnh thường gặp ở sầu riêng:
I.11.1 Côn trùng và sâu gây hại:
- Rầy phấn: là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng, phát triểnnhiều trong tháng nắng, trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chíchhút các lá non Lá bị hại thường có những chấm vàng, nặng thì lá khô, cong lại vàrụng xuống hàng loạt Ngoài ra rầy còn tiết ra mật ngọttạo điều kiện để nấm, bồ hóngphát triển
- Sâu đục trái : là côn trùng hiện diện 100% các vườn tại Tiền Giang và 64%vườn tại Bến Tre Sâu gây hại từ khi trái còn non đến trưởng thành, đặc biệt gây hạinặng trên các chùm trái hơn là các trái đơn độc, trái non bị hại sẽ biến màu và rụng,trái lớn bị hại sẽ làm ảnh hưởng giá trị thương phẩm và còn tạo điều kiện cho các loạinấm tấn công theo vết đục làm thối trái Có thể dùng túi chuyên dụng để bao từng tráihay cắt tỉa trái xấu ra khỏi chùm trái
- Sâu đục bông: là loài hiện diện tương đối phổ biến tại các vườn ở Tiền Giang(50%) Gây thiệt hại khá nghiêm trọng
- Sâu đục cành: có mặt ở một số vườn cây ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng rảirác và tác hại không đáng kể
Hình 6: Sầu riêng bị sâu bệnh
I.11.2 Bệnh:
- Bệnh thối gốc chảy mủ: Do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
- Bệnh thối rễ: Do nấm Pythium complectus gây ra.