Củng cố quốc phòng, gìn giữ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội là một trong hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền công tác an ninh - quốc phòng thường xuyên được duy trì và phát triển.
Về công tác quân sự quốc phòng: Cơ quan quân sự huyện đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở luôn nghiêm túc thực hiện mệnh lệnh chiến đấu, thường xuyên luyện tập, duy trì chế độ trực ban, trực chỉ huy, chủ động phòng ngừa các tình huống xảy ra bạo loạn. Tổ chức phối hợp với các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và công tác đền ơn đáp nghĩa. Luôn duy trì nghiêm túc chế độ sẵn sàng chiến đấu đi đôi với công tác xây dựng và củng cố cơ sở, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng xóm bản bình yên. Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về tuyển quân, huấn luyện kiểm tra, xây dựng phong trào quốc phòng toàn dân, làm tốt công tác dân vận cơ sở. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cấp ủy và chính quyền cơ sở theo phân cấp. Gắn các hoạt động xây dựng lực lượng với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác tuyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, an toàn và đúng luật.
Năm 2000, đã hoàn thành kế hoạch huấn luyện dân quân tự vệ cho 15 xã thị trấn và 9 đầu mối tự vệ cơ quan đạt 100% kế hoạch. Kết quả huấn luyện có 9 đơn vị đạt loại giỏi, 14 đơn vị đạt loại khá. Chỉ đạo thực hiện hoàn thành cuộc diễn tập ở 3 xã Thượng Nung, Vũ Chấn, Tràng Xá thông qua diễn tập đã giải quyết được một số vấn đề bức xúc của địa phương. Huy động lực lượng tham gia làm mới được 5.492m đường dân sinh, phát quang 40.476m đường liên thôn, liên xã với tổng khối lượng đào đắp là 3.362m3
đất đá và tập trung vào việc thu thuế, thu lao động công ích [68, tr. 8, 9].
Trong năm 2005, tổ chức giáo dục kiến thức quốc phòng cho 2.171 học sinh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 3 và đối tượng 4 được 175 đồng chí. Triển khai học tập Pháp lệnh dân quân tự vệ và Nghị định 119 của Chính phủ. Đã hoàn thành kế hoạch huấn luyện dân quân tự vệ cho 15 xã thị trấn và 23 đầu mối tự vệ cơ quan đạt 100% kế hoạch. Kết quả huấn luyện có 12 đơn vị đạt loại giỏi, còn lại đạt loại khá. Tổ chức thành công diễn tập chiến đấu trị an ở cả 15 xã, thị trấn. Qua diễn tập đã củng cố và nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng an ninh của cán bộ và nhân địa phương [73, tr. 7].
Năm 2010 Hội đồng giáo dục quốc an ninh Trung ương đã tiến hành kiểm tra Hội đồng giáo dục quốc an ninh của huyện, kết quả đạt loại giỏi. Thực hiện tốt công tác xây dựng doanh trại chính quy, xanh, sạch đẹp; tổ chức huấn luyện lực lượng thường trực, lực lượng dân quân tự vệ đạt 100% kế hoạch [78, tr. 9].
Ngoài việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, hoàn thành kế hoạch huấn luyện dân quân tự vệ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp thường xuyên tuyên truyền, giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hậu phương quân đội, tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp trên xét duyệt, chi trả đúng chính sách, đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghị truy tặng huân, huy chương các loại. Luôn thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các phương án sẵn sàng chiến đấu.
Về an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội: Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường và mở các đợt truy quét, tấn công tội phạm trên các địa bàn bất ổn định. Ngành công an đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyền huyện triển khai thực hiện các chuyên đề lớn về an ninh Quốc gia và phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội như tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết số 08 của Bộ chính trị về bảo vệ an ninh Quốc gia; đề án thực hiện nghị quyết 09 của Chính phủ; quyết định 15 của Thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm và ma túy. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các cơ sở được chú trọng trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã đạt được kết quả tốt. Chương trình phối hợp hành động giữa cơ quan Công an và các đoàn thể, hoạt động của các cụm an ninh khu vực được duy trì thường xuyên, góp phần đảm bảo an ninh - trật tự trong khu vực và địa bàn.
Năm 2000, đã xẩy ra 37 vụ phạm pháp hình sự qua điều tra khám phá được 28/37 vụ; điều tra khám phá được 12 vụ buôn bán vân chuyến chất ma túy, 7 vụ buôn bán hàng Trung Quốc nhập lậu. Lập hồ sơ đưa 6 đối tượng vào cơ sở giáo dục, lập hồ sơ 19 đối tượng cải tạo tại địa phương [68, tr. 8].
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, Công an huyện đã phối hợp với các ban ngành tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật. Tổ chức các buổi nói chuyện trong các trường học cho học sinh về luật an toàn giao thông đường bộ, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng hòm thư tố giác tội phạm, đường dây nóng, trang bị tủ sách pháp luật tại các xã. Nhờ vậy, đã xây dựng được lực lượng tai mắt trong nhân dân, vận động được nhiều đối tượng ra đầu thú. Lực lượng Công an đã phối hợp với các ngành xây dựng và thực hiện kế hoạch, tăng cường công tác quản lý về nhà nước về trật tự, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các tội phạm, duy trì và phát huy kết quả của phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng xây dựng lực lượng Công an cơ sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, năm 2005 đã hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký điểm nhóm sinh hoạt đạo tin lành và ra quyết định công nhận 02 điểm nhóm sinh hoạt đạo tinh lành tại xóm Chòi Hồng xã Tràng Xá và xóm Lũng Luông xã Thượng Nung. Tuy nhiên, tình hình khai thác, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp. Tội phạm hình sự và vi phạm trật tự an toàn xã hội xẩy ra 94 vụ, làm bị thương 22 người. Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 19 vụ, nguyên nhân chủ yếu là ý thức của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông [73, tr. 6].
Năm 2010, cấp huyện đã tổ chức được 14 hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với trên 1.000 lượt người tham dự, cấp xã đã tổ chức tuyên truyền được 30 hội nghị với trên 2.000 lượt người tham gia. Tình hình khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép vẫ diễn ra hết sức phước tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong năm đã phát hiện và xử lý 592 vụ vi phạm (tăng 129 vụ so với năm 2009), số lâm sản tịch thu 446,633 m3
gỗ các loại và 209 phương tiện, thu nộp ngân sách 1.834.360.600 đồng [78, tr. 6].
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Võ Nhai vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đó là, những điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép, nhân dân tự ý đổ đất xuống ruộng làm nhà trái phép, khai thác và buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.
Tiểu kết chƣơng 3
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, huyện Võ Nhai đã đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân. Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo được coi là công việc của toàn xã hội, phát triển nhanh, toàn diện về qui mô, chất lượng và cơ sở vật chất.
Sự nghiệp y tế được quan tâm, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; hệ thống y tế mở rộng đến tất cả các thôn, bản. Phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải trí cho nhân dân, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Việc thực hiện các chính sách xã hội thường xuyên được quan tâm; an ninh - quốc phòng được giữ vững, ổn định, giúp cho nhân dân an tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đạt được, quá trình thực hiện đổi mới của Võ Nhai còn bộc lộ những hạn chế. Đó là, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, công tác phổ cập giáo dục còn nhiều bất cập; y tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao; tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt là khai thác vận chuyển lâm sản trái phép và buôn bán ma túy; tai nạn giao thông chưa giảm; qui hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng còn bất hợp lý; tình trạng ô nhiễm môi trường xẩy ra ở nhiều nơi, còn khó khăn về việc làm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1. Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đặc biệt khó khăn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thái nguyên, có 8 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống. Nghề nông trồng lúa nước là ngành sản xuất kinh tế chính của nhân dân trong huyện. Trước thời kỳ đổi mới, Võ Nhai đã có sự phát triển nhất định về kinh tế - xã hội nhưng còn chậm, mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Chất lượng giáo dục, y tế chưa cao, hàng hóa lưu thông trên thị trường khan hiếm, thu nhập bình quân đầu người thấp.
2. Từ năm 1986 đến năm 2010, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Võ Nhai đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương và đã giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Về kinh tế: Từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa cân đối giữa các ngành đã chuyển sang nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ. Kết cấu hạ tầng phát triển cả về số lượng và chất lượng đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn vùng cao; các công trình hoàn thành phát huy hiệu quả và từng bước tăng tiềm lực kinh tế - xã hội. Sản xuất nông nghiệp đã phát triển theo hướng toàn diện, cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng hợp lý hơn, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đều có sự phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng.
Về xã hội: Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần không ngừng được nâng cao và cải thiện. Giáo dục được coi là sự nghiệp của toàn dân có sự phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ sở hạ tầng. Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm. Thực hiện tốt các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Hoạt động văn hóa, văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi rộng khắp. Tình hình an ninh - quốc phòng được giữ vững, ổn định.
3. Bên cạnh những thành tựu, huyện Võ Nhai vẫn còn tồn tại những hạn chế: Tốc độ phát triển kinh tế đạt khá cao nhưng chưa bền vững, tốc độ phát triển ngành công nghiệp - xây dựng còn chậm. Trong nông nghiệp việc chuyển đổi cơ cấu còn bị động; tỷ trọng của ngành dịch vụ thấp so với cơ cấu kinh tế của huyện. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện chưa nhiều, quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh hạn chế; một số hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả, chưa tạo được việc làm cho người lao động. Lợi thế về tài nguyên khoáng sản, kinh tế đồi rừng khai thác chưa hiệu quả. Sản phẩm bán ra thị trường chưa phong phú đa dạng và có sắc thái riêng. Thu nhập và đời sống của nhân dân chưa cao.
Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, đặc biệt Võ Nhai là điểm nóng về nạn khai thác lâm sản trái phép. Lao động - việc làm là áp lực lớn đối với nền kinh tế của huyện. Vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu nhất là ở vùng sâu, vùng xa; còn thiếu đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao.
4. Sau 24 năm đổi mới (1986 - 2010), huyện Võ Nhai đã giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Phát huy những thế mạnh, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi và vượt mọi khó khăn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã nêu rõ: "Đoàn kết thống nhất, tranh thủ mọi nguồn lực, khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng Võ Nhai phát triển bền vững". Định hƣớng đến năm 2020 "Võ Nhai có một nền kinh tế phát triển bền vững, cùng với các địa phương khác góp phần đưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người dự báo khoảng 20 triệu đồng. Thu ngân sách đáp ứng một phần của chi thường xuyên và đủ chi các nhu cầu phát sinh trên địa bàn. Chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao, đẩy mạnh giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội" [36, tr. 12].
5. Để tiếp tục phát triển, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội và khắc phục những yếu kém của huyện Võ Nhai, luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng như đá, vôi, bột đá, gạch, ngói Phát triển ngành cơ khí, đặc biệt là các ngành cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân, mà trọng tâm là đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.
- Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến và các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nông, lâm nghiệp. Phát triển nông lâm nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới, không ngừng nâng cao mức sống vật chất, nâng cao trình độ sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Hình thành các vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá tập trung như: Vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè, vùng rau sạch, vùng lúa thâm canh.
- Khuyến khích mạnh mẽ kinh tế trang trại, kết hợp phát triển cây